1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] Red Brotherhood at war (Grant Evans và Kelvin Rowley)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenquang, 24/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Khi người Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô tháng 11 năm 1978, người Trung Quốc nhanh chóng cử một phái đoàn đi Phnôm Pênh để bảo đảm với các nhà lãnh đạo Khmer đỏ về sự ủng hộ của Bắc Kinh. Pol Pot lên đài phát thanh Phnôm Pênh để ca ngợi điều mà ông ta mô tả như là ?osự ủng hộ vô điều kiện" của Bắc Kinh đối với cuộc đấu tranh chống Việt Nam của Campuchia. Nhưng thực tế thì ít chắc chắn hơn. Đặng Tiểu Bình đã cử Uông Đông Hưng, một trong những kẻ thù chính trị của ông ta (mà cuối cùng ông ta đã cách chức tháng 2 năm 1980) sang Phnôm Pênh, trong khi bản thân ông ta đã đi vòng quanh các thủ đô ASEAN để đối lại chuyến đi trước đó của ông Phạm Văn Đồng.
    Vào giai đoạn này dường như Đặng đã xoá tên của chế độ Pol Pot. Tại Bangkok ông ta tiên đón rằng Việt Nam sẽ xâm chiếm và Campuchia sẽ hoàn toàn bị chinh phục. Mục tiêu của ông ta không phải giữ Pol Pot ở Phnôm Pênh, mà thuyết phục các nước ASEAN cùng với Trung Quốc ủng hộ một cuộc nổi dậy vũ trang ở Campuchia chống lại chế độ do Việt Nam ủng hộ ở Phnôm Pênh. Ông ta cũng nói rằng phản ứng trực tiếp của Trung Quốc đối với cuộc xâm chiếm có thể xảy ra của Việt Nam với Liên Xô, tuy ông ta thêm rằng ông ta sẽ không loại trừ ?omột cuộc tính chất trừng phạt của Trung Quốc giống như cách đã tính chất các lực lượng Ấn Độ năm 1962? (xem bài của Nayan Chanda đăng trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, 24 tháng 11 năm 1978-ND).
    Vào giai đoạn này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn khác nhau về con đường phải đi. Khi Việt Nam đối với Matxcơva trong tháng 6, một số như Hoa Quốc Phong rõ ràng cho rằng Trung Quốc phải có những biện pháp quyết liệt. Nhưng Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng bởi vì có nguy cơ trả đũa của Liên Xô nếu Trung Quốc có bất cứ biện pháp quân sự nào chống lại Việt Nam (xem ?oChiến lược của Trung Quốc" của Robert G.Sutter, tr. 1818-182-ND). Trong tình hình còn đang lưỡng lự một cách tế nhị này, sự ủng hộ của Mỹ đối với Trung Quốc làm nghiêng cán cân về phía chiến tranh.
    Trong khi các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam xấu đi, thì sự bình thường hoá các quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington thu được tiến bộ nhanh chóng. Hai quá trình này liên kết với nhau, bởi vì chính ý muốn tăng cường các chính sách chống Xô của họ đã thúc cả hai bên thoả hiệp về vấn đề Đài Loan, và những người theo đường lối chống Xô cứng rắn ở Washington khuyến khích Trung Quốc có đường lối thô bạo chống Việt Nam. Trong chuyến đi thăm tháng 5 năm 1978 mà cuối cùng mở đường cho việc bình thường hoá hoàn toàn các quan hệ Trung-Mỹ, Brê-din-zki tuyên bố rằng Mỹ chia sẻ ?oquyết tâm của Trung Quốc chống lại các cố gắng của bất cứ quốc gia nào tìm cách thiết lập bá quyền toàn cầu hoặc khu vực"; ?obá quyền khu vực" là từ mà Bắc Kinh dùng để chỉ Việt Nam. Việc Trung Quốc quay sang chính sách thô bạo đối với Việt Nam chỉ xảy ra 4 ngày sau đó. Mỹ thì đã ngăn chặn các cố gắng đầu tiên sau chiến tranh của Việt Nam nhằm mở cửa ra phương Tây, và trong nửa sau của năm 1978, Mỹ tiếp tục bác bỏ những cố gắng hoà giải ngày càng tăng của Hà Nội.
    Khi Việt Nam ký hiệp ước quân sự với Liên Xô tháng 11, Mỹ phản ứng lại bằng việc công bố rằng Mỹ không còn chống lại việc bán hàng quân sự cho Bắc Kinh, và đầu tháng 12, Mỹ rõ ràng đi đến chống Hà Nội trong cuộc tranh chấp biên giới Việt Nam-Campuchia. Khi người Trung Quốc hoan nghênh các hành động đó như là đã giúp hạn chế ảnh hưởng của ?ongười thay thế? Mat-xcơ-va, thì Washington không hề phản đối. Hiệp định bình thường hoá quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, công bố ngày 15 tháng 12, đã nhấn mạnh cam kết của cả hai bên chống lại ?obá quyền quốc tế? (tức là Liên Xô), và không có sự phản đối nào của Mỹ khi Hoa Quốc Phong thêm rằng hiệp định cũng sẽ có ích để chống lại ?obá quyền khu vực". Mười ngày sau, Việt Nam xâm chiếm Campuchia đánh đổ chế độ Pol Pot với một tốc độ làm kinh ngạc ngay những người (như Đặng) đã từng không tin về các khả năng quân sự của Campuchia dân chủ.
    Người Trung Quốc bắt đầu từ giữa tháng giêng chuẩn bị quân sự cho cuộc xâm lược Việt Nam của họ, tin chắc rằng sự ủng hộ của Mỹ sẽ bảo vệ họ chống lại sự trả đũa có thể có của Liên Xô. Nhưng Đặng rõ ràng không hoàn toàn hài lòng cho đến sau khi thăm Mỹ vào cuối tháng đó. Đặng đã báo riêng cho tổng thống Mỹ về cuộc xâm lược dự định đó. Nhưng công khai thì ông ta nói đến sự cần thiết ?odạy cho Việt Nam một bài học?. Cater nói rằng ông ta khuyên riêng Đặng không nên thực hiện cuộc xâm chiếm (xem ?oGiữ lòng tin? của Jimmy Cater, London, 1982, tr.206-209-ND). Công khai mà nói thì trong khi không ủng hộ các tuyên bố của Đặng về sự cần thiết ?odạy Việt Nam một bài học?, người Mỹ vẫn không phản đối. Nhưng họ cũng không công khai nhắc nhở Trung Quốc không nên xâm lược hoặc đe doạ Trung Quốc sẽ dùng một hình thức trả đũa ngoại giao nào đó, nếu Trung Quốc cứ thực hiện ý định của mình. Họ đợi đến khi Đặng đã rời Mỹ rồi mới tuyên bố rằng các quan điểm đó không nhất thiết là của Mỹ hoặc của Trung Quốc. Đặng dường như coi đó là một sự ủng hộ mặc nhiên. Quyết định cuối cùng thực hiện cuộc xâm lược đã có tin được đưa ra trong ngày sau khi Đặng về đến Bắc Kinh.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Theo Victor Zorza một nhà quan sát thạo tin, động cơ chính của chính sách Mỹ vào tình huống đó là củng cố phái của Đặng trong cuộc đấu tranh quyền lực đang diễn ra ở Bắc Kinh. Mười lăm ngày trước cuộc xâm lược của Trung Quốc, anh ta đưa tin: ?oCác qua chức cấp cao Nhà Trắng đã? nói rằng một lý do tại sao Tổng thống Cater quyết định nhanh chóng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc là vì ông ta muốn tỏ ra ủng hộ Đặng. Đó là một lý do tại sao Cater nhượng bộ về Đài Loan và bị tố cáo là bỏ mặc đồng minh lâu đời. Nếu không có thoả thuận về Đài Loan và bình thường hoá quan hệ với Mỹ, thì không chắc Đặng có thể thắng thế hơn Hoa??.
    Người Mỹ đã lo sợ trước những dấu hiệu về một sự tan giá trong các quan hệ Trung-Xô và trước những tin rằng Hoa tán thành rút một phần quân đội khỏi biên giới Trung-Xô như là một cử chỉ hoà giải với Mat-xcơ-va trước khi đánh Việt Nam. Đặng thì trái lại, đặc biệt rất muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ vì ông ta muốn duy trì một tư thế đối kháng trên biên giới Trung-Xô cũng như muốn trừng phạt Việt Nam. Zorza viết: ?oChiến lược của Mỹ trong cuộc tranh chấp Trung-Xô là nhằm cố giành những nhượng bộ của Kremlin bằng cách dọa xây dựng lực lượng của Trung Quốc để chống lại Liên Xô. Nhưng khi Mát-xcơ-va và Bắc Kinh đi đến kết luận rõ rằng rằng sự dàn xếp có lợi cho họ hơn là tranh chấp? thì Mỹ sẽ bị đặt vào tình trạng như một chiếc tàu mắc cạn?.
    Ít nhất chính sách của Mỹ là một chính sách khoan dung đối với cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc trong khi lại lên án, bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất, cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam. Chính quyền Cater thậm chí không làm chậm lại quá trình bình thường hoá các quan hệ ngoại giao với Trung Quốc như là một dấu hiệu của sự bất bình, trong khi đối với trường hợp Việt Nam thì chính quyền đó đã bá bỏ hoàn toàn việc bình thường hoá.
    Cuộc chiến tranh Trung-Việt là đỉnh cao của sức ép Trung Quốc ngày càng tăng một cách vững chắc chống lại Việt Nam, tiếp theo sau sự nhích lại gần Trung-Mỹ của đầu những năm 1970. Việc đó mở đường cho sự mở rộng nhanh chóng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, mà Việt Nam tỏ ra là người chống lại mạnh mẽ nhất. Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam bởi vì Hà Nội đã đánh đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia. Việc đó tuyệt nhiên không phải là một đe doạ đối với nền an ninh Quốc gia của Trung Quốc (như cuộc tính chất của Trung Quốc đối với nền an ninh của Việt Nam) nhưng nó gây thiệt hại đến uy tín mới giành được của Trung Quốc với tư ách là một cường quốc lớn ở khu vực Đông Nam Á. Không những người Việt Nam luôn luôn coi thường sức ép của Trung Quốc đòi Việt Nam phải tách ra khỏi Matxcơva, họ còn đánh đổ một chế độ mà Trung Quốc tự cam kết bảo vệ. Trước tình hình như vậy, nhóm ôn hoà của Đặng dù có xem chế độ Pol Pot là đã gây ra tàn phá một cách tự sát, cũng chẳng làm được gì. Các hành động của Việt Nam là không thể tha thứ được trước con mắt của Bắc Kinh: Hà Nội phải bị trừng trị và những mối quan hệ tăng nhanh chóng của Trung Quốc với Mỹ đã đưa lại sự đảm bảo mà Đặng cho là cần thiết để chống lại sự trả đũa của Liên Xô khi Trung Quốc ép buộc Việt Nam phải khuất phục, bằng một cuộc xâm lược quân sự. Ở phương Tây, các cuộc xung đột đó đã được nhận thức thông quan lăng kính của những đối kháng chiến tranh lạnh Xô-Mỹ: trong khi Việt Nam bị lên án và tẩy chay vì xâm chiếm Campuchia của Pol Pot, cuộc xâm lược trả đũa của Trung Quốc đối với Việt Nam đã được nhận xét với sự khoan dung rộng rãi.
    Cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc như vậy là một sự thực hiện cổ điển của chính sách quyền lực. Việc Đặng tuyên bố rằng Trung Quốc có ?oquyền? dạy cho Việt Nam những ?obài học? bất kỳ lúc nào họ muốn, là một sự quyết đoán rằng Việt Nam đã nằm trong khu vực lợi ích của Trung Quốc. Đó là một sự phủ định rõ ràng về thực tiễn những lời rêu rao tốt đẹp rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc là dựa trên cơ sở dân chủ.
    Nhưng âm mưu của Trung Quốc ép buộc Việt Nam đi vào khuất phục đã thất bại. Trên các chiến trường ở phía Bắc Việt Nam năm 1979 đã bộc lộ sự yếu kém quân sự của Trung Quốc chứ không phải sức mạnh vô địch của nó. Sự bộc lộc đó nói lên tính chất trống rỗng trong những đe doạ của Bắc Kinh về một ?bài học khác?. Các lực lượng quân sự của Việt Nam ở Campuhia đã sớm biến các lực lượng của Pol Pot trở thành một lực lượng du kích bị cô lập một lần nữa. Một chính phủ thân Việt Nam được thành lập ở Campuchia; ảnh hưởng chính thức của Trung Quốc ở Lào đã bị gạt bỏ. Hà Nội vẫn hiên ngang bướng bỉnh và khẳng định lại vị trí của mình trên biển Đông. Do không thể dùng sức mạnh quân sự để đi đôi với những đe doạ cho nên chính sách cả Trung Quốc đối với Đông Dương đã tỏ ra là phản tác dụng. Từ một vị trí có ảnh hưởng lớn trong năm 1975, các chính sách của Bắc Kinh đã đưa lại kết quả là ảnh hưởng của Trung Quốc đã tụt xuống gần con số không và vào năm 1980, Trung Quốc phải đứng trước triển vọng của một khối nước thân Liên Xô vững chắc, thách thức ý muốn của Trung Quốc ở Đông Dương. Sân khấu đã được bày ra cho một cuộc đấu tranh mới với Việt Nam và Liên Xô, trong những điều kiện ít lợi hơn nhiều cho Trung Quốc.
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Hồi trước nghe các bác già kêu ca là các cụ nhà ta sau năm 75 quá huyênh hoang tự đắc - "ngủ mê trong chiến thắng", "không thèm chơi với bọn tư bản" v.v..
    Có lẽ báo đài hồi đấy mình cũng chửi tư bản ác nhưng chắc chỉ là bề nổi các bác nhỉ?
    Theo tài liệu này cùng 1 số nguồn tin mới thì các cụ nhà mình cũng đã có cố gắng giảng hoà với thằng tư bản to đầu nhất nhưng khổ nỗi nó vẫn còn ức, éo chịu chơi với mình mới đau!
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Cám ơn bác Linh!
    Topic này em kết nhất box!
  5. phamviettrungyem

    phamviettrungyem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    tiếp đê bác ptlinh, xem thích thật đấy, thanks bác
  6. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tớ vừa hỏi thì được biết "Duôi" có hàm ý là alnamit gì đó,có nghĩa là "dân ngu,ku đen"xin lỗi các bác nhé
    Bác nào là "Duôi" thì tự check nhé
  7. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Hình như là "Duôn" chứ không phải "Duôi" đâu bác ợ!
    Sao bác Linh không viết tiếp nhỉ?
  8. 10con3

    10con3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Bác Linh dạo này chạy sang đây gửi bài bác ạ. Bác Linh dạo này đang có mấy em xinh đẹp nên hơi bận, quên hết việc chính.
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=98.10
  9. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    tóm lại chỉ là tại thằng Tàu khựa nó muốn ăn nhà mình.....thằng Mỹ bỏ con cá nhỏ bắt con cá lớn....thấy thằng Mỹ gọi thằng Tàu là người khổng lồ chân đất..ước gì có một ngày mình gọi nó là người khổng lồ đầu đất...
  10. catcher

    catcher Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bán đấu giá đi, sách bìa cứng "Chân lý thuộc về ai" (Red Brotherhood at war).
    Giá: 1 account trên TTVNOL có thể post bài trên box Thảo Luận với LSVH. :D) Spam mãi mà chưa được post!

Chia sẻ trang này