1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Tài liệu tham khảo. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 07/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    + Tài liệu tham khảo. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

    Topic này bao gồm một số bài viết của các học giả hiện đại người Đức về ?oNhà nước pháp quyền?. Xin post lên đây cho các anh chị và các bạn cùng tham khảo. Đây là các ý kiến của các luật gia tư sản hiện đại, thiết nghĩ cũng cần thiết cho việc nghiên cứu của giới Luật nói chung và sinh viên nói riêng.

    Các bài viết này được trích trong cuốn ?oNhà nước pháp quyền?, của tác giả người Đức (biên tập lại) Josef Thesing. Bản dịch của Nhà xuất bản chính trị quốc gia dưới sự tài trợ của Quỹ Korad Adenauer - Cộng hoà Liên bang Đức.




    To be or Not To be !
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bài 1:
    Nhà nước pháp quyền và cơ sở đạo đức của nó​
    Gerhard Robbers
    Bản chất của nhà nước pháp quyền ngày nay
    Học thuyết "nhà nước pháp quyền" có một vị trí chủ đạo trong những học thuyết để xây dựng các nhà nước hiến pháp hiện đại. Thực tế đã chứng tỏ, học thuyết "nhà nước pháp quyền" là sự kết tinh kinh nghiệm lich sử và đòi hỏi chính trị của rất nhiều thế hệ.
    Từ khi xuất hiện, Học thuyết "nhà nước pháp quyền" được hiểu là tổng thể các nguyên tắc đa dạng luôn phát triển năng động. Ðiểm lại những vấn đề ngày nay chúng ta đang tranh luận, nổi lên những nguyên tắc rất cơ bản, bao gồm tính minh bạch và có thể dự đoán trước được của pháp luật. Sự áp dụng của bất kỳ pháp luật nào cũng cần dự đoán được một cách công khai và tổng thể. Mọi hành vi hành pháp có ý nghĩa quan trọng của Chính phủ cần nằm trong không khổ Quốc hội cho phép. Ðiều đó có nghĩa là, người dân cần có quyền tham gia quá trình lập pháp. Ðiều này được gọi là "tính dự liệu của pháp luật", một đòi hỏi đã hình thành và phát triển từ thế kỷ XIX.
    Toà án và các cơ quan hành pháp phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật có hiệu lực ưu tiên trước mọi quyết định hoặc biện pháp. Ðiều này nhấn mạnh vai trò pháp luật và chính trị ưu tiên của các cơ quan lập pháp trước các cơ quan hành pháp. Hành pháp hoặc tư pháp không được phép tiến hành các biện pháp vi phạm một đạo luật đã được Quốc hội thông qua. Cơ sở của nguyên tắc này gắn liền với tính ưu tiên của pháp luật, cả hai điều này liên quan chặt chẽ đến một học thuyết đã có từ lâu đời về "chủ quyền nhân dân", theo đó một đạo luật thành văn nào cũng phải là sự thống nhất ý chí của nhân dân, chứ không phải là mệnh lệnh của một cá nhân hay một đảng phái chính trị.
    Học thuyết "nhà nước pháp quyền" còn được phát triển dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước, theo đó mà các chức năng của nhà nước được phân chia thành các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngày nay sự phân chia quyền lực này dường như trở thành lỗi thời, bởi ranh giới để phân biệt ba quyền lực đã trở nên mờ nhạt hơn với sự xuất hiện của nhiều cơ quan quyền lực mới, ví dụ các cơ quan của Cộng đồng châu Âu. Mặc dù vậy, phân chia quyền lực ngày nay vẫn là một thành tố không thể thay thế được trong một trật tự tự do. Trong một trật tự tự do như vậy, Nhà nước được bảo vệ trước các nguy cơ độc tài của các quyền lực chuyên chế bằng cách phân chia quyền lực và trao chúng cho các cơ quan khác nhau cũng như thông qua việc giám sát và cân đối quyền lực.
    Một nguyên tắc cơ bản khác của Học thuyết "nhà nước pháp quyền" là việc bảo đảm thực thi pháp luật, mọi công dân đều có quyền yêu cầu thực hiện các quyền của mình tại một toà án độc lập phán xử. Bảo đảm thực thi quyền công dân được hiểu theo hai nghĩa: bảo đảm quyền quyên dân trước các cơ quan nhà nước và bảo đảm quyền công dân bởi các cơ quan nhà nước. Một nhà nước hiến pháp là một nhà nước minh bạch, về bản chất có thể dự liệu trước được các hoạt động của nhà nước đó. Nhà nước đó bảo đảm niềm tin của công dân, giúp họ có sự định hướng, nghiêm cấm các hoạt động hồi tố nói chung và nghiêm cấm áp dụng hồi tố pháp luật nói riêng. Nguyên lý này có mục đích ngăn chặn những thay đổi bất ngờ và không thể lường trước được của hệ thống pháp luật. Bảo đảm niềm tin của công dân còn đòi hỏi mọi thay đổi pháp luật, nếu xét thấy cần thiết, phải được tiến hành hợp lý và mềm dẻo thông qua các bước chuyển tiếp phù hợp để tránh mọi cứng nhắc, đột ngột và căng thẳng có thể xảy ra.
    Tất cả các nguyên tắc này của Học thuyết "nhà nước pháp quyền" được khái quát dưới khái niệm các khía cạnh về trình tự (lập và hành pháp), điều luôn được bổ sung và cụ thể hoá. Giá trị và tính thời sự của các nguyên tắc cơ bản này có thể khác nhau tuỳ theo mỗi thời đại, song có thể nói rằng Học thuyết "nhà nước pháp quyền" là một nguyên tắc cơ bản nhất được chấp nhận chung nhằm bảo đảm công lý và bảo vệ pháp luật trước các hành vi xâm phạm.
    Một trong những thành tố nội dung quan trọng đầu tiên của Học thuyết "nhà nước pháp quyền" là sự bảo đảm các quyền cơ bản. Tự do, bình đẳng, tôn trọng con người và những hình thức thể hiện khác của bảo đảm nhân quyền là những thành tố đặc trưng mang tính truyền thống của nhà nước pháp quyền.
    Một nguyên tắc khác của Học thuyết "nhà nước pháp quyền" là nguyên tắc đảm bảo tính hợp lý, vừa phải. Mọi biện pháp của bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng phải phù hợp đối với những người trực tiếp liên quan. Nguyên tắc này bảo đảm sự tôn trọng cá nhân từng con người, kể cả khi cá nhân không có một yêu cầu nào được ưu tiên trước một tập thể nhất định. Lợi ích cá nhân được đương nhiên giả định là một đối trọng đối với lợi ích cộng đồng. Chính vì vậy việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm tính hợp lý của các biện pháp của cơ quan công quyền nhằm bảo đảm tôn trọng, hài hoà hoá và bảo vệ các lợi ích cá nhân và cộng đồng một cách tốt nhất, kể cả khi các lợi ích này xung đột với nhau.
    ở một mức độ trừu tượng hơn, có thể thấy việc pháp luật có một thứ bậc ưu tiên hơn so với mọi đường lối, chính sách khác, là một điều kiện nền tảng của nhà nước pháp quyền. Những nhà chính trị muốn thực hiện các biện pháp phù hợp về chính trị, song các biện pháp này phải được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, kể cả khi việc tuân thủ khuôn khổ này có khi không dễ chịu. Ðiều này không có nghĩa là pháp luật có thể thay thế được chính trị, nếu điều đó diễn ra thì thật là một tai hoạ. Trong thực tiễn đôi khi hiện thực có lúc đã diễn ra gần tới mức đó. Nếu có một sự phát triển như vậy thì chẳng những pháp luật không được tuân thủ mà chính trị cũng không được thực hiện. Nếu pháp luật thay thế chính trị, thì chẳng những tính phụ thuộc của pháp luật bị đe doạ mà các chức năng của nó, đặc biệt là sứ mệnh duy trì (ít nhất tạm thời) thực trạng đã được các lực lượng chính trị quyết định ở một diễn đàn chính trị khác, cũng không được thực hiện. Nếu pháp luật thay thế chính trị, thì điều đó làm cho chính trị mất hết các khả năng thực hiện các chức năng của mình, thông qua thảo luận, quyết định để thực hiện các lợi ích chính trị. Sự ưu tiên của pháp luật trước chính trị chỉ có nghĩa rằng, các chính trị gia khi giải quyết các vấn đề chính trị phải tuân theo các quy định của pháp luật chứ không được vi phạm pháp luật. Chính trị gia có quyền tự do thay đổi pháp luật, tuy nhiên khi thay đổi pháp luật phải tuân theo những nguyên tắc được chính pháp luật quy định, đó là tất cả mà họ có thể làm được.
    To be or Not To be !
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nội dung của khái niệm pháp luật
    Cần tìm hiểu nội dung của khái niệm "pháp luật". Những người không có chuyên môn thì cho rằng "pháp luật" là tập hợp của những mệnh lệnh mà người ta phải tuân thủ. Người ta cho rằng các hình thức chế tài, hình phạt, tù giam áp đặt cho các vi phạm pháp luật phải là những đặc trưng cơ bản của pháp luật, và chức năng cơ bản của pháp luật là giải quyết các tranh chấp. Ðiều này cũng thật dễ hiểu bởi lẽ người ta thường chỉ biết đến pháp luật khi bị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp và thường là trong một tình thế miễn cưỡng, ví dụ khi bị công an phạt hoặc phải đứng trước vành móng ngựa để trả lời cho việc đi xe khi say rượu.
    Nếu chúng ta đi theo quan niệm này thì không cần bàn thêm về Học thuyết "nhà nước pháp quyền" ngoại trừ việc yêu cầu phải huỷ bỏ pháp luật càng nhanh càng tốt. Mặc dầu chế tài và các hình phạt là cần thiết và không thể thay thế được, song chúng không có giá trị với tính chất là một lý tưởng. Ðể đạt được mục đích, chúng ta có nhiều công cụ tốt hơn như hiểu biết lẫn nhau, cùng chung sống, giải quyết tranh chấp về lợi ích thông qua thương lượng, nhường nhịn và thoả hiệp đối với đồng loại. Quá khứ mới đây đã chứng minh học thuyết sai lầm của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đã khẳng định tính đúng đắn chỉ riêng về phía mình. Pháp luật có chức năng trở thành công cụ của giai cấp lãnh đạo. Pháp luật được tận dụng triệt để mà không lưu tâm đến các giá trị cố hữu cơ bản của nó. Hiểu sai lệch và lạm dụng pháp luật ở các dạng như trên bắt nguồn từ việc coi tính cưỡng chế là bản tính duy nhất của pháp luật. Người ta có thể sử dụng tính cưỡng chế này vào nhiều mục đích khác nhau. Mọi xu hướng chính trị, mọi nhóm có sức ép đều tự do để sử dụng chúng.
    Trong phạm vi Học thuyết "nhà nước pháp quyền" khái niệm pháp luật được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trước hết pháp luật được hiểu là tập hợp của các quy định mà nếu thiếu chúng thì một sự chung sống trong hoà bình không tồn tại. Pháp luật quy định các định chế khuyến khích sự tự thể hiện. Cần tồn tại khế ước như một định chế pháp luật tạo điều kiện cho con người giao dịch với nhau trên một cơ sở phụ thuộc hợp lý vào nhau, kể cả khi họ không quen biết kỹ về nhau. Hôn nhân là một định chế bảo đảm cho tính phụ thuộc của một quan hệ, quyền sở hữu là một định chế tạo cho con người các cơ hội để bảo đảm một cơ sở vật chất cho cuộc sống cũng như giải phóng họ khỏi sự phụ thuộc vào người thứ ba. Nếu so sánh với các khía cạnh cơ bản và quan trọng nhất này của pháp luật, thì tính cưỡng chế và hình phạt chỉ đóng một vai trò thứ yếu. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền là tạo cơ sở cho các định chế kể trên hoạt động, tạo điều kiện cho con người được chung sống hoà bình, góp phần nhấn mạnh quyền tự do cá nhân và thực hiện chúng. Nếu phân tích sâu hơn, đây chính là bản chất của pháp luật.
    Sau khi đã phân tích ở trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, cả hai khía cạnh của Học thuyết "nhà nước pháp quyền" đều rất cần thiết: khía cạnh về trình tự lập pháp và hành pháp cũng như khía cạnh về bản chất pháp luật. Sẽ không có tính thuyết phục nếu trình bày ý tưởng về nhà nước pháp quyền theo khía cạnh thủ tục mà không nhắc đến ý tưởng nhà nước pháp quyền về bản chất. Nếu làm như vậy, sẽ bỏ qua những nội dung hết sức cơ bản, như đã được nhấn mạnh trong cách hiểu truyền thống về chính thể hiến pháp tại Pháp. Bản tuyên ngôn nhân quyền của người Pháp năm 1789 đã xác định rằng "một Nhà nước nếu không có các bảo đảm nhân quyền và không có phân chia quyền lực thì không thể nói rằng Nhà nước đó đã có một hiến pháp". Ðiều này một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ trực tiếp giữa tự do cá nhân và tổ chức quyền lực công.
    To be or Not To be !
  4. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    - Đoạn trên hoặc tác giả viết tối nghĩa, hoặc dịch giả không thể hiện hết ý của tác giả hoặc là luận điểm của tác giả cần phải xem xét lại. "Pháp luật có thể thay thế được chính trị" có nghĩa là gì?
    - Tác giả đã nói đúng rằng theo quan niệm của M-rxism thì pháp luật mang tính cưỡng chế nhưng tác giả chưa nói đủ. Quan niệm của trường phái này còn cho biết pháp luật mang tính giai cấp nữa! Một xã hội [công nghiệp phương tây] bao giờ cũng có giai cấp và sự phân chia giai cấp. Và ... Và đó là sự nhầm lẫn.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Satthu ơi, cuốn sách dầy dầy hôm qua chính là chủ đề này đấy. Tiếc là tài liệu soft-copy không hiểu là tớ để đâu mất rồi nên chịu, chả thế post được nữa. Satthu vừa đọc cuốn sách mới kia, vừa post lên có phải là hay không cơ chứ. hihi.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    post được bao nhiêu thì post nhé chắc là post ý thôi, sách dày kinh khủng nhìn vào choáng cả người . Mà này, bác cũng thỉnh thoảng lên post vài bài giao lưu đi chứ, mọi người dạo này đình công hết cả
  7. YanCanCook

    YanCanCook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền cả Đông và Tây ? Các nhà khai sáng Pháp ? Triết học pháp quyền Đức ? Quan điểm của người Anh ? Pháp gia Trung Quốc ? So sánh các hệ thống quan điểm với nhau ?
    Có bạn nào siêng năng hãy mò trên mạng tìm nguồn tài liệu về các đề tài này giới thiệu cho anh em học hỏi . Constancy tìm dùm mọi người nhé !
    Được YanCanCook sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 24/05/2005
  8. novemberrain0274

    novemberrain0274 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    1
    Sao Constancy không post tiếp đi, mình cũng đang quan tâm vấn đề này. Nếu Cons có link hoặc soft copy của sách triết của phương tây hiện đại thì post lên đây hoặc cho mình link nhé. Tks in adv!!!
    A friend from audiovnclub
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác thật sự quan tâm thì đợt tới ra HN xin tặng bác luôn cả cuốn sách này. . Thật trăm phần trăm. Mọi thông tin chi tiết, bác làm ơn PM bên audiovnclub.
  10. New_Red_Guardian

    New_Red_Guardian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Mình rất quan tâm đến vấn đề Nhà nước pháp quyền vì hiện nay ở VN người ta nói nhiều về nó . Nhưng :
    Nhà nước là gì ? Các hình thái nhà nước từng tồn tại trong lịch sử loài người ? Nhà nước pháp quyền là gì ? Các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền ? Các nhà nước nào trên thế giới được coi là nhà nước pháp quyền ? Có tồn tại một nhà nước pháp quyền hoàn hảo không ? Có thể tồn tại một nhà nước pháp quyền hoàn hảo không ? Nhà nước pháp quyền có thể tồn tại trong mọi trạng thái xã hội không ? Các nhân tố quy định một trạng thái xã hội ? Tính chất của trạng thái xã hội mà nhà nước pháp quyền dựa vào đó để tồn tại ? ...
    Chẳng biết quyển sách mà bạn Constancy giới thiệu có trả lời tốt những câu hỏi trên không ?
    Được New_Red_Guardian sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 03/06/2005

Chia sẻ trang này