1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu ôn thi, Tài liệu ôn thi đại học

Chủ đề trong 'Đề thi - Đáp án' bởi duogzaq, 10/12/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu ôn thi, Tài liệu ôn thi đại học

    Để chuẩn bị tốt cho kì thi đại học, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các em học sinh đến từ khắp nơi trên cả nước, bắt đầu từ tháng 12/2012 trường học số sẽ đưa ra chuỗi tài liệu ôn thi đại học.

    A. Nội dung
    Seri tài liệu bao gồm: tài liệu ôn thi đại học môn Toán, tài liệu ôn thi đại học môn Lý, tài liệu ôn thi đại học môn Hóa.
    Trong tài liệu sẽ có các chuyên đề ôn thi cho từng môn. Cụ thể như sau:
    - Tài liệu ôn thi đại học môn Toán: Bao gồm tất cả các chuyên đề từ lớp 10 đến hết lớp 12.
    - Tài liệu ôn thi đại học môn Lý: bao gồm chuyên đề từ Chương IV: Từ trường đến hết lớp 12.
    - Tài liệu ôn thi đại học môn Hóa: Bao gồm tất cả các chuyên đề trong chương trình trung học phổ thông.

    B. Lịch trình post tài liệu
    - Mỗi ngày trường học số sẽ đưa ra 1 chuyên đề/ ngày.
    - Ngoài ra phía trường học số có thể post chuyên đề theo yêu cầu của các em học sinh nhưng không quá 3 chuyên đề 1 ngày.
    - Chuyên đề các môn sẽ được post theo chu kì. Cứ 3 ngày lại có chuyên đề toán, tương tự với lý và hóa

    [​IMG]

    Hôm nay chúng ta bắt đầu với 1 chuyên đề Hóa mà thời gian qua có rất nhiều học sinh quan tâm và gửi yêu cầu tới Trường học số

    PHƯƠNG PHÁP GIẢI HÓA NHANH

    Bắt đầu từ năm học 2006-2007, các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh ĐH-CĐ đã chính thức chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, đánh dấu một sự thay đổi quan trọng về mặt kỹ thuật trong việc đánh giá chấtlượng học sinh. Cũng từ đó đến nay, việc đổi mới các phương pháp giảng dạy và học tập cho phù hợp với hình thức thi mới cũng liên tục được đặt ra và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tâm lý đối phó với kỳ thi cũng làm nảy sinh những hình thức học tập tiêu cực mà việc sử dụng tùy tiện các công thức giải nhanh trong bài tập Hóa học là một điển hình.
    Ví dụ như “công thức tính nhanh cho bài toán vô cơ kinh điển”: mFe = 0,7*mhh (Fe và các oxit) + 5,6ne (hh cho)và công thức tính nhanh hiệu suất của phản ứng crackinh ankan . Tuy nhiên các công thức sẽ được diễn giải chi tiết. Tất cả đều nhằm một mục đích là để giúp cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp nhận, hiểu được và vận dụng được trong các tình huống thích hợp.
    1. Nhìn nhận vấn đề
    Một bài toán Hóa học bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhiều dữ kiện mà 2 yếu tố chủ đạo là: phương pháp giải toán và hiện tượng Hóa học xảy ra trong bài toán đó. Vì lẽ đó, việc phân tách rạch ròi các yếu tố này là không hề đơn giản, cùng là phương pháp giải toán đó nhưng trong các phản ứng Hóa học khác nhau sẽ có cách vận dụng khác nhau và ngược lại, cùng là phản ứng Hóa học đó nhưng ghép với các dữ kiện giải toán khác nhau ta có thể phải sử dụng đến các phương pháp khác nhau để giải.
    Các công thức tính nhanh khi áp dụng cho các bài tập Hóa học đều có những đòi hỏi hết sức ngặt nghèo về mặt Hóa học của bài toán, mà đề bài không phải lúc nào cũng được thỏa mãn được hết các điều kiện đó.Trong khi đó, các bài tập trong đề thi ĐH-CĐ luôn có độ phức tạp nhất định về mặt Hóa học, người ra đề luôn tìm cách che giấu các “dấu hiệu” giải toán bằng các phản ứng Hóa học phức tạp và nhiều giai đoạn trung gian. Do đó, việc sử dụng các công thức giải toán trong đề thi ĐH-CĐ là không thực sự hiệu quả và khả thi.
    Chuyên đề này sẽ giúp các bạn có được một cái nhìn đầy đủ hơn về các hạn chế của việc sử dụng công thức trong giải toán Hóa học, từ đó có những quyết định cẩn trọng hơn khi theo đuổi phương pháp học tiêu cực và mang tính “mì ăn liền” này.
    2. Phương pháp tư duy
    Nhiều bạn thắc mắc là vì sao mình tư duy chậm hơn bạn bè khác trong khi được học cùng phương pháp giải. Nguyên nhân bạn tư duy quá máy móc. Một bài tập có thể trải qua nhiều bước để giải nếu bạn giải bằng phương pháp tự luận, nhưng khi tư duy trong đầu lại khác.
    Bước 1: Nhận xét xem đề bài có bao nhiêu dữ kiện, và bạn phải có phương pháp quy đổi dữ liệu nhanh. Vì dụ: 2,24 lít = 0,1 mol. 5,4 gam Al = 0,2 mol...
    Bước này nếu luyện tập thành thục chỉ mất chưa đầy 1 giây
    Bước 2: Xem xét bài toán giải theo phương pháp gì. Ví dụ có sự thay đổi số oxi hóa chắc chắn dùng phương pháp bảo toàn electron, có sự thay đổi khối lượng thì dùng phương pháp bảo toàn khối lượng.
    Bước 3: Nếu giải 1 bài tự luận thì bài tập đưa ra sẽ giải bằng khá nhiều bước, bạn có thể bỏ qua các bước lý luận, bước rút gọn, so sánh dữ kiện ban đầu và dữ kiện cuối. Nếu bạn thành thục bước này thì 1 bài trắc nghiệm chỉ cần với vài dòng nháp hoặc thậm chí bạn không cần nháp, chỉ việc ngồi bấm máy tính là có thể ra kết quả. Đây là phương pháp siêu nhanh mà tôi đã có lần trao đổi trong 1 cuộc họp team Hóa của trường học số.

    Sau đây là link tài liệu 1 đề thi môn hóa tham khảo
    Link SlideShare: http://www.slideshare.net/hoahoctruonghocso/de-thi-dai-hoc-mon-hoa-101
  2. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0


    NGUYÊN TỬ VÀ QUANG PHỔ NGUYÊN TỬ​

    1. Nguyên tử và các hạt cơ bản :
    Nguyên tử là hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất, cũng là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ tính chất của một chất . Chúng có khối lượng, kích thước rất nhỏ bé nhưng có cấu tạo rất phức tạp.
    Cấu tạo nguyên tử:
    [​IMG]
    Hạt nhân: tích điện dương (+), chiếm gần trọn khối lượng nguyên tử, chứa các hạt chủ yếu là proton và neutron.
    Lớp vỏ điện tử: tích điện âm (–),khối lượng không đáng kể, chỉ chứa hạt electron.
    * Nguyên tử trung hòa về điện
    Hình 2.1. Mô hình cấu tạo nguyên tử
    - Các hạt cơ bản cấu tạo nguyên tử:
    Electron(e): 9,1095.10-31kg, 0,000549 đvC, –1,60219.10-19 Culong
    Proton (p): 1,6726.10-27kg, 1,007276 đvC, +1,60219.10-19 Culong
    Neutron (n): 1,6745.10-27kg, 1,008665 đvC, 0 Culong

    Ký hiệu nguyên tử:
    [​IMG]
    X : ký hiệu nguyên tử .
    Z : nguyên tử số = điện tích hạt nhân = số p = số e .
    A : số khối = số p + số n .

    2. Quang phổ nguyên tử :
    Quang phổ của ánh sáng là quang phổ liên tục.
    Quang phổ nguyên tử là quang phổ vạch. Mỗi vạch ứng với một bước sóng xác định, đặc trưng cho nguyên tử đó.
    Ví dụ: Khí Hydrogen loãng khi bị phóng điện sẽ phát ra ánh sáng gồm những tia có bước sóng khác nhau (phổ). Phổ hydro trong vùng khả kiến gồm 4 vạch
    [​IMG]
    Hình 2.2. Phổ bức xạ điện từ của ánh sáng trắng
    [​IMG]
    Hình 2.3. Quang phổ vạch của nguyên tử hydro
    Sóng tương ứng với các tia bức xạ được đặc trưng bởi biên độ sóng A (Amplitude), bước sóng λ (Wavelength), tần số (frequence).
    [​IMG]
    Hình 2.4. Các thông số sóng
    * Giải thích quang phổ vạch của nguyên tử H :
    [​IMG]
    Hình 2.5. Các mức năng lượng và dãy quang phổ nguyên tử hydro
    Ở điều kiện bình thường electron ở mức năng lượng thấp nhất (mức bền nhất): mức cơ bản.
    Khi hấp thu năng lượng, electron sẽ chuyển lên mức cao hơn (mức kích thích), kém bền hơn (chỉ tồn tại khoảng 10-10 – 10-8 sec), electron sẽ nhanh chóng chuyển về mức năng lượng thấp hơn, khi đó nó phát ra một phần năng lượng đã hấp thụ dưới dạng các bức xạ:

    Khi e chuyển từ mức n > 1 trở về mức n = 1 ta có dãy Lyman (vùng tử ngoại-UV ), từ mức n > 2 về mức n = 2 tương ứng dãy Balmer (ánh sáng thấy được-VIS ), từ mức n > 3 về mức n = 3 là dãy Paschen ( hồng ngoại IR ) …
    Công thức Rydberg :
    Với:
    : số sóng ứng với một đơn vị chiều dài (1cm).
    R: (hằng số Rydberg) = 109678 cm-1.
    Dãy: (Lyman:n1=1;n2 ≥ 2); (Balmer:n1=2;n2 ≥ 3); (Paschen: n1=3;n2 ≥4)…

    Bài tập ôn luyện: http://www.slideshare.net/hoahoctruonghocso/cau-tao-nguyen-tu
  3. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0


    I. Lịch sử.
    Sự ghi chép và sắp xếp các nguyên tố đã có từ rất xa, từ thời cổ đại, đặt biệt là từ thế kỷ 18 đã có những bảng liệt kê gần hơn 15 nguyên tố. Phần lớn các nguyên tố được phát hiện trong thế kỷ 19 và được ghi chép một cách khoa học. Đầu thế kỷ 20 chỉ khoảng 10 nguyên tố tự nhiên nữa được phát hiện, các nguyên tố còn lại là các nguyên tố nhân tạo và có tính phóng xạ. Tận đến tháng 12 năm 1994, hai nguyên tố nhân tạo là darmstadti (Ds) và roentgeni (Rg) mới được tạo ra.
    Đầu thế kỷ 19, Johann Döbereiner đã lập ra bảng ghi chép mối liên hệ giữa khối lượng nguyên tử và các tính chất hóa học của từng nguyên tố. Năm 1863 John Newlands lập một bảng các nguyên tố gồm 8 nhóm. Bảng tuần hoàn đầu tiên được lập vào năm 1869 bởi Dmitri Ivanovich Mendeleev và Lothar Meyer, trong đó các nguyên tố được sắp tăng theo khối lượng nguyên tử, các nguyên tố có tính chất giống nhau được xếp thành một hàng (cùng electron hóa trị). Vào thế kỷ 20, các chu kì đã được giải thích dựa trên cấu hình electron của nguyên tố.
    II. Định nghĩa.
    [​IMG]
    Năm 1869 Menđeleev (người Nga) chọn khối lượng nguyên tử và tính chất hóa học của các nguyên tố làm tiêu chuẩn để hệ thống hóa các nguyên tố, trong đó quan trọng nhất là khối lượng nguyên tử. Dựa trên mối liên quan giữa các nhóm nguyên tố giống nhau và không giống nhau Menđeleev đã xây dựng bản hệ thống tuần hoàn và trên cơ sở đó đã phát biểu định luật tuần hoàn.
    Menđeleev: tính chất các đơn chất cũng như dạng và tính chất các hợp chất thay đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử của các nguyên tố.
    Theo quan niệm hiện đại: tính chất của các nguyên tố phụ thuộc vào cấu trúc electron nguyên tử. Ở trạng thái bình thường cấu trúc electron nguyên tử được xác định bằng số electron trong nguyên tử, tức là điện tích hạt nhân:
    Tính chất các đơn chất cũng như dạng và tính chất của các hợp chất thay đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố.
    III. Cấu trúc electron nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
    [​IMG]
    1. Các họ nguyên tố s, p, d, f
    a, Các nguyên tố họ s: là các nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng
    ns1: kim loại kiềm
    ns2: kim loại kiềm thổ
    b, Các nguyên tố họ p: là các nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp p của lớp ngoài cùng
    np1 np2 np3 np4 np5 np6
    B – Al C – Si N – P O – S halogen khí trơ
    c, Các nguyên tố họ d: là các nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp d của lớp trước ngoài cùng
    (n – 1)d1 – 10: 10 nguyên tố chuyển tiếp (kim loại chuyển tiếp)
    d, Các nguyên tố họ f: là các nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp f của hai phân lớp trước ngoài cùng.
    (n – 2)f1 – 14: các nguyên tố đất hiếm
    4f1 – 14: lantanoit
    5f1 – 14: actinoit
    2, Chu kỳ
    - Là dãy các nguyên tố viết theo hàng ngang, bắt đầu bằng các nguyên tố họ s, kết thúc bằng các nguyên tố họ p, ở giữa có thể có (có thể không có) các nguyên tố họ d, f.
    - Trong một chu kỳ, tính chất các nguyên tố biến đổi một cách tuần hoàn
    - Số thứ tự chu kỳ bằng số lượng tử chính của lớp electron ngoài cùng
    + Chu kỳ I: chu kỳ đặc biệt: chỉ có 2 nguyên tố họ s
    + Chu kỳ II, III: 2 chu kỳ nhỏ: mỗi chu kỳ có 8 nguyên tố, gồm 2 nguyên tố họ s và 6 nguyên tố họ p
    + Chu kỳ IV, V: 2 chu kỳ lớn: mỗi chu kỳ có 18 nguyên tố, gồm 2 nguyên tố họ s, 10 nguyên tố họ d và 6 nguyên tố họ p
    + Chu kỳ VI: chu kỳ hoàn hảo: có 32 nguyên tố, gồm 2 nguyên tố họ s, 14 nguyên tố họ f, 10 nguyên tố họ d và 6 nguyên tố họ p
    + Chu kỳ VII: chu kỳ dở dang: có 2 nguyên tố dọ s, 14 nguyên tố dọ f và một số nguyên tố họ d
    3, Nhóm: là cột dọc các nguyên tố có tổng số electron hóa trị bằng nhau.
    Mỗi nhóm thường được chia thành 2 phân nhóm. Các nguyên tố trong cùng một phân nhóm có cấu trúc electron hóa trị giống nhau nên tính chất hóa học tương tự nhau.
    a, Phân nhóm chính A
    - Gồm các nguyên tố s và p điển hình:
    IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA
    ns1 ns2 ns2np1 ns2np2 ns2np3 ns2np4 ns2np5 ns2np6
    - Mỗi phân nhóm chính có 6 – 7 nguyên tố, tạo cột dọc dài hơn
    - Bắt đầu từ chu kỳ II
    - Số thứ tự PNC = tổng số electron ở lớp ngoài cùng
    b, Phân nhóm phụ B
    - Gồm các nguyên tố họ d, f
    + Nhóm IIIB: ns2(n – 1)d1
    + Nhóm IVB: ns2(n – 1)d2
    + Nhóm VB: ns2(n – 1)d3
    + Nhóm VIB: ns2(n – 1)d4 ns1(n- 1)d5 (bán bão hòa sớm)
    + Nhóm VIIB: ns2(n – 1)d5
    + Nhóm VIIIB: ns2(n – 1)d6,7,8
    + Nhóm IB: ns2(n – 1)d9 ns1(n – 1)d10 (bão hòa sớm)
    + Nhóm IIB: ns2(n – 1)d10
    - Mỗi phân nhóm có 3 – 4 nguyên tố, tạo cột dọc ngắn hơn
    + Riêng PNP VIIIB có 9 nguyên tố
    + PNP IIIB có 14 PNP thứ cấp (PNP loại 2), mỗi phân nhóm gồm 1 nguyên tố lantanoit 6s25f1 – 14 và 1 nguyên tố actinoit 7s25f1 – 14
    - Bắt đầu từ chu kỳ IV
    - Số thứ tự PNP = tổng số electron ở lớp ngoài cùng (trên ns) và phân lớp ngoài cùng (trên (n - 1)d).

    80 câu hỏi ôn tập: http://www.slideshare.net/hoahoctruonghocso/bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-15593527
  4. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0


    A. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
    1. Sự hình thành liên kết hóa học:
    Khi các nguyên tử ở thật xa nhau tiến đến gần nhau tương tác đầu tiên xuất hiện là tương tác hút,đến một khoảng cách nhất định bắt đầu xuất hiện tương tác đẩy ,khi có sự cân bằng giữa hai lực thì liên kết hóa học hình thành.
    Liên kết hóa học hình thành tương ứng với các nguyên tử phải sắp xếp lại cấu trúc e các phân lớp ngoài cùng sao cho đạt tổng năng lượng chung của hệ phải hạ thấp xuống thì liên kết mới bền, nghĩa là khi có sự tạo thành liên kết thì quá trình phát nhiệt (ΔH EA─B = Ephân ly AB
    ABn(k) + EABn A(k) + nB(k) => ĒA─B = EABn
    Năng lượng liên kết phụ thuộc vào độ dài liên kết, độ bội liên kết (bậc liên kết) và độ bền liên kết. Người ta nhận thấy :
    *Bậc lk↑, E lk↑, độ bền lk↑, độ dài lk↓.
    [​IMG]

    Tài liệu đầy đủ: http://www.slideshare.net/hoahoctruonghocso/lien-ket-hoa-hoc-va-cau-tao-phan-tu
  5. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ, ĐIỆN HÓA HỌC

    1. Định nghĩa
    +Ta có thể chia các phản ứng hóa học làm hai loại: phản ứng có sự trao đổi electron giữa các nguyên tử, và phản ứng không có sự trao đổi electron giữa các nguyên tử
    * Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự trao đổi electron giữa các nguyên tử của các chất tham gia pư do đó làm biến đổi số oxi hoá của chúng
    +Số oxi hoá là điện tích của một nguyên tử trong phân tử nếu giả thiết rằng các liên kết hoá học trong phân tử đó hoặc là liên kết cộng hoá trị không phân cực (khi hai nguyên tử liên kết có độ âm điện bằng nhau VD: đơn chất) hoặc là liên kết ion (khi hai nguyên tử liên kết có độ âm điện khác nhau VD: hợp chất).
    2. Quy tắc tính số oxi hoá
    + Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một phân tử bằng 0.
    + Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một ion bằng điện tích của ion đó.
    + Trong hợp chất thường số oxi hoá của hiđro là + 1; của oxi là - 2, của kim loại là điện tích của ion đơn nguyên tử của kim loại đó...
    Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tử trong PƯOK mà ta xác định được sự cho, nhận electron.
    [​IMG]
    + Chất khử (Kh1) là chất nhường e (hay chất tăng số oxi hoá, chất bị oxi hoá) chuyển thành dạng oxi hoá liên hợp (Ox1) (hay sản phẩm bị oxi hoá).
    Sự nhường e (2) (hay sự tăng số oxi hoá) gọi là sự oxi hoá
    + Chất oxi hoá (Ox2) là chất nhận e (hay chất giảm số oxi hoá, chất bị khử) chuyển thành dạng khử liên hợp (Kh2) (hay sản phẩm bị khử).
    +Sự nhận e (3) (hay sự giảm số oxi hoá) gọi là sự khử.
    Từ đó ta có thể hiểu PƯOK đơn giản như sau:
    +Sự oxi hoá : Kh1 Ox1 + ne (4)
    +Sự khử: Ox2 + ne Kh2 (5)
    PT PƯOK Kh1 + Ox2 Ox1 + Kh2 (6)
    Như vậy Ox1 và Kh1 hay Ox2 và Kh2 tạo những cặp oxi hoá - khử được kí hiệu là Ox/ Kh
    Ví dụ : Cu2+/ Cu ; Zn2+ / Zn ; Cl2 / 2Cl- .....
    + Lợi ích của số oxi hoá:
    Đặc trưng cho pư oxi hoá – khử
    Mọi sự giảm số oxi hoá là sự khử
    + Thang số oxi hoá: Trên cùng một thang các số oxi hoá, người ta biểu diễn các trạng tháI oxi hoá khác nhau của cùng một nguyên tố
    + Tiên đoán những thuộc tính hoá học: Các thang số oxi hoá cho phép liên hệ số electron trao đổi với biến thiên số oxi hoá
    Một pư, trong đó sự oxi hoá và khử xảy ra đồng thời trên cùng một nguyên tố, gọi là pư dị li
    VD: Nước oxi già dị li thành nước và oxi
    H2O2 1/2 H2O2 + H2O
    2O-1 O0 + O-2
    Link tài liệu đầy đủ: http://www.slideshare.net/hoahoctruonghocso/phan-ung-oxi-hoa-khu-dien-hoa-hoc
  6. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0


    1. VỊ TRÍ CÁC HALOGEN TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
    Gồm có các nguyên tố 9F 17Cl 35Br 53I 85At. Phân tử dạng X2 như F2 khí màu lục nhạt, Cl2 khí màu vàng lục, Br2 lỏng màu nâu đỏ, I2 tinh thể tím.
    Dễ nhận thêm một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm
    X + 1e = X- (X : F , Cl , Br , I )
    F có độ âm điện lớn nhất , chỉ có số oxi hoá –1. Các halogen còn lại ngoài số oxi hoá –1 còn có số oxi hoá dương như +1 , +3 , +5 , +7
    Tính tan của muối bạc AgF AgCl AgBr AgI
    tan nhiều trắng vàng lục vàng đậm
    2. CLO trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị Cl (75%) và Cl (25%) Cl=35,5
    Cl2 có một liên kết cộng hóa trị, dễ dàng tham gia phản ứng, là một chất oxihóa mạnh.
    Cl2 tham gia phản ứng với H2, kim loại tạo clorua với soh-1.
    TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI (đa số kim loại và có nhiệt độ để khơi màu phản ứng) tạo muối clorua
    2Na + Cl2 2NaCl
    2Fe + 3Cl2 2FeCl3
    Cu + Cl2 CuCl2
    TÁC DỤNG VỚI HIDRO (cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)
    H2 + Cl2 2HCl
    Khí hidro clorua không có tính axit ( không tác với Fe) , khi hoà tan HCl vào nước mới tạo thành dung dịch axit.
    TÁC DỤNG MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ TÍNH KHỬ
    FeCl2 + ½ Cl2 FeCl3
    H2S + Cl2 2HCl + S
    Cl2 còn tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất ôxihóa, vừa là chất khử.
    TÁC DỤNG VỚI NƯỚC khi hoà tan vào nước , một phần Clo tác dụng (Thuận nghịch)
    Cl + H2O HCl+ HClO ( Axit hipo clorơ)
    TÁC DỤNG VỚI NaOH tạo nước Javen
    Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O

    3. FLO là chất oxihóa mạnh, tham gia phản ứng với hầu hết các đơn chất và hợp chất tạo florua với soh -1.
    TÁC DỤNG KIM LOẠI
    Ca + F2 CaF2
    2Ag + F2 2AgF
    TÁC DỤNG VỚI HIDRO phản ứng xảy ra mạnh hơn các halogen khác , hỗn hợp H2 , F2 nổ mạnh trong bóng tối.
    H2 + F2 2HF
    Khí HF tan vào nước tạo dung dịch HF. Dung dịch HF là axit yếu, đặc biệt là hòa tan được SiO2
    4HF + SiO2 2H2O + SiF4 (sự ăn mòn thủy tinh được ứng dụng trong kĩ thuật khắc trên kính như vẽ tranh khắc chữ).
    TÁC DỤNG NƯỚC khí flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).
    2F2 + 2H2O 4HF + O2
    Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2 , Br2 , I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxihóa mạnh hơn .

    4. BRÔM VÀ IÔT là các chất ôxi hóa yếu hơn clo.
    TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI tạo muối tương ứng
    2Na + Br2 2NaBr
    2Na + I2 2NaI
    2Al + 3Br2 2AlBr3
    2Al + 3I2 2AlI3
    TÁC DỤNG VỚI HIDRO
    H2 + Br2 2HBr
    H2 + I2 2 HI phản ứng xảy ra thuận nghịch.
    Độ hoạt động giảm dần từ Cl Br I
    Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dich axit
    HBrddaxit HBr HI dd axit HI.
    Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI

    5. AXIT CLOHIDRIC (HCl) dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh
    TÁC DỤNG CHẤT CHỈ THỊ dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)
    HCl H+ + Cl-
    TÁC DỤNG KIM LOẠI (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô
    Fe + 2HCl FeCl2 + H2
    2 Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
    Cu + HClkhông có phản ứng
    TÁC DỤNG OXIT BAZƠ , BAZƠ tạo muối và nước
    NaOH + HCl NaCl + H2O
    CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
    Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
    TÁC DỤNG MUỐI (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
    CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
    AgNO3 + HCl AgCl + HNO3
    ( dùng để nhận biết gốc clorua )
    Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4 , MnO2 ……
    4HCl- + MnO2 MnCl2 + Cl+ 2H2O
    Link download tài liệu đầy đủ: http://www.slideshare.net/hoahoctruonghocso/nhom-halogen
  7. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0

    Hôm nay tôi sẽ cung cấp thêm cho các bạn phần tài liệu về cấu tạo nguyên tử
    Khái niệm hy lạp về nguyên tử
    Vào năm 440 BC, Leucippus phát biểu đầu tiên về khái niệm nguyên tử và được, Democritus (c460-371 BC) phát triển
    Các điểm cần chú ý của thuyết nguyên tử.
    Tất cả các vật chất được tạo bởi nguyên tử, mà quá nhỏ để có thể nhìn thấy. Những nguyên tử này không thể phân chia thành những phần nhỏ hơn.
    Giữa các nguyên tử là khoảng trống.
    Nguyên tử rắn tuyệt đối.
    Các nguyên tử đồng nhất và không có cấu trúc bên trong.
    Các nguyên tử khác nhau ở kích thước, hình dạng và khối lượng.
    Aristotle (384-322 BC)
    John Dalton 1803-1807
    Tất cả các vật chất được ạo từ hạt rất nhỏ gọi là nguyên tử
    Tất cả các nguyên tử của nguyên tố xác định có cùng tính chất hóa học được quy định bởi nguyên tố đó
    Các nguyên tử có thể thay đổi con đường mà chúng kết hợp nhưng không thể được tạo ra hoặc phá vỡ trong phản ứng hóa học.

    Link download: https://www.slideshare.net/hoahoctr...nguyen-tu-lien-ket-hoa-hoc/e***?src=slideview
  8. duogzaq

    duogzaq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    .
  9. hpfc.vn

    hpfc.vn Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    362
    up

Chia sẻ trang này