1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Tài liệu tham khảo. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 07/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tqvn2004

    tqvn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn tham gia thảo luận về nhà nước pháp quyền tại đây:
    http://www.tinvit.dk/viewtopic.php?t=397&sid=b0b721a686c4ba3c97a5bbf45ac20d30
  2. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Nhận diện nhà nước pháp quyền
    Xây dựng nhà nước pháp quyền là con đường phát triển tất yếu của đất nước ta, phù hợp với xu thế tất yếu chung của thời đại, không chỉ là nguyện vọng mà đã và đang trở thành nhu cầu hiện thực và khả năng hiện thực. Thế nhưng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết cần nhận biết những tiêu chí mà nó hướng tới. Bài viết bước đầu đề cập đến một só tiêu chí như thế để nhận diện nhà nước pháp quyền.
    NNPQ từ bản thân sự ra đời và sự hiện diện trên thực tế đã cho thấy đây là những mô thức tổ chức nhà nước là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước khoa học, hợp lý, kiểm soát lẫn nhau giữa các loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động trên cơ sở pháp luật, vai trò tương xứng với năng lực, có hiệu quả. Pháp luật là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu, pháp luật mang tính pháp lý cao: tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích của con người.
    NNPQ là kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. ''''Tính pháp quyền'''' này không chỉ thuần tuý là pháp luật, bởi vì nhà nước nào cũng có pháp luật song điều đó không có nghĩa là nhà nước đó đã là NNPQ.Có pháp luật không phải là tiêu chí duy nhất để xác định NNPQ.
    Tính chất pháp quyền này cũng không chỉ đơn thuần là ''''pháp chế? - sự tuân thủ nghiêm minh pháp luật. Tính pháp quyền ở đây có nội dung cơ bản là sự ngự trị của một nền pháp luật đáp ứng các yêu cầu công bằng, nhân đạo, dân chủ, minh bạch, phù hợp đạo đức và tất cả vì con người.
    Nhận diện từ góc độ tổ chức nhà nước.
    Dưới góc độ cơ cấu tổ chức, NNPQ đòi hỏi sự phân định, phân công rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước cả theo chiều dọc, chiều ngang. Tính chất pháp quyền phải được thể hiện trong hoạt động của các thiết chế nhà nước và trong xã hội công dân. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật là một trong những tiêu chí nhận diện nhà nước pháp quyền nhưng chưa đủ. Khởi thủy của tư tưởng nhà nước pháp quyền là sự phân định rạch ròi, sự sắp xếp và phối hợp giữa các thiết chế quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng cơ chế phân định, phân công trong tổ chức quyền lực nhà nước không các mục đích tự thân mà nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự độc đoán, chuyên quyền và vi phạm quyền con người. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho sự đảm bảo tự do chính trị trong hoạt động nhà nước và xã hội. Theo Môngtétxkiơ, muốn có tự do chính trị thì phải có cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước bảo đảm không có sự lạm quyền.
    Nhận diện NNPQ từ phương diện lập pháp được thể hiện tập trung ở chất lượng, tính khoa học, nhân văn của các sản phẩm lập pháp - các đạo luật pháp quyền và ở hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.
    Cần nhận diện NNPQ từ phương diện của nền hành chính quốc gia. Đây là lĩnh vực hoạt động liên quan trực tiếp, thường xuyên nhất đến mọi cá nhân, tổ chức và xã hội, diễn ra liên tục trong mọi không gian và thời gian, sôi động hơn rất nhiều so với hoạt động lập pháp và tư pháp. Năng lực, tinh nhuệ, tiết kiệm, hợp pháp; hợp lý và hiệu quả, giải quyết, phản ứng một cách kịp thời, nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong xã hội - đó là những tiêu chí, tố chất cơ bản nhất của nền hành chính trong NNPQ.
    Trong NNPQ, tư pháp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng bởi nơi đó là sự thể hiện rõ nét nhất nền công lý và sự bình đẳng trước pháp luật Nền tư pháp XHCN của chúng ta phải thực sự vì dân, xứng đáng với sự tin cậy của người dân gửi gắm việc giải quyết những vấn đề thiết thực của mình về tài sản, danh dự, nhân phẩm cho các cơ quan đại diện cho công lý. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: ''''nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, là vấn đề ở đời và làm người? và ''''các phán quyết của toà án phải thấu tình đạt lý''''.
    Nhận diện từ phương diện pháp luật.
    Trong NNPQ, pháp luật có vị trí, vai trò hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản. Vai trò hàng đầu của pháp luật được đảm bảo bằng nhiều cách trong đó có việc xác lập và thực hiện sự kiểm soát tính tối cao của các đạo luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế. Sự thống trị (ngự trị) của pháp luật đòi hỏi nhà nước phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của xã hội mà định ra pháp luật và chính bản thân cũng phải phục tùng pháp luật
    Trong NNPQ cần phân biệt luật và pháp luật. Luật chỉ là hình thức tồn tại của pháp luật và nó sẽ mất đi tính pháp quyển nếu nó không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, những nguyên tắc đó phải thể hiện được các giá trị cao cả: tự đo, bình đẳng, công bằng, nhân đạo. NNPQ không thể thông qua bất kỳ đạo luật nào mà chỉ có thể thông qua những đạo luật phù hợp với tiến bộ xã hội và các giá trị nhân văn chung, chỉ khi đó, đạo luật mới mang tính pháp quyền. Pháp luật trong NNPQ cần quy định cơ chế đảm bảo thực hiện nguyên tắc: được làm tất cả trừ nhũng gì luật cấm - đối với khu vực tư và: chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép - đối với công quyền. Một hệ thống pháp luật đúng, tốt sẽ là hệ thống pháp luật nêu được những phương án cho sự lựa chọn các hành xử phù hợp quy luật, lợi ích cá nhân và trật tự xã hội.
    NNPQ cần được nhận diện từ phương diện tự do và trách nhiệm - trách nhiệm pháp lý vả trách nhiệm đạo đức. Trong điều kiện NNPQ, tự do được mở rộng đối với mỗi cá nhân, tự do được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Trong xã hội hiện đại, tự do càng rộng thì trách nhiệm càng cao và chặt chẽ. Sự can thiệp sâu; cụ thể của nhà nước vào hoạt động của xã hội và đời sống cá nhân được hạn chế lại song vai trò và trách nhiệm xã hội của nhà nước lại càng ngày gia tăng với tư cách là tổ chức công quyền.
    Nhân đạo là một trong thống nguyên tắc, tiêu chí nhận diện của NNPQ, là xu thế chung của nhân loại tiến bộ.
    Nhận diện NNPQ từ phương diện mối quan hệ biện chứng của pháp luật và đạo đức như một quy luật tất yếu của sự sinh tồn quốc gia, dân tộc, như một phần thiết yếu của cuộc sống cá nhân. Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu có sự hỗ trợ của các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. NNPQ đề cao pháp luật nhưng không loại trừ đạo đức. Nếu chỉ sống theo pháp luật không thôi thì chưa và không bao giờ có thể xây dựng được một xã hội có kỷ cương, trật tự, ổn định và phát triển bền vững.
    Minh bạch, công khai là thuộc tính để bổ sung cho sự nhận diện NNPQ, pháp luật cần dễ hiểu, thống nhất, dễ vận dụng, dễ dàng truy cập, có độ tin cậy cao.Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức.
    Tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý cần được coi trọng trong NNPQ. Trên thực tế, còn nhiều các quy định của văn bản dưới luật lại được ''''vô tư áp dụng mặc dù trái với quy định của văn bản luật.
    Nhận diện nhà nước pháp quyền từ mối quan hệ giữa nhà nước vả pháp luật. Trước đây, do nhiều lý do, nhà nước dường như được xác định là đứng "trên, cao hơn, ưu thế hơn, trội hơn'''' so với pháp luật; nhà nước coi pháp luật chỉ như công cụ cai trị của riêng mình. Tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong NNPQ đã không còn chỗ đứng cho tư duy chính trị - pháp lý nói trên. NNPQ khác nhà nước cực quyền ở việc nhà nước thừa nhận giá trị xã hội, tính phổ biến bắt buộc chung của pháp luật, sự ngự trị của pháp luật trong các quan hệ xã hội: chỉ khi nào nhà nước được thiết lập như một tổ chức pháp lý hoạt động trên cơ sở pháp luật thì khi đó tư tưởng NNPQ mới thực sự trở thành hiện thực.
    NNPQ nhìn từ góc độ con người
    Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền không gì khác hơn là vì CON NGƯỜI. Nhân tố con người, hệ thống các quyền và tự do của con người phải được quy định trong pháp luật, có cơ chế hữu hiệu đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc thống nhất quyền và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của con người. Khi ban hành văn bản hay một hành vi pháp lý nào đều phải đặt câu hỏi: có phục vụ quyền lợi và có thuận lợi nhất cho người dân không. Cần kết hợp hài hoà những phẩm chất tự nhiên của cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên và xã hội trong xây dựng và áp dụng pháp luật. Tất cả vì con người, theo hướng có lợi cho con người cần được trở thành hiện thực - đây cũng là một trong những tiêu chí để nhận diện NNPQ. Nguyên tắc này dường như mới chỉ quan tâm trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
    NNPQ được hiểu là sự đối lập với nhà nước cực quyền, chuyên chế, độc tài, do vậy xây dựng NNPQ không thể thiếu được quá trình dân chủ hoá. Dân chủ là một trong những đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, một trong những yếu tố cơ bản để ''''nhận diện'''' nhà nước pháp quyền và trình độ phát triển của xã hội. Trong mối tương quan giữa pháp luật và dân chủ, pháp luật xác lập những khuôn khổ cho việc thực hiện dân chủ, bản thân pháp luật cũng phải phản ánh trong mình các giá trị dân chủ. Một văn bản luật tốt là thu hút được sự tham gia của nhân dân, đảm bảo cho người dân tự giác tuân thủ pháp luật, vì dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật.
    NNPQ nhìn từ góc độ ý thức công dân, ý thức pháp luật và nền văn hoá pháp lý. Kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao như đã đề cập được đặc trưng ở năng lực, trình độ, kỹ năng, bản lĩnh vàn nghệ thuật sử dụng pháp luật của các công dân. Thay vì sự lạnh lùng, dị ứng, mặc cảm, e ngại với pháp luật như trước kia, công dân trong NNPQ được tiếp xúc với các quy định pháp luật một cách thuận tiện, ý thức về quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng được nâng cao. Pháp luật là hiện tượng văn hoá, là công cụ giữ gìn văn hoá. Đời sống kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế tác động đến ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận cư dân trong xã hội, ý thức pháp luật trong NNPQ tất yếu sẽ mang ''''bản sắc'''' của NNPQ, bản sắc của một xã hội đã được tổ chức ở trình độ cao.
    Cần nhận diện NNPQ từ tính chất pháp quyền của mối "liên hệ giữa cá nhân, nhà nước và xã hội. Sự bình đẳng pháp lý, đạo đức, đồng trách nhiệm giữa nhà nước, cá nhân vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chí nhận diện NNPQ. Trong xã hội pháp quyền, vai trò của nhà nước và dịch vụ công cùng các nhu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh không ngừng tăng lên. Nhu cầu về công lý, về hoạt động xét xử cũng tăng lên rất mạnh. Nhu cầu này, người dân chờ đợi không ngoài ai khác là từ chính nhà nước. Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước dần dần thu hẹp phạm vi hoạt động của mình để tập trung nhiều hơn vào chức năng hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, xây dựng môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế - xã hội hoạt động.
    NNPQ cần được nhận diện từ góc độ công bằng xã hội. Ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện công bằng là một trong những giá trị xã hội của pháp luật NNPQ. Việc áp dụng các biện pháp xử lý phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật quy định mức độ hưởng thụ phải tương xứng với sự đóng góp, cống hiến. Công bằng không chỉ trong bản thân các quy định pháp luật mà còn cả trong áp dụng pháp luật, nhất là khi không có quy định pháp luật tương ứng thì người vận dụng pháp luật phải dựa trên công bằng, lẽ phải mà giải quyết chứ không dựa vào ý chí chủ quan, tuỳ tiện. Áp dụng pháp luật sai sẽ dẫn đến những quyết định thiếu công bằng trong xử lý. Mọi thứ trên đời, xem ra đều có thể chịu đựng được: thiếu ăn, thiếu ngủ, nhà cửa nghèo nàn... nhưng riêng sự không công bằng thì luôn luôn là điều gây phản ứng, khó chịu nhất đối với con người.
    Theo Hoàng Thị Kim Quế
    Tạp chí Nghiên cứu Nhà nước
    Bài viết này viết khá hay về nhà nước pháp quyền. Mong nó giúp bạn ít nhiều.
  3. New_Red_Guardian

    New_Red_Guardian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên đã nêu lên được những tiêu chí để nhận dạng nhà nước pháp quyền . Những tiêu chí đó được rút ra từ đâu ? Từ hiện thực các nhà nước văn minh nhất hay là từ tư tưởng của những bậc vĩ nhân ?
    Nếu có tài liệu về một mô hình nhà nước pháp quyền ở một xã hội cụ thể thì tốt hơn .
    Được New_Red_Guardian sửa chữa / chuyển vào 17:21 ngày 04/06/2005
    Được New_Red_Guardian sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 04/06/2005

Chia sẻ trang này