1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] BÚT KÝ VỀ TIỂU SỬ K. G. ZHUKOV - K. SIMONOV

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 08/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Cũng xì pam hưởng ứng bac dangngoc một tí.
    Tôi rất thích đọc nhưng không có gì để đóng góp cả nên im tiếng.
    Nhà tôi có 3 tập Nhớ Lại và Suy Nghĩ của Jukop, đọc từ cách đây 20 năm, nên rất ngưỡng mộ ông này.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Các ông kễnh khôn quá
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. hseu

    hseu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0

    Đang vào mạch thì bác lại thiếu mất 1 trang
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đưa tiếp lên đi, chú Ngốc ơi ! Đọc cuốn này mới thấy Nguyên soái Zhukov không những là một nhà cầm quân kiệt xuất (theo Nguyên soái Vaxilepxki) mà còn là một nhân cách lớn ! Và hiểu thêm về cái thời sùng bái cá nhân đã khiến Stalin gần như trở thành một vị độc tài.
    Vote cho topic 5* !
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đang tìm chưa ra trang 112-113, các bác đọc sau vậy. Giờ post tiếp 116-117:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tạm thời tớ chờ lão thainhi một lát rồi bổ sung số còn lại nhé.
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Làm lại bản text cho dễ coi.
    K.M. XIMÔNỐP
    BÚT KÝ VỀ TIỂU SỬ G.C. GIUCỐP
    Người dịch: TRẦN ANH TUẤN
    NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
    Hà Nội ?" 2004

    LỜI NGƯỜI DỊCH
    Bút ký về tiểu sử Nguyên soái Liên Xô G.C. Giucốp là những trang bản thảo chưa công bố của nhà văn Liên Xô K.M. Ximônốp mà bạn đọc Việt Nam từng quen biết qua những tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt, như "Người đồng chí cầm súng?, "Sống và chết" và đặc biệt là bài thơ ?oĐợi anh về" do Tố Hữu dịch.
    Nhà văn K.M. Ximônốp đã có nhiều dịp tiếp xúc với Giucốp từ những ngày chiến đấu ở Khankhin Gôn cho tới những năm sau chiến tranh. Ông nuôi ý định viết truyện về Giucốp, song rất tiếc là nhà văn chưa kịp thực hiện được mong muốn ấy.
    Năm 1968 trước khi qua đời, nhà văn đã trao cho Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô tập bút ký của mình ghi chép những buổi gặp mặt, những cuộc nói chuyện với Giucốp và mong sau này dẫu chỉ là một phần của những ghi chép trong bút ký được phục vụ cho các nhà viết tiểu sử mai sau về nhiều mặt của con người lỗi lạc này.
    K.M. Ximônốp tự bạch:
    "Tôi cũng là người đã tham gia chiến tranh, một người đương thời, suốt nhiều năm chúng ta được nghe nhiều, đọc nhiều về Giucốp và trước mắt tôi cũng như trước mắt nhiều người khác dần dà hình thành nên dung mạo về nhân cách cao đẹp này.
    Cái đó không phải là những tình cảm chủ quan nảy sinh ở những cuộc gặp mặt và nói chuyện riêng, mà khách quan hơn, thông thoáng hơn, gắn với thái độ và những lời đồn thổi của nhân dân Liên Xô có từ hồi chiến tranh vệ quốc, đã công nhận Giucốp là một trong những người anh hùng của dân tộc.
    Và vô luận thế nào, những tiếng đồn ấy vẫn tiếp tục tồn tại.
    Với tôi, Giucốp là người được Xtalin phái tới cứu nguy cho tình thế hiểm nghèo ở Lêningrát trong những ngày cực kỳ khó khăn năm 1941 và rồi lại được triệu tập từ đó trở về Mátxcơva trong cái ngày cũng thật vô cùng nguy nan cho Mátxcơva, cái thời điểm mà vận mệnh thủ đô như đang treo trên sợi tóc.
    Tính cách con người ấy bao giờ cũng vững vàng trước ngoại cảnh. Tình thế dẫu thay đổi song Giucốp vẫn đứng vững. Và cái tính cách vững vàng ấy không chỉ là bằng chứng của sức mạnh tinh thần, mà còn là cội nguồn của sức mạnh ấy. Sự ý thức được nghị lực mình không chịu khuất phục trước các tình thế càng làm cho nó vững chãi hơn.
    Một phần của ái tình cảm chung đó có mặt trong nhận thức của tôi về nhân cách Giucốp".
    Ông còn nói thêm, ông không phải là nhà viết tiểu sử Giucốp và những ghi chép ở đây cũng chưa phải là tiểu sử, mới chỉ là bút ký về tiểu sử, mới là cách nhìn của một nhà văn về con người hoạt động quân sự kiệt xuất đó
    Bút ký lần đầu được đăng toàn văn trên Tạp chí Lịch sử Quân sự Liên Xô năm 1987 gồm có 2 phần:
    + Phần một - GẶP MẶT, gắn với những cuộc gặp và nói chuyện với Giucốp trong các năm 1939-1967, chủ yếu là hồi ức của Giucốp về những sự kiện xảy ra ở vùng Khankhin Gôn. Quy mô tác chiến ở đây chỉ diễn ra trong một khu vực có hạn (40-50 kilômét) và quân số của cụm quân Nhật cũng không tới 10 vạn người. Nhưng ý nghĩa và kết quả của nó thì khó mà đánh giá hết. Vì bài học ở Khankhin Gôn buộc các giới chính trị và quân sự Nhật phải từ bỏ âm mưu vượt qua Khankhin Gôn đánh chiếm miền đông Mông Cổ, tiến ra vùng Baican và Chia, tới các đường hầm, chặn đường trục Xibia. Kết quả những trận đánh ở Khankhin Gôn về sau này đã góp phần nhất định tới thái độ dè đặt và thận trọng của Nhật khi Liên Xô bắt đầu chiến tranh với Đức. Nhật đặt vấn đề khi nào quân Đức chiếm được Mátxcơva thì nước Nhật mới tuyên chiến với nước Nga.
    + Phần hai - GHI CHÉP NHỮNG CUỘC NÓI CHUYỆN, ghi lại những ý kiến, những nhận xét, phân tích và đánh giá của Giucốp về nhiều mặt, nhiều vấn đề qua các giai đoạn lịch sử nóng bỏng của cuộc chiến tranh. Từ sai lầm của Xtalin là lúc trước chiến tranh cho rằng đã lái được Hitle đi vào quỹ đạo của mình bằng việc ký kết hiệp ước không xâm lược đến sai lầm của Hitle trong quá trình chỉ đạo chiến tranh. Và sai lầm của Hitle càng làm cho Bộ Tổng tham mưu của chúng sai lầm thêm, bởi Hitle thường làm trở ngại cho Bộ Tổng tham mưu quân Đức không thể thông qua được những quyết định chín chắn và đúng đắn. Từ việc đánh giá những mặt mạnh của quân Đức đến tình trạng không ổn định của bộ đội Liên Xô trong thời kỳ đầu chiến tranh. Do không ổn định nên bộ đội chẳng những đã rút lui mà còn bỏ chạy và lâm vào tình trạng hoang mang.
    Bút ký ghi lại những ý kiến của Giucốp đề cập tới những nhà hoạt động có tiếng tăm của Đảng, của Nhà nước và của các lực lượng vũ trang Liên Xô mà Giucốp có điều kiện tiếp xúc và cộng tác qua các thời kỳ. Và cả những ?ochặng đường thử thách" của Giucốp sau chiến tranh như năm 1946 bị Xtalin giáng chức Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng. Sau được hồi phục và đến năm 1957 lại bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng, ra khỏi Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương và ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng, trở về nhà.
    Trước những thử thách khắc nghiệt ấy, Giucốp đã đấu tranh, đã hành động ra sao để dứt khoát không để mất, không làm hỏng mình, không bỏ mất sức mạnh của ý chí và tự khẳng định mình dẫu tình thế có nặng nề đến đâu.
    Bút ký về tiểu sử của Giucốp có thể giúp bạn đọc nhìn nhận theo cách mới một số sự kiện đã qua và đưa ra những sự thật về tiểu sử con người Giucốp mà trước nay chúng ta ít được biết.
    Người dịch
    TRẦN ANH TUẤN
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Phần I
    GẶP MẶT
    Tôi đến Khankhin Gôn (1) hồi tháng 8, lúc các sự kiện sắp kết thúc, vào những ngày tiến công cuối cùng của bộ đội chúng ta. Cụm quân Nhật đang bị bộ đội ta và bộ đội Mông Cổ hợp vây dày đặc trên cồn cát phía đông bên bờ sông Khankhin Gôn. Quân ta đang công phá dữ dội những đồi trọc Rêmidôpxcaia, Pêxchanaia, Bedưmiamania. Đây là những đồi trọc sau cùng còn nằm trong tay quân Nhật.
    Tôi biết người chỉ huy cụm quân của bộ đội Liên Xô là Quân đoàn trưởng Giucốp. Đồng chí là một kỵ binh, được điều động từ Quân khu Bêlôruxia tới đây. Ở các đơn vị cũng như ở Bộ biên tập chúng tôi, ai nấy khi nói đến Giucốp đều tỏ lòng kính nể. Dư luận nói rằng đồng chí là một người nghiêm cách và cương nghị và dư luận còn đồn rằng, mặc dù cấp trên có nhiều người đã đến Khankhin Gôn, nhưng Giucốp vẫn có được sự tự chủ, biết tự mình lãnh đạo các hành động quân sự và cũng theo như dư luận thì chính đồng chí là tác giả của kế hoạch hợp vây quân Nhật tại đây. Bởi như dư luận cho biết đã có nhiều kế hoạch đặt ra, song Giucốp vẫn kiên trì giữ vững kế hoạch của mình. Rồi Xtalin và Vôrôsilốp đã phê chuẩn kế hoạch của đồng chí ở Matxcơva.
    Sau này khi quân Nhật bị hợp vây đã bị đánh tan, và không gian như thể im ắng, như thể đứng gió trước cơn giông bão thì tôi được nghe một câu chuyện xác nhận những gì mình đã từng nghe trước đây.
    Trong tập bút ký của tôi về Khankhin Gôn còn giữ lại những dòng ghi chép sau: ?oMột hôm đi công tác ghé qua Khamarơ Đaba, lần đầu tiên tôi bắt gặp một cuộc tranh luận kịch liệt về tài năng và năng lực trong môi trường quân đội mà cũng phải nói thêm là cuộc tranh luận đã diễn ra khá quyết liệt, giống như vẫn xảy ra trong hàng ngũ các anh em nhà văn chúng tôi. Trong chiến tranh, tôi chưa gặp một cuộc tranh luận nào như thế, nên thoạt đầu có lấy làm sửng sốt.
    Trong lúc chờ gặp đồng chí Oóctenbéc (2), hoặc đồng chí Xtápxki, tôi ngồi trong chiếc lều bạt của một cơ quan tham mưu và nói chuyện với các cán bộ chỉ huy, những chiến sĩ kỵ binh. Có một đại tá cộng sự với Giucốp từ hồi còn ở với nhau trong tập đoàn quân kỵ binh nói một cách sốt sắng và nhiệt thành rằng toàn bộ cái kế hoạch hợp vây quân Nhật là kế hoạch của Giucốp. Chính Giucốp đã vạch ra kế hoạch đó còn Xtécnơ không có liên quan. Giucốp thật tài năng, còn Xtécnơ (3) tỏ ra không có gì đặc biệt. Sự việc đúng là như thế bởi đồng chí ấy biết rất chính xác, rằng ngoài Giucốp, không có ai liên quan tới kế hoạch ấy.
    Câu chuyện không mang tính cá nhân. Bởi nếu như vậy thì cũng chẳng đáng nhớ làm gì. Đồng chí đại tá nói thật say sưa và chân thành như vốn dĩ vẫn thường xảy ra trong các câu chuyện riêng của chúng tôi, hồi còn là những môn đệ của Viện Văn học. Khi có ai đó đứng ra kiên quyết bảo vệ tài năng của các nhà thơ và nhà giáo mình yêu mến, thì đồng thời cũng ráng sức làm cho nhà thơ và nhà giáo mà mình yêu quý trội hơn hẳn những người khác?.
    Một tuần lễ sau, tôi được gặp Giucốp. Đây là lần gặp đầu tiên vào một buổi sáng, sau khi được hẹn từ đêm hôm trước, nhưng lại rơi vào thời điểm gần cuối của một trận đánh chống những đơn vị quân Nhật mới được điều động tới. Lần này tôi dẫn ra đây đoạn trích trong tập ghi chép ở Khankhin Gôn của tôi.
    Ngày hôm nay, tôi cùng với Oóctenbéc, Lapin và Khaxrevin (4) đến chỗ Giucốp. Oóctenbéc muốn biết theo ý kiến Giucốp thì những tin tức về cuộc tiến công sắp tới của quân Nhật có khả năng hiện thực như thế nào và chúng ta cần định hướng ra sao trên báo chí.
    Bộ tham mưu vẫn đóng tại Khamarơ Đaba như trước đây. Song căn hầm của Giucốp có vẻ mới như mới làm xong hôm qua hoặc hôm kia, bởi lẽ những khúc gỗ đẽo còn tươi, rất sạch và gỗ tốt. Lối vào có hành lang hẹp, được che rèm, trong kê được cả chiếc giường thay cho tấm ghế ngựa.
    Gìucốp ngồi sau bàn kê ở một góc hầm tựa như văn phòng làm việc. Có lẽ đồng chí ấy mới đi tắm về nên da dẻ hồng hào, không có áo khoác ngoài, mặc chiếc áo sơ mi bằng vải bông vàng bỏ trong chiếc quần chít ống. Bộ ngực nở rộng làm căng phồng áo. Vóc người đồng chí tầm thước, song khi ngồi lại thấy có vẻ to cao.
    Oóctenbéc mở đầu câu chuyện. Chúng tôi ngồi xung quanh. Giucốp im lặng. Lapin vốn nóng lòng và hay bắt bẻ nên đưa ra những câu hỏi. Song Giucốp vẫn im lặng, ngó nhìn chúng tôi và theo tôi thì đồng chí ấy như đang suy nghĩ đến cái gì khác.
    Vào lúc đó có một cán bộ trinh sát bước vào mang theo báo cáo. Giucốp đọc lướt qua rồi nhìn người cán bộ trinh sát với ý không vừa lòng và chậm rãi nói:
    - Con số 6 sư đoàn trong báo cáo là các anh nói sai. Ở đây chúng tôi chỉ ghi có 2. Số còn lại là các anh bịa ra. Để giữ thể diện hay sao?
    - Họ làm ăn như thế đấy! - Giucốp quay sang Oóctenbéc nói và không để ý tới người cán bộ trinh sát.
    Một sự im lặng bao trùm.
    - Tôi có thể rời khỏi đây? - Người cán bộ trinh sát hỏi.
    - Đồng chí đi đi và chuyển lời của tôi đến chỗ các đồng chí rằng đừng có hão huyền. Nếu các đồng chí chưa nắm được, thì cứ trung thực để lại những chỗ còn bỏ trống đó chứ đừng huyễn hoặc tôi về những sư đoàn Nhật không tồn tại trên thực tế bằng cách thêm các con số vào cái chỗ trống ấy.
    Khi người cán bộ trinh sát đi khỏi, Giucốp nhắc lại:
    - Họ làm ăn như vậy đấy. Những trinh sát viên ấy. - Rồi quay sang Lapin và nói:
    - Đồng chí hỏi liệu có xảy ra chiến tranh phải không?
    Lapin vội nói là mình hỏi như vậy không phải vì tò mò, đồng chí ấy sẽ cùng với Khaxrevin dự định sắp rời khỏi đây ở phía đông này để sang phía tây. Ở đấy chắc chắn sẽ xảy ra nhiều sự kiện. Nhưng nếu tới đây sẽ xảy ra sự gì đó ở đây thì họ sẽ không đi nữa. Chính vì vậy mà đồng chí ấy muốn hỏi.
    - Tôi không biết. - Giucốp nói vẻ hơi lạnh lùng. Rồi đồng chí ấy lại nhắc: - Tôi không biết, tôi nghĩ bọn chúng muốn dọa chúng ta.
    Ngưng một lát đồng chí nói thêm:
    - Tôi nghĩ là sẽ không có gì ở đây. Riêng tôi nghĩ như thế. - Đồng chí nhấn mạnh chữ ?oriêng? như thể muốn tách mình ra khỏi ai đó có thể nghĩ khác.
    - Tôi nghĩ, các đồng chí có thể đi được. - Giucốp nói như muốn thu gọn câu chuyện.
    Ấn tượng ban đầu còn khắc sâu trong ký ức tôi về Giucốp là như thế. Ấn tượng ấy còn lưu lại đậm nét hơn ở lần sau, qua 5 năm rưỡi tôi lại được gặp Giucốp vào cái hôm Câyten Xtumphơ, Phriđebốc bay tới Béclin để ký văn bản đầu hàng không điều kiện của quân đội Đức.
    Thế nhưng, những ấn tượng vào tháng 5 năm 1945, tôi sẽ nói sau. Còn bây giờ tôi nói đến cuộc gặp mặt Giucốp sau chiến tranh vào hồi tháng 10 năm 1950.
    Tôi gặp Giucốp lần này thật hoàn toàn ngẫu nhiên trên mảnh đất Kixlôvôtxki chật hẹp, đông người. Tôi được biết đồng chí ấy đang chỉ huy Quân khu Uran và đang nghỉ dưỡng sức tại đây. Giucốp không mặc quân phục, song bộ thường phục của đồng chí mặc cũng vẫn gợi cho ta thói quen hình dung như là bộ quân phục.
    Tôi biết Giucốp không thể nhận ra, nên tự giới thiệu là tôi đã có dịp gặp đồng chí ở Khankhin Gôn.
    - Đúng, tất nhiên rồi. - Giucốp nói - Tôi nhớ sau này chúng ta lại cũng đã có dịp gặp nhau hồi còn chiến tranh.
    Cái đó cũng là khuyết tật tự nhiên của trí nhớ, bởi đồng chí ấy hình dung tôi cũng giống như nhiều phóng viên quân đội khác đã có mặt ở chỗ đồng chí ngoài mặt trận.
    Tôi buộc phải đáp lại, rằng mình không được cái may mắn ấy. Trong suốt cuộc chiến tranh, từ đầu chí cuối tôi chưa lần nào được gặp mặt đồng chí.
    Tôi đề nghị với đồng chí dành cho tôi một ít thời gian để thỏa mãn một số câu hỏi của tôi về Khankhin Gôn; bởi tôi đang thai nghén viết cuốn tiểu thuyết nói đến những nhân vật từng tham gia trong các sự kiện này.
    Giucốp khựng lại một lát. Tôi hiểu trong những năm này, sau khi đồng chí rời khỏi cương vị Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, thể trạng tinh thần của đồng chí không được thanh thản. Thậm chí tôi còn hình dung lúc này đồng chí ấy như không muốn nói với tôi cả về Khankhin Gôn, cả về bản thân mình. Song im lặng một lúc đồng chí nói:
    - Được.
    Và chúng tôi liền hẹn nhau thời gian và địa điểm gặp mặt. Chúng tôi gặp nhau được hai lần, mỗi lần khoảng mấy tiếng đồng hồ. Có một lần lúc gặp mặt có thêm hai người nữa là Oócgiơnikitde và Ginaiđa Côngxtantinốpna. Bà ta cũng đang nghỉ tại nhà điều dưỡng.
    Cả hai buổi nói chuyện với Giucốp, tôi đều ghi chép lại hết.
    Khi nhớ lại Khankhin Gôn, Giucốp bắt đầu từ đoạn cuối từ những quy mô thất bại của bọn Nhật Bản.
    - Tôi còn nhớ chúng tôi đã từng đi qua vùng sông Khankhin Gôn ra sao. Hồi ấy quân Nhật đang cố thoát khỏi vòng vây của Sư đoàn 57 của chúng ta, chúng đã bỏ lại biết bao xác chết, khiến đêm tối đi ngoài bãi chiến trường mà xương cốt cứ lạo xạo dưới bánh xe. Mùi hôi thây người xông lên đến dễ sợ... Đồng chí còn nhớ chứ, sau khi đàm phán, bọn chúng đã tổ chức đi thu xác những tên đã bị gục ngã trong vòng vây ra sao không? Thấy được cái xác nào, chúng liền vội lấp đất ngay và coi như xong...
    Sau đó, đồng chí lại trở về câu chuyện với những sự kiện hồi đầu tháng 7 năm 1939, khi đồng chí mới đến Khankhin Gôn và bước vào chỉ huy.
    Ngay hồi còn ở Khankhin Gôn, tôi đã được nghe nhiều về những sự kiện này, về trận đánh Bain Xagan (5) hoặc như ngày ấy thường nói là trận quyết chiến Bain Xagan, về những thắng lợi to lớn đầu tiên của ta sau một tháng rưỡi chiến đấu. Trận đấu diễn ra vào thời điểm thật khó khăn đối với chúng ta. Quân Nhật sử dụng những lực lượng lớn bộ binh và pháo binh vượt sang bờ phía tây sông Khankhin Gôn nhằm chia cắt các đơn vị của ta đang tiếp tục chiến đấu ở bờ bên này sông.
    Còn về phía chúng ta ở gần đấy, trên đường tiếp cận lại không có bộ binh và pháo binh để kháng cự lại. Lúc này chỉ có lữ đoàn xe tăng và lữ đoàn xe bọc thép đang hành quân là có thể kịp điều động tới. Mà hồi đó theo quy định trong điều lệnh quân sự, nếu không có bộ binh chi viện thì xe tăng và xe bọc thép không được tiến công.
    Đứng trước tình thế đó, tình thế rất hiểm nghèo, Giucốp đã nhận hết trách nhiệm về phần mình, quyết tung lữ đoàn xe tăng và xe bọc thép tiến công vào quân địch trong hành tiến.
    Và Giucốp đã tự nói về sự kiện này qua 11 năm sau: ở Bain Xagan, chúng ta bị lâm vào một tình thế bất lợi, bộ binh bị rớt lại sau. Trung đoàn của Rêmidốp còn bị chậm tới một chặng đường. Sư đoàn 107 của quân Nhật đã đổ bộ sang bờ bên này, bên bờ chúng ta. Chúng bắt đầu vượt sông lúc 6 giờ tối và đến 9 giờ sáng thì kết thúc. Chúng đã tràn sang 21.000 quân, chỉ một ít quân ở thê đội hai còn bị chậm trễ ở lại bờ bên kia. Chúng đã kéo được sư đoàn sang và đang tổ chức phòng ngự chống tăng cả hai mặt: thụ động và tích cực. Một là, bộ binh của chúng khi sang bờ bên này, lập tức đào ngay các hào chống tăng kiểu vòng tròn. Đồng chí chắc còn nhớ. Và hai là, chúng đã kéo theo cả toàn bộ số pháo chống tăng, trên 100 khẩu, tạo nên mối uy hiếp các đơn vị ta ở bên này và buộc chúng ta phải bỏ lại cái căn cứ bàn đạp bên sông Khankhin Gôn. Tất cả hy vọng của chúng ta lại trông vào nó, trông vào cái căn cứ bàn đạp ấy. Nghĩ tới sau này sẽ như vậy, nên không thể nào bỏ qua được. Tôi hạ quyết tâm sử dụng lữ đoàn xe tăng của Iacốplép tiến công vào quân Nhật. Tôi biết không có bộ binh chi viện, lữ đoàn sẽ bị tổn thất nặng, nhưng chúng tôi đi tới quyết định này một cách có ý thức.
    Lữ đoàn của Iacốplép là một lữ đoàn mạnh, có khoảng 200 xe đã triển khai và tiến quân. Lữ đoàn bị thiệt hại rất nặng trước hỏa lực pháo binh của Nhật nhưng tôi nhắc lại, là chúng tôi đã chuẩn bị sự tổn thất ấy Một nửa quân số của lữ đoàn bị hy sinh và bị thương, số xe cũng bị mất đến một nửa, thậm chí hơn cả một nửa. Các lữ đoàn xe bọc thép chuẩn bị cho tiến công bị thiệt hại nặng hơn. Xe tăng bốc cháy trước mắt tôi. Trên một địa đoạn triển khai 36 chiếc xe tăng và chẳng bao lâu 24 chiếc bị bốc cháy. Nhưng ngược lại, chúng tôi đã đánh tan sư đoàn quân Nhật, đã xóa sổ chúng.
    Khi mọi sự bắt đầu, tôi đang ở Tamxắc Bulắc. Tôi được thông báo tại đây là quân Nhật đã vượt sông. Tôi lập tức gọi điện thoại tới Khamarơ Đaba và ra lệnh: ?oLữ đoàn xe tăng của Iacốplép bước vào chiến đấu?. Lữ đoàn còn phải vượt một chặng đường tới 60-70 kilômét và đã chạy theo đường thẳng qua thảo nguyên, rồi bước vào chiến đấu.
    Lúc mới tạo nên tình thế nặng nề và khi quân Nhật tiến tới bờ sông ở Bain Xagan, Culích (6) yêu cầu phải rút pháo binh ra khỏi căn cứ bàn đạp mà ta còn chiếm giữ. Tôi trả lời đồng chí: Nếu vậy, thì đồng chí cần yêu cầu rút hết tất cả khỏi căn cứ bàn đạp, rút cả bộ binh, tôi sẽ không để lại bộ binh ở đây mà không có pháo binh. Pháo binh là nòng cốt của phòng ngự và sự thể sẽ ra sao nếu như chỉ có bộ binh ở lại một mình? Đã vậy, cần rút hết. Nói chung, tôi không nghe theo. Tôi từ chối thi hành mệnh lệnh này và báo cáo về Matxcơva rằng tôi thấy nếu cho pháo binh rút ra khỏi căn cứ bàn đạp là không hợp lý. Và cấp trên đã chấp thuận quan điểm ấy.
  10. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Kể xong chuyện về Bain Xagan, Giucốp bỗng nhắc tới thiếu tá Rêmidốp, rằng trung đoàn của đồng chí ấy đã phải vượt một chặng đường rất xa để kịp bước vào chiến đấu trong ngày hôm ấy.
    - Đồng chí có biết Rêmidốp? - Giucốp hỏi. Tôi nói, tôi chưa được gặp Rêmidốp khi còn sống, chỉ được nghe tiếng về đồng chí ấy.
    - Thật là một con người tốt, một cán bộ chỉ huy tốt. - Giucốp nói - Tôi quý mến đồng chí ấy và thích đi đến chỗ đồng chí ấy. Có lúc đã ghé qua uống trà. Rêmidốp là con người dũng cảm. Song lại bị chết một cách khờ khạo, lúc đang nói điện thoại. Đồng chí ấy bố trí đài quan sát của mình không hay. Địa hình thì trống trải. Đang nói điện thoại, một viên đạn đã xuyên thẳng vào tai ngay tại đài quan sát.
    Có câu chuyện về Rêmidốp như sau: Khi quân ta bao vây quân Nhật, đồng chí đã cùng trung đoàn lao lên phía trước, đột nhập sâu vào bên trong. Quân Nhật lập tức tung ra những lực lượng lớn đón đánh. Chúng tôi liền điều ngay lữ đoàn xe bọc thép tới đấy. Lữ đoàn từ hai phía tiếp cận tới các đơn vị của Rêmidốp và chặn đường tiến quân của địch (lúc này Giucốp đưa tay làm hiệu lữ đoàn xe bọc thép đã chặn đường quân địch). Nhờ vậy mà Rêmidốp có thể rút ra được an toàn. Qua chuyện này, có ai đó gửi thư tố giác về Matxcơva, đề nghị truy tố Rêmiđốp về những hành động tùy tiện và vân vân... Song tôi cho rằng, có cái gì mà truy tố đồng chí ấy. Tôi hài lòng về con người ấy, những con người hăng hái xông lên phía trước. Thử hỏi là cán bộ chỉ huy mà trong chiến đấu không tiến, không lui, không sang trái, không rẽ phải, không thể tự mình quyết định một cái gì hết, thì sẽ ra sao? Thế là tôi đề nghị ngược lại, đề nghị khen thưởng Rêmidốp. Song hồi ay truy tố cũng không truy tố, mà khen thưởng thì cũng không khen thưởng. Sau này khi đồng chí hy sinh mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
    Lữ đoàn trưởng Iacốplép, chỉ huy lữ đoàn xe tăng cũng là một người rất dũng cảm và một cán bộ chỉ huy tốt Song đồng chí hy sinh cũng thật vô lý.
    Một cụm quân Nhật, chừng 300 tên đột phá vào khu vực trung tâm vượt sông của chúng tôi, bọn chúng không nhiều nhưng cũng tạo nên mối uy hiếp tới việc vượt sông. Tôi lệnh cho Pôtapốp và Iacốplép có trách nhiệm phải tiêu diệt cụm quân này. Các đồng chí tập hợp bộ binh, tổ chức tiến công. Iacốplép nhảy lên xe tăng và chỉ huy trên xe tăng, một xạ thủ Nhật đã ngắm bắn, kết liễu cuộc sống của đồng chí, một cán bộ chỉ huy chiến đấu rất tốt.
    Quân Nhật trong thời gian này chỉ có một lần dùng xe tăng luồn vào đánh chúng tôi. Chúng tôi được tin lữ đoàn xe tăng của chúng tiến ra mặt trận. Sau khi chuẩn xác tình hình, chúng tôi cho bố trí pháo binh trên hướng duy nhất xe tăng có thể đi lại được - trên hướng giữa, trong khu vực Nômôn Khan Buốc Ôbô. Và quân Nhật đã triển khai, tiến quân theo đúng hướng đó. Các pháo thủ chúng ta nã pháo vào chúng. Tôi trực tiếp nhìn thấy trận chiến đấu này. Chúng ta đã bắn cháy và tiêu diệt khoảng 100 xe tăng. Chỉ có một chiến không bị hư hại và quay trở lại. Các pháo thủ gọi điện: ?oĐồng chí Tư lệnh, đồng chí thấy không các xe tăng Nhật đang bốc cháy??. Tôi đáp lại: ?oTôi thấy... thấy... Một chiếc, hai chiếc,...?. Tất cả các cán bộ chỉ huy pháo binh đều gọi điện thoại, tất cả đều như muốn khoe là họ đang bắn cháy những chiếc xe tăng ấy. Thực ra, quân Nhật không có những xe tăng đáng được gọi cái tên ấy. Các xe tăng chui vào lữ đoàn này có một lần mà về sau không thấy một chiếc xe tăng nào hoạt động nữa. Còn những chiếc máy bay bổ nhào của Nhật không tồi, mặc dù họ ném bom phần lớn ở độ khá cao. Pháo cao xạ của họ tốt. Bọn Đức cũng đã đem pháo cao xạ của họ ra thử sức ở đây cùng với quân Nhật trong các điều kiện chiến đấu.
    Quân Nhật tung ra một lực lượng chủ yếu tới 2 sư đoàn bộ binh chống lại chúng ta. Nhưng cũng cần nhớ là, một sư đoàn quân Nhật trong thực tế về quân số tương đương một quân đoàn bộ binh của chúng ta, bởi chúng có tới 21.000 lưỡi lê, đội ngũ cán bộ chỉ huy có tới 3.600 người. Nên cũng có thể nói Khankhin Gôn có tới 2 quân đoàn bộ binh đánh vào chúng ta, ngoài ra còn những trung đoàn độc lập, các đội lính cảnh vệ, lính đường sắt.
    Khi chuyển hồi ức sang việc đánh giá các sự kiện ở Khankhin Gôn, Giucốp nói:
    - Tôi nghĩ đứng về cả hai phía thì đây là những trận trinh sát chiến đấu lớn. Một cuộc thăm dò lớn, điều quan trọng đối với quân Nhật hồi đó là thăm dò xem chúng ta có thể chiến đấu với họ được không. Kết quả những trận chiến đấu ở Khankhin Gôn về sau này được góp phần quyết định ít nhiều tới thái độ dè dặt của chúng khi chúng ta bắt đầu chiến tranh với quân Đức.
    Tôi nghĩ rằng, nếu ở Khankhin Gôn công việc của chúng tiến triển thuận lợi, chúng sẽ tiếp tục triển khai tấn công. Kế hoạch của chúng còn đi xa hơn nữa, nhằm đánh chiếm miền đông Mông Cổ, tiến tới vùng Baican và Chita, tới các đường hầm, chặn đường trục Xibia.
    Việc cung cấp của chúng ta ở Khankhin Gôn gặp nhiều khó khăn, từ ga Bôrôdia tới đây khoảng 700 kilômét. Còn quân Nhật có 2 trạm cung cấp ở gần hơn: trạm Khaila cách 100 kilômét và trạm Khalun Ácsan 30 kilômét. Nhưng khi về cuối chiến sự Khankhin Gôn, các nhà hoạt động quân sự ở Khankhin Gôn hiểu ra rằng, với trình độ trang bị quân đội của chúng hồi đó, chúng không thể đánh thắng chúng ta, mặc dù các sư đoàn chính quy của Nhật chiến đấu tốt. Phải thừa nhận rằng, đây là những đơn vị bộ binh đánh tốt, những người lính đánh tốt.
    Nói về sự kiên cường của binh lính Nhật, lúc dẫn ra mấy ví dụ, Giucốp nhún vai tỏ ý không hài lòng nói:
    - Nói chung, chúng ta thấy xu hướng ấy không đúng. Tôi mới đọc ở đây một cuốn tiểu thuyết miêu tả Hitle lúc đầu chiến tranh cũng giống như lúc cuối chiến tranh. Như ai cũng biết, lúc cuối chiến tranh khi mọi việc rối tung, đổ vỡ, Hitle thực sự khác hẳn, thực sự tỏ ra là một kẻ thấp hèn. Nhưng Hitle cũng đúng là một nhà chỉ huy quân sự mạnh, một kẻ thù xảo quyệt, man rợ. Lấy những người Đức ra mà nói, ta thấy họ nhìn nhận Hitle cũng khác nhau, không phải bao giờ cũng một cách. Thời kỳ đầu, họ khâm phục Hitle. Chiến thắng nối tiếp chiến thắng, uy tín của Hitle càng lớn.
    Lấy thái độ của Bộ chỉ huy quân sự Đức đối với Hitle mà xem xét, ta cũng thấy họ có thái độ khác nhau trong các giai đoạn. Song nếu chúng ta hình dung Hitle lúc mới bắt đầu chiến tranh cũng chỉ là một tên ngu xuẩn thì như vậy là tự mình hạ thấp những chiến công của mình. Chúng ta biết ai đã quật ngã hắn? Một tên ngu ngốc ư? Mà trong khi đó thì chính chúng ta phải đương đầu với một kẻ thù nguy hiểm, đáng sợ. Phải thể hiện như vậy và cần thể hiện như thế...
    Những ghi chép của tôi trong năm 1950 về những sự kiện ở Khankhin Gôn do Giucốp cho biết có thế thôi, nhưng sau này vào những năm khác, lúc nói về chủ đề khác, đồng chí lại nhớ đến các sự kiện ở Khankhin Gôn.
    Trong một cuộc nói chuyện vào mùa thu năm 1965, Giucốp lại nhắc đến Khankhin Gôn, nói về những mặt đúng và những mặt không đúng của chúng ta trong các đánh giá về quân địch.
    - Quân Nhật chiến đấu quyết liệt. Tôi phản đối những ý kiến nhận xét cho là quân địch tồi. Cái đó không hẳn là coi thường địch, không hẳn là đánh giá thấp địch, mà là đánh giá thấp chính bản thân ta.
    Quân Nhật chiến đấu quyết liệt, chủ yếu là bộ binh. Tôi nhớ buổi hỏi cung quân Nhật ở vùng Khankhin Gôn. Chúng bị bắt làm tù binh trong một bãi lau sậy. Chúng cứ ngồi lì tại đấy cho muỗi ăn thịt. Tôi hỏi chúng: ?oTại sao các anh cứ ngồi lì đấy cho muỗi tha hồ đốt??. Bọn chúng trả lời: ?oChúng tôi được lệnh phải ngồi đấy để canh gác và không được động đậy làm rung rinh lau sậy Chúng tôi đã ngồi im như thế?. Quả là đơn vị đã bố trí cho chúng phục tại đây, rồi sau này bỏ quên chúng.
    Tình hình thay đổi, tiểu đoàn của chúng được lệnh rút lui, song chúng vẫn cứ ngồi đấy không động đậy cho tới ngày thứ hai, cho tới lúc chúng bị bắt. Muỗi ở đầm lầy thịt chúng đến sống dở chết dở, nhưng chúng vẫn tiếp tục thực hiện mệnh lệnh. Hành động ấy đúng là những người lính chân chính. Dẫu muốn hay không, tôi cũng khâm phục họ.
    Tiếp tục nói về chuyện này, giống như năm 1950, Giucốp lại bắc cầu từ chiến tranh chống Nhật sang chống Đức.
    - Tôi còn nhớ một tù binh Đức hôm hỏi cung ở Ennhia. Đó là một trong những tên lính xe tăng đầu tiên bị bắt làm tù binh. Hắn ta còn trẻ, đẹp, dong dỏng cao, tóc vàng, trông tựa như Nibéclun, khiến tôi gợi nhớ tới bức tranh ?oNibéclun? trong phim ảnh được xem vào những năm 1920. Nói gọn, là một mẫu vật. Tôi bắt đầu hỏi cung. Hắn trả lời hắn là lính thợ máy, lái xe tăng đại đội X, tiểu đoàn Y của một sư đoàn xe tăng. Tôi hỏi tiếp những câu khác. Hắn không trả lời.
    ?oTại sao anh không trả lời?. Im lặng. Sau đó, hắn ta nói:
    ?oNgài là một quân nhân ngài phải hiểu tôi cũng là một quân nhân và tôi đã trả lời ngài tất cả những gì phải trả lời, rằng tôi là ai thuộc đơn vị nào. Ngoài ra tôi không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác, bởi tôi đã tuyên thệ. Và ngài khi biết tôi là một quân nhân thì cũng không nên hỏi tôi, không nên yêu cầu tôi phải vi phạm nghĩa vụ, làm mất danh dự mình?.
    Tới lúc đó, tôi hỏi hắn ta rằng hắn có biết đang nói chuyện với ai?
    Không, hắn không biết. ?oĐồng chí hãy phiên dịch cho hắn biết tôi là Đại tướng Giucốp?. Nghe xong, hắn đáp: ?oTôi không biết ngài. Tôi chỉ biết các tướng lĩnh của mình. Tôi không biết tướng lĩnh các ngài?.
    Cừ thật! Một tên xấc xược thật hiếm. Nhưng lẽ nào lại không khâm phục hắn ta? Không thể không khâm phục.
    Tôi nói với hắn ta: ?oNếu anh không trả lời, chúng tôi sẽ xử bắn và hết?. Hắn hơi tái mặt, song không chịu quy hàng. Hắn nói: ?oCác ngài cứ bắn nếu các ngài muốn hành động một cánh hèn hạ đối với một tù binh tay không. Các ngài hãy bắn đi. Tôi hy vọng các ngài sẽ không làm như vậy. Vô luận thế nào tôi cũng không trả lời gì hơn những gì đã trả lời?.
    Sau này, khi báo cáo cho Xtalin về chiến dịch Ennhia, tôi có kể cho Xtalin nghe chuyện tên tù binh này. Tôi đã minh họa lại và góp ý kiến, rằng chúng ta phải biết đến những tên lính Đức mà chúng ta đang phải đương đầu. Phải biết được tình hình đó và phải đánh giá cho rõ ràng. Bởi sự đánh giá này có quan hệ chặt chẽ tới những tính toán và kế hoạch đặt ra.
    Chuyện tuy nhỏ, song chúng ta vẫn phải tính đến khi đánh giá địch và cả bản thân chúng ta. Khi lập kế hoạch chiến dịch, cần đánh giá tới trạng thái tinh thần, trình độ ý thức kỷ luật và sự tôi luyện của binh lính địch. Không đánh giá đúng mức hết những cái đó sẽ khó tránh khỏi những khuyết điểm và sai lầm.
    Năm 1950, Giucốp nói ngắn, không đi vào chi tiết về sự bổ nhiệm của mình tới Khankhin Gôn. Lần này, đồng chí kể lại tỉ mỉ hơn.
    - Sau này, các đồng chí mới kể cho tôi biết, chuyện tôi được điều động đến Khankhin Gôn. Vào tháng 5, tháng 6 chúng ta bị những thất bại ban đầu. Khi thảo luận vấn đề này với Vôrôsilốp (7), lúc có mặt Timôsencô (8) và Pônômarencô (thời gian ấy là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Bêlôruxia), Xtalin hỏi Vôrôsilốp: ?oAi đang chỉ huy bộ đội ở Khankhin Gôn?? - Lữ đoàn trưởng Phéclencô - ?oVậy Phéclencô này là ai? Đồng chí ấy tỏ ra như thế nào?? - Xtalin hỏi. Vôrôsilốp nói, lúc này khó có thể trả lời được chính xác câu hỏi ấy. Bản thân tôi không biết Phéclencô và cũng không biết đồng chí ấy ra sao. Xtalin không hài lòng nói: ?oVậy là thế nào? Những con người ấy đang chiến đấu, mà cậu lại không nắm được ở chỗ cậu là ai đang chiến đấu, ai đang chỉ huy bộ đội? Cần phải cử người khác đến đấy để uốn nắn lại tình hình và có khả năng hành động một cách chủ động. Mà không phải chỉ có thể uốn nắn tình hình, mà còn phải đè bẹp quân Nhật?. Timôsencô nói: ?oTôi xin được đề cử - Quân đoàn trưởng kỵ binh Giucốp?. ?oGiucốp... Giucốp - Xtalin nói - Tôi có nhớ đến cái tên này?. Lúc ấy, Vôrôsilốp mới nhắc cho Xtalin nhớ lại: ?oGiucốp chính là người mà năm 1937 đã gửi cho đồng chí và cho tôi bức điện, nói rằng quy trách nhiệm về đảng cho đồng chí ấy là không công bằng?. ?oĐược, song sự việc kết thúc ra sao??, Xtalin hỏi. Vôrôsilốp nói sau này tìm hiểu việc buộc tôi trách nhiệm về đảng cho Giucốp là không có cơ sở gì hết.
    Timôsencô đề cập tới những mặt mạnh của tôi và nói, Giucốp là một người kiên quyết, có thể làm trọn được nhiệm vụ. Pônômarencô cũng xác nhận để hoàn thành nhiệm vụ này sự đề cử ấy là đúng.
    Thời gian này tôi là Phó tư lệnh Quân khu Bêlôruxia đang đi công tác dã ngoại. Tôi được gọi đến máy nói và nhận được thông báo: ngày mai phải có mặt ở Matxcơva. Tôi bèn gọi điện tới chỗ đồng chí Xuxaicốp. Lúc này đồng chí ấy là ủy viên Hội đồng quân sự Quân khu Bêlôruxia. Dẫu thế nào thì năm nay vẫn là năm 1939, tôi nghĩ, việc triệu tập như thế có nghĩa gì?
    Tôi hỏi: ?oĐồng chí có nắm được lý do triệu tập không??.
    Đồng chí ấy trả lời: ?oTôi không nắm được. Chỉ biết có một điều: buổi sáng cậu phải có mặt ở phòng tiếp khách của Vôrôsilốp?.
    Đến Matxcơva, tôi được lệnh phải bay tới Khankhin Gôn. Ngày hôm sau, tôi đáp máy bay tới đó.
    Mệnh lệnh giao cho tôi lúc ban đầu có như thế này:
    ?oPhân tích tình hình, báo cáo những biện pháp thi hành, báo cáo những đề nghị của mình?.
    Tới nơi tôi phân tích tình hình, báo cáo những biện pháp đặt ra và những kiến nghị của mình. Trong một ngày tôi nhận được hai bức điện mật mã liên tiếp. Bức thứ nhất: Đồng ý những kết luận và đề nghị của tôi. Còn bức thứ hai: Tôi được bổ nhiệm thay Phéclencô làm Tư lệnh Quân khu đặc biệt ở Mông Cổ.

Chia sẻ trang này