1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] BÚT KÝ VỀ TIỂU SỬ K. G. ZHUKOV - K. SIMONOV

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 08/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Năm 1921, tôi buộc phải ra trận chống lại quân Antônốp. Phải nói rằng đây là một cuộc chiến tranh khá nặng nề. Vào những thời kỳ cao điểm, chúng tôi phải chống lại 7 vạn thanh kiếm và lưỡi lê. Tất nhiên, trong cuộc chiến tranh này, quân của Antônốp không đủ pháo hạng trung và cả pháo hạng nặng, thiếu đạn pháo và đạn các loại cũng bị thất thường, nên không muốn lao vào những trận đánh lớn. Đụng đầu với chúng tôi, họ đã rút lui, tán loạn, biến mất và lại xuất hiện. Chúng tôi cho rằng mình đã diệt được lữ đoàn này, chi đội nọ của Antônốp, song thực ra họ chỉ tán loạn, để rồi ngay sau đó lại xuất hiện. Cuộc chiến tranh này nghiêm trọng là bởi trong hàng quân của Antônốp có rất nhiều người nguyên là lính đã chiến đấu, trong đó có các hạ sĩ quan. Và chút xíu nữa thì có tên đã cho tôi đi sang thế giới bên kia.
    Có một trận, lữ đoàn của chúng tôi bị phờ phạc, quân của Antônốp đổ vào chúng tôi khá mạnh. Nếu bên phía chúng tôi không có 50 tay súng máy yểm hộ, thì nói chung sẽ bị nguy kịch. Được súng máy yểm hộ, chúng tôi đã trấn tĩnh lại được và đánh đuổi được quân Antônốp. Trước đó ít lâu, tôi kiếm được một con ngựa cực kỳ tôi đã bắt được nó sau khi tên chủ bị bắn ngã.
    Và chuyện này nữa, đại đội kỵ binh của tôi đang lúc truy kích quân Antônốp, tôi nhận ra bọn chúng quay lại đón đánh chúng tôi. Một đơn vị đang theo sau, chúng tôi vọt lên tiến công. Ngựa của tôi lao lên phía trước cánh đại đội hơn trăm bước, tôi không kìm được. Thoạt đầu mọi việc tiến triển tốt, quân Antônốp bắt đầu rút.
    Đang lúc truy kích tôi thấy có một tên chỉ huy trong bọn chúng tạt vào con đường mòn - trời lúc này đã phủ tuyết - và lẩn vào bìa rừng. Tôi rượt theo hắn. Hắn cố thoát khỏi tôi... Lúc đuổi theo hắn, tôi thấy hắn dùng tay phải quất roi vun vút vào hông ngựa, kiếm còn nằm trong bao. Đuổi kịp hắn, thay vì tôi sẽ bắn, song đang cơn hăng tiết tôi vác kiếm xông vào. Hắn quất roi bôm bốp vào hông ngựa, lúc bên trái, lúc bên phải. Tới lúc tôi vung kiếm thì roi hắn đang quất ở bên trái. Vụt thật mạnh, xong hắn quăng roi đi, rút kiếm khỏi bao, chém vào tôi. Tôi chưa kịp né, thậm chí chưa kịp xoay kiếm, chỉ trong nháy mắt. Tôi hoàn toàn không nhận ra động tác lúc hắn rút kiếm khỏi bao, chém vào tôi. Và tới khúc ngoặt hắn đã chém ngang ngựa tôi. Lúc đó tôi mặc áo lông cộc có phủ nỉ, trên ngực bao thứ dây đeo, dây đeo kiếm, dây đeo súng ngắn, dây đeo ống nhòm. Kiếm của hắn chặt đứt hết các thứ dây đeo này, chặt đứt cả tấm nỉ, cả áo lông cộc và đánh tôi một cú ngã khỏi yên ngựa. May mà đồng chí chính trị viên của tôi tới kịp, rút kiếm đâm ngã hắn, nếu không, sự thể sẽ như thế nào.
    Lúc chúng tôi lục soát tử thi xem xét các giấy tờ của hắn thấy có bức thư gửi cho Galina nào đấy đang viết dở. Và biết rằng, hắn cũng lại là một tên hạ sĩ giống như tôi, riêng tầm vóc to lớn hơn. Suốt nửa tháng sau, ngực tôi vẫn còn đau ê ẩm.
    Đấy là chuyện thời đánh nhau với quân Antônốp.
    Hồi đó, Tukhachepxki chỉ huy các đơn vị chúng tôi, còn Ubôrêvich là chỉ huy phó... ?.
    Nghe thấy vậy, tôi buột hỏi ngay, đồng chí đánh giá thế nào giữa Ubôrêvich và Tukhachepxki (7).
    ?oCả hai đồng chí, tôi đều đánh giá cao, mặc dù họ là những người khác nhau, có những kinh nghiệm không giống nhau.
    Tukhachepxki giàu kinh nghiệm về các chiến dịch phương diện quân, còn Ubôrêvich đã chỉ huy tập đoàn quân trong nội chiến. Tukhachepxki được nhiều người biết rộng rãi hơn, nhưng tôi không thích đồng chí ấy bằng Ubôrêvich.
    Theo đặc điểm chung của tư duy và những kinh nghiệm quân sự của mình, thì Tukhachepxki uyên thâm hơn về các vấn đề chiến lược. Đồng chí đã nghiên cứu nhiều về chiến lược, suy nghĩ về chiến lược và cũng đã viết sách về chiến lược. Đồng chí có một bộ óc phân tích điềm đạm, sâu sắc. Ubôrêvich nghiên cứu các vấn đề nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật nhiều hơn. Đồng chí am hiểu rộng cả vấn đề nghệ thuật chiến dịch, cả chiến thuật và là nhà giáo dục tuyệt vời của bộ đội.
    Trên ý nghĩa này, theo quan điểm của tôi, đồng chí cao hơn Tukhachepxki hẳn ba cái đầu, bởi Tukhachepxki vốn dòng dõi quý tộc, coi khinh những công việc nhỏ nhặt hàng ngày. Ở đây, nguồn gốc xuất thân và sự giáo dục có ảnh hưởng đến đồng chí ấy.
    Tôi có dịp được tiếp xúc nhiều với đồng chí ấy vào năm 1936, khi biên soạn Điều lệnh chiến đấu mới. Phải nói rằng, thời kỳ đó Vôrôsilốp là Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng, nhưng đồng chí là người ít am hiểu sâu trên cương vị ấy. Cho mãi đến tận sau này đồng chí vẫn là con người tài tử trong các vấn đề quân sự, không bao giờ nắm sâu và nghiêm túc. Thế nhưng, đồng chí giữ chức vụ cao, lại là người có danh tiếng, nên tự cho mình là một nhà quân sự, nắm sâu các vấn đề quân sự.
    Trong thực tế, đại bộ phận công tác trong Bộ Dân ủy Quốc phòng lúc ấy do đồng chí Tukhachepxki đảm đương và Tukhaehepxki quả là một chuyên gia quân sự. Đồng chí ấy có sự đụng chạm với Vôrôsilốp và nói chung giữa hai người có hiềm khích. Vôrôsilốp rất không ưa Tukhachepxki. Tôi còn biết khi đẻ ra vấn đề ngờ vực đối với Tukhaehepxki, rồi về sau, đồng chí ấy bị bắt, Vôrôsilốp đã không làm một việc gì để cứu đồng chí ấy.
    Tôi nhớ một tình tiết trong thời gian biên soạn Điều lệnh. Tukhachepxki có đặc điểm rất bình tĩnh. Tukhachepxki là Chủ tịch Ủy ban biên soạn Điều lệnh, báo cáo với Vôrôsilốp là Bộ trưởng Bộ Dân ủy. Tôi có mặt hôm đó. Vôrôsilốp không đồng ý một điểm nào đó mà nay tôi không còn nhớ là điểm nào, đã đề nghị sửa đổi, nhưng không thích hợp. Nghe xong, Tukhachepxki đã nói với giọng bình tĩnh như thường lệ của mình.
    - Thưa đồng chí Bộ trưởng, Ủy ban không thể tiếp thu những ý kiến sửa đổi của đồng chí.
    - Tại sao? - Vôrôsilốp hỏi.
    - Vì rằng những ý kiến sửa đổi của đồng chí không có tính thuyết phục, thưa đồng chí Bộ trưởng.
    Tukhachepxki phản bác lại rất căng vẫn bằng giọng nói điềm tĩnh như thế, nên tất nhiên Vôrôsilốp không hài lòng.
    Tôi được công tác với Ubôrêvich (8) tròn 4 năm, bắt đầu từ năm 1932. Tôi phục vụ trong Ban thanh tra kỵ binh của Buđionnưi. Trước đó, tôi là Chỉ huy phó một Sư đoàn ở quân khu Kiép.
    Một hôm, Ubôrêvich gọi điện thoại tới Quân khu Kiép, gặp Timôsencô và hỏi đồng chí ấy, đề nghị có thể tiến cử ai trong hàng ngũ kỵ binh để đứng ra tổ chức chấn chỉnh lại Sư đoàn kỵ binh 4. Sư đoàn kỵ binh 4 trước kia là một sư đoàn kỵ binh xuất sắc trong Tập đoàn quân kỵ binh 1. Sau được điều động sang Quân khu Lêningrat, rồi về Quân khu Bêlôruxia và phải xây dựng lại tất cả ở đây. Sư đoàn còn có nhiệm vụ đi xây dựng kinh tế. Đồng chí Sư đoàn trưởng tỏ ra không năng động, qua 2 năm ở Bêlôruxia, sư đoàn chỉ chuyên trị làm công tác xây dựng kinh tế, bỏ bê công tác huấn luyện, nói chung rơi vào tình trạng bê bối.
    Timôsencô đề nghị Ubôrêvich nhận tôi về phụ trách sư đoàn, Ubôrêvich gọi điện thoại về Matxcơva gặp Vôrôsilốp và với giọng kiên quyết thông thường của mình, đề nghị:
    - Thưa đồng chí Bộ trưởng, đề nghị đồng chí cho tôi Giucốp để về phụ trách sư đoàn. Timôsencô tiến cử đồng chí ấy cho tôi.
    Vôrôsilốp trả lời rằng tôi đang công tác ở Ban thanh tra kỵ binh của đồng chí Buđionnưi. Nhưng Ubôrêvich kiên trì đề nghị:
    - Ở Ban thanh tra đang có nhiều người, chúng ta có thể tìm người khác thay thế. Chỗ tôi đang cần một đồng chí sư đoàn trưởng, mong đồng chí quan tâm tới đề nghị của tôi.
    Khi được bổ nhiệm, lẽ tất nhiên tôi rất sung sướng đi nhận sư đoàn và tới Quân khu Bêlôruxia. Tôi chưa chỉ huy sư đoàn, mới chỉ huy lữ đoàn.
    Thoạt đầu mối quan hệ của tôi với Ubôrêvich không thuận. Tôi tiếp nhận sư đoàn được chừng nửa năm thì bị đồng chí khiển trách cho một trận về cái báo cáo không công minh. Chẳng là, có một ban kiểm tra nào đó tới sư đoàn và đã báo cáo không đúng, song kết quả vẫn bị khiển trách trong toàn quân khu. Khiển trách như vậy không đúng, vì rằng mới trong vòng nửa năm chưa thể vực sư đoàn lên được, mới chỉ có thể tìm hiểu và bước đầu đề ra các biện pháp. Dẫu có mong muốn đến đâu tôi cũng không thể trong phạm vi nửa năm mà làm được hết những gì theo yêu cầu để chấn chỉnh triệt để sư đoàn. Nhưng dẫu sao thì cũng vẫn là khiển trách vắng mặt. Đây là sự khiển trách đầu tiên trong cả cuộc đời tôi, mà theo tôi, tôi xin nhắc lại sự khiển trách hoàn toàn không đúng. Tôi lấy làm công phẫn và đánh điện lên quân khu.
    ?oKính gửi đồng chí Ubôrêvich, Tư lệnh quân khu.
    Đồng chí là một Tư lệnh Quân khu rất không công bằng. Tôi không muốn làm việc dưới quyền đồng chí. Đề nghị đồng chí chuyển tôi sang bất kỳ một quân khu nào khác. Giucốp?.
    Tôi gửi bức điện đi được hai ngày, thì Ubôrêvich gọi điện thoại cho tôi.
    - Tôi đã nhận được một bức điện thú vị. Đồng chí bất bình lắm hả?
    Tôi đáp:
    - Làm sao tôi có thể vui lòng, thưa đồng chí Tư lệnh, khi sự khiển trách không công bằng và không đúng đối với tôi?
    - Đúng, tôi cũng thừa nhận như thế. Nếu không, tôi đã điện trả lại đồng chí. Đồng chí đặt vấn đề chuyển đi nơi khác?
    - Tôi có đặt vấn đề.
    - Đồng chí hãy đợi. Hai tuần nữa sẽ có đoàn thanh tra tới, chúng tôi sẽ nói chuyện với đồng chí. Đồng chí có thể chờ được không?
    - Có thể được chúng ta chờ xem.
    Cuộc nói chuyện của chúng tôi đến đây kết thúc.
    Trong chuyến đi thanh tra lần này, Ubôrêvich đã tìm cơ hội, gọi tôi sang một bên và nói.
    - Tôi đã kiểm tra tài liệu, qua đó đề nghị khiển trách đồng chí. Tôi thấy những đề nghị ấy không đúng. Cứ để họ tiếp tục phán xét. Chúng ta sẽ công nhận vấn đề sau khi kết luận.
    - Tôi có thể cho là khiển trách được hủy bỏ? - Tôi hỏi.
    - Tất nhiên, nếu tôi nói sự khiển trách ấy không đúng.
    Tai họa thế là cũng chấm dứt tại đây.
    Về sau, sư đoàn trở thành sư đoàn xuất sắc trong quân khu và là một trong những sư đoàn xuất sắc của toàn quân. Trong phạm vi 2 năm, tôi đã chấn chỉnh được sư đoàn.
    Quan hệ với Ubôrêvich trở nên tốt đẹp. Tôi cảm thấy đồng chí đã nâng đỡ tôi, giao cho tôi nhiều nhiệm vụ và rút tôi ra làm các báo cáo. Về sau, trong cuộc họp tổng kết tại Bộ tham mưu Quân khu, đồng chí ủy nhiệm cho tôi đọc báo cáo về kỵ binh của Pháp hoạt động trong trận đánh trên sông Pô hồi Thế chiến thứ nhất.
    Đối với tôi báo cáo này là một việc khóm tôi chưa quen. Thêm nữa, tôi là Sư đoàn trưởng mà phải đọc báo cáo trước sự có mặt của tất cả các tư lệnh binh chủng và quân đoàn, nhưng tôi cũng vẫn chuẩn bị báo cáo và lúc đầu quả là có do dự: Treo hết các tấm bản đồ, rồi đứng lại gần những tấm bản đồ ấy; cần bắt đầu, song tôi vẫn đứng ngây và im lặng. Ubôrêvich biết cách giúp tôi trong lúc ấy. Đồng chí gợi ra những câu hỏi giúp tôi đi vào nội dung. Mọi việc tiếp sau diễn ra bình thường. Báo cáo xong, đồng chí nhận định đây là một báo cáo tốt.
    Tôi xin nhắc lại, tôi cảm thấy đồng chí đã kiên nhẫn nâng đỡ tôi.
    Nói chung, đồng chí là một con người nghiêm. Nếu trong lúc tập bài, đồng chí thấy có đồng chí tư lệnh quân đoàn nào lơ đãng lập tức, không nói một lời thừa, đồng chí đặt ngay ra nhiệm vụ:
    - Đồng chí A? Địch đang ở khu vực X tiến ra đây, đang ở cứ điểm này. Đồng chí ở nơi kia. Đồng chí dự kiến sẽ phải làm gì?
    Viên tư lệnh quân đoàn lơ đãng nọ lập tức phải đảo mắt thật nhanh khắp lượt bản đồ nhận ra các cứ điểm... Nếu anh ta chú ý theo dõi, thì cũng sẽ tìm ra ngay. Song nếu như có đôi chút chểnh mảng, thì không khỏi không vấp nhiều khó khăn. Tất nhiên, cái đó cũng là một bài học cho anh ta. Sau đó, thì suốt buổi tập bài, anh ta sẽ dán mắt lên các tấm bản đồ.
    Ubôrêvich là một nhà giáo dục có một không hai, chú ý theo dõi mọi người và nắm vững họ. Đồng chí là một người nghiêm cách và đòi hỏi, biết nói rõ cho người khác những sai sót của họ. Đặc điểm tuyệt vời ở đồng chí là chỉ nói ba bốn câu mà rõ hết sự việc. Các cán bộ xung quanh có sợ tính nghiêm đó, song đồng chí không hề gay gắt, thô bạo?.
    Trong lúc đang kể chuyện về Ubôrêvich, Giucốp nhắc đến Timôsencô, rồi bỗng thôi không nói đến Ubôrêvich mà quay sang nói về Timôsencô. Đồng chí nói:
    ?oCó một số sách đánh giá Timôsencô hoàn toàn không đúng, thể hiện đồng chí ấy gần như là một người không có ý chí, bợ đỡ Xtalin. Cái đó không đúng.
    Tímôsencô là một người đứng tuổi, giàu kinh nghiệm về quân sự, một con người kiên nhẫn, có ý chí, thông thạo cả về chiến thuật và chiến dịch. Trong mọi trường hợp, đồng chí ấy là Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng xuất sắc hơn Vôrôsilốp. Và chỉ trong một thời gian ngắn giữ chức Bộ trưởng, đồng chí ấy đã kịp làm một số việc cho quân đội tốt hơn. Sau khi xảy ra tai họa ở Kháccốp, đồng chí ấy không được giao nhiệm vụ chỉ huy các mặt trận nữa, mặc dù ở cương vị Tư lệnh mặt trận, đồng chí ấy có thể mạnh hơn một số Tư lệnh khác ví dụ như Êrêmencô. Nhưng Xtalin vẫn bực bội với đồng chí ấy sau vụ Kháccốp và nói chung, nên có ảnh hưởng tới vận mệnh đồng chí ấy trong suốt cuộc chiến tranh. Đồng chí là một người cương nghị và không bao giờ tỏ ra xu nịnh Xtalin. Nếu đồng chí ấy như vậy, thì hoàn toàn có thể được nhận phương diện quân?.
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Trong một câu chuyện khác, chúng tôi nói với Giucốp về các hồi ký quân sự. Căn cứ vào những nhận xét của đồng chí về các cuốn sách, các ấn phẩm đã xuất bản mà đồng chí đã chăm chú đọc gần hết, thì rõ ràng, vấn đề này sẽ hấp dẫn đồng chí, bởi đồng chí cũng đang viết hồi ký của mình về chiến tranh.
    Tôi dẫn ra đây mấy ghi chép có liên quan.
    ?oTôi không biết ý kiến của anh thế nào, chứ tôi hình dung hồi ký của những người chỉ huy quân sự không phải là chỗ để đăng những danh sách dài các tên tuổi và viết một số lớn các tình tiết chiến đấu, nhắc tới các trường hợp của chủ nghĩa anh hùng. Nếu miêu tả như là những quan sát riêng của mình thì không đúng. Nếu anh là Tư lệnh phương diện quân, bản thân anh đã không thấy, không có mặt ở đó, không trực tiếp biết những con người mà sách nói đến, không hình dung được những tình tiết chiến công của những con người ấy. Có trường hợp anh còn không biết cả tên, họ những con người đã lập nên chiến công. Nhiều trường hợp, những sự thật ấy trong hồi ký phải lấy ở những tài liệu khác không nói lên được đặc điểm hoạt động của người Tư lệnh Phương diện quân, mà có khi lại cản trở đến việc tạo nên bức tranh nguyên khối của những sự việc xảy ra được miêu tả theo quan niệm của người viết hồi ký. Tôi nghĩ rằng, sự lạm dụng những cái đó nom có vẻ như sự dân chủ giả hiệu, sự bợ đỡ giả dối.
    Muốn chứng minh nhân dân đã chiến đấu ra sao không nhất thiết phải lấy trong các báo chí thời ấy, hoặc trong các báo cáo chính trị danh sách những tên họ. Anh em kể chuyện cả mặt trận đã chiến đấu như thế nào, những người đi vào quân đội chiến đấu ra sao, cả một khối lớn quần chúng chiến đấu, họ đã chịu biết bao mất mát, đã đạt được những gì và đã đánh thắng ra sao - thì cái đó chính là những chuyện kể về các hành động của nhân dân trong chiến tranh.
    Trong chiến tranh chúng ta cũng phạm không ít sai lầm, trong hồi ký của mình phải viết về những sai lầm ấy. Dẫu sao tôi cũng sẽ viết. Ví dụ như, tôi sẽ viết về những sai lầm của mình khi làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động hai phương diện quân trong chiến dịch Lvốp - Xanđômia, trong khi ta có đủ lực lượng hơn để thực hiện nhiệm vụ mà phải dẫm chân trước Lvốp và tôi là người phối hợp hoạt động của hai phương diện quân đã không biết sử dụng lực lượng tại những nơi cần thiết, không biết cơ động kịp thời để giành thắng lợi nhanh hơn.
    Thiếu sót lớn của một số hồi ký mà tôi được đọc là đã hạn chế tầm nhìn khi miêu tả các sự kiện chiến đấu của Tư lệnh các tập đoàn quân và thậm chí cả Tư lệnh các phương diện quân. Có lúc đã tạo nên ấn tượng lạ lùng, như là một nhà quân sự giàu kinh nghiệm, hiểu biết rộng đang hành động trong chiến tranh thuộc phạm vi các tuyến được phân giới và có các đơn vị bạn ở bên phải và bên trái, lại quên mất rằng, gắn với những hành động của các đơn vị, không phải chỉ có những thất bại, mà cả những thành công của họ. Họ quên đi rằng bên phải và bên trái họ cũng đều là những đơn vị của Quân đội Liên Xô, mà phải nói một cách thỏa đáng giống như nói về các đơn vị của mình. Họ quên mất rằng, tất cả đều chỉ là một quân đội, chứ không phải là quân đội khác và quân Đức hành động không phải chỉ để không tập đoàn quân, phương diện quân của họ, mà chống lại Quân đội Liên Xô nói chung, chống lại tất cả các tập đoàn quân, tất cả các phương diện quân.
    Nếu như trong một thời điểm nào đó chính họ bị vấp khó khăn, mũi đột kích giáng vào họ, quân Đức tập trung những lực lượng lớn đánh họ, thì cái đó có liên quan đến một nơi nào đó ở chỗ khác đã không có những lực lượng như thế một nơi khác không bị căng thẳng, không bị đột kích và vào thời điểm ấy, các đơn vị bên phải hoặc bên trái do đó mà sẽ nhẹ hơn.
    Về phần mình, cái đơn vị bạn ấy lại không được quên những nguyên nhân, rằng tại sao ở thời điểm ấy mình lại được nhẹ hơn. Nhưng đồng chí nếu có viết hồi ký thì không được quyền quên rằng, kết quả của sự lao động của đồng chí gắn với không gì mà trong thời gian ấy quân Đức đã tập trung lực lượng trên khu vực khác và đơn vị bạn của đồng chí đã buộc phải lâm vào tình thế rất nặng nề.
    Cũng không được quên rằng, đồng chí đánh thắng không chỉ do mình thông minh và giỏi giang, bộ đội mình biết hành động giỏi, mà còn là vì tình huống thuận lợi đã tạo cho mũi tiến công của đồng chí, do các đơn vị bạn đã thu hút về mình những lực lượng chủ yếu của địch và đồng chí đã chiếm được ưu thế làm cơ sở cho những thành công của mình.
    Nhưng cái thành công này của đồng chí là thành công chung, chứ không phải riêng của mình. Thật giống hệt như nếu đơn vị bạn gặp được tình huống có lợi và đơn vị đồng chí gặp khó khăn, thì thắng lợi của đơn vị bạn không phải chỉ là thắng lợi của họ, mà là của cả các đơn vị đồng chí.
    Đấy, trong các hồi ký thường quên đi điều ấy. Họ đã viết, như chiến tranh chỉ diễn ra trong các tuyến phân giới của mình, như bộ đội của đơn vị họ hoàn toàn tách biệt với tất cả các đơn vị khác. Chúng ta không được nhân nhượng về nguyên tắc với cách nhìn chật hẹp ấy, đấy là chưa nói đến sự thiển cận đó còn dẫn tới sự bóp méo những nhận định cả tiến trình những hành động quân sự?.
    Có lẽ tính chất những ghi chép này của tôi sẽ phản ánh những tình tiết nằm trong giai đoạn câu chuyện khi Giucốp đang viết những hồi ức của mình. Khi con người đã trải qua một cuộc đời lớn lao, lại ngó nhìn vào toàn bộ chính cuộc đời mình, thì một phần những suy nghĩ về cuộc đời riêng đã xâm nhập vào câu chuyện của anh ta với những người bạn đang cùng nói chuyện.
    Tôi dẫn ra đây mấy ghi chép mang tính chất ấy.
    ?oAnh sẽ cảm thấy, dẫu sao thì anh cũng không triệt để tận dụng được những khả năng vốn có trong anh. Trong phạm vi nào đó, anh sẽ thấy mình không đủ tri thức, trình độ và học lực có hệ thống. Cuộc sống không cho ta cái may mắn có được nhiều. Chẳng hạn như, những suy nghĩ thuần túy về quân sự của anh cũng sẽ đụng tới những tri thức sinh học, các khoa học tự nhiên. Có lúc tôi không sao rời bỏ được cảm giác, phạm vi tri thức của tôi hẹp hơn cái mà tôi muốn có, cái mà tôi thấy cần phải có về chức trách của mình. Tôi đã từng trải qua và đang nếm trải.
    ?oTôi không khi nào là một người quá tự tin. Sự thiếu vắng lòng quá tự tin không hề cản trở tôi kiên quyết trong công việc. Khi chúng ta làm việc, chịu trách nhiệm về việc làm của mình và quyết định, thì ở đây không có chỗ cho sự ngờ vực hoặc quá tự tin. Công việc đang cuốn hút anh và anh đã hiến dâng hết mình cho công việc đó và đã làm tất cả những gì mà anh có thể. Nhưng sau đó, đến khi xong việc, khi anh suy nghĩ về những công việc đã làm, suy nghĩ không chỉ về quá khứ mà nghĩ cả đến mai sau, anh sẽ thấy thấm thía là anh còn thiếu cái gì đó, thưa đạt được cái gì đó và nếu như anh có thể biết được nhiều sự việc mà anh đã không biết, thì cái tình cảm lại quay trở lại đó buộc anh phải suy nghĩ lại một lần nữa tất cả và tự mình phải giải quyết: ?oVậy ra mình đã không làm tốt hơn cái đã làm, nếu như mình nắm được tất cả những gì mình còn thiếu??.
    Trong thực tế, tôi buộc phải nắm vững nhiều cái mà lại thiếu những tri thức đủ rộng và nhiều mặt đã tích lũy được trước đây. Cái đó có mặt thiết thực của nó. Chịu trách nhiệm về công việc, tôi ráng sức làm thật tốt và đồng thời cũng cảm thấy với trình độ được huấn luyện chung của mình có những chỗ hổng, nên tôi cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra sao cho thật cơ bản hơn, cố gắng đào bới đến tận gốc, không cho phép mình hạ quyết tâm một cách nông nổi. Tinh thần trách nhiệm được nâng cao, ta càng thấy cần phải nắm bắt được tất cả bằng trí tuệ của mình, kinh nghiệm của mình, cố gắng bồi bổ cho kiến thức của mình bằng tất cả những gì cần thiết cho công việc.
    Trước mọi khó khăn của tình thế, đôi lúc lại nảy ra trong đó cả mặt tích cực của nó. Nhân đây, cũng nên nói thêm, một số nhà quân sự của chúng ta có trình độ học vấn cao, cỡ giáo sư và các phó giáo sư, ở vào tình thế các tư lệnh của mặt trận nào đó trong chiến tranh đã không bộc lộ mình từ mặt tích cực. Trong các giải pháp của họ mà tôi có dịp được nhận xét, đúng là có yếu tố của sự nông cạn. Có lúc, họ đề ra những giải pháp thiển cận về những vấn đề phức tạp, không nằm trong sự uyên bác giáo sư của họ. Ở đây, có mặt trái của tấm huy chương. Đôi lúc họ tưởng như giản đơn, song kỳ thực lại phức tạp.
    Trong đời có những cái ta không thể nào quên. Con người quả thật là không thể nào quên những cái đó, nhưng lại nhớ những cái đó cũng không giống nhau. Có ba cái để nhớ. Có thể không quên cái ác. Đó là một. Có thể không quên kinh nghiệm. Đó là hai. Có thể không quên quá khứ khi nghĩ về tương lai. Đó là ba.
    Trong cuộc đời mình, tôi đã nếm trải ba yếu tố nặng nề. Nếu nói về yếu tố thứ ba, thì có cái gì trong đó, rõ ràng tôi cũng có lỗi, bởi không có lửa sao có khói. Chịu đựng những cái đó thật chẳng nhẹ nhàng.
    Năm 1957, tôi bị ra khỏi Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương và ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng, tôi trở về nhà. Tôi quyết định dứt khoát không để mất, không làm hỏng mình, không nằm dài, không bỏ mất sức mạnh của ý chí, dẫu tình thế có nặng nề đến đâu.
    Cái gì đã giúp tôi? Tôi đã xử sự như sau: Trở về đến nhà, tôi uống một liều thuốc ngủ. Ngủ được mấy tiếng đồng hồ. Tỉnh dậy. Tôi ăn. Tôi lại uống thuốc ngủ. Lại ngủ. Lại thức giấc. Lại uống thuốc ngủ, lại ngủ... Tôi cứ ngủ đứt đoạn như thế kéo dài 15 ngày đêm.
    Tôi đã chịu đựng hết những gì đau đớn giày vò mình, những gì nằm trong ký ức như thế. Tất cả những cái tôi đã suy nghĩ, tôi đã tranh luận thầm trong tôi, tôi đã đau buồn trong tình trạng thao thức ấy, tôi đã chịu đựng hết, có lẽ trong giấc ngủ. Tôi tranh luận và chứng minh và đau buồn - tất cả đều trong giấc ngủ. Rồi sau đó, khi 15 ngày đêm trôi qua, tôi đi câu cá.
    Sau tất cả những sự việc đó, tôi viết cho Ủy ban Trung ương Đảng, đề nghị cho tôi đi nghỉ ở nhà điều dưỡng.
    Tôi đã vượt qua thời điểm nặng nhọc này thế đấy?.
    *
    Tôi muốn chấm hết những bút ký này giống như lúc nó mở đầu. Đây không phải tôi có ý định viết tiểu sử Giucốp, mà mới chỉ là những bút ký về tiểu sử. Và tôi thật sung sướng, nếu sau này dẫu là một phần của những gì đã nói, đã dẫn ra trong bút ký góp được phần nào phục vụ cho các nhà viết sử mai sau về nhiều mặt của con người lỗi lạc này.
    Tháng 4, 5 năm 1968
    ---
    (1) Là các Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. ND.
    (2) Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ năm 1938-1945.
    (3) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. ND.
    (4) Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô. ND.
    (5) Một tình báo viên chiến lược Liên Xô hoạt động tại Nhật Bản trước những năm Thế chiến thứ hai. N.D.
    (6) Bộ trưởng An ninh quốc gia những năm 1946- 1953. N.D.
    (7) Nguyên soái Liên Xô, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Bị đàn áp chính trị và giết hại năm 1937. Sau được minh oan và khôi phục danh dự. N.D.
    (8) Tư lệnh Quân khu Bêlôruxia từ 1930-1937, chức danh Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1 (tương đương quân hàm Đại tướng). Bị đàn áp chính trị năm 1937 và bị giết hại. Sau được minh oan và khôi phục danh dự. N.D.
  3. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    PHỤ LỤC
    SỰ NGHIỆP CỦA G.C. GIUCỐP TRONG BÁCH KHOA THƯ QUÂN SỰ NGA
    Nhà Xuất bản Quân sự - Matxcơva - 1995 (t.3, tr. 188, 189)
    G.C.Giucốp sinh ngày 1-12-1896 tại làng Xtơrencôpca, nay là huyện Giucôva. Mất ngày 18-6-1974 tại Matxcơva.
    Là nhà hoạt động quân sự của Liên bang Xôviết, một vị thống soái, G.C. Giucốp được phong Nguyên soái Liên Xô năm 1943 và 4 lần danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào những năm: 1939; 1944; 1945; 1956.
    G.C. Giucốp vào quân ngũ năm 1915 và tham gia quân đội Liên Xô năm 1918. Đã tốt nghiệp các khóa học: Kỵ binh năm 1920, bổ túc sĩ quan kỵ binh năm 1925, bổ túc cấp cao năm 1930.
    Trong Thế chiến thứ nhất là hạ sĩ quan, được tặng thưởng 2 Huân chương chữ thập Giêocgi.
    Trong Nội chiến là chiến sĩ Hồng quân, đã giữ những chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, tham chiến truy quét thổ phỉ trên các mặt trận phía đông, phía nam và phía tây.
    Sau Nội chiến, G.C. Giucốp giữ chức vụ đại đội trưởng kỵ binh. Đến tháng 7 năm 1923 được đề bạt trung đoàn kỵ binh và tháng 5 năm 1930 ở cương vị lữ đoàn trưởng kỵ binh 4. Tháng 7 năm 1937 là quân đoàn trưởng kỵ binh 3 và từ tháng 2 năm 1938 là quân đoàn trưởng kỵ binh 6.
    Tháng 6 năm 1938 giữ cương vị phó tư lệnh quân khu Bêlôruxia. Tháng 7 năm 1939 được bổ nhiệm làm tư lệnh cụm tập đoàn quân 1 trên địa hạt Mông Cổ đã đánh thắng chiến dịch tiêu diệt quân xâm lược Nhật ở vùng sông Khankhin Gôn.
    Được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì đã khéo lãnh đạo các đơn vị và tỏ ra can trường, dũng cảm trong chiến dịch này.
    Tháng 6 năm 1940, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Kiép. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1941 giữ cương vị Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
    Tài năng cầm quân của G.C. Giucốp rực sáng trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
    Ngày 23-6-1941, được Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô cử làm thành viên của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh (đến tháng 8 năm 1941 gọi là Bộ Tổng tư lệnh tối cao).
    Tháng 8 năm 1942 là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng và Phó Tổng tư lệnh tối cao.
    Trong những ngày đầu chiến tranh được Đại bản doanh cử làm đại diện của Đại bản doanh xuống phối hợp với Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, sử dụng lực lượng các quân đoàn cơ giới tổ chức phản đột kích ở gần thành phố Brôđưi, phá vỡ âm mưu đột phá trong hành tiến bằng các binh đoàn cơ động của Bộ chỉ huy Hitle (xem trận đấu xe tăng năm 1941). Tháng 7 đến tháng 9 năm 1941 là Tư lệnh Phương diện quân dự bị, đã chỉ huy chiến dịch tiến công đầu tiên trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại đánh thắng cụm các Tập đoàn quân của nước Đức phát xít ở vùng Ennhia (xem chiến dịch Ennhia năm 1941).
    Tháng 9 năm 1941 trong những ngày chiến đấu căng thẳng và nặng nề nhất tại cửa ngõ Lêningrat, G.C. Giucốp được phái xuống làm Tư lệnh Phương diện quân Lêningrat. Đồng chí đã cùng với Hạm đội Bantích và được nhân dân Lêningrat hết lòng ủng hộ, đã chặn đứng các mũi tiến công, bẻ gãy âm mưu đánh chiếm thành phố của địch.
    Từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 8 năm 1942, G.C. Giucốp được Đại bản doanh triệu tập về làm Tư lệnh Phương diện quân Tây, với nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ Matxcơva. Và từ tháng 2 đến cuối tháng 5 năm 1942, G.C. Giucốp đồng thời kiêm chức Tổng Tư lệnh Mặt trận hướng Tây.
    Dưới sự lãnh đạo của Giucốp, bộ đội của Phương diện quân Tây và cả Mặt trận hướng Tây đã chiến đấu quyết liệt, làm tiêu hao và suy yếu các đơn vị tinh nhuệ của Hitle và chuyển sang phản công kiên quyết. Bộ đội của Phương diện quân Tây đã hiệp đồng với các Phương diện quân Calinin, Briancơ và cùng với bộ đội cánh phải của Phương diện quân Tây Nam hất quân địch ra xa Thủ đô tới 100-250 kilômét (xem chiến dịch Matxcơva năm 1941-1942).
    Trong các năm 1942-1943, Giucốp với tư cách là đại diện của Đại bản doanh xuống các mặt trận trực tiếp chỉ đạo và phối hợp hành động của các Phương diện quân trong chiến dịch Xtalingrat. Kết quả đã đánh tan các tập đoàn quân xe tăng 6 và 4 của Đức, các tập đoàn quân 3 và 4 của Rumani và tập đoàn quân 8 của Italia.
    Đồng thời, Giucốp còn chỉ đạo việc phối hợp hành động của các đơn vị phá vỡ vòng vây Lêningrat năm 1943 và đã cùng với Vaxilepxki (Tổng tham mưu trưởng) phối hợp hành động của các Phương diện quân trong chiến dịch Cuôcxơ năm 1943. Chiến dịch Cuôcxơ là giai đoạn quan trọng dẫn tới thắng lợi của Liên Xô trước nước Đức phát xít.
    Năm 1943, Giucốp còn chỉ đạo phối hợp các hành động của 2 phương diện quân Vơrônegiơ và Thảo Nguyên, giải phóng vùng Đơnhiep (xem chiến dịch Đơnhiep năm 1944).
    Tháng 3 đến tháng 5 năm 1944 Giucốp chỉ huy Phương diện quân Ucraina 1. Hè năm 1944 đồng chí đã chỉ đạo phối hợp ngoài mặt trận các hành động của 2 Phương diện quân Bêìôruxia 1 và 2 trong chiến dịch - chiến lược Bêlôruxia năm 1944.
    Sang giai đoạn cuối Chiến tranh giữ nước vĩ đại (11-1944 - 5-1945) Giucốp chỉ huy Phương diện quân Bêlôruxia 1 đã hiệp đồng với bộ đội của Phương diện quân Ucraina 1 tiến hành chiến dịch - chiến lược Vixla - Ôđe. Kết quả đã đánh tan Cụm các tập đoàn quân ?oA? (từ 25-1-1945 gọi là Cụm các tập đoàn quân ?oTrung tâm?) của phát xít Đức, giải phóng thủ đô Vacxava và đại bộ phận lãnh thổ Ba Lan. Trong quá trình chiến dịch, bộ đội Liên Xô đã vượt qua 500 kilômét, tiến vào lãnh thổ nước Đức phát xít.
    Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1945 bộ đội của Phương diện quân Giucốp đã hiệp đồng với bộ đội của Phương diện quân Ucraina 1 và Phương diện quân Bêlôruxia 2 tiến hành chiến dịch Béclin.
    Ngày 8-5-1945, được ủy nhiệm thay mặt Bộ Tổng tư lệnh tối cao, G.C. Giucốp đã tiếp nhận việc đầu hàng của các lực lượng vũ trang nước Đức phát xít tại Cackhoocxtơ ở đông nam Béclin.
    Giucốp là một trong những thành viên chính biên soạn và thực hiện các kế hoạch chiến dịch - chiến lược lớn của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
    Đặc điểm nổi bật ở Giucốp là sức mạnh ý chí kiên cường, trí tuệ cao sâu cùng với khả năng đánh giá đúng các tình huống chiến lược phức tạp. Đồng thời, Giucốp còn giỏi dự đoán tiến trình hoạt động quân sự có thể xảy ra. Đồng khí biết tìm ra những giải pháp đúng trong các tình huống thay đổi nhanh và phức tạp. Khi cần thiết dám đi tới những quyết định táo bạo và đảm nhận hết trách nhiệm về các hành động quân sự của mình.
    G.C. Giucốp là con người tài năng, xuất sắc trong công tác tổ chức, trong sự can đảm của bản thân. Đồng khí còn giỏi vận dụng trong thực tiễn một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nghệ thuật quân sự, là tập trung lực lượng và phương tiện trên hướng đột kích chủ yếu nhằm tiêu diệt các cụm quân chính của địch.
    Sau chiến tranh, G.C. Giucốp là Tổng Tư lệnh Cụm quân Liên Xô đóng trên nước Đức và là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Béclin từ tháng 6 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946.
    Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1946 là Tổng Tư lệnh Lục quân và Thứ trưởng Bộ các lực lượng vũ trang.
    Từ 1946-1953 chỉ huy bộ đội các Quân khu Ôđetxa và Uran. Tháng 3 năm 1953 lại được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất và từ tháng 2 năm 1955 cho đến tháng 10 năm 1957 là Bộ trưởng Quốc phòng.
    Trên các cương vị này, G.C. Giucốp đã khéo vận dụng những kinh nghiệm chiến đấu phong phú trong công tác huấn luyện bộ đội và thường xuyên quan tâm đến việc nắm vừng các chủng loại vũ khí mới.
    Nhưng số phận G.C. Giucốp sau chiến tranh không đơn giản. Hầu như gần nửa thế kỷ dưới thời Xtalin, Khơrútxốp, Brêgiơnép, đồng chí đã bị thất sủng.
    Song G.C. Giucốp đã kiên gan chịu đựng mọi khó khăn một cách thật xứng đáng.
    G.C. Giucôp là đại biểu của Xôviết Tối cao các khóa 1 - 4. Được tặng thưởng 6 Huân chương Lênin, Huân chương Cách mạng tháng 10, 3 Huân chương Cờ đỏ, 2 Huân chương Xuvôrôp hạng nhất và nhiều huy chương khác cùng nhiều huân chương của nước ngoài. Hai lần được tặng thưởng Huân chương ?oChiến thắng?, huân chương cao quý nhất của quân đội. Đồng chí được tặng thưởng khẩu súng vinh quang.
    Khi mất, di hài được chôn cất tại chân tường điện Kremli ở Hồng trường.
  4. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    LỜI BẠT
    CỦA TẠP CHÍ LỊCH SỬ QUÂN SỰ LIÊN XÔ
    NĂM 1987
    Những trang bút ký của K.M. Ximônôp về tiểu sử Giucốp được đăng đến số này là hết, đã được tình cảm của nhiều bạn đọc trong nước đáp lại rất sống động.
    Điều này cũng dễ hiểu, bởi đó là bằng chứng và sự phán xét của người thống soái kiệt xuất, của nhà hoạt động quân sự và hoạt động nhà nước có danh tiếng. Là thái độ của đồng chí ấy đối với những hiện tượng phức tạp và có lúc mâu thuẫn trong lịch sử chúng ta.
    Trong thùng thư của Tòa soạn có bức thư của Era Gheoocghiepna Giucôva, con gái của Giucốp, có câu viết: ?oTôi xúc động mạnh bởi ấn phẩm này - bà viết - cảm ơn các đồng chí?.
    Về phần mình, chúng tôi xin cảm ơn tác giả của rất nhiều bức thư đã gửi đến Tòa soạn chúng tôi và tỏ lời biết ơn sâu sắc gia đình nhà văn K.M. Ximônôp, cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng cục Chính trị của Quân đội và Hải quân Liên Xô đã dành điều kiện cho tạp chí Lịch sử Quân sự được công bố những tài liệu này.
    Chúng tôi có kế hoạch từ nay sẽ đăng trên các trang tạp chí về những con người, những sự việc và sự thật lịch sử ít người được biết.
    HẾT
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    up
  6. DoubleStar

    DoubleStar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    thank ban Danngoc truyện rất hay

Chia sẻ trang này