1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu quân sự về VNCH (1949-1975)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi PVNhanDan, 03/06/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. marsandmoon

    marsandmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2007
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    he he lâu rồi không gặp tính là không lên vì mai phải đi nữa, quả này bị lão sếp dụ đi nữa , Có bác nào biết về tháp chúa ( hay cái gì đại loại thế trước năm 1965 thì phải ) ở gần Bình Giã (hay đâu đó trong khu vực bình giã ấy) không em cần confirm tí.
  2. DarthSorran

    DarthSorran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    2
    À tôi có tấm ảnh này về Sài Gòn thời VNCH,các bác xem ròi cho nhận xét.

    [​IMG]
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    nhìn giống như Q.8 khúc qua cầu Nguyễn tri phương lúc trước vậy, bây h là Đại Lộ Võ Văn Kiệt. ven con kênh lúc nhúc những khu nhà "Sàn", ô nhiễm vô chừng.
    có nghe rằng Chính Quyền Cũ có ý định cải tạo và di dời giống ta hiện nay, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh nên không làm được.
  4. swear

    swear Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cái này chụp hướng nhìn ra sông Bạch Đằng đúng không bác ? Em nhìn thấy cái cầu Mống với Ngân hàng nhà nước (chỗ nào có tiền là em thấy ngay). Bây giờ 2 bên bờ kênh đã giải toả làm đường đẹp đẽ rồi, hồi xưa mấy cái nhà trên kênh rạch kiểu này kinh quá.
  5. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Sông Sài Gòn - Cảng Bạch Đằng. chứ không phải sông Bạch Đằng (HP)
    ngân hàng nhà nước ở mé quận 4 thì phải (phải cái nhà to vật vã xây theo kiểu kiến trúc la Mã)
  6. vinabico

    vinabico Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2009
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Bác DienThai nhìn xem bọc vải hay sáp nhé...:x
    [​IMG]
    The 7/17th Air Cav helicopters went to Vietnam aboard a "baby carrier", the USNS Breton. Some of them were stored on the flight deck covered with a plastic material for protection from the weather. I was fortunate to be picked as one of three maintenance officers to go with the aircraft on the carrier. "A pleasure cruise to Southeast Asia" is the best way to describe this trip.
  7. hoanglanvu

    hoanglanvu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    1
    7/17th CAV máy bay trực thăng đến Việt Nam trên một "người mang em bé", các Breton USNS. Một số được lưu trữ trên các sàn đáp được phủ một vật liệu nhựa để bảo vệ từ thời tiết. Tôi đã may mắn được chọn là một trong ba nhân viên bảo trì để đi với các máy bay trên tàu sân bay. "Một hành trình niềm vui đến Đông Nam Á" là cách tốt nhất để mô tả chuyến đi này.

    Theo như google dịch thì nó bọc nhựa (Nylon) gì gì đó!
  8. kutonhuphjt

    kutonhuphjt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Có cả Uzi,Ak type56 TQ luôn[​IMG]
  9. kiepngheo2

    kiepngheo2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Tù binh

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. kiepngheo2

    kiepngheo2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Con Cả Tổng Thống Trần Văn Hương Là Đại Đội Trưởng Công Binh Điện Biên Phủ


    Con cả tổng thống ****** quyền Trần Văn Hương
    là đại đội trưởng công binh tại Điện Biên Phủ
    Đoàn Hoài Trung

    Ông Trần Văn Hương từng là **************, phó tổng thống trong chính quyền ****** Sài Gòn. Tháng 4 năm 1975, trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu buộc từ chức, nhường “ngôi” tổng thống lại cho ông Trần Văn Hương. Điều đó có thể nhiều người biết, nhưng ai có biết đâu, con cả ông Trần Văn Hương là ******* viên ******* Cộng sản Việt Nam, ông từng là đại đội trưởng công binh tại chiến trường Điện Biên Phủ...

    Từ giã Nam Bộ đi kháng chiến

    Ông Lưu Vĩnh Châu tên thật là Trần Văn Dõi, con trai cả của ông Trần Văn Hương. Ông sinh ngày 26-1-1924 tại Long Châu, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình trí thức. Ông Trần Văn Hương hồi ấy là giáo sư, đốc học tỉnh Tây Ninh. Ông Châu học hết trung học Cần Thơ năm 1943, ông tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong 1944, rồi đi bộ đội tháng 10 năm 1945 tại Tây Ninh. Ông đã cùng đơn vị chiến đấu chống giặc Pháp ở Trâm Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu khi giặc vào Tây Ninh. Giữa năm 1946, đơn vị hết cả đạn dược, ông được tổ chức lo giấy tờ ra Bắc nhận vũ khí.

    Thật may mắn, ông Châu được đi cùng chuyến tàu của Pháp chở ************** Phạm Văn Đồng từ Pháp về. Ra đến Hà Nội thì việc chuyển vũ khí không thành, vì Hà Nội lúc đó tình hình chính trị cũng rất căng thẳng. Ông được bố trí vào đội tự vệ khu Bạch Mai, tham gia chiến đấu cùng đơn vị tự vệ trong ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). Đầu năm 1948, ông Trần Văn Dõi được cử đi học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4, ông đã đổi tên thành Lưu Vĩnh Châu theo họ mẹ. Sau khi bế mạc khóa học ông tiếp tục theo học khóa I công binh. Nhờ tinh thần phấn đấu kiên trì mà ông được vinh dự kết nạp vào ******* ngày 10-7-1949 khi lớp công binh đang xây dựng cầu treo Bờ Rạ. Sau khi tốt nghiệp khóa công binh ông về cục công binh công tác, đến tháng 12 năm 1952, ông được bổ nhiệm đại đội trưởng C57 tiểu đoàn 206 của cục công binh điều biệt phái sang trực thuộc cục vận tải Tổng cục cung cấp. Đơn vị của ông đảm nhiệm phá bom, chữa đường bảo đảm giao thông vận tải vũ khí, lương thực từ biên giới Lạng Sơn về Thái Nguyên.

    Tưởng ra Bắc trong vòng 6 tháng sẽ mang được vũ khí trở về miền Nam, ai ngờ ông Châu xa quê hương gia đình từ đấy đi chiến đấu cho đến ngày toàn thắng 1975.

    Gỡ mìn, phá bom tại Điện Biên Phủ

    Tháng 3 năm 1954, đại đội công binh 57 của ông đang phá bom, chữa đường ở Chi *****-Đồng Mỏ, Lạng Sơn thì được lệnh hành quân cấp tốc đi Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn 206 được giao nhiệm vụ phối hợp với thanh niên xung phong, suốt từ đèo Lũng Lô đến bến Tạ Khoa. Đại đội ông đảm nhiệm chính ở đèo Lũng Lô. Con đường hành quân qua đèo chật hẹp, nhiều cua gấp, dốc cao, uốn khúc theo sườn núi, đèo dài 9km nằm chênh vênh bên vực thẳm. Người gánh bộ, xe đạp thồ, ô tô vận tải đi đã khó, xe kéo pháo nặng kềnh càng càng khó đi hơn. Chỉ một sơ suất nhỏ của lái xe là cả xe, pháo và người rơi xuống vực. Ông Châu đã cùng các chiến sĩ công binh và thanh niên xung phong đêm đêm bạt rừng xẻ núi làm đường cho xe pháo.

    Những ngày ta bắt đầu đánh Điện Biên Phủ, không quân Pháp ào ào kéo đến, gầm rú trên bầu trời. Chúng thả bom nổ chậm để phá đường, sát thương bộ đội nhằm ngăn chặn ta tiếp viện cho chiến trường Điện Biên. Phá bom nổ chậm rất nguy hiểm, nhất là bộ đội ta chưa được học hành chuyên ngành nhiều, hơn nữa dụng cụ chuyên dụng hầu như không có gì. Ông Châu và anh em công binh nắm quy luật về giờ nổ của bom nổ chậm. Khi phát hiện bom nổ chậm, tranh thủ lúc chưa đến giờ nổ, anh em công binh đào tận trái bom, buộc dây vào đuôi nó, kéo lên và tháo ngòi nổ. Ngòi bom nổ chậm gần ở phía đuôi bom. Nhưng tháo ngòi bom nổ chậm rất nguy hiểm. Thường anh em lăn qua một bên đường, hoặc lao nó xuống vực sâu cho nó nổ. Đối với những quả bom xuyên sâu 3 hoặc 4 mét xuống đất khó kéo lên, công binh cho thuốc nổ xuống, phá cho nó nổ luôn cho chắc ăn.

    Ông Châu bám sát, chỉ huy anh em phá bom nổ chậm, ông thường gần trái bom cho đến khi anh em kéo nó ra xa và các chiến sĩ đã ra khỏi vùng nguy hiểm ông mới rời đi

    Lúc đó ông nghĩ: “Có người chỉ huy bên cạnh, anh em sẽ tin tưởng và vững tay tháo gỡ bom hơn. Chẳng may bom nổ thì mình sẽ cùng chết với anh em, chứ anh em chết mà mình còn sống thì coi sao được...”.

    Các chiến sĩ công binh đại đội 57 vừa phá bom nổ chậm, vừa hướng dẫn thanh niên xung phong liên tục sửa những quãng đường bị bom phá hoại trên đèo Lũng Lô. Công binh đèo Lũng Lô đã bao tháng ngày gian lao, dũng cảm chống chọi với bom đạn ác liệt, đã cùng với anh em thanh niên xung phong đảm bảo sự vận chuyển thông suốt cho bộ đội vận tải xe cộ, lương thực lên mặt trận. Ngày 7-5-1954, quân ta đại thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng giặc Pháp vẫn điên cuồng cho máy bay ném bom các con đường trở về của quân ta. Chính những ngày này đại đội ông lại bị thương vong nhiều hơn. Cả một tiểu đội công binh trúng bom hy sinh... Mãi đến khi ta ra điều kiện trả thương binh cho Pháp, chúng mới chịu thôi. Tổng kết chiến dịch, tiểu đoàn 206 được cờ thi đua của Hồ Chủ tịch khen tặng, và thưởng huân chương Quân công hạng 2.

    Sự ân hận muộn màng của người cha

    Năm 1961, đại úy Lưu Vĩnh Châu được đi học Trường đại học Bách Khoa. Sau khi ra trường năm 1966 ông chuyển ngành về công tác tại Ban Công nghiệp. Lúc này cuộc kháng chiến chống Mỹ-****** ở miền Nam ngày một cam go, quyết liệt. Năm 1968, đọc báo ông được biết ************** ****** quyền Sài Gòn là Trần Văn Hương. Tuy chưa biết chính xác có phải đó là cha mình hay không, nhưng lòng ông đau như cắt. Lúc này ông Châu đã đổi họ, nên mọi người không biết chuyện. Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ và với tinh thần trách nhiệm người ******* viên, ông đã tìm gặp ông Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa là cùng anh em tập kết ra Bắc bấy giờ để báo cáo:

    - Tôi nghe tin ************** ****** quyền Sài Gòn là Trần Văn Hương, tôi không biết đích xác có phải cha tôi không, nhưng tôi xin thành thật báo cáo với đồng chí và với ******* để xem giúp tôi chuyện này.

    Ông Khiêm chỉ thị cho ông không được tiết lộ chuyện này với ai trong chi bộ, để khi cần có thể ******* sẽ đưa ông về miền Nam...

    Ngày 30-4-1975, chế độ ****** quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện. Ông Hương không ra nước ngoài mà ở lại trong nước. Ông ngỡ tưởng sẽ có một cuộc thanh sát đẫm máu của “cộng sản”, mình sẽ bị tra tấn tù đày, và tưởng người con trai mình chắc cũng bị “cộng sản” thủ tiêu rồi, nhưng thật không ngờ bản thân ông được chính quyền cách mạng cho phép sống tại gia đình và con trai ông vẫn còn nguyên vẹn đang công tác cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự ưu việt của chế độ “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” đã làm ông Trần Văn Hương ân hận vô cùng, ông đã viết những lời “sám hối” cho cách mạng.

    “... Tôi thấy rõ hai cái tội lỗi nặng của tôi:


    1 - Tôi đã đem uy tín của tôi rất lớn ở miền Nam bỏ trên cán cân chính trị để giúp thắng lợi cho đế quốc Mỹ và chế độ cũ, thành ra công việc làm cách mạng bị phần nào trở ngại và trễ nải.

    2 - Khi chế độ cũ sắp đổ tôi còn ráng sức bài trừ tham nhũng...”.

    Ông Hương cũng nhận ra được nguyên nhân chiến thắng của cách mạng đó là: “Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc quật cường bất khuất, suốt trong lịch sử đã từng tỏ ra có chí kiên trì để chống mọi xâm ***** bất kỳ từ đâu đến, để đến kết quả cuối cùng là đuổi xâm *****...”.
    Thành ủy Thành phố ************** còn cho phép vợ chồng ông Châu về ở cùng cha mình, để chăm sóc cha tuổi già cho đúng đạo lý làm con của người Việt Nam. Năm 1982 ông Trần Văn Hương mất, hưởng thọ 79 tuổi. Giờ đây gặp lại ông Châu, khi nhắc đến những tháng ngày đèo Lũng Lô, tôi vẫn nhìn thấy trong mắt ông những ngọn đuốc bập bùng đỏ rực đêm đông và những chiến sĩ công binh đang bạt rừng xẻ núi...

    Trích Tư Liệu – phóng Sự, QDND
    Ngày 04 tháng 03 năm 2004
    ĐDTB, ngày 18/12/05




    Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương nhân sĩ suốt đời giữ tiết tháo


    Thứ ba, 12 Tháng 10 2010 05:37
    Viết bởi Hứa Hoành
    [​IMG]Cụ Trần Văn Hương

    "Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước..." (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay phim "trả quyền công dân cho ông"). Hàng năm, cứ đến ngày oan trái 30 - 4, tôi lại bâng khuâng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình vì nước. Làm tướng giữ thành, thành mất, tuẫn tiết theo thành, ngày xưa có Tổng đốc Hoàng Diệu (1828 - 1882), Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)... Ngày nay có Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Thiếu tá quận trưởng Bồng Sơn Hoàng Lê Cương (1972) và hàng trăm ngàn chiến sĩ vô danh khác, đãtự sát để giữ tròn khí tiết, không để lọt vào tay kẻ thù làm nhục. Họ nêu những gương hy sinh cao quý, tiết liệt, lịch sử ghi nhớ muôn đời.
    Hai mươi năm chiến tranh, một cuộc chiến tranh vệ quốc sáng ngời chính nghĩa quân dân miền Nam đã hy sinh hàng triệu người, chỉ vì muốn bảo vệ một lý tưởng "Ðộc lập, tự dỏ và không muốn đất nước rơi vào tay CS. Nhưng cuối cùng phải thất bại trong nỗi uất hận, nghẹn ngào.
    Năm nay, nhân ngày tang tóc đau thương của toàn thể dân tộc Việt Nam, chúng tôi muốn nhắc lại với thế hệ mới lớn lên, về những cái chết oai hùng. Trong phạm vi bài nầy, chúng tôi kể lại những ngày sau cùng của một chính khách thanh liêm, cương trực, suốt đời giữ được tiết tháo và lòng yêu nước: người đó là cụ Trần Văn Hương, hai lần làm đô trưởng Sàigòn, hai lần làm ************** và Phó Tổng Thống, và cuối cùng là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa chỉ được 3 ngày. Cụ Hương mất đi không một lời cáo phó. Cụ mất, nhưng gương hi sinh và thái độ sống của người quân tử mà cụ nêu gương không bao giờ mất. Tuy là người đồng hương, vì nhà tôi ở chỉ cách nhà người chị ruột của cụ Trần Văn Hương chừng 300 mét, trên đường Văn Thánh (tức Văn Thánh miếu thờ Ðức Khổng Tử và cụ Phan Thanh Giản) tại Vĩnh Long. Là thế hệ sau, thuộc hàng con cháu, nên tôi không được quen biết với cụ. Tháng Hai năm 1975, tôi là thành viên của một phái đoàn vận động thành lập Viện Ðại học Long Hồ cho 3 tỉnh Vĩnh Long Kiến Phong và Vĩnh Bình, có đến tư thất của cụ ở đường Phan Thanh Giản Sàigòn, để yết kiến và xin cụ giúp đợ Tháng 3 năm 1975, cụ với tư cách là Phó Tổng Thống, có đến tại hội trường thuộc trường Sư Phạm (cao đẳng) Vĩnh Long, để chứng kiến lễ chấp nhận thành lập Viện Ðại Học Long Hồ, do Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh ký trước mặt cụ. Mặc dầu rất nhiều lần giữ những địa vị cao trong chính trường miền Nam, nhưng cụ Trần Văn Hương là một người có đời sống giản dị, mẫu mực, thanh liêm không bất cứ một ai có thể mua chuộc được. Khi thôi việc, cụ Hương sống cuộc đời chật vật nhưng vẫn giữ được tư cách.
    Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1904 tại làng Long Châu, nay thuộc quận Châu Thành Vĩnh Long, trong một gia đình nghèo. Nhờ học giỏi và được sự hy sinh của gia đình, cậu học sinh Trần Văn Hương được ra Hà Nội học trường Cao đẳng Sư Phạm... Sau khi tốt nghiệp, ông giáo Trần Văn Hương được bổ về dạy tại trường Le Myrle de Vilers Mỹ Tho, cũng là ngôi trường cũ mà ông đãtheo học mấy năm trước. Thời gian từ năm 1943 - 1945, ông Hương là giáo sư dạy môn văn chương và luân lý tại trường nầy. Sau đó ông Hương được đổi lên làm Ðốc học tỉnh Tây Ninh.
    Năm 1945, *********** nổi dậy cướp chính quyền khắp 3 kỳ, nhóm Việt Minh mới của Trần Văn Giàu (chủ tịch Ủy ban hành chánh Nam bộ) cử cụ làm chủ tịch Ủy ban hành chánh tỉnh Tây Ninh. Làm việc với *********** được mấy tháng, thấy họ không thành thật, và theo con đường bá đạo, nên ông Hương từ chức. Tuy vậy cụ vẫn còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến. Khi thấy bộ mặt thật của *********** là CS, tìm cách ************, ám sát thủ tiêu những người yêu nước có tinh thần quốc gia, cụ bỏ về thành. Ban đầu cụ bán thuốc tây cho nhà thuốc của dược sĩ Trần Kim Quan (Pharmacy Kim Quan) ở góc đường Lê Lợi và chợ Bến Thành bây giờ).
    Theo tài liệu của tình báo Mỹ, ông Hương có hai người con: Trần Văn Dinh và Trần Văn Doi (Giỏỉ). Hồi còn theo học trường "College de Can Thơ" kháng chiến nổi lên, Doi bỏ học theo kháng chiến. Khi phái đoàn Hồ Chí Minh qua Pháp cùng một lúc với hội nghị Fontainebleau trở về tới Vũng Tàu, ông Doi theo xuống tàu ra Bắc. Từ đó hai cha con không bao giờ gặp nhau nữa. Ông Huỳnh Văn Lang, cựu Tổng giám đốc Viện Hối Ðoái dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho biết "Ông Trần Văn Giỏi (không phải Dõi) ở tại Sàigòn, bên cạnh ông Hương như một người cố vấn."
    Năm 1964, ông Hương làm ************** chính phủ, tình báo Mỹ có đem lại một hồ sơ cho biết cụ có người con theo CS. Cụ Hương thẳng thắn nhìn nhận và cho biết từ đó cho đến nay, cụ không còn liên lạc gì với người con đó hết. Khi cụ tham chính, thì nguòi con lớn là Trần Văn Doi ở kế cận đóng vai người cố vấn thân tín.
    Tháng 7 - 1967, ông cùng với ông Mai Thọ Truyền, ra ứng cử chức Tổng Thống chỉ được 10% số phiếu, về hạng tư. Tháng 5 - 1986, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời làm **************, thay thế ************** Nguyễn Văn Lộc. Trong nhiệm kỳ Tổng Thống 1971 - 75, ông Trần Văn Hương làm phó tổng thống, và khi ông Thiệu từ chức tổng thống giữa lúc tình thế đất nước lâm nguy,ông Hương được đôn lên làm tổng thống dùng theo hiếp pháp.
    Các chi tiết về cuộc đời của cụ Trần Văn Hương trong những ngày tháng cuối cùng, được bà Phan Cẩm Anh cùng chồng là bác sĩ, người có dịp gần gũi với cụ Hương kể lại. Tôi được phép chỉ để trích một phần lớn trong bài ấy: "Hương trà năm cũ" trong bài viết để đồng bào, đồng hương có dịp biết thêm về nhiều chi tiết cảm động của một kẻ sĩ thế hệ cũ còn sốt lại. Kính xin anh chị Phan Cẩm Anh thể nhận nơi đây lòng biết ơn của tác giả.
    "... Nhiều năm trước, khi tôi học trung học, một buổi tối sau khi dùng cơm, chị tôi dẫn tôi đến phủ "cây tùng" để thăm Mai Hương, một người bạn cùng "khóa I Nữ quân nhân" của chị, bây giờ vừa lập gia đình với đại úy Phan Hữu Chương, cháu ruột cụ Trần Văn Hương. Ba chị em đứng trò chuyện dưới táng cây của phủ phó tổng thống. Thình lình, cụ Hương từ trong nhà bước ra, nhìn về phía chúng tôi, gật đầu, rồi đưa tay ra hiệu bảo Mai Hương theo cụ vào trong phủ. Khi trở ra, Mai Hương lè lưỡi nói với chị tôi:
    - Ông cụ vừa mới la.
    - La về chuyện gì vậy?
    - Ông cụ nói: "Sao không mời bạn bè vào phòng khách nói chuyện đàng hoàng mà để bạn đứng dưới gốc cây. Ông cụ nói tiếp: "Tiếp bạn đến chơi như vậy là không trọng bạn chút nào hết."
    Ðó lần đầu tiên tôi thấy cụ Hương, nhưng nghe thuật lại những lời cụ trách, lòng tôi tự nhiên nhen nhúm một cảm tình đầy quý trọng. Sau đó, tôi có dịp trở lại phủ phó tổng thống vài lần lúc Mai Hương sắp vào nhà bảo sanh. Vì lẽ phu quân Mai Hương bận công vụ, nên Mai Hương cho tài xế đến nhờ tôi và em gái tôi giúp đưa Mai Hương vô bịnh viện. Tất cả những lần đó, tôi chẳng có dịp nào giáp mặt cụ Hương.
    Thời gian trôi qua, miền Nam sụp đổ, Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng. Ngay buổi sáng sớm ngày đầu mất nước, tại ngôi biệt thự cũ kỹ nằm khuất trong ngõ hẻm ngăn đường Phan Thanh Giản, thân nhân sống trong biệt thự này đã đau đớn đem đặt giữa nhà hai xác người cùng nhau tìm cái chết. Họ vừa chia nhau ống thuốc ngủ đêm qua. Ðó là đại úy Phan Hữu Chương và vợ là cựu trung úy Trần Mai Hương. Họ để lại vỏn vẹn vài lời trăng trối "xin nhờ lòng tha thứ của cụ Hương và gia đình vì không thể sống khi đất nước rơi vào tay kẻ thù." Ðôi vợ chồng trẻ gởi gắm lại ba đứa con trai còn thơ dại, nhờ ông bà nội (em rể cụ Hương) dưỡng nuôi. Cũng trong ngôi biệt thự bao phủ một bầu không khí ảm đạm và im lìm đó, nơi một căn phòng khác trên lầu, cụ Hương đóng cửa, im lặng, trầm mình trong nỗi đau khổ của một người đãtừng lãnh đạo đất nước, bây giờ đành tâm chứng kiến giờ phút suy vong, cảnh nhà tang chế. Nỗi đau khổ của cụ ở mức độ nào, chẳng ai trong nhà được cụ hé môi thổ lộ.
    Nhưng ý định cùng chồng đi tìm cái chết của Mai Hương, không được toại nguyện bởi lẽ một người cháu đem Mai Hương đi cấp cứu. Sự sống của Mai Hương đãđược các bác sĩ giành giựt lại từ đường tơ kẻ tóc. Nhờ đó Mai Hương trở thành một chiếc cầu để tôi có cơ hội biết thêm chút ít về cụ Trần Văn Hương trong những ngày cuối cùng của cụ.
    Nhiều lần Mai Hương dẫn tôi về lại ngôi biệt thự trên để thăm các con của Mai Hương, hiện đang sống nương nhờ vào ông bà nội. Tôi đãchứng kiến cảnh sống đạm bạc, nếu không muốn nói là thiếu thốn, túng quẩn của gia đình cụ Hương. Cụ Hương luôn luôn sống lặng lẽ một mình trong căn phòng nhỏ ở trên lầu.ăn phòng bày trí thật sơ sài, chẳng có món đồ nào được coi là sang trọng. Ngoài chiếc giường nệm cụ nằm, đồ vật còn lại là hai chiếc ghế bành, một cái tủ đựng quần áo đãcũ, một chiếc bàn con trên đó cụ để một tượng Phật Di Lạc. Căn phòng có một cửa ăn thông ra sân thượng. Hầu cận, săn sóc cụ là người em rể của cụ mà tôi gọi theo như Mai Hương là Dượng. Phía dưới lầu là các gian nhà trệt nhỏ, nằm dọc theo bức tường phía trong của khuôn viên biệt thự, có lẽ trước kia là nhà kho, bây giờ trở thành nơi tá túc qua ngày cho các thân nhân gồm các em và cháu của cụ, vì phải gặp cảnh khó khăn dưới quê, tìm về Sàigòn nương náu trong ngôi biệt thự cũ nát mà tổng thống Thiệu đã cấp từ thời trước.
    Ngôi biệt thự nầy, trước khi cấp cho cụ Hương, tổng thống Thiệu đã chỉ thị phải sửa chửa, chỉnh trang lại đàng hoàng, nhưng cụ từ chối viện lẽ cụ già rồi, không làm việc gì ích nước lợi dân được nữa, nên không muốn làm hao tốn công qũy. Do đó, đến khi CS vào, ngôi biệt thự trên chẳng phải là mồi ngon cho cán bộ của họ tranh nhau giành giật chiếm đoạt như các ngôi biệt thự xinh xắn khác. Tường biệt thự nhiều nơi nứt nẻ, nền nhà nhiều chỗ vở bung lên, màu vôi trải qua nhiều năm tháng vàng ố không được trùng tu, sơn quét. Hình ảnh cụ lúc nầy như một con chim đại bàng sa cơ, gãy cánh mà vẫn cố giương đôi cánh mang thương tích của mình để bảo bọc chim non. Tôi được nghe kể lại cứ mỗi lần người nhà bưng cơm lên lầu cho cụ, phần cơm rất đạm bạc, lâu lâu mới có chút cá thịt, thân nhân muốn nhường cho cụ để bổ dưỡng, cụ hỏi xem mọi người trong nhà có được ăn như cụ vậy không. Mặc dầu người nhà thường trả lời "có" cho cụ an tâm, nhưng cụ vẫn hiểu sự thật của chữ "có" nên thường cụ để dành lại thức ăn ngon trên mâm, hầu đem xuống nhà cho con cháu.
    Có những lần tôi theo Mai Hương đến thăm ông bà nội các con Mai Hương, lúc trở về, ra tới cánh cổng, tôi quay đầu nhìn lên sân thượng thấy cụ Hương, ngồi yên lặng trên đó. Mình cụ để trần, mái tóc bạc trắng, đôi mắt nhìn thẳng về phía trước không hề di động... Tôi thấy cụ Hương ngồi trên sân thượng như vậy nhiều lần, và những lần như vậy, trên đường đạp xe về nhà, hình ảnh già nua, im lặng và cô độc của cụ cứ lẩn quẩn mãi trong đầu óc tôi.
    Một hôm, có lẽ cũng vào dịp gần Tết, Mai Hương đưa một củ sâm Ðài Loan và nói với tôi:
    - Bà nội sắp nhỏ biểu chị đem củ sâm nầy đi bán. Ðó là củ sâm người ta tặng cho ông cụ từ lúc ông cụ sang Ðài Loan, còn cất giữ mãi đến bây giờ. Ông nói chắc không dùng đến nó, nên sai đem bán lấy tiền đong gạo cho sắp nhỏ.
    Mai Hương mở gói giấy bọc củ sâm ra, củ sâm vỏn vẹn bằng hai phần ba bàn tay, nằm giữa mấy lớp giấy gói đãcũ. Nhìn qua, ai cũng biết củ sâm được gói kỹ lưỡng, và bị lãng quên trong một ngăn tủ nào đó lâu lắm rồi, nay mới được nhớ lại. Tôi nhìn củ sâm nghẹn ngào. Một nhà giáo thanh bạch, một người lãnh đạo quốc gia trong sạch như cụ, chỉ lấy đạo đức bản thân làm tài sản. Cụ đâu có nén vàng nào có thể đem bán lấy tiền đong gạo cho đàn cháu, hay giúp đỡ người thân đang tá túc trong nhà, những người đa ?37;t nhiều liên lụy vì các hoạt động chính trị của cụ.
    Khoảng hơn một tuần sau, ông nội các cháu, tức em rể cụ Hương, ghé lại nhà Mai Hương và tôi (lúc này Mai Hương và tôi sống chung với nhau trong một căn nhà nhỏ ở quận Tân Bình) kể cho chúng tôi biết là ông vừa làm theo ý cụ Hương: đem mấy bộ đồ veste còn tốt của cụ ra chợ trời bán. Ðể an ủi người nhà bớt đau lòng, cụ Hương bình thản giải thích:
    - Từ đây cũng đâu có dịp nào mặc nó nữa, đem bán đi chớ để làm chi!
    Số tiền bán áo trên, chẳng ở trong túi được bao lâu, vì ngay sau đó bà Út đi chợ mua đồ ăn cho sắp nhỏ. Gia đình cụ Hương đã chịu chung số phận đau khổ và bi đát tột cùng từ tinh thần đến vật chất khi miền Nam rơi vào tay CS. Có một sự kiện làm tôi chảy nước mắt mỗi khi nhớ đến, lòng thêm kính mến và cảm phục cụ Hương: Trước khi chính quyền CS cho tổ chức cuộc bầu cử ************ (bịp) đầu tiên, cụ Hương được họ thông báo sẽ có một buổi lễ để chính phủ trả quyền công dân cho cụ. Sau đó, để có buổi lễ được quay phim tuyên truyền, khi một cán bộ thay mặt chính quyền, đọc "chính sách khoan hồng, rộng lượng" của nhà nước đối với những "thành phần" như cụ, cụ dõng dạc nói:
    - Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân này. Dù gì tôi cũng là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân trước. Tôi sẽ là người sau cùng nhận cái quyền công dân này, sau khi binh sĩ và nhân viên của chúng tôi đã được nhận.
    Ðại diện của chính quyền CS không ngờ sự thể xảy ra như vậy. Tức giận, họ ra lịnh cúp máy thu thanh, thu hình. Vài ngày sau cụ nhận được lịnh quản thúc tại gia 3 năm. Cụ Hương nói với người nhà:
    - Bọn nó cũng chẳng cần phải quản thúc tao. Tao già và đau yếu như vầy, có khi nào bước chân ra khỏi nhà đâu mà cần phải quản thúc!
    Vào năm 80 tuổi, mỗi lần theo Mai Hương ghé vào thăm ông bà nội của các cháu, tôi ít thấy cụ Hương ra ngồi ở sân thượng như lúc trước. Tôi được biết sức khỏe của cụ sa sút nhiều. Một hôm, em rể cụ Hương bảo tôi:

    - Ông cụ dạo nầy yếu quá. Ông lại dứt khoát không muốn vô nhà thương khám bịnh hay chữa trị gì cả. Chắc Cẩm Anh cũng biết tại sao rồi. Dượng muốn nhờ Cẩm Anh có quen ai là bác sĩ trước 1975, xin họ đến nhà khám bịnh giùm cho ông cụ. Nếu không thì Dượng chẳng yên tâm.
    Nghe ông Dượng nói tôi mới nhớ, cách đó không lâu, cụ Hương bị mệt xỉu phải đưa vô nhà thương cấp cứu. Lúc tỉnh dậy, cụ nhứt định đòi người nhà phải đưa cụ về ngay. Cụ một mực từ chối, không chịu để điều trị trong bịnh viện đã thuộc về tay chính quyền CS.
    Mặc dầu có quen biết vài bác sĩ, nhưng tôi nghĩ ngay đến nhà tôi, lúc ấy còn là một người bạn, vì trong hoàn cảnh không biết tương lai ra sao, nên chúng tôi chưa nghĩ đến việc lập gia đình. Tôi nhận lời Dượng, hứa tìm một bác sĩ của "chế độ mình" để nhờ khám bịnh cho cụ. Khi nghe tôi trình bày, nhà tôi chẳng chút ngần ngại, vui vẻ nhận lời ngay. Lần đầu tiên nhà tôi đến, cụ bảo nhà tôi lại thật gần để cụ nhìn mặt vì mắt cụ đã mờ;. Cụ Hương hỏi nhà tôi:
    - Con đến đây thăm bịnh cho qua, con có sợ họ làm khó dễ con không?
    Nhà tôi trả lời:
    - Thưa cụ, cháu chỉ làm bổn phận và công việc của người thầy thuốc, cháu không ngạị
    Cụ xúc động, ghé người gần lại, đưa tay ôm lấy đầu nhà tôi. Nhà tôi tiếp:
    - Thưa cụ, cháu là bác sĩ trẻ mới ra trường, kinh nghiệm và kiến thức hãy còn ít, chữa bịnh cho cụ, nếu có điều gì không biết, cháu sẽ về đọc sách lại.
    Cụ Hương vui vẻ, mỉm cười cảm ơn và nắm lấy tay nhà tôi như để trấn an.
    Từ đó nhà tôi lui, tới với cụ thường xuyên để thăm bịnh cụ. Dường như việc trị bịnh đối với cụ chẳng có gì quan trọng, cụ không quan tâm lắm, mặc dầu cụ luôn luôn là một bịnh nhân gương mẫu, theo đúng những lời dặn của bác sĩ. Ðiều làm cho cụ vui và thoải mái hơn có lẽ là có người để cụ nói chuyện. Do đó, nhà tôi thường ngồi lại với cụ một hai giờ sau khi khám bịnh. Cụ nói thuốc men cụ dùng hàng ngày là do bà Trần Văn Văn và bạn bè ở Pháp gởi về tặng cụ. Những thứ thuốc nào không cần dùng, cụ đưa cho người em rể cụ đem ra chợ trời bán, lấy tiền chia đều cho gia đình con cháu đong gạo. Một hôm cụ kể cho nhà tôi nghe một câu chuyện rất cảm động như sau:
    - Con biết không, chú có thằng em đến thăm (cụ xưng chú với nhà tôi, khi biết thân phụ nhà tôi lớn hơn cụ vài tuổi) nó đem đến một hộp sữa bò còn tặng chú 5 đồng (lúc mới đổi tiền, 500 đồng tiền cũ ăn 1 đồng tiền mới). Chú thương nó có tình, nhưng nghĩ nó phải đạp xích lô cực khổ để sinh sống, nên chú không nỡ lấy. Nhưng nếu chú không nhận thì "sợ nỏ buồn tội nghiệp", nên chú chỉ nhận có 5 đồng, còn hộp sữa thì bảo nó đem về cho gia đình (lúc ấy sữa rất khó mua). Người mà cụ kể là "thằng em" một cách thân mật chính là thuộc hạ cũ của cụ.
    Cụ Hương còn tâm sự với nhà tôi những chuyện lúc cụ còn trẻ. Có một thời gian cụ cùng với một người con trai (Trần Văn Doi) theo hoạt động cho *********** chống Pháp. Nhưng khi nhận ra bộ mặt thật của ***********, cụ dứt khoát trở về lại trong Nam và mất liên lạc với người con trai từ lúc ấy. Người con trai nầy đã ở lại miền Bắc, và phục vụ trong quân đội CS. Sau khi Sàigòn bị chiếm, anh có về thăm cụ với vợ là một bác sĩ VC. Có lẽ sự lui tới của cặp vợ chồng nầy cũng nhằm mục đích theo dõi cụ.
    Cụ Hương cũng có một người con khác đang sinh sống tại California. Anh có một đứa con bị bịnh Thalassemia, được đưa sang Mỹ chữa trị trước năm 1975. Ðã nhiều lần anh muốn bảo lãnh cụ ra nước ngoài, nhưng cụ nói với nhà tôi:
    - Trước kia đại sứ Martin năn nỉ, yêu cầu chú đi, chú đã từ chối. Bây giờ đời nào chú lại xin chính quyền CS để được đi.
    Những lần đi thăm bịnh sau của nhà tôi, cụ tâm sự nhiều hơn về những vụ buồn trong cuộc đời tham chính của cụ. Cụ luôn nhắc đến tên của những người mà cụ đặc biệt quý mến như bác sĩ Bạch Ðình Minh. Cụ ngậm ngùi kể:
    - Bác sĩ Minh là một người mà chú rất quý trọng. Hồi trước chú thấy bác sĩ Minh đi khám bịnh mà không có đồng hồ đeo tay. Chú mua tặng cho bác sĩ Minh một cái, nhưng đeo được vài tuần, bác sĩ Minh đem trả lại chú. Chú thấy bác sĩ Minh phục vụ trong quân đội hết lòng tận tụy và giàu tinh thần trách nhiệm, chú đề nghị lên tổng thống Thiệu tưởng thưởng "Bảo quốc huân chương" cho bác sĩ Minh. Bác sĩ Minh từ chối không nhận viện lẽ ông đang làm việc ở chỗ an toàn, xin dành huy chương ấy cho những người xả thân chiến đấu, hy sinh xương máu cho đất nước. Một lần khác cụ hỏi nhà tôi:
    - Con có biết bác sĩ Trần Lữ Y không?
    Nhà tôi thưa:
    - Bác sĩ Trần Lữ Y dạy con môn Nội Khoa ở trường Y khoa.
    Cụ Hương tâm sự:
    - Hồi trước bác sĩ Hoa Kỳ sang đây khám bịnh cho chú, họ đề nghị đưa chú sang Hoa Kỳ chữa bịnh. Thằng Trần Lữ Y đi theo chú, xin lỗi con, chú gọi bác sĩ Trần Lữ Y bằng "thằng", vì chú thương nó như con chú vậy. Khi máy bay ghé Manille, suốt mấy hôm chú ăn không nổi đồ ăn của họ, nên bác sĩ Trần Lữ Y phải ra phố kiếm thức ăn mua về cho chú. Gần đây chú nghe có người nói bác sĩ Trần Lữ Y qua đời bên Pháp vì bịnh ung thư, có đúng như vậy không?
    Nói tới đây, cụ im lặng hồi lâu như nén sự xúc động. Mấy tuần sau, nhà tôi được tin bác sĩ Trần Lữ Y vẫn còn khỏe mạnh ở bên Pháp và có phòng mạch tư, gần với phòng mạch của bác sĩ Phạm Tu Chính. Nhà tôi vội vàng ghé lại thăm và nói cho cụ Hương biết tin thật về bác sĩ Trần Lữ Ỵ. Nghe xong, cụ Hương nắm lấy tay nhà tôi mà chẳng nói gì. Hai giòng nước mắt từ từ lăn trên má cụ.
    Mặc dầu sức khỏe cụ Hương lúc đó đã sa sút nhiều, đi đứng khó khăn, dầu chỉ vài bước cũng cần cây gậy. Bên cạnh giường ngủ có gắn một cái chuông điện, trên bàn luôn có một cái chuông nhỏ để khi cần người nhà, cụ lắc bằng tay. Nhà tôi thán phục cụ có trí nhớ đặc biệt. Cụ có thể nhớ nguyên văn câu nói của từng người, ngày tháng, giờ giấc của sự kiện đã xảy ra. Cụ không quên từng chi tiết nhỏ. Có lần cụ chia xẻ với nhà tôi rằng:
    - Chú nghĩ người làm chính trị phải có giáo dục và đạo đức. Khi tham chính tất nhiên chú chấp nhận có phe đối lập, nhưng dầu khác lập trường, chú vẫn luôn luôn tôn trọng họ. Có một dân biểu trẻ tên là (xin giấu tên), trong một buổi họp ************, đã đứng lên đập bàn, chỉ vào mặt chú nói những lời vô lễ (xin không ghi lại câu vô lễ nầy)... Vì dân biểu nầy đáng con chú. Chú buồn và tiếc cho người làm dân biểu mà không biết đến chữ "lễ", không tỏ ra có tư cách của người học thức, chớ không buồn về lập trường đối lập của họ.
    Một hôm đến thăm cụ, nhà tôi thố lộ với cụ rằng "sớm muộn gì con cũng phải ra đi". Chuyện ra đi không biết khi nào mới thành công, nhưng không bao giờ con bỏ ý định đó. Chẳng phải vì miếng cơm manh áo, hay sự cực khổ mà phải bỏ quê hương. Nhưng vì cuộc sống lúc nào cũng thấy bị đe dọa, thiếu an toàn, ngủ một đêm thức dậy có thể bị bắt vì bất cứ một lý do viển vông nào. Nghe nhà tôi nói, cụ Hương trầm ngâm một hồi lâu mà không nói gì. Mãi một lúc sau, cụ thở dài chép miệng:
    - Có lẽ chú làm không đúng khi ra lịnh ngăn người ta ra khỏi nước trong những ngày hỗn loạn.
    Lúc nhà tôi từ giã cụ ra về, cụ ôm hôn nhà tôi và nói:
    - Chú gặp con muộn quá!
    Vào tháng 4 - 1981, tôi đạp xe đưa nhà tôi đi vượt biên lần thứ 13. Trước khi đi, nhà tôi có đến thăm cụ lần cuối. Biết cụ rất buồn, nhưng cụ giấu kín tình cảm để người đi bớt vướng víu. Một tháng sau đó, tôi cũng rời Việt Nam đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình do anh chị tôi bảo lãnh. Một ngày trước khi đi, tôi đạp xe trở lại đường Phan Thanh Giản, đứng một mình bên chiếc cổng sắt. Giữa một niềm vui khi sắp sửa thoát khỏi cảnh đời vô vọng, tăm tối, và một nỗi buồn khi biết rằng mình sẽ mất bao nhiêu gắn bó thân thuộc khi lìa khỏi nơi đây. Cụ Hương vẫn là hình ảnh làm cho lòng tôi se thắt, là một cánh sen nổi trên dòng nước đang giao động của tâm hồn tôi.
    Dưới đây là hai mẩu chuyện được nhắc lại như một giai thoại. Hồi tháng 4 năm 1954, khi có sự vụ lịnh của ************** Ngô Ðình Diệm bổ nhiệm cụ Hương làm đô trưởng Sàigòn - Chợlớn, thì cụ đi làm việc hàng ngày bằng chiếc xe đạp Alcyon. Khi vô tòa đô chính nhận việc, người lính gác cổng chận lại và không cho cụ vô. Cụ phải nói thật "Tôi là Ðô Trưởng" họ cũng không tin. Cụ phải trình sự vụ lịnh mới được bổ nhiệm, người lính mới hoảng hồn, định chắp tay lạy cụ, nhưng cụ từ tốn, an ủi mấy câu, rồi dẫn xe đạp vô làm việc. Khi cụ ra Vũng Tàu nghỉ dưỡng bịnh (1964), hàng tháng chính phủ trả phủ cấp thêm 10.000 đồng, nhưng cụ từ chối, gởi trả lại công quỹ, vì cụ nói "không có chuyện gì cần phải xài."
    Nhắc lại về thái độ của cụ Trần Văn Hương trong những ngày đen tối của đất nước chúng tôi thấy có hai sự kiện đáng ghi nhớ:
    Cuốn hồi ký "Saigon et moi" của cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Mérillon kể lại: "Mãi tới tối 18 - 4 - 1975, đại sứ Hoa Kỳ Martin mới cho ông (Mérillon) hay rằng Hoa Kỳ sẽ buông VN." Ðại sứ Martin nói:
    - Từ giờ phút này nước Pháp sẽ đảm nhận vai trò tái lập hòa bình cho VN.
    Mérillon chuyển lời nói nầy cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông Hương nói:
    - Ông Ðại sứ à! Tui đâu có ngán *************. Nó muốn đánh, tui đánh tới cùng. Tui không muốn lưu vong xứ người. Nếu trời hại nước tui, tui xin thề ở lại và mất theo nước này.
    Ðến ngày mất nước, đại sứ Martin còn đến gặp cụ Hương và nói:
    - Ngài đi với tôi sang Mỹ Chánh phủ Mỹ sẽ nuôi dưỡng Ngài suốt đời, tôi nhân danh chánh phủ Hoa Kỳ đến mời Tổng Thống ra khỏi nước với bất cứ phương tiện nào mà ngài muốn. Chánh phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị tổng thống cho tới ngày Tổng Thống mãn phần.
    Cụ Trần Văn Hương mỉm cười, trả lời (tiếng Pháp):
    - Thưa ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Ðã đến nỗi như vậy, Mỹ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Ðại Sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Ðại sứ. Nhưng tôi đãsuy nghĩ kỹ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng CS vào được Saigon, thì bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại chia xẻ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Ðại Sứ đã đến thăm tôi.
    Tới đây, tôi lại nhớ đến liêm sỉ và tiết tháo của một người lãnh đạo Cam Bốt, một nước láng giềng mà dân ta thường hay có thái độ coi thường. Ðó là ông hoàng Sirik Matak, Phó ************** Cam Bốt. Cũng tháng 4 định mệnh ấy (1975) khi quân Khmer đỏ sắp tràn ngập Phnom Penh, Ðại Sứ Mỹ tại đây là John Gunther Dean đến mời hoàng thân Sirik Matak lưu vong qua Mỹ. ông Sirik Matak từ chối và trả lời bằng thư sau:
    "Thưa Ngài và bạn thân (Excellence et Cher Ami)
    Tôi rất thành thật cám ơn Ngài về cái thơ và đề nghị giúp đỡ của Ngài đưa chúng tôi đến nơi tự do, nhưng tôi không thể ra đi một cách hèn nhát như thế.
    Về phần Ngài và quốc gia to lớn của Ngài, tôi không bao giờ ngờ rằng Ngài sẽ bỏ rơi một dân tộc đãchọn tự dọ. Quý Ngài đã từ chối bảo vệ chúng tôi, chúng tôi không làm sao được. Ngài ra đi và tôi chúc cho Ngài và quốc gia của Ngài tìm được hạnh phúc dưới bầu trời của quý ngài.
    Nếu tôi chết ở đây trong nước tôi mà tôi yêu, thì thôi mặc, bởi vì tất cả chúng ta đã được sanh ra để rồi một ngày nào đó thì chết. Tôi chỉ có làm một lỗi lầm là đa ? nơi Ngài và tin nơi những người Hoa Kỳ
    Xin Ngài và bạn thân, nhận nơi đây những cảm tình trung thực và thân ái của tôi.
    Sirik Matak,
    Theo lời người dịch, thư này sau mấy năm, có lần được đọc trong một phiên họp ************ Hoa Kỳ, và được lưu giữ trong văn khố Quốc Hộị (Trích bài biết của BS Nguyễn Lưu Viên, tập san Y Tế số III, tháng 3 năm 1998).

    Hứa Hoành

















Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này