1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] Red Brotherhood at war (Grant Evans và Kelvin Rowley)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenquang, 24/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    [Tài liệu tham khảo] Red Brotherhood at war (Grant Evans và Kelvin Rowley)

    Em thấy đã có nhiều diễn đàn về chiến tranh biên giới giữa ta và TQ năm 1979 nhưng ít người biết đc nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến này liên quan tới cuộc chiến tranh ở biên giới TÂY NAM của đất nc.Các bác mỗi người mỗi ý mỗi cách nhìn nhận riêng nhưng điều chung quy lại chân lý của cuộc chiến tranh với TQ thuộc về ta.Người VN ko đi xâm lược nhưng cũng chưa bao giờ chịu khuất phục,chịu sự xâm chiếm của bất kỳ dân tộc nào dù cho dân tộc đó có là bá chủ thế giới(từ MÔNGCỔ -MỸ...cho tới TQ).
    Em hiện có 1 cuốn sách viết ,phân tích về cuộc chiến này do NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN biên dịch lại,phát hành năm 1986 .Xin trích nguyên văn để các bác tự bình luận đánh giá.Các bác ai có tài liệu về cuộc chiến tranh biên giới với TQ và biên giới TÂY NAM xin mời post ,các bác khi post nên xin các bác trích nguyên văn,để mọi người tự bình luaạn đánh giá nhé.

    Cuốn sách viết về cuộc chiến tranh dưới cái nhìn và nhận thức của các học giả phương tây,các tg chứng minh VN ko phải là người gây ra cuộc khủng hoảng ở bán đảo ĐÔNG DƯƠNG,phê phán mạnh mẽ chính sách của Mỹ và TQ ở khu vực trong giai đoạn này .

    RED BROTHERHOOD AT WAR First Published 1984
    Verso E***ions
    15 Greek Street London WI V5 LF

    Được NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN dịch lại với tựa đề: CHÂN LÝ THUỘC VỀ AI - HANỘI 1986

    Lời của NXB QDND VN
    Cuối năm 1984 hai học giả Úc là Granter Ivanxer và Kevin Reylaul xuất bản cuốn sách về cuộc chiến tranh trên biên giới TÂYNAM và biên giới phía BẮC nước ta mà họ gọi là cuộc chiến tranh DÔNGDƯƠNG lần 3.Họ bắt đầu viết cuốn sách từ cuối năm 1979 trong quá trình viết đã đén thăm VN,CAMPUCHIA,LAOS,THAILAND trong nhiều tháng.
    G.I là giảng viên tại khoa XH học truờng đh ở ÚC và K.R là giảng viên các đề tài về nghiên cứu về chính trị XH của viện kỹ thuật .
    Các tg nói dõ động cơ viết cuốn sách là chống lại luận điệu của phương tây cho rằng"sự bành chướng của ..."khi VN đưa quân vào CAMPUCHIA,các tg cũng bác bỏ những khẳng định cho rằng VN là 1 cường quốc xâm lược,bành trướng.Các tg chứng minh :"HANOI ko phải là người gây ra cuộc khủng hoảng ở ĐÔNG DƯƠNG mà chủ yếu là phản ứng lại các sức ép từ bên ngoài".Các tg cũng phê phán mạnh mẽ chính sách của TQ và của Mỹ trong khu vực.Cả phai tả và huuwx (phương tây) dều ko hiểu đúng chính sách đối ngọai của TQ để làm sáng tỏ chính sách đó và để xem xet lịch sử gốc rễ của nó.Tg cũng chỉ dõ chiến tranh trên biên giới phía BẮC VN thì TQ là kẻ xâm lưọc và sự xâm lược đã đc mưu tính công khai từ trước.Về thái độ của TQ với VN thì tg cho rằng" viẹc TQ câu kết với Mỹ đầu năm 1970 đã làm cho TQ có 1 lập trường quyết liệt đối với HANOI" và chính sách của TQ lúc đó là ra sức"làm chảy máu VN".
    Các tg đã chứng minh rằng quan hệ giữa 3 nc đông dương là quan hệ bình đẳng hợp tác,giúp đỡ lẫn nhau,ko phải như những gì phương tây tuyên chuyền ,chẳng hề có ko khí chieém đóng,thuoc đia hoá.
    Đối với các nc ASEAN (giai đoạn này) các tg cho rằng các nc này liên kết chặt chẽ với các chính sách của TQ và của Mỹ chống VN.Chứ ko phải cho lợi ích an ninh và ổn định khu vực ASEAN .
    Các tg tuy đã nói dõ trong cuộc xung đột này chân lý thuộc về VN nhưng ko thấy đc sự biến chất của 1 số bên khác trong cuộc xung đột này đặc biệt là sự biến chất hoàn toàn của Khơme đỏ xem chúng vẫn còn là ...,cho nên đã lấy tên sách là" cuộc chiến của những người anh em đỏ". ........em sẽ post tiếp phần sau cho các bác đọc sau..
    Bác nào còn tài liệu ,sách chính trị trong nc nước ngoài xin post nguyên văn lên nhé Các bác MOD yên tâm tài liệu em post là tài liệu đã đc NXB QDND VN biên dịch lại.


    Mạn phép đổi tên chủ đề cho tiện theo dõi



    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 25/11/2005
  2. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Quyển sách này em có được trong những năm học thứ 1 đại học,nó chắc chắn là sẽ gãi đúng chỗ ngứa của các bác về vấn đề này,với những lý luận sắc bén thực tế,sẽ đánh bại mọi nghi ngờ của bất kỳ ai còn hoài nghi về tính chân thực trong cuộc chiến với TQ và cuộc chiến ở biên giới TÂY NAM mà quân ta đã giải phóng hoàn toàn CAMPUCHIA khỏi tay bọn diệt chủng PONPOT.Qua đó các bác sẽ thấy được đường lối ngoại giao của VN ....cực hay với các số liệu sát thực....

    Với 9 phần :Phân tích ngọn ngành từ nguyên nhân,các mâu thuẫn trong lịch sử của các dân toc trong khu vực ,mâu thuẫn ,sự khác biệt giữa các nền văn hoá theo ảnh hưởng TRUNGHOA (VN)và theo ẤN ĐỘ (THAILAND,LAO,CAMPUCHIA).....nhưng Lao (ảnh hưởng của văn hoá Ấn độ)lại đứng về phía ta ,còn Campuchia theo TQ.Từ đó các bác có thể hình dung phần nào về đường lối ngoại giao hiện nay của các nc ASEAN,các bác sẽ hiểu dõ hơn về từng nc trong khu vực mà hiện nay ta đang hội nhập,từ đó sẽ cho các bác thấy tự hào về VN và vai trò quan trọng của ta,ảnh hưởng của ta trong khu vực,cũng như TQ
    RED BROTHERHOOD AT WAR
    Gồm các phần sau:
    1.Chủ nghĩa dân tộc(Quốc gia) sơn đỏ
    2.VN câu chuyên hoang đường về chủ nghĩa bành trướng sau chiến tranh
    3.Lào sự lu mờ của CNCS "trung lập"
    4.Campuchia nền chính trị chủ quyền tuyệt đối.
    5.TQ khoa sư phạm về quyền lực.
    6.Đông Dương :liên bang hay liên minh.
    7.ASEAN nhưng đô mi nô
    8.Khối liên hiệp sự nghiệp thất bại(ASEAN,TQ,Campuchia....)
    9.Chiến tranh anh em đỏ
    Tối nay em sẽ thức để post chắc chắn sẽ có bài cho các bác đọc(mặc dù rất bận).Các bác thấy hay nhớ vote cho em vài cái sao...*****.Các bác MOD an tâm đi tài liệu của NXB QDND VN-1986 các bác ko phải sửa bài ,...cứ để mọi thứ như cuốn sách viết.
    --------------------------------------
    http://www.ttvnol.com/cokhi/586730.ttvn
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 20:41 ngày 24/11/2005
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 24/11/2005
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Sách thì bạn post lên cho bà con mở tầm mắt, tuy nhiên nguyên nhân cuộc chiến đã được BOX này nói đến nhiều trong topic vê cuộc chiến năm 1979 va 1984.
  4. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Lời nói của tác giả:
    Sau 30 năm chiến tranh ,hoà bình đã trở lại Đông Dương năm 1975 .Vì các bên thắng trận ở ĐD tất cả đều là CS nên nói chung,người ta cho rằng quan hệ giữa họ với nhau sẽ là quan hệ "anh em" và hoà bình.Nhưng như phần lớn thế giới ko ngờ tới,những căng thẳng và rạn nứt đã xuất hiện và sau thắng lợi tình đoàn kết đó đã sup đổ.Tháng 12 năm 1978 VN tấn công tiêu diệt chế độ(diệt chủng) Ponpot thân TQ và Trung Cộng(nguyên văn) trả lời bằng 1 cuộc xâm lược VN thang2 năm 1979 để "trừng phạt "HANOI .Nước Lào tự thấy bị kẹt vào giữa mối hận thù của các đồng minh của mình.Đó là cuộc chiến tranh ĐD lần 3.
    Hai ngày sau khi TQ tiến công vào VN tờ thời báo NEW YORK viết 1 xã luận với đầu đề là"anh em đỏ chiến tranh với nhau".Bài xã luận công kích CNCS và bênh vực CNĐQ tư bản.Bài xã luận khen nước Mỹ là lực lượng" cho hoà bình" cần tự khẳng định "mạnh mẽ hơn nữa trên khắp thế giới"(ặc ặc). Trong khi đưa ra 1 sự bào chữa mong manh cho chính cuộc chiến tranh của Mỹ ở ĐD,thì thời báo lại cố nhấn mạnh đến sự yếu kém nghiêm trọng của lý thuyết XHCN......(đoạn này tg phân tích sự sai lầm trong lí do Mỹ lợi dụng việc ta tấn công Ponpot để đưa quân vào ĐD trước đây là đúng,nhằm ngăn chặn sự bành trướng của CS??) .....chính vì lẽ đó tg đã xb cuốn sách này để chỉ ra rằng nhận định cho rằng VN là cường quốc xâm lược ,bành trướng là sai lầm....
    1CHỦ NGHĨA DÂN TỘC (QUỐC GIA) SƠN ĐỎ
    Những truyền thống lâu đời hay là sự biến đổi thuộc địa
    Sự giải thích về cuộc xung đột bằng việc lấy những mâu thuẫn đối kháng lịch sử làm cơ sở đã giành được sự chấp nhận rộng rãi của các nhà bình luận thường là bất đồng với các nhà CS. Ví dụ như trong quyển sách "Trước Campuchia năm1979 "của mình MILTON OSBORNE a chuyên gia về CPC(campuchia) đc xem là hoàn toàn tự do đã đặt tên cho chương về quan hệ với VN là" kẻ thù truyèn kiếp".Giống như Ponpot ,Osborne dựa lập luận của mình vào thực tế lịch sử ko thể tranh cãi là vương quốc Khơme cũ đã bị cắt xén trong thời cận đại vì sự bành trướng của vương quốc THAILAN ở phía tây và vương quốc VN ở phía đông.Rồi anh ta hợp lý hoá CN phân biệt chủng tộc chống VN bằng tuyên bố rằng đó là kết quả của CN bành trướng VN...
    Theo Osborne điều chủ yếu của cuộc xung đột là biên giới VN-CPC nơi gặp nhau của 2 thế giới chính trị và văn hoá khác biệt nhau.Trái lại với biên giới THAILAN-CPC thì ko phải vậy.Anh ta viết trong quá khứ thì THAILAN-CPC thường xung đột với nhau nhưng ko có sự phân biệt căn bản về văn hoá giữa 2 nc.Người Khơme ko xem người Thailan là "kẻ thù chủng tộc cốt tử và ko đội trời chung" .Nhưng anh ta lập luận rằng với người VN người Khơme coi là như vậy.Sự giải thích cho thái độ đó cà cho cuộc xung đột là ở chỗ nguồn gốc lâu đời của CPC thuộc văn minh ÂNĐỘ trong khi nguồn gốc của VN thuộc văn minh TQ :"Một hố ngăn cách cơ bản và ko thể lấp đc đã tồn tại giữa người CPC -VN .Sự khác nhau giữa 2 nền văn minh đó đã có những tác động rất thực tiễn ...."
    Cuộc va chạm giữa các quốc gia hiện đại do đó ddã được giải thích bằng những khác nhau cổ truyên fvăn hoá.Nhưng 1 nền văn hoá chung đã ko hề ngăn chặn đc các láng riềng thù địch với nhau,thường thì nó còn đưa lại lý do để sát hại lẫn nhau.Như Khienthiravit nhận xét ,''mặc dù có nền văn hoá chung,"các vương quốc Xiem và Khơme thường gây chiến tranh với nhau".Hơn thế nữa ,khi dùng chiến tranh chống lại những người cùng tôn giáo với họ ,họ "ko tôn trọng các quy tắc chiến tranh và ko cư sử theo đúng luật lệ của chiến tranh".
    Hơn nữa những diễn biến của chính trị và chiến tranh trong thời hiện tại ko trung hợp với 1 cách đơn giản với những kiểu mẫu lâu dài của sự khác biệt về văn hoá.Ví dụ ,tại sao TQ lại ủng hộ nước CPC thuộc nền văn hoá ẤNĐỘ chống lại VN thuộc nền văn hoá TQ trong cuộc xung đột năm 1977-1978?Để trả lời câu hỏi này cần phân tích tình hình chính trị hiện đại(giai đoạn đó) chứ ko phải những nền văn hoá cổ truyền.
    Sự phát triển quan trọng nhất đã hình thành nên ĐD thời ấy là quá trình cai trị của thực dân Pháp ,chính sự thống trị của thực dân Pháp đã đưa 3 nước ĐD là VN,LAO,CPC lại gần với nhau thành 1 đơn vị chính trị chứ ko phải là 1 liên bang ĐD.
    Sự phát triển đó đưa lại sự biến đổi XH to lớn ở ĐD .Thay đổi lớn nhất là thương mại hoá nền nông nghiệp :đưới sự thống trị của Pháp đồng bằng sông cửu long trở thành vựa lúa...
    Tác động của chủ nghĩa thực dân Pháp là ko đồng đều một cách kỳ lạ.Sự phát triển tập chung chủ yếu ở VN ,đem lại những thay đổi rộng lớn,trong khi đó cơ cấu XH và chính trị cổ truyền ở CPC vẫn còn nguyên vẹn,còn LÀO thì bị bỏ đình trệ như 1 một vũng nước ứ đọng vủa liên bang(với ko quá 100 quan chức trong khi ở VN có hàng chục nghìn)...Người Pháp chiếm CPC và LAO chủ yếu với lý do chiến lưọc dùng làm 1 vật đệm bảo vệ các tỉnh ven biển có giá trị hơn của ĐD thuộc Pháp chống lại cac cường quốc thù địch..........
  5. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Đọc cuốn này càng đọc càng thấy khoái bác ạ,đọc bài các bác tại http://www3.ttvnol.com/quansu/164488/trang-25.ttvn thấy các bác có vẻ phê phán ta nhiều,là ta sao ko khéo léo uyển chuyển như THÁI,ta ko lợi dụng những nc lớn để phát triển...[i.... thay vì nghĩ cách mua vũ khí trang bị đánh Ghẻ, hãy tìm những cách ít tốn tiền hơn mà lại có lợi cho dân cho nước. Hãy làm cho Ghẻ không có ý định (và không dám?) đánh mình, hơn là nghĩ cách đánh lại Ghẻ. Tương quan hai nước giờ đã khác rất nhiều, chạy đua với Ghẻ chỉ làm cho ta chảy thêm nhiều máu mà rồi chẳng bao giờ bằng được nó. Tại sao Malaysia, Singapore, Thái Lan... sức mạnh quân sự kém Việt Nam nhiều mà chả thằng nào sờ đến? Tại sao Đài Loan chỉ một bước chân là Ghẻ dẫm bẹp mà vẫn đứng yên? Tại sao mấy thằng châu Âu nhỏ xíu như kiểu Luxemburgh mà chả thằng nào thèm chiếm? Hãy mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, hãy tập trung phát triển kinh tế, hãy làm cho Việt Nam thực sự là bạn bè, là chỗ làm ăn hấp dẫn cho tất cả những thằng nhà giàu. Hãy kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp thật nhiều, hãy đào tạo ra nhiều người Việt Nam thật giỏi, hãy tạo dựng hình ảnh một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, hiếu khách thay vì hình ảnh của một con ngoáo ộp mang trên mình những vết sẹo chiến tranh. Hãy làm cho người ta cần mình hơn là thương hại. Nếu mình thực sự cần thiết cho nhiều thằng khác thì Ghẻ dù có muốn nuốt ta ắt cũng sẽ có nhiều người bênh, mà nếu đụng chạm quyền lợi thật sự thì nó tẩn nhau thật chứ không chỉ đứng ngoài can đâu.
    Hãy thử xem lại xem hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế như thế nào. Cho đến nay, đa số người nước ngoài nếu có biết thì cũng chỉ biết đến Việt Nam anh hùng, giỏi đánh nhau, không nhiều người biết là Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Người Việt vẫn được coi là hiếu chiến, dù rất thông minh và cần cù. Việt Nam vẫn được coi là một "người anh em đỏ", đồ đệ của Ghẻ. Vậy nếu những nhận thức này không thay đổi, khi Ghẻ đánh ta lần nữa thì người ta có coi là chuyện một quốc gia xâm chiếm một quốc gia khác hay không? Hay nó chỉ là chuyện trong nhà giữa "hai người anh em đỏ"?
    Ghẻ với ta chưa bao giờ là bạn và cũng không bao giờ có thể là bạn, với Ghẻ ta chỉ là một phiên bang không hơn không kém. Tất cả những thằng Ghẻ mà em gặp, già trẻ lớn bé, học ít học nhiều, nội địa hay khách, đều có cái suy nghĩ rằng Việt là một phần tất yếu của Ghẻ, dù nhiều thằng trong số ấy biết cách che giấu suy nghĩ này một cách khéo léo. Rất tự nhiên, nhiều thằng Tây ngu ngơ cũng nghĩ như vậy. Chúng ta cần thay đổi hình ảnh ấy, bằng lời nói, bằng việc làm, để người ta biết đến Việt như là một quốc gia, một dân tộc độc lập, có chủ quyền và nhất thiết không phải là phiên bang của Ghẻ. Để rồi nếu có gì xảy ra thì ít nhất người ta cũng biết đường mà chửi, mà bênh chúng ta. Trước mắt, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải chịu lép.
    Để giữ mình, không nhất thiết lúc nào cũng phải dùng vũ khí.
    ...." ........ thì trong cuốn sách này lại cho thấy ta thực sự rất muốn và cố để đạt đc như vậy nhưng cái hoàn cảch lịch sử,điều kiện,...yếu tố bên ngoài ko cho phép ta có thể làm đc như vậy,mặc dù rất muốn.......Thôi để em post tiếp cho các bác đọc càng đọc các bác sẽ càng hiểu hơn ..
    .VIÊTNAM:quộc cách mạng quoóc gia.........(tiếp) Chủ nghĩa quốc gia đã xuất hiện ở các nc Dôngdương để chống lại ách thống trị thực dân.Phong trào sớm nhất và mạnh nhất là ở VN.Ở VN từ lâu đã có ý thức phôi phai về tính chất quốc gia mà có thể xem là chủ nghĩa quốc gia "nguyên sinh"(sinh ra đã có truyền thống dân tộc).Sự giải phẫu cơ bản nhất của chủ nghĩa quốc gia hiện đại có thể thấy dõ nhất là tại VN .Sự chống đối bắt đầu ngay từ khi bị chinh phục,với tư cách là 1 phong trào của 1 chế độ nhà vua cổ truyền .Các thành viên của giai cấp thống trị cũ bị tác động ngay và đầy đủ nhất của việc PHAP chinh phục đất nc,bởi vì họ chứ ko phải người dân thường bị mất mát về chính trị.Nhiều người trong bọn họ đã tìm cách khôi phục quyền lực hoàn toàn của ngai vàng VN khẳng định mạnh mẽ trở lại các giá trị của khổng giáo cổ truyền.Từ những năm 1860 trở đi các quan lại địa phương tổ chức sự chống đối quân sự ở nhiều lơi trên đất nc.Có lúc họ thành công trong việc cột chặt hàng chục nghìn quân Phap nhưng khoảng năm 1895 thì phong trào cơ bản bị đánh bại...
    Giai đoạn thứ hai là giai đoạn Tây hoá.Ngay từ những năm 1860 một sôd ng thuộc tầng lớp trên đã bác bỏ 1 cách có ý thức truyền thống KHỔNG GIÁO ,để theo văn minh phương tây.Xu hướng này đã đc củng cố sau thất bại của các nhà cổ truyền,và sau khi 1 tầng lớp nhf buôn nửa phương Tây hoá phát triển ở các thành phố cảng..Xu hướng đó cuối cùng cũng chứng tỏ ưu thế thực tiễn của nền văn minh chây ÂU ..
    Cuộc đấu tranh chống ách thống trị Phap của VN bước vào giai đoạn 3 với sự gia đời của các ônhg trào quốc gia hiện đại sau W WAR I.Những phong trào này lúc đầu có cơ sở còn nhỏ bé dựa vào sự ủng hộ của các tầng lớp ở thành thị có học thức,chịu sự ảnh hưởng sâu sắc ở các sự kiện bên ngoài VN,ảnh hưởng của CM TQ,NGA.Năm 1930 hai nhóm chính tranh giành sự lãnh đạo của phong trào quốc gia VN là :VN QDĐ theo khuôn mẫu QDĐ TQ của Tưởng,và ĐCS ĐÔNG DƯƠNG được HCM lãnh đạo lấy LX làm kiểu mẫu chính trị.
    Trước tính chất ko khoan nhượng của ng PHAP con đg duy nhất các nhà quốc gia có thể dùng để đánh bại họ là tập hợp rộng rãi sự ủng hộ của nhân dân.ở đay cũng vậy chính kinh nghiệm của CHÂU ÂU đưa lại kiểu mẫu cho những ai muốn lật ách thống trị của CHÂU ÂU.TK XIX đầu TK XX ở châu au xuất hiện các phtrào chính trị quần chúng và sự dân chủ hoá đời sống chính trị.Nền dân chủ tự do ,CN CS,CN phát xít,tất cả đều xh ở Châu Âu tuy có nhiều khác biệt những phong trào đó đều nhằm vào 1 sự việc có tầm quan trọng chung tâm đó là thắng lợi trrong vũ đài mới của nền chính trị quần chúng phụ thuộc vào việc xây dựng 1 tổ chức đảng có hiệu lực chuyền bá 1 hệ tư tưởng hấp dẫn với quần chúng.Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển của 1 cuộc đấu tranh giữa những người CS và những người ko CS nhằm giành lòng chung thành của dân thường.
    Những ng chống cộng giành đc 1 số ủng hộ đáng kể tỏng giai cấp buôn bán ở 1 số thành phố lớn đặc biệt ở sài gonvà trong các địa chủ kiêm nghề buôn bán (đang khống chế nền KT nông thôn ở NAMKỲ) liên kết chặt chẽ với các tập đoàn buôn bán ở SAIGÒN.Trong khi họ dã thành công trong việc lôi kéo nhiều ng VN tầm cỡ vào hàng ngũ họ ,nhưng đảng của họ vẫn chủ yếu là 1 đảng bảo thủ của thiểu số giàu sang.Thất bại của họ là họ ít tranh thủ đc sự ủng hộ của nông dân ,giai cấp lớn nhất trong XH VN .Cũng với cơ sở XH nhỏ bé họ cũng ko có 1 hệ tư tưởng chặt chẽ và 1 kỷ luật về tổ chức cần thiết cho mọi thắng lợi trong nền quần chúng hiện đại.Những quan điểm của các nhà quốc gia tư sản đó bao gồm từ dân chủ tự do cho đến CN phát xít công khai,phần đông mong muôn PHAP ra đi,hoặc ít ra giao quyền lực lại cho họ nhưng ngoài điều đó họ cơ bản mong muốn thay đổi nguyên trạng càng ít càng tốt.Ngay lập trường chống Phap của họ cũng bị thay đổi khi sự sung đột với những ng CS tăng lên những năm 1950,nhiều người trong số họ quay sang người Phap để timf sự bảo vệ chống lại những ng CS .Nhưng sự nhích lại gần với Phap vào giữa cuộc chiến tranh giành độc lập đó chỉ làm giảm thêm sự tín nhiệm đối với lòng yêu nước đã bị nghi ngờ của các nhà quốc gia tư sản .Nhìn chung họ ko vượt quá giới hạn của 1 nền chính trị tài tử của chủ nghĩa quốc gia thượng lưu những năm 1920.....
    CUỘC CHIẾN ĐÔNG DƯONG LẦN 2[/i].
    Nguồn gốc tính chất của cuộc chtr ĐD thú 2 đã bị hiểu sai lệch.Chắc chắn ko phải như chính phủ Mỹ rêu rao trong những năm 60 rằng cuộc chieén đó là 1 cuộc tiến công từ bên ngoài của lực lượng CS vào "quốc gia độc lập NAM VN". đã đc hội nghịi Giơnevơ thiết lập.Mặc dù họ đã rút các lực lượng của mình ra khỏi vĩ tuyến 17 ,nhưng VIÊT MINH đã từng là 1 phong trào thực sự trên cả nc và những ng ủng hộ và nhiều cán bộ dân sự vẫn còn ở miền NAM.
    Từ năm 1954 đến 1959 giới lãnh đạo HN trông vào các biện pháp thống nhất 1 cách hoà bình,nhưng bị chính phủ ở SAI GÒN bác bỏ.Việc đó đã đưa đến tình trạng căng thẳng trong các cán bộ CS ở miền nam ,đang bị một chiến dịch đàn áp của chế độ SAI GÒN và rất muốn chuyển sang chính sách chống lại bằng vũ trang.
    Năm 1959 giới lãnh đạo HANOI quyết định ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang ở mièn NAM ,một số cán bộ miền Nam đã đc đưa vào địa vị lãnh đạo ĐCS ,trong số đó có ông LEDUAN người đã thúc đảy 1 sự thay đổi về chiến thuật đối với miền Nam.Từ lúc này trở đi cuộc chtr ở miền Nam leo thang nhanh chóng thành 1 cuộc chtr với quy mô đầy đủ.
    Việc thành lập 1 quốc gia riêng rẽ ở miền NAM chủ yếu là 1 chiến lược của Mỹ nhằm ngăn cản những người CS củng cố những thắng lợi mà họ đã giành đc trên chiến trường ĐIỆN BIÊN PHỦ và trên bàn thương lượng ở Giơnevơ.Mỹ đã trút hết trọng lượng của mình lên NGÔ ĐÌNH DIỆM thủ tướng cuối cùng của BAOĐẠI.Là người bảo thủ nguồn gốc khổng giáo theo thiên chúa giáo ,Diệm là người thượng lưu với những đức tin rất độc đoán.Ông ta ghét sự lộn xộn của nền dân chủ tự do và bác bỏ về nguyên tắc ý kiến 1 chính phủ chỉ dựa vào "chỉ số lượng".Ông ta nói vui với Bernard Fall rằng:"XH cần hoạt động qua các quan hệ cá nhân giữa các nhân vật chóp bu".Đó ko phải là con ng để lãnh đạo thành công CNQG tư sản đi vào thời đại của nền chính trị quần chúng.
    Lúc đầu DIEM đã có những thành công đáng ngạc nhiên ,trong 2 năm đầu DIEM đã đập tan các phái CAO ĐAI,HOA HẢO là những phái đã kiểm soát phần lớn SAIGON và nông thôn miền NAM.Rồi ông ta chuyển sang nhiệm vụ khó khăn hơn nhằm trừ diệt hạ tầng cơ sở của VIETMINH.Để làm đc việc này ông ta đã dựa vào những biện pháp trắng trợn của 1 nhà nc cảnh sát mà vì thế ông ta bị các nhà tự do phương Tây chỉ trích.Nhưng khó khăn của DIEM ko phải việc ông ta dựa vào những biện pháp độc tài mà sự thật chính chế độ độc tài của ông có 1 cơ sở ủng hộ hết sức mong manh.Đó là chế độ đọc tài của tín đồ đạo thiên chúa giáo đè lên số dân mà đại đa số tuyệt đối là theo đạo phật.Nhiều tín đồ đạo thiên chúa lại là những ngưòi di dân từ miền BẮC vào .Ngay bên trong cộng đồng thiên chúa giáo,quyền lực lại tập chung vào 1 số gia đình.
    NGười Mỹ bị kẹt vào thế tới lui đều khó ở VN trong những năm đầu 1960.Sự có mặt của họ lộ liễu hơn của ng PHAP trước kia,và những ng CS đã khai thác 1 cách đích đáng tình hình đó để mô tả diệm như 1 bù nhìn của CNĐQ Mỹ .Sau 1 đợt biểu tình của đạo PHẬT chống lại chế độ của ông ta DIẸM đã bị sát hại trong 1 cuộc đảo chính qusự băn 1963.Và các chế độ quân sự tiếp theo ở SAIGON đã ko bao giờ có khả năng vượt đc di sản do DIEM để lại.
    Sự sấu đi nhanh chóng của tình hình quân sự ở NAM VN sau khi DIEM chết đã đưa đến sự leo thang dính líu của Mỹ.Cuộc leo thang đó đã gây ra tàn phá rộng lớn ở cả BẮC lẫn NAM VN .Và giờ quyết định đã đến trong đầu những năm 1970.Ảo tưởng rằng sức mạnh quân sự Mỹ sẽ đập nát CS và đưa đến 1 thắng lợi nhanh chóng dễ dàng ,đã bị cuộc tấn công TẾT MẬU THÂN 1968 đánh tan.Sau đó ng bắt đàu thương lượng ngiêm chỉnh cho 1 cuộc rút quân .Sự có mặt của Mỹ đã dần dần đc giảm bớt và cuộc rút quân hoàn toàn đã đc thoả thuận vào năm 1973.Một khi ng Mỹ rút đi,cuộc ngừng bắn ở NAM VN coi như sụp đổ,và đầu những năm 1975 toàn bộ cơ cấu chtrị quân sự của chế độ SAIGON đã bị san băng với 1 tốc độ và sự chọn vẹn đến mức ngay cả những ng CS cũng không ngờ đến.....
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 02/12/2005
    u?c ptlinh s?a vo 15:23 ngy 02/05/2007
  6. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    CAMPUCHIA
    Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa quốc gia hiện đại CPC,LAO chịu tác động mạnh mẽ bởi các sự kiện ở VN.Khi cuộc chtr giữa VIETMINH và ng PHAP tăng lên ,thông qua XIHANUC ng PHAP tuyển mộ ng KHƠME để đánh lại VIETMINH,và VIETMINH đã khuyến khích các người quốc gia chống PHAP ở CPC.Chẳng bao lâu sau các nhóm của Khơme IXARAC(người CPC độc lập) xh và tiến hành chiến tranh du kích chống ng PHAP và Xihanuc.Một cánh của phong trào Ixarac do SƠN NGỌC MINH lãnh đạo ,vẫn tiếp tục thân VIETMINH một cách mạnh mẽ,nhưng cánh do SƠN NGOC THÀNH lãnh đạo(do ng NHẬT dựng lên) ngày càng chống VIETMINH cũng như Xihanuc.Lúc đầu nhóm Itxarac còn nhỏ dễ bị kiềm chế.Nhưng khi tình hình quân sự có lợi cho VIETMINH thì những đồng minh Itxarac của họ lớn lên nhanh chóng và trở thành 1 đe doạ ngiêm trong với địa vị của Xihanuc .Vào đầu những năm 1950 có lẽ họ có hơn 5000 quân tại ngũ,với sự ủng hộ của VIETMINH đã kiểm soát những vùng rộng lớn ở nông thôn..........(phần sau sẽ post cho các bác đọc phần này,nói khá nhiều về tình hình CPC ,các phong trào quốc gia của họ chịu nhiều ảnh hưởng của VN.và con ng XIhanuc..)
  7. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản khoảng năm 88-89 gì đó, vừa bán ra ngoài khoảng 1 tuần thì bị thu hồi. Thời đó, giấy vẫn còn đen thui và dính đầy bả mía. Tến sách là "Cuộc chiến tranh giữa những người anh em đỏ". Các bạn thử tìm xem, biết đâu còn vài cuốn đâu đó.
  8. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Để em trích dẫn vài dòng về cuốn sách:
    ''CHÂN LÝ THUỘC VỀ AI"
    Người dịch: NGUYỄN TUẤN CƯU
    NXB : QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN - HANOI 1986 23 Lý Nam Đế HN
    Trình bày : PHẠM VĂN BẢNG
    Bìa : Nhật Lệ
    In xong : tháng 8 năm 1986
    Nộp lưu chiểu : tháng 8 1986
    Số trang : 364
    Số lượng : 27250 cuốn
    In tại nhà máy in QĐND
    Cuốn sách trình bày xuyên suốt cuộc chiến tranh biên giới với TQ, và cuộc chiến tiêu diệt chế độ diệt chủng PONPOT ,....vấn đề người tỵ nạn sau 1975...đặc biệt là khi phân tích về cuộc tấn công tiêu diệt Ponpot,chiến tranh biên giới với TQ...nếu đọc nó các bác khỏi thắc mắc là tại sao ta và thằng Tàu hay mâu thuẫn ...... với cách giải thích ngọn ngành từ nguồn gốc LS đến những yếu tố tác động bên ngoài liên quan đến cuộc chiến (em thấy như sách trắng của vn mặc dù chưa đc đọc)
  9. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    ....vào luc đó Ixarac có hơn 5000 quân tại ngũ và với sự ủng hộ của VIETMINH đã kiểm soát những vùng rộng lớn ở nông thôn.Lúc đó Xihanuc tiến hành 1 cuộc đảo ngc đột ngột để tách mình ra khỏi ngôi sao đang rơi của quyền lực PHAP và làm hẫng chân những đối thủ quốc gia của mình.Tuy trước kia là 1 người chống lại nền độc lập của CPC nhưng từ năm 1953 ông ta tự đưa mình ra như là 1 chiến sỹ của một :"thập tự chinh giành độc lập".Sau 1 thời gian ng PHAP thấy rằng sử dụng Xihanuc là thích hợp và vội vàng trao độc lập cho ông ta.Sau đó đánh nhau vẫn diễn ra ở CPC và năm 1954 hội nghị Giơnevơ thừa nhận chính phủ phủ của Xihanuc ,những người Ixarac đã ko đc thừa nhận.Xihanuc giải thích những yếu kém về chính trị,kinh tế của CPC bằng vị trí địa lý và các mưu đồ xấu xa của những kẻ thù.Ông lấy cả THAI LAN và NAM VIETNAM trong các vụ tranh chấp biên giới làm bằng chứng cho sự phân tích đó.Ngay sau hội nghị Giơnevơ Xihanuc ve vãn ý nghĩ tự đứng về phía phương TÂY.Nhưng làm như vậy có nghĩa là tham gia vào tổ chức hiệp ước ĐNÁ (SEATO).Ông ta sợ rằng làm như vậy sẽ làm cho CPC lệ thuộc vào nc láng riềng lớn mạnh hơn đang có tham vọng về lãnh thổ CPC tức NAM VIETNAM và THAILAN.Nưóc Mỹ sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ CPC chống lại các lực lượng CS chứ ko phải các chế độ cách hữu.Mặt khác Xihanuc thấy rằng khối CS sẵn sàng bảo đảm với ông 1 cách ko úp mở về điều đó,đặc biệt là TRNG CỘNG ủng hộ chính phủ ông ta.DO đó Xihanuc chọn 1 chính sách chung lập và nhận ra rằng trong khi Mỹ ko sẵn sàng tha thư cho 1 chính sách như vậy thì chính sách đó đc cac nc CS hoan nghênh.Vì vậy Xihanuc tự thấy bị đẩy vào 1 hướng thân CS trong chính sách đối ngoại của ông ta,tuy rằng ông ta sợ và ghét CNCS.Sau năm 1954 ông ta tiếp tục đối sử với các nhà chính tri tư sản mới ở Phnom Penh cùng với các pp mà các vua chúa chuyên chế thời đó thưòng dung để đối sử với các âm mưu trong chiều đình,nghĩa là sự kết hợp khéo léo giữa ches độ gia trưởng ,sự thao túng,do thám và đàn áp.Lúc đầu ông ta bao dung phái hữu ,khủng bố phái tả,rồi năm 1963 khi nghĩ rằng phái hữu đã phát triển manh lên ông ta quay sang phái tả,và đến năm 1966 ngay vào lúc phái tả tỏ ra củng cố đc vị trí của mình thì ông ta lại bỏ nó để 1 lần nữa đưa phái hữu lên.Kết quả là những mưu đồ thúc đẩy sự hiện đại hoá cả TBCN lẫn XHCN bị bao bọc trong 1 chế độ gia trưởng hoàng tộc,đổi chác ân huệ và tham nhũng ngày càng trắng trợn.
    Với 1 ý nghĩa nhất định cuộc đảo chính tháng 3 năm 1970 của LONNON cũng giống như cuộc cm năm 1932 ở THAILAN .Nhưng CPC đã ko trải qua chế độ chuyên quyền sáng suốt giống như của CHULALONGCON (THAILAN).Sự yếu kém của nhà nc lẫn giai cấp tư sản nói lên rằng kết quả sẽ rất khac nhau.
    Để thực hiện mục tiêu giữ cho CPC đứng ngoài cuộc chiến tranh năm 1970 ở VN ,Xihanuc sẵn sàng làm ngơ trước sự xâm nhập quân và hàng cung cấp của CS vào NAM VN thông qua :"đường mòn HCM" từ những vùng rừng núi của LAO và ĐÔNG CPC,miễn là người VN tránh các vùng dân cư.Ông ta cũng cho phép họ mua gạo ở CPC .Xihanuc sẵn sàng làm ngơ khi ng Mỹ bắt đầu bí mật ném bom các lực lượng VN ở ĐÔNG CPC trong năm 1969,nhưng công khai phản đối khi các xã Khơme bị ném bom.
    Tuy nhiên điều này đã làm mất sự ổn định bên trong của chính phủ Xihanuc.Năm 1966 cánh hữu trở lại làm việc ở CPC và họ hết sức hoảng sợ trước điều mà họ xem như là chính sách đối ngoại thân CS và thân VN của XIhanuc.Rồi khi việc ném bom của Mỹ vào các đất thánh ở biên giới đẩy ng VN đi sâu vào CPC năm 1969 thì phái hữu càng sợ hãi,và LONNON và XIric Matắc tổ chức cuộc đảo chính tháng 3 năm 1970.
    Xihanuc sớm nhận ra rằng Khơme đỏ ko phải dễ điều khiển như phái tả cũ của Phnom Penh.Các nhà lãnh đạo Khơme đỏ hoan ngênh những ng ủng hộ Xihaluc vào hàng ngũ nhưng giữ Xihanuc ở lại nc ngoài như là ng đứng đầu chính phủ lưu vong (ở BẮC KINH).Vào năm 1974-1975 Ponpot tổ chức thanh trừng những ng ủng hộ Xihaluc ra khỏi mặt trân thống nhất dân tộc CPC(do họ lập lên để lật đổ Xihanuc)
    Ngay sau khi cướp quyền năm 1970 LONNON đã mưu toan gạt những người CS VN ra khỏi đất thánh CPC của họ.Những ng CS đã giáng cho quân đội kém sẵn sàng của LONNON những thất bại đau đớn mà ko bao giờ có thể phục hồi lại đc.
    Cũng giống như trong cuộc chtr ĐÔNG DƯƠNG chính sách của những ng CS VN trong các khu vực họ chiếm đóng ở CPC là khuyến khích ,vũ trang những người nổi dậy và rút lui khi các nhóm này tỏ ra đủ khả năng đứng vững 1 mình.Trong những năm 1970-1971 phần lớn cuộc chiến đấu bằng chủ lực chống quân đội Lonnon là do ng VN thực hiện ,nhưng từ năm 1972 thì chủ yếu do Khơme đỏ.Người VN vui vẻ cho rằng vì mục tiêu chung của họ là "chống đế quốc" và vì các mối quan hệ anh em giữa những người CS ở VN và những người CS CPC cho nên ko có sự xung đột nghiêm trọng giữa quyền lợi của họ và quyền lợi của phong trào giải phóng dân tộc mà họ khuyến khích ở CPC.
    Chính phủ Lonnon đã bắt đầu lắm quyền trong 1 hoàn cảnh xấu và nhanh tróng đi vào con đg tồi tệ hơn.Nó chỉ kiểm soát những vùng lõm quanh Phnom Penh và các tỉnh lỵ và doc theo các đg chính lối liền các vùng đó.Vào những năm 1972 rõ ràng chính phủ này đã đến ngày tận số nếu ko có những biến chuyển lớn.Chế độ đó đã sụp đổ tháng 4 năm 1975 thậm chí trưóc khi SAIGON sụp đổ.Rồi mặt chận thống nhất CPC lên nắm quyền về danh nghĩa còn thực quyền nằm trong tay các nhà lãnh đạo Khơme đỏ..Khơme đỏ lên lắm quyền như là 1 nhóm trí thức cấp tiến của giai cấp trung gian đứng đầu 1 đội quân nông dân.
    Khác với ở VN những ng CS Khơme ko thể rút từ giới trí thức và giai cấp trung gian cũng như từ giai cấp nông dân những cán bộ của họ bởi vì giới trí thức và giai cấp trung gian còn nhỏ và phần lớn đi với chế độ Lonnon.
    Ngược lại họ hầu như họ đọc nhất phải dựa vào những binh sĩ nông dân đc giáo dục rất ít.Đại đa số là những thanh niên thiếu phương hướng ở các thôn xóm bị đẩy từ 1 XH cổ truền ở nông thôn vào cuộc chtr hiẹn đại tàn ác mới chỉ vài tháng hoặc thậm chhí vài tuần trươc đó.Trong các cuộc CM khac cũng vậy những cán bộ với 1 quá trình như vậy thường phạm phải những hành động tàn ác thô bạo,trừ khi đc những nhà lãnh đạo tinh thông hơn hướng dẫn và kiềm chế.Ở CPC những nhà lãnh đạo như vậy rất hiếm.Hơn nữa sự đột ngột về tính chất tàn phá của chtr làm cho những vấn đề đó trầm trọng thêm.Hơn nữa trong các nhà lãnh đạo Khơ me đỏ 1 số ng muốn hết sức lợi dụng khả năng tàn ác tiềm tàng đó để phục vụ cho lợi ích của họ.Kết quả là trong cuộc CM CPC những người nông dân hiếu chiến đã hoàn toàn thắng những người làm công việc hiện đại hoá trong LS của CNCS ở CPC.
    Lần sau em sẽ bỏ qua phần phân tích về nước LAO,sự thành lập PATHÉT LAO với sự giúp đỡ ủng hộ mạnh mẽ của VN.Sẽ post cho các bac xem luôn về lập luận của tác giả khi nhiều nưóc thù địch cho VN là nc bành trướng khi tấn công tiêu diệt Khơme đỏ CPC.........có nhiều phần rất hay trong đó có đoạn các nc thù địch lợi dung di chúc của HỒ CHỦ TỊCH để nói đó là âm mưu bành trướng của ta thực hiện di chúc của người.......
  10. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Tối qua là em viết bài cho các bác đọc rồi đấy ...viết cặm cụi,quên cả học ,quên cả ngủ tới 2h sáng mới song,vậy mà em định copy lưu lại vào world ...lớ ngớ thể nào ấn nhầm pase tthế là thôi ...công toi bài viết chỉ còn vài từ .... khổ thế...thôi đành viết lại vậy vì đã hứa với các bác ấy rồi,vài tiếng nữa sẽ có bài cho các bác đọc....các bác cứ yên tâm..
    CÁC bác ở HANOI muốn mượn sách của em,thì đợi em vài hôm nữa để em photo lại nó đã rồi cho các bác mượn bản photo thôi,chứ sách đã đen xấu lại cũ rồi chỉ photo song mà ko cẩn thân là mỗi trang 1 lơi ngay...các bác giáng đợi em chút nhé...khi nào đưọc em báo ngay liền..
    Nhìn vào lịch sử, hé mở tương lai...

Chia sẻ trang này