1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] Red Brotherhood at war (Grant Evans và Kelvin Rowley)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenquang, 24/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Còn cái vụ tên tác giả em không đổi đc,có bác MOD nào có thể sửa giúp thì tốt..
    2 VIỆT NAM :CÂU CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG CỦA CN BÀNH TRƯỚNG SAU CHIẾN TRANH
    ......Tiếp theo Phnom Penh rơi vào tay các lực lượng VN tháng riêng năm 1979 tờ:"Nhà kinh tế" Luondon viết:"Cuộc xâm lược của VN sẽ ko làm yên lòng các láng giềng Châu Á của đế chế CS nhỏ vừa đâm chồi ở VN.Người VN giống như là những người Phổ của ĐNA, một dân tộc mà tính chất thưòng gây hấn hoặc có thể là sự xâm lược trắng trợn,tạo ra sự ko an ninh chung quanh họ".Bài bình luận lấy tên "Di chúc ***** đươc thực hiện"rêu rao rằng cuộc xâm lược đã thực hiện" mục tiêu suốt đời của lãnh tụ đã qua đời" .Vì vậy tờ "Nhà kinh tế" xem cuộc xâm lược như một hành động đc tính toán từ lâu do chính sách đối ngoại và tâm lý dân tộc thúc đẩy .Một ý kiến tương tự đã đc nguyên ngoại trưởng Mỹ Kissinger bầy tỏ trong phần đăng năm 1982 của hồi ký ông ta,"những năm của biến động":"Những ng VN sống sót sau cuộc chiếm đóng của Pháp luôn nuôi dưỡng niềm tin rằng nhiệm vụ của họ là thừa kế đế chế Pháp ở DÔNGDƯƠNG.Không có lòng nhân đạo như láng giềng LAO,không có sự duyên dáng như các láng giềng CPC,ngưòi VN tìm cách dành địa vị thống trị ko phải bằng vẻ lôi cuốn mà bằng sự quyết tâm.Bất hạnh của chúng ta là ở vào giữa những nhà lãnh đạo đó và những ám ảnh của họ.Cơn ác mộng của chúng tôi sẽ chấm dứt ,những láng giềng HANOI ko đc may mắn như vậy.Tình trạng ở gần nhau đã buộc họ vào 1 lỗi sợ hãi vĩnh cửu".
    Những suy đoán về một tâm lý dân tộc đó quy tụ vào 1 thuyết cho rằng 1 khi chiến tranh ở miền NAM kết thúc thì HANOI đơn phương và ko cần bị khiêu khích ,sẽ theo đuổi những chính sách xâm lược đối với những láng giềng của mình và các nc trong khu vực.
    Trwưóc khi xem xét vấn đè này,chúng ta cần làm dõ di chúc của HỒ CHÍ MINH,mà tờ :"Nhà kinh tế"nhắc đến.Đó là 1 điều mà 1 số tác giả cánh hữu rêu rao là lời kêu gọi môt"Liên bang ĐÔNG DƯƠNG "do HANOI thống trị bao gồm LAO,CPC,cũng như NAM VN.Điều đó hoàn toàn ko đúng.Ngày 10/5/1969 ***** đã viết 1 di chúc đề:"phòng kh tôi đi gặp cụ CAC-MAC,cụ LE-NIN và các vị cách mạng đàn anh khác".Đó là 1 lời kêu gọi đoàn kết và 1 tiêu chuẩn cao về đạo đức trong ĐCS VN,và nhằm tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất tại tại VN.Về các vấn đề quốc tế cụ nói đến sự phân biệt XÔ-TRUNG:"Là 1 người suốt đời phục vụ cách mạng,tôi càng tự hào về sự lớn ,mạnh của phong trào cộng sản và công nhân thế giới bao nhiêu thì tôi càng đau loàng bấy nhiêu về sự bất hoà giữa các đảng anh em hiện nay.Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa MAC-LENIN và chủ nghĩa vô sản quốc tế có lý, có tình. Tôi tin chắc rằng các Đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.".Và cụ kết luận :"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là :Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,xd một nước VIÊTNAM hoà bình,thống nhất độc lập ,dân chủ và giàu mạnh,và góp phần xứng đáng vào sự ngiệp cách mạng thế giới".
    Không có nhắc tí nào đến LAO,CPC hoặc đến:"Liên bang ĐÔNG DƯƠNG"mà nhà lạnh đạo chống Pháp lão thành đó bị vu cho là muốn thành lập.Phù hợp với việc này ông LEDUAN tại ĐH ĐCS VN năm 1976 tự hào nói rằng HANOI đã thành công rực rỡ trong việc thực hhiện di chúc ***** bằng cách đưa lại sự thống nhất của VN và cũng không nhắc gì đén CPC, hoặc LAO.
    Chính sách đối ngoại của VIETNAM sau chiến tranh
    Với một cách nhìn thực tế hơn ,chúng ta phải thừa nhận trước tiên rằng sự chấm dứt chiến tranh ở VN đã có tác động to lớn đối với nền chính trị khu vực. Ngay dù cho không có mưu đồ gì đối với các láng giềng của mình đi nữa,một nước VIETNAM không còn phải đổ sức lực vào chiến tranh nữa,cũng đã báo hiệu trở thành một cường quốc mới ở khu vực . Với một số dân trên 50 tr VietNAM là một nước đông dân nhất của lục địa ĐNA và là nước CS lớn thứ 3 trên thế giới. Với một đội quân chính quy 680.000 được tôi luyện trong hàng thập kỷ chiến tranh,HANOI là một cương quốc quân sự phải được kính nể.Do đó bất kể những ý định đã đc bày tỏ như thế nào,không lấy gì làm lạ khi các chính phủ ĐNA xem HANOI với một sự sợ hãi nhất định sau thắng lợi của HANOI năm 1975,đặc biệt là những chính phủ đã ủng hộ Mỹ ở ĐÔNG DƯƠNG.
    Tuy nhiên đã dõ từ đầu rằng quan tâm chính của chính phủ VN ko phải là những phưu lưu quan sự ra nc ngoài mà là việc xd lại đất nước bị chiến tranh tàn phá của họ.Tình cảnh khó khăn rất nổi bật.Bốn mươi năm chiến tranh đã làm cho VIETNAM một thu nhập tính theo đầu người bằng 1/4 THAILAN,và khoảng 1/30 của các nc tư bản phát triển.Hơn nữa việc cắt viện trợ của Mỹ cho MIÈN NAM gây ra 1 cuộc khủng hoảng trước mắt.Những năm chiến tranh đã phá huỷ khả năng trao đổi buôn bán lương thực giữa các tỉnh màu mỡ,và với số dân tăng lên nhanh chóng làm cho lương thực ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài.Tù phương TÂY cho miền NAM,từ TQ cho miền BẮC.Nền kinh tế của đất nc rõ ràng là mong manh và phải đc quản lý thận trong nếu muốn làm cho nó trở lại lành mạnh.
    Những đường lối chung của chính sách chính phủ sau chiến tranh đã đc ông LEDUAN tóm tắt tỏng báo cáo chính trị tại ĐH ĐCS VN lần thứ 4 tháng 12 năm 1976.Mười sáu năm chiến tranh đẫ chôi qua kể từ đại hội lần trước nhưng bây giờ đất nc đã đc thống nhất và hoà bình .Tâm trang lạc quan chung,thậm chí là khoan khoái là có thể thông cảm được.
    Phần về chính sách đối ngoại trong báo cáo của ông LEDUAN là tương đối ngăn.Ông nói chủ nghĩa đế quốc là 1 lực lượng đã giảm sut trong khi phe XHCN càng lớn mạnh.....Tiếp đó ông kêu gọi củng cố các mối quan hệ giữa VN và "tát cả các nc XHCN anh em".Ông đã cân đối một cách chính xác sự ca ngợi LIÊNXÔ và sự ca ngợi CH ND TRUNG HOA mà ông nói là "đang xd 1 nc XHCN hùng mạnh".Ông không nhắc đén sự phân biệt XÔ -TRUNG nhưng nói rằng VN làm hết sức để:"khôi phục và củng cố tình đoàn kết và xúc tiến sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau" giữa các nc XHCN.Ông nồng nhiệt cac ngợi những thắng lợi lịch sử vĩ đại của LAO,CPC và kêu gọi sự củng cố các "mối quan hệ đặc biệt" giữa các nưóc đó.Sự nhấn mạnh tình đoàn kết quốc tế chắc chắn là tương phản với chủ nghĩa MAO-ÍT nhưng ko có chứng minh nào để xem nó là 1 chính sách để bành trướng ra nc ngoài.
    Đối với các nc ko CS ở ĐNA lập trường của ông LEDUAN là 1 lập trưòng ko rõ ràng có tính ngiên cứu.Một mặt ông tìm cách thúc đẩy cùng tồn tại hoà bình giữa những người CS và ko CS trong khu vực.Ông tuyên bố "VN sẵn sàng thiết lập các quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nc trong khu vực ".Mặt khác ông cũng nói đến sự ủng hộ của VN đối với "những cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân" vì dân chủ,độc lập,hoà bình và" trung lập thưc sự" (ở đây ông noi rõ:trung lập thực sự là ko có các căn cứ quân sự và quân đội của các đế quốc trên lãnh thổ của họ).Điều đó ngụ đe doạ sẽ ủng hộ các ngưòi CS địa phương ko phải xuất phát từ cam kết có tính chất học thuyết về "xuất cảng"cach mạng.Nó nhằm làm cho các chính phu ĐNA lo sợ mà bớt sự có mặt quân sự của Mỹ,kẻ thù mới bị đánh bại của HANOI.
    Những lời bóng gió đó đặc biệt làm cho THAILAND và PHILIPIN hoảng sợ:họ cùng với chế độ SAIGON bị gạt bỏ là những thành viên của SEATO do Mỹ đỡ đầu,họ đã đưa quan vào VN tham chiến và để chho máy bay của Mỹ từ đất nc họ đén đánh phá VIETNAM,LAO,CPC.Tuy nhiên còn các nc ĐNA khác ở khu vực như Singapo,Malaixia,Indonesia hầu như ít gay gắt hơn trong sự thù địch của họ với CNCS.Không lấy gì làm lạ việc HANOI xem tất cả các nc đó với 1 sự nghi ngờ nhất định và có xu hướng xem hội các nc ĐNA(ASEAN) như là 1 liên minh quân sự đc che đậy nhằm chống lại HANOI.
    Tuy nhiên báo cáo của ông LEDUAN đã làm dõ rằng ban lãnh đạo ĐCS VN lấy việc xd lại đát nc làm ưu tiên hàng đầu chứ ko phải các mục tiêu quốc tế.Ông nói đảng nhân dân và chính phủ VN phải"tạo những đk quốc tế thuận lợi nhất để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh,phục hồi và phất triển kinh tế ,phát triển văn hoá,KHKT,củng cố quốc phòng xd CNXH trong nước chúng ta".
    Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 đc thông qua tại đai hội toàn quốc lần thứ 4 nhằm làm cho đất nc tự túc về lương thực.Nhìn chung lại các nhà vạch kế hoạch dự kiến mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân là 15% khi đất nc khác phục đc các tàn phá của chiến tranh.Nhưng như ông LEDUAN đã nói khi công bố kế hoạch vì"tích luỹ các nguồn lực bên trong ko có"nên toàn bộ chiến lược phụ thuọcc vào viện trợ bên ngoài để làm vốn đầu tư.Những sự phát triển đã cho thấy kế hoạch năm 1975 là lạc quan quá mức.Nhưng điều quan tâm hiện nay của chúng tôi là kế hoạch đó đưọc hướng vào sự phát triển hoà bình chứ ko phải vào chuẩn bị quân sự.Như 1 nhà văn viết:"Kế hoạch 5 năm lần 2 chủ yếu là 1 kế hoạch phát triển đã ko chú ý đén phát triển quốc phòng..Chác chắn VN tính đến 1 dai đoạn hoà bình dài sau khi giải phóng ĐÔNG DƯƠNG năm 1975và VN cho răng quốc phong sẽ ko còn cần có sự ưu tiên và do đó có thể phát triển ko dàng buộc lại các mục tiêu xd lại và phát triẻn kt".
    Quân đội ko đc giải ngũ nhưng phần lớn hướng vào các nhiệm vụ thời bình,xd lại hệ thống đg giao thông đã bị phá hoại,dọn phá bom mìn chưa nổ để đất đai trở lại sx.Kế hoạch 1976 của VN ko liệu trước "sự mở rộng" ra CPC hoặc xung đột với bất kỳ ai trong các nc láng giềng.
    Các ngoại trưởng của ASEAN đáp ứng tình hình thay đổi này bằng cách bày tỏ ý "muốn đi vào những quan hệ hợp tác hữu nghị với từng nc ở ĐÔNG DƯƠNG" trong cuộc họp hàng năm của họ ở MALAIXIA từ 13 đến 15 tháng 5 1975.Ngày 24/4 tổng thống Philipin và thủ tướng THAILAND xđ lập trường chung trong đó nói rằng các căn cứ quân sự nc ngoài trong khu vực là tạm thời và họ đông ý rằng SEATO đã"hoàn thành mục đích của nó"và phải rút lui dần dần.Ngày 5/5 BNG THAILAND đã công bố chấm dứt các hđ của Mỹ tại căn cứ ko quân tai đông bắc THAILAN là Udon và giảm dần sự có mặt quân sự của Mỹ ở nc mình.Những bưóc đi đó đã dọn đường cho các cuộc đàm phán nhằm thiết lập các quan hệ ngoại giao giữa THAILAN,PHILIPIN và VIETNAM.
    Rất lý thú là tất cả các nc ASEAN đã thừa nhân chính phủ CPC mới ngày 18/4 ngay sau ngày sụp đổ của Phnom Penh nhưng ko có hành động chung với chế độ NAM VN mới,chính phủ cách mạng lâm thời.Việc này coi như viêc phản ánh việc tình báo THAILAN tin (chính xác) rằng Khơme đỏ ko phải là bù nhìn của HANOI và việc thừa nhân ngay có thể giữ cho Phnom Penh khỏi chay vào quỹ đạo của HANOI.
    Tuy nhiên hội nghị các ngoại trưởng ASEAN đã thừa nhận rằng họ ko nhất tri với nhau về thái độ của mà các nước ASEAN phải có đối với VN ....SINGAPO nhấn mạnh rằng sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng Mỹ đang rút khỏi Châu Á ,và nhắc nhở ASEAN ko đc gây ra ấn tượng rằng nó sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tranh thủ ân huệ của các chính phủ cộng sản ở ĐD.Trong khi ASEAN đang làm ảo thuật với những hậu quả của những thắng lợi CS ở ĐD thì chính TQ đồng minh danh nghĩa của HANOI tỏ ra hoảng sợ nhất.Khi tổng thống Maurco của PHILIPIN thăm BẮCKINH ngay 7/6 với tư cách là 1 nguyên thủ đầu tiên của ASEAN,ông ta đc ĐẶNG TIỂU BÌNH thết đẫi và nhăc nhở việc rút quân Mỹ ra khỏi khu vực sẽ dẫn đến những hoạt động tăng lên của LIENXÔ.Đặng kêu gọi các nước ASEAN ko đc phản ứng qua mức với các phát triển của ĐÔNG DƯƠNG.Đặng lặp lại lời nhắc nhơr đó vào cuối thang6 khi gặp thủ tướng THAI.Người TQ rõ ràng ko muốn Mỹ rút về mặt quân sự khỏi THAILAND và PHILIPIN và cả ĐÔNG DƯƠNG nữa.
    Nhưng THAILAN và PHILIPIN vẫn kiên trì các chính sách hoà giải với VN và tiếp tục giảm các quan hệ của họ với Mỹ.Chắc chắn là các hành động của họ đã bị ảnh hưởng bởi thực tế rằng chính sách của LIÊNXÔ với ASEAN nói chung là có cảm tình,xem ASEAN như là 1 cố gắng đáng hoan nghênh nhằm hợp tác chính trị và kinh tế và có nguy cơ bị Mỹ đẩy vào 1 vai trò quân sự.Thực vậy một số nhà lãnh đạo ASEAN có xu hướng xem LIÊNXÔ là 1 ảnh hưởng có khả năng làm cho VN ôn hoà và ít lo sợ hơn về việc ASEAN là một SEATO khác.
    Nhìn về phía HANOI thì tình hình khu vực đã đc tốt lên nhiều vào đầu năm 1976.Những thoả thuận về thiết lập quan hệ ngoại giao với các nc ASEAN đã đạt đc hoặc đang tiến triển tốt,và SEATO đã bị huỷ bỏ tháng 9 năm trước.Ngày 5/7 ngoại trưởng VN ông NGUYỄN DUY TRINH nói rằng chính phủ của ông sẵn sàng thiết lập phát triển quhệ hữu nghị hợp tác với các nc ĐNA khác trên cơ sở các nguyên tắc sau........
    Thứ trưởng PHAN HIỀN cùng ngày đi thăm thủ đô các nc ASEAN.....
    Cảm ơn mấy cái sao vàng của các bác....phần sau em sẽ post cho các bác đọc về
    -Các quan hệ của Mỹ sau trong hậu quả của chiến tranh
    -VIETNAM và TQ :sự chấm dứt nền ngoại giao thăng bằng của HANOI
  2. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Vâng xin post !
    Các quan hệ với Mỹ trong hậu quả của chiến tranh:
    Cho đến tháng giêng năm 1977 con người trong nhà trắng là con người đã chủ trì sự chấm dứt cuộc tán loạn của Mỹ ở Đông Duơng, đó là Giê-rôn Pho. Henry Kissinger, kiến trúc sư của cuộc leo thang chiến tranh vào Cam-pu-chia năm 1970, cuôc xâm chiếm Lào năm 1971 và cuôc ném bom Hà Nội năm 1872, vẫn còn là bộ trưởng ngoại giao. Không có ai trong hai người này có được chú cảm tình nào với chính phủ Việt Nam. Nhưng Hà Nội có hy vọng rằng với cuôc chiến tranh bỏ lại đắng sau, các quan hệ với Mỹ có thể được phát triển.
    Việt Nam bắt đầu bước ngoại giao đầu tiên của mình tháng 9 năm 1975. Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố rằng Việt Nam sẵn sàng thiết lập các quan hệ bình thường với Mỹ trên cơ sở của hiệp định hoà bình Pa-ri năm 19 73. Đối với người Việt Nam, việc này đòi hỏi thực hiện những lời hứa của tổng thống Richard Nixon trong một bức thư gửi cho thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 1 tháng 2 năm 1973, cung cấp viện trợ trị giá 3250 tr $ để xây dựng lại sau chiến tranh mà không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào, cộng với các hình thức viện trợ khác sẽ được thoả thuận sau giữa hai bên. Về phần mình, ngày 26 tháng 3 năm 1976, Kissinger tuyến bố các điều kiện của Mỹ như sau:
    - Cho biết rõ về nhữn quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến đấu (MIAS)
    - Sự cần thiết về việc Hà Nội bảo đảm những ý định hoà bình đối với các nước láng giềng ở Đông Nam Á

    Ông ta nói người Việt Nam có thể nêu lên bất cứ vấn đề nào mà họ muốn, kể cả yêu sách về viện trợ, tuy ông ta "sẽ không đưa ra nhiều triển vọng cho vấn đề đó".
    Vài tháng trước đó, ở Paris, các quan chức Việt Nam tiếp xúc với các công ty dầu Mỹ về việc nối lại sự khoan dầu ngoài biển Đông, một việc làm có thể vượt qua cuộc phong toả về buôn bán và kinh doanh sau khi Sài Gòn sụp đổ. Mục đích của Việt Nam rõ ràng là dùng những tập đoàn kinh doanh hùng mạnh với hy vọng giành một sức đòn bẩy nào đó trong các giới chình trị Mỹ.
    Những năm 1976 là năm bầu cử tông thống ở Mỹ. Trong Đảng Cộng hoà, cánh hữu tỏ ra rất mạnh và Gierôn Pho, đương kim tổng thống, đang làm hết sức mình để giữ địa vị trước thách thức của Rônan Rigân bằng việc đẩy mạnh thái độ chống cộng của ông ta. Do đó tháng 3 năm 1976, ông ta nói xấu các nhà lãnh đạo Hà Nội là một bọn "kẻ cướp quuốc tế" trước những đám đông cộng hoà hăng hái. Điều đó không phải là một không khí hứa hẹn cho Hà Nội để đưa ra đề nghị cải thiện quan hệ với Oa-sing-tơn.Cuối tháng 4, sau khi bị Ri-gân khích bác, Pho tuyên bố: "Tôi không hề nói chúng ta sẽ tìm kiếm việc bình thường hoá quan hệ hoặc thừa nhận Bắc Việt Nam".
    Việc chính phủ Mỹ đòi VN cho biết rõ tin tức về tất cả 753 người Mỹ mất tích là 1 công việc ko nào làm đc.Người VN trả lời là họ sẽ giúp đỡ trong những kế hoạch đó nhưng cũng nói rõ họ không thể chịu trách nhiệm về những người Mỹ mất tích đó trong chiến đấu ở VN.Như HANOI thấy ,Mỹ đang làm cách từ bỏ điều mà HANOI cho là nghĩa vụ của Osintơn theo hiệp định Paris.
    Vấn đề người mất tích là 1 vấn đề có trọng lượng trong tay cánh hữu ở quốc hội,nhất là trong một năm bầu cử.Nhưng lời rêu rao đó đã bị bác bỏ trong 1 phiên họp báo cáo của Uỷ ban đặc biệt hạ nghị viện HOA KỲ tháng 12/1976 nói rằng ko có bằng chứng còn bất kỳ người Mỹ mất tích nào còn sống hoặc bị cầm tù.Nhưng ý nghĩa thực sự của vấn đề người mất tích sớm đc trở nên rõ ràng.Cánh hữu định dùng nó làm phương tiện trì hoãn việc bình thường hoá với VN một cách vô giới hạn.
    .....Thái độ lật lọng của chính quyền Cater đã đc Ri-sơt Hon-bruc báo hiệu cho VN năm 1977.Ông ta nói đến những lời hưa viện trợ của Nixon cho VN sau chiến tranh "như là một điều kỳ lạ của lịch sử lỗi thời nổi lên và làm phức tạp thêm cuộc bàn cãi".Từ đầu Nixon đưa ra những lời hứa đó cho HANOI chỉ là để kéo Mỹ ra khỏi 1 diểm khó khăn,và một khi chiến tranh đã kết thúc ,thì lời hưa ấy ko còn xứng đáng bằng tờ giấy để viết chúng ,thế nhưng người VN vẫn đặt hy vọng cao vào chúng .Chính quyền Pho đã chối ngay sự tồn tại của những lời hứa đó,bây giờ chính quyền Cacter quyết định công bố văn bản của sự "kỳ lạ của lịch sử lỗi thời "đó,và từ chối viện trợ trên cơ sở những người cộng sản đã vi phạm hiệp định Paris năm 1973.Không những ko bồi thường Mỹ còn tích cực tìm cách cản trở viện trợ quốc tế cho VN.
    Chính quyền Cacter cũng ko bình thường hoá quan hệ ngoại giao với HANOI.Lúc đầu ,lý do của họ là vấn đề người mất tích .Rồi họ kể đến tình hình ngày càng xấu đi ở ĐÔNG DƯƠNG.Lý do thực sự ngoài sự thù địch chống cộng đối với chính phủ HANOI,một nhân tố có tầm quan trọng ngày càng tăng là họ sợ việc bình thương hoá có thể làm tổn thương đến mối quan hệ đang phát triển của Mỹ với TQ.Cả cánh những người tự do và cánh hữu đều đồng ý với lý do đó.Bản thân Cacter trong hồi ký của mình có viết:"Bước đi với TQ có tầm quan trọng tối cao cho nên sau vài tuần đánh giá ,tôi quyết định hoãn cố gắng về VIETNAM cho đến khi ký hiệp định của chúng ta ở BẮC KINH".
    VIỆT NAM VÀ TQ :sự chấm dứt nền ngoại giao thăng bằng của HANOI.
    Việc HANOI ko thành công trong việc khai thông quan hệ với phương TÂY là vấn đề đặc biệt quan bởi vì quan hệ của HANOI với TQ đã xấu đi nhanh chóng sau khi kết thúc chiến tranh.Cả TQ lẫn LIÊNXÔ đều tự cam kết sâu vào BẮC VIETNAM trước năm 1975.VN là nước đã nhận viện trợ lớn nhất của TQ nhưng mặt khác LX đã cung cấp 70% số viện trợ của HANOI trong suốt cuộc chiến tranh.Chính sách ngoại giao thăng bằng của ***** CHÍ MINH đã giúp cho VN thoát khỏi những sóng gió của cuộc tranh chấp XÔ-TRUNG.Sau năm 1975 tình hình đó không thể tiếp tục được nữa và VN buộc phải dứt khoát chọn phía đứng.
    Tiếp theo sự sụp đổ của SAIGON các cuộc tiến công MA-XCƠ-VA của BẮC KINH càng thêm gay gắt.Tháng 6 năm 1975 ĐẶNG TIỂU BÌNH tuyên bố LX đang thay Mỹ để trở thành mối đe doạ chính cho hoà bình và an ninh ở ĐNA và người XOVIET"tìm kiếm 1 cách tham lam vô độ các căn cứ quân sự mới ở CHÂU Á ".Đó là lời cảnh báo rõ ràng đối với VN.Ông LEDUAN đi BẮC KINH tháng 9 và đc MAO tiếp.Ông đã ký hiệp định viện trợ nhưng chống lại sức ép cắt các quan hệ với LX.Từ BẮC KINH ông LEDUAN đi MAXCƠVA và cũng ký một hiệp định viện trợ cho giai đoạn 1976-1980.Một thông cáo chung do các đại biểu VN và LX công bố đã nói lên sự thoả thuận về tất cả các vấn đề thực chất .Việc không có tuyên bố tương tự ở BẮC KINH là những dấu hiệu đầu tiên của những khác nhau nghiêm trọng giữa VN và TQ.
    Rồi BẮC KINH lại tuyên bố những yêu sách của họ trên BIỂN ĐÔNG ,những yêu sách chùng lặp và xung đột với những yêu sách của HANOI."VÙNG BIỂN" mà CHND TRUNG HOA đòi hỏi kéo dài dọc theo hầu như toàn bộ bờ biển của VN và cho đén cách bờ biển của bang XA-RA-OẮC MALAIXIA trong vòng 20 dặm.Những đòi hỏi của TQ,trung lặp với những đòi hỏi của Malaixia,Philipin,ĐÀI LOAN và Inđonêxia nữa nhưng chính VIETNAM bị ảnh hưởng hơn tất cả.
    Cuộc tranh chấp ở biển đông xoay quanh việc kiểm soát khoảng 127 hòn đảo nhỏ ở rải rác và chủ yếu không có người ở.Quần đảo Parasen(HOÀNG SA)nằm ở 150 dặm đông-nam đảo HẢI NAM và cách 550 dặm về phía NAM là quần đảo Xpratlây(TRƯƠNG SA) ngoài bờ biển sát SÀI GÒN.
    Chế độ NAM VN kiểm soát các hòn đảo này kể cả từ khi người PHÁP giut khỏi ĐÔNG DƯƠNG đầu những năm 1950.Nhưng chủ quyền của VIETNAM chưa hề được ĐÀI LOĂN hoạc BACKINH công nhận .Thực vậy đảo Ut-đi(WOODY Island ) ở nhóm Parasen(HOÀNG SA) đẫ bị TQ chiếm đóng từ năm 1947 .Cuối năm 1973 khi tổng thống THIỆU cố gắng bảo vệ tinh thần quốc gia của mình bằng việc khiêu khích TQ ở quần đảo Parasen(HOÀNG SA) ,TQ trả đũa và dùng sức mạnh đuổi lực lượng VIETNAM CỘNG HOÀ tháng giêng năm 1974 và chiếm toàn bộ nhóm đó.Trong hanh động này TQ giựa vào yêu sách của họ là"chủ quyền không thể tranh chấp đối với những hòn đảo đó (kể cả HS-TS) và đối với những vùng biển xung quanh đó ".Với cuộc đấu tranh để thống nhất của mình chưa được hoàn thành ,người BẮC VN và chính phủ lâm thời buộc phải đáp ứng một cách thận trọng đối với hành động của TQ:một quan chức miền BẮC đã nói :Những thanh chấp do lịch sử để lại thường là rất phức tạp ,đôi khi cần phải đc đưa ra và xem xét một cách thận trọng.Các nước có liên quan buộc phải giải quyết các vấn đề đó thông qua thương lượng".Tuy nhiên các yêu sách của TQ đã đc đại biểu BẮC KINH lặp lại tại hội nghị LUẬT trên biển lần thứ 3 của LHQ tháng 6/1974 .Những khẳng định về chủ quyền của TQ trong biển ĐÔNG đó đã báo hiệu cuộc xung đột TRUNG-VIỆT về sau ,ngay trước khi SÀI GÒN sụp đổ.
    Ngay sau khi SAIGON sụp đổ ,chíh phủ cách mạng lâm thời công bố việc chiếm "các đảo thân yêu trong vùng biển của TỔ QUỐC" nghĩa là việc tiếp quản sáu hòn đảo của nhóm đảo XPRATLAY(TRƯỜNG SA thân yêu) do quân NAM VN chiếm đóng trước đây.BĂC KINH giữ thái độ im lặng .Tuy vậy tiếp theo cuộc đi thăm Maxcơva của ông LEDUAN số ra tháng 10 của hoạ báo TQ có đăng 1 bài có ảnh minh hoạ về cuộc thăm dò quần đảo PARASEN( HOÀNG SA thân yêu của VN) và khẳng đinh lại yêu sách đối với các đảo trong biển ĐONG.Số ra tháng 11 của báo QĐND VN trả lời rằng ở đâu trong qua khứ "nhân dân chúng tôi có quyền làm chủ" thì ở đó chỉ thuộc quyền miền BẮC ,nhưng ngày nay thì nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang là phải bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của cả đất nước,kể cả "các đảo và thềm lục địa".Vào cuối tháng đó tờ ND NHẬT BÁO BẮC KINH đưa ra yêu sách bao quát và chi tiết nhất đối với chủ quyền ở biển DÔNG.Tờ báo tự kiềm chế ko nói đích danh VIENAM ,nhưng nhận xét rằng" 1 số hòn đảo còn chưa trở về trong tay nhân dân TRUNG QUỐC" và khẳng định quyết tâm của TQ sẽ thu hồi các đảo đó .
    Tuy nhiên các vấn đề đó không phải là đơn giản là những vấn đề đòi hỏi đát của HANOI hoặc của TQ .Những vấn đè chính trị và chiến lược lớn hơn nhiều đang phải tính đén.BẮC KINH cũng dính vào tình hình tương tự ở biển ĐÔNG TRUNG HOA là lơi mà yêu sách của họ không chỉ trung lặp với yêu sách của ĐÀI LOAN,NAM-BẮC TRIỀU TIÊN mà còn với NHẬT BẢN.Và NHẬT BẢN về phần mình có những yêu sách trùng lặp với LX.Trên mức độ toàn cầu khu vực hay thậm trí bùng lổ hơn ở BIỂN ĐÔNG.Do đó chẳng lạ gì để thấy rằng ngày 4 tháng giêng năm 1974 chính phủ TQ cùng lúc lên án chế độ THIỆU về các đảo ở BIỂN ĐÔNG cũng như lên án các chính phủ NHẬT BẢN, NAM TRIỀU TIÊN về khu vực phất triển chung của họ ở biên ĐÔNG TRUNG HOA.Bắckinh xem tranh chấp biên giối với VN trong bối cảnh rộng lớn hơn đố ,nên càng tỏ ra ko khoan nhượng.
    Thái độ khẳng định của TQ ngày càng tăng đối với các vùng biển đã trung hợp với sự chuẩn bị cho phiên họp lớn lần đầu tiên của hội LUẬT bbiển năm 1974.Tại hội nghị này cũng như các hội nghị tiếp theo TQ là nc ủng hộ hăng hái nhất việc mở rộng chủ quyền ra xa các bờ biển.TQ đã mạnh mẽ ủng hộ khu vực kinh tế 200 dặm ngay từ lúc đầu.
    Những vấn đề rắc rối của LUẬT biển càng trở lên phức tạp thêm do việc thăm dò dầu ở các biển NAM và ĐÔNG TRUNG HOA.Các cty Mỹ đã tiến hành khảo sát cho chế độ miền NAM VN(và HANOI cũng muốn làm như vậy trong VỊNH BẮC BỘ)
    nhưng năm 1975 chưa tìm đc gì lớn.Tuy vậy khu vực đó đã đc xem như có tiềm lực lớn về lâu về dài.Tất nhiên là cả TQ lẫn VN đều muốn dành những tài nguyên đó cho sự phát triển của họ,nhưng việc thăm dò và khai thác chưa được song song tiến hành trong các vùng tranh chấp,nói lên còn những vấn đè sâu sắc hơn phải giải quyết.Một chuyên gia về các vấn đè đó đã viết:"Để nhân tố dầu có một triển vọng có đày ý nghĩa thì nó phải đc xem như 1 nhân tố trong toàn bộ cố gắng rộng rãi hơn của TQ nhằm củng cố vị trí ưu thế khu vực của họ".Không những thế ưu thế về biển của TQ ở biển DÔNG sẽ hạn chế nghiêm trọng các triển vọng kinh tế của HANOI mà còn cho VIETNAM rất dễ chịu sức ép của TQ.Do đó các cuộc tranh chấp không phải đơn giản chỉ là sự giành giật dâu fgiữa 2 bên (tuy cũng có 1 phần là như vậy) nhưng còn là yêu sách của TQ buộc VN khuất phục về chính trị--và điều này rõ ràng HANOI cũng biết vậy.
    Còn rộng hơn việc kiểm soát biển ĐÔNG như là 1 con đương chiến lược,sẽ tăng thêm quyền lực toàn cầu của TQ.Nó sẽ đống 1 vai trò sống còn trong cuộc tranh chấp XÔ-TRUNG .Người TQ biết rõ thực tế rằng lực lượng hải quân XÔVIẾT phải đi qua đường biển chiến lược đó để đến và rời căn cứ VLADIOXTOC và như vậy việc kiểm soát các quần đảo trên biển ĐÔNG là điều rất đc mong muốn về phương diện quân sự.Tờ sự thật (Pravda) đã lên án rất sớm việc TQ theo đuổi 1 chính sách bành trướng và dung vũ lực"đưa ra yêu sách về các đảo HOÀNG SA mà nhân dân VIETNAM xem là lãnh thổ của chính họ. Như vậy theo cách nhìn toàn cầu của mình LX thấy cần phải ủng hộ những nhu cầu khu vực của VIENAM.
    Cuôc tranh chấp TRUNG QUỐC và VIETNAM âm ỉ cho đến năm 1976 khi với cái chết của MAO và cuộc đấu tranh chống "lũ bốn tên" nền chính trị TQ một lần nưa rơi vào hỗn loạn.trong khi giới lãnh đạo HANOI e ngại trờ kết quả của cuộc tranh giành quyền lực tại nước láng giềng khổng lồ của mình ,họ cũng tìm cách mở mở rộng các khả năng lựa chọn của mình bằng việc phát triển hơn nưa với các nước khong cộng sản.Cuộc khủng hoảng đang mở ra bên trong của VN càng tăng thêm tích chất cấp bách của những cố gắng ngoại giao đó.....
  3. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Các bác thấy đấy đường lối ngoại của VN ta trong giai đoạn này em thấy là hợp lý và chuẩn mực,những lựa chọn về chiến lược đường lối đều thể hiện sự tính toán kỹ càng và lựa chọn hợp lý trong tình hình biến động và mâu thuẫn với sự tranh giành ,kìm chế,gây sức ép của nhiều nước lớn.Tất cả các vấn đề từ quan hệ đối ngoại với các cường quốc lớn như MỸ,XÔ,TRUNG đều có gắn tới VN mình,...em thấy vấn đề dầu khí để phất triển xd đất nc đã đc ta tính tới ngay từ sau 1975,sẵn sàng gạt bỏ chiến tranh để bắt tay ngay với Mỹ (ko phải ai cung giám làm,),cân bằng quan hệ XÔ-TRUNG,ko để bất kỳ nc nào có thể xâm chiếm đất đai ,hải đảo của mình ...tất cả đều chỉ muốn chứng tỏ rằng VN là 1 dân tộc hoà bình và chỉ mong muốn đc sống hoà bình.
    Nếu sâu chuỗi lại các bác sẽ thấy các vấn đề từ tấn công tiêu diệt KHƠME ĐỎ,chiến tranh biên giới với TQ,quan hệ với LX ,và có thể giai đoạn sau này là chơi với Mỹ(em mong thế) tất cả đều nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,hải đảo,bảo vệ nhân dân của mình .....
    Phần sau em post sẽ cho các bác thấy nhiều điều hay hơn,nhiều cái sẽ làm cho những bác còn chỉ chích ta sẽ phải nghĩ lại đây (bác hungdung75 gì gì đó ạ....)
    Các bác thấy hay thì cho em vài cái 5 sao nhé
  4. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Những nỗ lực đàm phán giữa VN và Mỹ trong giai đoạn 77-78 bị đổ vỡ đánh dấu bằng sự kiện Ronald Humphrey, nhân viên hãng thông tấn Mỹ và David Trương, cộng sự của ông ta, bị phát hiện làm gián điệp cho Việt Nam. Đại sứ Việt nam tại Liên hợp quốc Đinh Bá thi bị kết tội cộng tác và trục xuất khỏi Mỹ. Trong vụ này, tài liệu bị mất cắp được xếp hạng bảo mật không cao, thậm chí có phần không phải là mật. Đó bao gồm nhận xét của các nhà ngọai giao Ấn độ, Nam tư khi ở Hà nội. Phần được xếp hạng mật cao nhất là về bản kế họach chi tiết các chuyến bay của AirFrance đến Sài gòn. Thực tế vụ này chẳng hề ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia của Mỹ cũng như nó chẳng có gì tin tức gì thú vị cho phía Việt Nam. (Chi tiết về vụ người Mỹ khám phá vụ án liên hệ MDB bên LSVH d )
    Tuy nhiên, đây lại là một cơ hội trời cho dành cho FBI, cơ quan xưa nay vốn thất bại trong việc giải quyết các vụ án gián điệp tại tòa án. Làm sao có thể trưng bày các bằng chứng về tội danh gián điệp ra trước tòa mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Rõ ràng đây là một vụ án lí tưởng dành cho họ. Thậm chí các quan chức liên bang còn ngỡ ngàng về tốc độ giải quyết nhanh gọn của vụ án với quyết định công bố về việc đại sứ Việt nam tại LHQ làm gián điệp. Phía Việt nam không thể lý giải được điều này, gọi đó là một sự trả thù, còn Robert Oakley, trợ lý của Holbrooke, giải thích chúng tôi không thể làm gì khác do luật an ninh quốc gia.
    Tầm cỡ vụ án án điệp này không xứng đáng lấy dòng ghi chú trong lịch sử phản gián Đông Tây. Tuy nhiên nó lại đánh dấu 1 bước ngoặc trong quan hệ Việt Mỹ, sau đó tất cả mọi sự đóng băng. Tuy nhiên Washington ko hề biết rằng đó chinh là thời điểm mà người Việt nam đang lưỡng lự về việc định hình lại chính sách đối ngọai của họ. Vào thời đó, Hà nội đang chuẩn bị cho các hành động quân sự với Trung quốc và Campuchia, họ đang cố gắng muốn bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Mỹ và với các nước không cộng sản.
    Sau sự kiện này, cuộc họp giữa thứ trưởng ngọai giao Phan Hiền và Holbrooke vào tháng 1 năm 1978 bị hủy bỏ.
    (Chandra, Brother enemy - the war after the war, 1986)
  5. ngac_ngoai_van_con_them

    ngac_ngoai_van_con_them Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    chào bạn nguyenquang, bạn cứ từ từ gõ, bao giờ gõ hết thì gửi lên 1 thể cũng được
    - mà mình thấy bạn không gõ cả cuốn mà chỉ nhặt từng đoạn ra gõ. Nếu mục đích là trích đoạn để tham khảo và tranh luận thì tốt, nhưng nếu mục đích là để phổ biến cho các bạn trên này đọc nguyên tác phẩm thì e chưa ổn.
    Dẫu sao, xin hoan nghênh sự nhiệt tình của bạn
  6. 10con3

    10con3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    bạn nói đúng đó, bạn nguyenquang chỉ gõ từng đoạn 1, mình cũng có quyển đó nhưng thiếu mất mấy trang cuối (quyển của mình : 352 trang, rách mất mấy trang cuối)
  7. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Đã bảo các bác rồi PHẦN VỀ BỘ ĐỘI PATHET LÀO là em sẽ post cho các bác đọc sau rồi mà,(nên hới khác trong quốn sách viết về phần này)...khi đó em sẽ viết toàn cục NƯỚC LÀO anh em luôn,từ truyền thống văn hoá lịch sử,đường lối ngoại giao ,vị trí,sự ảnh hưởng của THAILAND,VIỆT NAM tới LAO ,những ủng hộ của VN với PATHET LÀO,sự dàng buộc với THAILAN....trong giai đoạn này sau mà .Hôm nay vừa mới thi xong mới có thời gian ,em sẽ post bài cho các bác đọc ngay đây..
    Chán quá cái đầu đề các bác MOD cứ đổi linh tinh cả mà trả hỏi gì em ...đến mấy lần rồi(đây là tài liệu tham khảo thôi,ai cũng biết cả rồi-ko cần các bác phải thêm vào làm chi -các bác MOD có thể trả lại tên ban đầu của nó đc ko???) .Về cuộc chiến biên giới 1978-1979 em thấy nhiều bác cứ nói VN ta hồi ấy sao ko thế này thế kia...cái này em post cũng là để các bác có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này ,với em em thấy sử lý về mọi mặt của ta trong giai đoạn này là hợp lý và dường như các nhà lãnh đạo đã có siwj nhìn nhận khá xa,chỉ tiếc rằng không có 1 chiến lược chi tiết ,cụ thể để hoang thành mục tiêu....cũng như trường hợp hiện nay không gia nhập được WTO trong năm nay của VN ta mà thôi(cũng là do không có chiến lược linh hoạt về đàm phán với Mỹ)..càng về sau đàm phán sẽ càng khó khăn .....
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 16/12/2005
  8. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Xin post cho các bác đọc đây...bác yesterday có sách rồi thì phụ tớ một tay post lên cho các bác ý đọc nhé
    VIỆT NAM và TRUNG QUỐC:sự chấm dứt nền ngoại giao thăng bằng của HANOI
    Việc HANOI không thành công trong quan hệ với phương tây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng bởi vì quan hệ của HANOI với TQ đã xấu đi nhanh chóng sau khi kết thúc chiến tranh.Cả TQ lẫn LX đều tự cam kết sâu vào Bắc VN trước năm 1975.VN là nước đã nhận viện trợ lớn nhất của TQ.Nhưng mặt khác LX đã cung cấp 70% số viện trợ của HANOI trong suốt cuộc chiến tranh.Chính sách ngoại giao thăng bằng của ***** CHÍ MINH đã làm cho VN thoát khỏi những sóng gió của cuộc tranh chấp TRUNG-XÔ .Sau năm 1975 tình hình đó không thể tiếp tục được nữa và VN buộc phải dứt khoát chọn phía đứng.
    Tiếp theo sự xụp đổ của SAIGON các cuộc tiến công Maxcơva của BẮCKINH càng thêm gay gắt.Tháng 6 năm 1975 ĐẶNG TIỂU BÌNH tuyên bố rằng LX đang trở thành mối đe doạ chính cho hoà bình và an ninh ở ĐÔNG NAM Á và người XÔ VIẾT đang "tìm kiếm một cách tham lam vô độ các căn cứ quân sự mới ở CHÂU Á". Đó là lời cảnh báo rõ ràng với VN .Ông LE DUẨN đi BẮC KINH vào tháng 9 và được Mao TRACH DÔNG tiếp.Ông đã ký hiệp định viện chợ nhưng đã chống lại sức ép cắt các quan hệ với LX. Từ BACKINH ông LD đi Maxcơva và cũng ký một hiệp định viện trợ cho giai đoạn 1976 -1980 .Một thông cáo chung do các đại biểu VN và LX công bố đã nói lên sự thoả thuận về tất cả các vấn đề thực chất.Việc không có tuyên bố tương tự ở BẮCKINH là dấu hiệu đầu tiên của những khác nhau ngiêm trọng giữa VN và TQ.
    Rồi BẮC KINH bắt đầu công bố những yêu sách lãnh thổ của họ trên biển ĐÔNG (của VIETNAM),những yêu sách trùng lặp và xung đột với những yêu sách cảu HANOI ."Vùng biển " mà CHND TRUNG HOA đòi kéo dài dọc hầu như toàn bộ bờ biển VN và cho đến cách bờ biển bang Xaraoac của MALAYSIA trong vòng 20 dặm.Những đòi hỏi của TQ trùng lặp với những đòi hỏi của MALAYSIA,PHILIPIN,ĐÀI LOAN và INĐONEXIA nữa,nhưng chính VN bị ảnh hưởng hơn tất cả.
    Cuộc tranh chấp ở biển Đông xoay quanh việc kiểm soát khoảng 127 hòn đảo nhơr rải rác và chủ yếu không có người ở.Quần đảo Praxen (HOÀNG SA) nằm 150 đặm đông nam đảo HẢI NAM và cách đó 550 dặm về phía NAM là quần đảo Xpratley (TRƯỜNG SA) ngoài bờ biển sát SAIGON.
    Chế độ NAM VN kiểm soát các đảo này kể cả từ khi người PHÁP giút khỏi ĐÔNG DƯƠNG đầu những năm 1950.Nhưng chủ quyền của VN chưa hề được ĐÀI LOAN hay BĂCKINH chấp nhận.Thực vậy đảo WOODY LAND thuộc nhóm dảo Paraxen (HOÀNG SA) đã bị TQ chiếm đóng từ năm 1947
    Cuối năm 1973 khi tổng thống THIỆU ( chế độ SAIGON cũ) cố gắng bảo vệ tinh thần quốc gia của mình bằng việc khiêu khích TQ ở quần đảo HOÀNG SA ,TQ trả đũa và dùng sức mạnh đuổi lực lượng VNCH tháng giêng năm 1974 và chiếm toàn bộ nhóm đó.Trong hành động này TQ dự vào yêu sách của họ là "chủ quyền không thể tranh chấp đối với những hòn đảo đó cả HS và TS và đối với các biển xung quanh chúng"
    Với cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước của mình chưa được hoàn thành người BẮC VIỆT và chính phủ lâm thời buộc phải đáp ứng một cách thận trọng đối với hành động của TQ: một quan chức miền BẮC đã nói:"Những tranh chấp do lịch sử để lại thường rất phức tạp ,đôi khi phải được đưa ra và xem xét cẩn thận.Các nước có liên quan phải giải quyết các vấn đề đó qua thương lượng".Tuy nhiên các yêu sách của TQ đã được đại biểu của BẮC KINH lặp lại tại hôi nghị LUẬT trên biển lần thứ 3 của LHQ thang6 1974 .những khẳng định của TQ trên biển ĐÔNG (VN) đã báo hiệu cuộc xung đột TRUNG - VIẸT về sau.,ngay trước khi SAIGON sụp đổ.
    Ngay sau khi SAIGON sụp đổ chính phủ cách mạng lâm thời công bố việc chiếm "các đảo thân yêu trong vùng biển của TỔ QUỐC" ,nghĩa là việc tiếp quản sáu hòn đảo của nhóm Xpratlay do quân NAM VIETNAM chiếm đóng trước đây.BACKINH giữ thái độ im nặng.Tuy vậy tiếp theo cuộc đi thăm Maxcơva của ông LEDUAN ,số ra tháng 10 của hoạ báo TQ có đăng bài có ảnh minh hoạ về cuộc thăm dò quần đảo HOÀNG SA và khẳng định lại yêu sách đối với các đảo trong biển ĐÔNG.Số ra tháng 11 của báo QĐND VN trả lời rằng ở đâu trong qua khứ "nhân dân chúng ta có quyền làm chủ" thì ở đó chỉ quộc quyền VN ,nhưng ngày nay thì nhiệm vụ các lực lượng vũ trang là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của cả nước kể cả "các đảo và thềm lục địa".Vào cuối tháng đó tờ NDNB BẮCKINH đưa ra yêu sách và bao quát nhất đối với chủ quyền ở biển ĐÔNG.Tờ báo tự kiềm chế không nói đích danh VN nhưng nhận xét "một số hòn đảo còn chưa cở về trong tay nhân dân TQ'''' và khẳng định quyết tâm của TQ thu hồi các đảo đó "Chúng ta sẽ tuyệt đối không để cho bất kỳ ai xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ của chúng ta dù dưới bất kỳ lý do nào.Các đảo trong biển ĐÔNG là lãnh thổ thiêng liếng của TQ.Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ chúng".
    Tuy nhiên các vấn đề không phải là đơn giản là đòi lại đát của HANOI hoặc BẮCKINH.Những vấn đề chính trị và chiến lược lớn hơn nhiều đang phải tính đến.BẮCKINH cũng dính vào tình hình tương tự ở biển ĐONG TRUNGHOA là lơi mà yêu sách của họ trùng lặp không chỉ với những yêu sách của ĐÀI LOAN và NAM và BẮC TRIỀU TIÊN và còn với NHẬT BẢN.Và NHẬT BẢN về phần mình cũng có những yêu sách trùng lặp với LX.trên mức độ toàn cầu khu vực này thậm trí còn bùng nổ hơn ở BIỂN ĐÔNG.Do đó chẳng có gì lạ khi thấy rằng ,ngày 4 tháng giếng năm 1974 chính phủ TQ cùng lúc lên án chế độ THIỆU về các đảo ở biển ĐONG cũng như lên án các chính phủ NHẠT BẢN và NAM TRIỀU TIÊN về "khu vực phát triển chung" của họ ở biển ĐÔNG TRUNG HOA.Bắc KINH xem tranh chấp về biển với VN trong bối cảnh rộng lớn hơn đó,nên càng tỏ ra ko khoan nhượng.
    Thái độ khẳng định ngày càng tăng của TQ đối với các vùng biển đã trung hợp với sự chuẩn bị cho phiên họp hội nghị LUẬT biển năm 1974.Tại hội nghị này và các hội nghị tiếp theo,TRUNG QUỐC là một trong những nước ủng hộ hăng hái nhât việc mở rộng chủ quyền ra xa các bờ biển.TQ đã mạnh mẽ ủng hộ khu vực kinh tế 200 dặm ngay từ đầu.
    Những vấn đề rắc rối của LUẬT biển càng trở lên phức tạp thêm do việc thăm dò dầu ở các biển NAM và ĐÔNG TRUNG HOA.Các cty MỸ đã tiến hành khảo sát cho chế độ NAM VN ( và HANOI muốn làm như vậy trong VỊNH BẮC BỘ) nhưng vầo năm 1975chưa tìm được gì lớn.Tuy vậy khu vực đó được xem có tiềm lực dầu lớn về lâu về dài.Tất nhiên là cả TQ lẫn VN đều muốn dành những tài nguyên đó cho sự phát triẻn của họ,nhưng việc thăm dò và khai thác chưa đc song song tiến hành trong các vùng tranh chấp,nói lên việc còn những vấn đề sâu sắc hơn phải giải quyết.Một chuyên gia về các vấn đề đó đã viết :''''Để nhân tố dầu có một triển vọng đày ý nghĩa thì nó phải được xem như một nhân tố trong toàn bộ cố gắng rộng rãi hơn của TQ nhằm củng cố vị trí ưu thế khu vực của họ".Không những ưu thế về biển của TQ ở biển ĐÔNG sẽ hạn chế nghiêm trọng các triển vọng kinh tế của HANOI mà còn làm cho VN rất dễ bị sức ép của TQ.Do đó cuộc tranh chấp không chỉ đơn giản chỉ là sự giành giật dầu giữa hai bên (tuy cũng có một phần như vậy) nhưng còn là yêu sách của TQ buộc VN khuất phục về chính trị - và điều này rõ ràng là HANOI cũng đã biết như vậy.
    Còn rộng hơn nữa là vieẹc kiểm soát biển đông như là một con đường chiến lược ,sẽ tăng thêm quyền lực toàn cầu của TQ.Nó sẽ đóng một vai trò sống còn trong cuộc tranh chấp XÔ-TRUNG . Người TQ biết rõ thực tế rằng hải quân XÔ VIẾT phải đi qua đường chiến lược đó để đến và rời căn cứ ở VLAĐIVÔXTÔC và như vậy việc kiểm soát các quần đảo trên biển ĐÔNG là điều rất được mong muốn về phương diện quân sự.Tờ sự thật Pravda đã lên án rất sớm việc TQ theo đuổi chính sách bành trướng và dung vũ lực "đưa ra yêu sách về các đảo HOÀNG SA mà nhân dân VIET NAM xem là lãnh thổ của họ".Như vậy theo như cách nhìn toàn cầu của mình,LX thấy cần phải ủng hộ những nhu cầu khu vực của VIET NAM.
    Cuộc tranh chấp TRUNG - VIÊT âm ỉ cho đến năm 1976 khi với cái chêt của MAO và cuộc đấu tranh chống "bè lũ bốn tên" nền chính trị TQ một lần nữa rơi vào hỗn loạn.Trong khi giới lãnh đạo HANOI e ngại trờ đợi kết quả của cuộc tranh giành quyền lực tại nước láng giềng khổng lồ của mình ,họ cũng tìm cách mở rộng khả năng lựa chọn của mình bằng việc phát triển hơn nữa với các nước không cộng sản.Cuộc khủng hoảng đang mở ra bên trong VN càng tăng thêm tính chất cấp bách của những cố gắng ngoại giao đó.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Những lựa chọn đang giảm dần một cách nhanh chóng
    Triển vọng của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có vẻ đen tối vào cuối năm 1976. Viện trợ không đủ cả từ phương Đông lẫn phương Tây nói lên rằng các kế hoạch công nghiệp hoá đất nước phải được giảm xuống một cách cơ bản. Trung Quốc đã ngừng số 500.000 tấn gạo cho không hàng năm và cắt việc cung cấp hàng tiêu dùng.
    Trong khi đó thì nông nghiệp chịu một loạt những bước lùi. Việc thiếu phân bón và nhiên liệu đã thấy rất rõ ở những vùng của miền Nam là nơi mà các phương pháp nông nghiệp hiện đại, sử dụng các loại giống cao sản, đã được thiết lập. Vì nhân dân thành thị có ít hàng để trao đổi với nông phẩm và giá mua lúa gạo lại bị giữ ở mức thấp, nên nông dân không có sự khuyến khích thị trường để sản xuất trên mức cần thiết cho họ. Năm 1977, tình hình lại xấu hơn, việc thiếu gạo gay gắt đã đẩy giá chợ đen lên đến 10 lần giá mua chính thức.
    Những điều kiện thời tiết bất thường đã làm nghiêm trọng thêm các vấn đề đó. Hạn hán rồi bão lụt đưa lại tai hoạ cho miền Bắc năm 1977, buộc Việt Nam phải dùng số ngoại tệ quý của mình để nhập lương thực. Mất mùa năm 1978 lại còn tai hại hơn. Đầu năm thì hạn rồi lại bị lụt, trong khi, mùa ở đồng bằng sông Cửu Long bị nạn sâu hại. Rồi giữa tháng 8 và tháng 10, cả nước bị các trận bão và lụt chưa từng thấy trong 60 năm qua.
    Thiếu lương thực càng tăng lên. Khẩu phần gạo hàng tháng giảm xuống còn một ki-lô, phần còn lại của khẩu phần được bù bằng lúa mì, bột, khoai lang và các thứ thay thế khác.
    Trên thị trường tự do, giá cả tiếp tục cao vọt. Do thiếu ăn, nhân dân không duy trì được khả năng làm việc của mình và năng suất lao động ngày càng giảm. Việc thiếu dinh dưỡng cộng với việc thiếu thuốc men đã làm suy giảm thêm sức khoẻ của nhân dân. Ba năm sau chiến tranh, nhiều người Việt Nam thật bối rối mà thấy rằng mức sống của họ đã giảm sút nghiêm trọng tuy hoà bình đã trở lại.
    Phản ứng đầu tiên của Hà Nội là tăng cường các cố gắng ngoại giao để khai thông sang phương Tây. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi vòng quanh châu Âu đầu năm 1977 yêu cầu viện trợ và kỹ thuật đồng thời đưa ra một luật đầu tư nước ngoài tự do và linh hoạt cho các nhà tư bản nước ngoài. Ông đã giành được một khoản viện trợ nhỏ của Pháp, còn các nước châu Âu khác tỏ ra chưa sẵn sàng đi với Việt Nam chừng nào Mỹ chưa bình thường hoá quan hệ với Hà Nội.
    Giữa lúc cuộc khủng hoảng đó đang diễn ra thì Khmer Đỏ tiến tiến hành cuộc tiến công quy mô lớn đầu tiên vào các xã biên giới của Việt Nam. Những cuộc tiến công này đã tàn phá các khu vực kinh tế mới mà Chính phủ hy vọng thu hút những người thất nghiệp ở đô thị vào hoạt động sản xuất. Nhiều người lúc đầu không muốn vào các khu vực kinh tế mới, mức sống thấp của họ làm cho một số các khu vực đó là ?oXibia của Việt Nam?. Những cuộc tiến công của Khmer Đỏ làm cho hàng nghìn người bỏ chạy trở về Sài Gòn, kể những chuyện khủng khiếp làm cho nhân dân đô thị càng tránh việc đi các vùng kinh tế mới.
    Đồng thời các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh cũng tỏ ra là họ cũng không khoan nhượng không kém ?oLũ bốn tên?. Ngày 30 tháng 7 năm 1977, tám ngày sau khi Đặng Tiểu Bình được chính thức phục hồi một lần nữa, ngoại trưởng Trung Quốc, Hoàng Hoa, đưa ra một lời phát biểu nói rằng các vấn đề tại biển Đông là không thể thương lượng được: ?oLãnh thổ Trung Quốc kéo dài ra xuống phía nam đến James Shoals gần Booc-nê-ô của Malaysia. Tôi nhớ rằng khi tôi còn là một học trò, tôi đọc về những hòn đảo này trong sách địa dư. Lúc đó, tôi chẳng hề nghe ai nói rằng các hòn đảo đó không phải là của Trung Quốc? Người Việt Nam rêu rao rằng các đảo đó là của họ. Hãy để cho họ nói cách đó. Họ đã nhiều lần yêu cầu chúng tôi thương lượng với họ về vấn đề Paracel; chúng tôi luôn luôn từ chối làm việc đó? Về quyền sở hữu các hòn đảo đó, có những hồ sơ lịch sử có thể đưa ra thẩm tra. Không cần thiết phải thương lượng vì chúng đã thuộc về Trung Quốc từ đầu. Về mặt này, thái độ của Đài Loan là đúng; ít nhất họ có một ít lòng yêu nước và không bán rẻ các hòn đảo. Còn đến bao giờ thì chúng tôi thu hồi lại các đảo đó, cần phải đợi cho đến lúc chín muồi?. Trừ phi Việt Nam đầu hàng hoàn toàn trước lập trường của Trung Quốc, nếu không lời tuyên bố trên đây chuẩn bị sân khấu cho sự căng thẳng vĩnh viên giữa hai nước.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Những Hoa kiều ở Việt Nam và cuộc khủng hoảng người tị nạn
    Trong suốt năm 1977, căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng tăng lên chung quanh thái độ của Việt Nam đối với một triệu rưởi Hoa kiều (gọi là người Hoa), trong đó 250.000 ở miền Bắc. Cũng như ở nhiều nước Đông Nam Á, những Hoa kiều ở Việt Nam vẫn duy trì một nền văn hoá Trung Quốc riêng biệt và các mối quan hệ gia đình với chính Trung Quốc. Phần đông đã đến đây làm ruộng hoặc buôn bán trong những giai đoạn ban đầu của việc mở rộng buôn bán hiện đại ở Đông Dương, và vào giữa thế kỷ XX, một số người Trung Quốc đã đóng một vai trò nổi bật trong công cuộc buôn bán và ngân hàng ở nhiều nước Đông Nam Á. Trước năm 1949, Bắc Kinh khăng khăng đòi tất cả Hoa kiều tiếp tục được giữ quy chế công dân Trung Quốc. Nếu họ muốn lấy quy chế công dân nước cư trú, họ phải có hai quốc tịch chứ không được từ bỏ quốc tịch Trung Quốc. Các Chính phủ Trung Quốc đòi quyền lãnh ngoại nghĩa là quyền có thể can thiệp ở các nước khác để bảo vệ kiều dân của họ.
    Sau khi giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai, các chính phủ quốc gia trên khắp Đông Nam Á thường đưa ra những đạo luật có lợi cho các nhóm dân tộc bản xứ, hoặc hạn chế các hoạt động của người Hoa. Trong phần đông các nước, người Hoa buộc phải từ bỏ quy chế hai quốc tịch: hoặc là họ là cồng dân Trung Quốc, hoặc là họ trở thành công dân nước cư trú, chứ không được cả hai. Trước một bối cảnh như vậy, các người cộng sản đã đánh giá lại quy chế truyền thống của Trung Quốc về quyền lãnh ngoại. Trong những năm 1950 theo sáng kiến của Chu Ân Lai, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chính thức từ bỏ yêu sách về quyền lãnh ngoại đó, xem đó như là một sự chấp nhận những nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia.
    Ở Việt Nam, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ở Việt Nam, nhưng không thoả thuận được với chế độ Sài Gòn. Năm 1955 Trung ương hai đảng cộng sản đã đi đến kết luận rằng các kiều dần Trung Quốc ở miền Bắc sẽ nằm dưới quyền lãnh đạo của Việt Nam, sẽ được hưởng những quyền lợi giống như các công dân Việt Nam và sẽ được khuyến khích tự nguyện nhận quốc tịch Việt Nam sau ?okhi được kiên trì thuyết phục và giáo dục về hệ tư tưởng?. Hiệp định không nói rõ thời gian cần thiết cho quá trình chấp nhận quốc tịch, tuy sau đó người Việt Nam đã tuyên bố: ?oĐại sứ Trung Quốc ở Việt Nam năm 1956 La Quý Ba, nói thời gian cần thiết để chuyển người Hoa thành công dân Việt Nam là từ 8 đến 10 năm, hoặc dài hơn một ít?. Nhưng người Việt Nam thì cho rằng thời gian đó là quá lâu so với thực tế ở các nơi khác.
    Trong khi chờ đợi, người Trung Quốc ở Bắc Việt Nam được hưởng một địa vị đặc quyền. Năm 1980, một người Hoa 71 tuổi tị nạn từ miền Bắc nhắc lại rằng: ?oChúng tôi là những người sung sướng nhất, người Hoa ở miền Bắc có tất cả quyền lợi và đặc ân của công dân Việt Nam và không phải chịu một thiệt thòi nào. Từ khoảng năm 1970, người Việt Nam tìm cách cho chúng tôi trở thành công dân Việt Nam nhưng ít người trong chúng tôi coi đó là có lợi cho chúng tôi. Chúng tôi cũng bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử của họ. Chúng tôi được xem như người Việt Nam trong tất cả các phương diện, trừ việc chúng tôi không phải làm nghĩa vụ quân sự?. Đó là một đặc quyền trong chiến tranh và người Trung Quốc tất nhiên là chẳng tha thiết gì để được đồng hoá.
    Sức ép của Chính phủ Hà Nội đối với người Hoa về sự đồng hoá đã tăng lên trong những năm 1960 ở Bắc Việt Nam, khi người Hoa, làm theo cách mạng văn hoá của Trung Quốc, đã bắt đầu những hoạt động ?oHồng vệ binh? và tố cáo Đảng Việt Nam là ?oxét lại?. Lo ngại về khả năng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thao túng người Hoa, năm 1970 chính phủ Bắc Việt Nam bắt đầu giảm bớt những bài học về lịch sử và ngôn ngữ trong các trường Trung Quốc; một vài năm trước đó, những bảng tên bằng chữ Trung Quốc đã biến mất ở các cửa hiệu Hà Nội và Hải Phòng. Tuy nhiên so với các hành động của chế độ Sài Gòn, và so với điều sẽ xảy ra sau năm 1975, thì chính sách của miền Bắc đối với người Hoa trước năm 1975 là ôn hoà và khoan dung.

Chia sẻ trang này