1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] Red Brotherhood at war (Grant Evans và Kelvin Rowley)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenquang, 24/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Một trong số ít công trình nghiên cứu có kinh nghiệm về vấn đề này là công trình nghiên cứu của Pôn Lan-giơ (Paul Langer) và Giô-dép Da-xlốp (Joseph Zasloff) thuộc Rand Cóc-po-rê-sơn (Rand Corporation) trong những năm 1960. Họ kết luận: ?oMột thuyết được chấp nhận rộng rãi cho rằng người Lào không thích người Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi vạch ra một mối quan hệ phức tạp hơn. Một người Lào vùng thấp điển hình ít biểu lộ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi hoặc tinh thần bài ngoại sâu sắc và hiểm độc thường thấy ở châu Á cận đại và thường chĩa vào các dân tộc láng giềng. Do vậy, trong quảng đại quần chúng, các cảm giác chống Việt Nam không tỏ ra gay gắt. Tuy nhiên, đúng là nhiều người của giới thượng lưu Lào sợ cái mà họ nhận thức như là tính chất hăng hái của Việt Nam, cũng như sợ tổ chức và năng lực của họ? Cảm giác của sự không tương xứng so với người Việt Nam thường thấy rõ ở những người Lào có học mà các quan chức thực dân Pháp đặt dưới quyền người Việt Nam trước kia. Các quan chức này theo đuổi những chính sách sử dụng người có phần phân biệt đối xử đối với người Lào?. Những người thượng lưu nói đến trên đây là những người thượng lưu của chính phủ hoàng gia Lào được Mỹ ủng hộ, chứ không phải những người thượng lưu của Pa-thét Lào.
    Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng các mâu thuẫn đối kháng chủng tộc tồn tại giữa người Lào và người Lào và người Việt Nam không còn nghiêm trọng bằng những mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm khác trong một nước như Ô-xtrây-li-a, hoặc giữa chủng tộc Lào với các bộ lạc miền rừng núi, hoặc thậm chí, giữa chính các nhóm bộ lạc với nhau. Những cảm giác như vậy chỉ trở nên có ý nghĩa về mặt chính trị nếu chúng bị các nhóm chính trị có tổ chức của đảng hoặc của chính phủ thúc đẩy và khai thác về mặt chính trị. Cánh hữu của Lào chẳng hạn, khuyến khích các cảm nghĩ chống Việt Nam, còn những người cộng sản thì không làm như vậy. Một đề tài lớn của chính phủ Pa-thét Lào là hoà hợp chủng tộc.
    Điều khác thường về mối quan hệ lâu dài giữa các người cộng sản Việt Nam và Lào là khó mà tìm được một ví dụ cho thấy hai phong trào bất hoà với nhau. Từ năm 1949 trở đi các nhà lãnh đạo Pa-thét Lào đã được Việt Nam ủng hộ trong mọi trường hợp về quân sự, chính trị và ngoại giao: họ đã được ủng hộ khi họ quyết định vào chính phủ liên hiệp năm 1958 và khi chính phủ này bị sụp đổ dưới sức ép của phái hữu, họ vẫn được Việt Nam ủng hộ và chờ đón khi họ thoát trở lại rừng núi. Người Việt Nam ủng hộ họ bằng các hành động quân sự và bằng ngoại giao chung quanh hội nghị Giơ-ne-vơ về việc thành lập một chính phủ liên hiệp mới ở Lào năm 1962, và ngay cả tại các cuộc thương lượng ở Pa-ri. Thực vậy, trong những lúc nguy ngập như vào cuối những năm 1950, điều chắc chắn là các khu vực căn cứ của Pa-thét Lào sống sót chỉ là nhờ sự ủng hộ của Việt Nam.
    Việc không xảy ra những xung đột quan trọng tất nhiên cho thấy những người cộng sản Lào nghiêng về kiểu chủ nghĩa Mác của Việt Nam. Do đó dường như không hề có bất kỳ mâu thuẫn cơ bản nào về hệ tư tưởng giữa hai phong trào.
    Vì vậy cho nên lợi ích quốc gia của những người cộng sản Lào và Việt Nam có xu hướng về mặt lịch sử tụ lại với nhau chứ không phải tách rời nhau, và trước hết chính vì lý do mà Cay-xỏn có thể nói với lòng tự tin như vậy về ?otinh thần sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản? gắn liền hai nước với nhau.
    Do đó, có thể thấy rằng các chính phủ Việt Nam và Lào sẽ cộng tác chặt chẽ với nhau sau năm 1975. Hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Lào, Cay-xỏn đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng và chính phủ thăm Hà Nội (5 đến 11 tháng 2 năm 1976). Trong chuyến đi thăm này, hai nước cam kết củng cố sự hợp tác kinh tế và văn hoá, và Việt Nam sẵn sàng giúp Lào huấn luyện các chuyên gia kinh tế, khoa học và các chuyên gia kỹ thuật khác. Hiệp ước hữu nghị ký tháng 7 năm 1977 mở rộng việc đó bằng cách nhân mạnh ý muốn tăng cường sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước. Những cam kết viện trợ chủ yếu là một chiều: Việt Nam để cho Lào vào cảng Đà Nẵng mà không phải trả thuế và cho Viêng Chăn vay không lấy lãi trong những năm 1978-1980. Năm 1983, báo Nhân Dân đưa thêm những chi tiết về viện trợ của Việt Nam. Việt Nam cam kết cung cấp từ 1976 đến 1985, 1,3 tỷ đồng (146,7 triệu đô-la Mỹ) để trả tiền xây dựng thị xã Sầm Nưa và hai thị trấn nhỏ hơn; sửa chữa 300 ki-lô-mét đường; cung cấp 900 chuyên gia; và đào tạo một nửa trong số 10.000 sinh viên Lào ra nước ngoài. Tờ báo nói rằng ?ogần một nửa? số viện trợ đó sẽ được hoàn lại. Đó hoàn toàn không phải là sự thực hành tiêu chuẩn chủ nghĩa thực dân mới.
    Hiệp ước cũng nói rằng Lào và Việt Nam sẽ ?ohợp tác chặt chẽ với nhau trong việc tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau?. Chắc chắn là việc đó phục vụ tốt cho các mục tiêu ngoại giao khu vực của Việt Nam. Vào giai đoạn này, cuộc tranh chấp với Pôn Pốt đang tiếp diễn, và cùng lúc Việt Nam bị sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển Đông. Hiệp định với Lào bảo đảm một mặt biên giới hữu nghị của nhau, ngăn chặn điều mà Hà Nội coi như một khả năng bị các lực lượng thân Trung Quốc ?obao vây? hoàn toàn.
    Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng bản thân chính phủ Lào cũng có lợi ích lớn trong việc hợp tác quân sự với Việt Nam. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một quốc gia yếu có một biên giới với Thái Lan dài và trên thực tế không thể bảo vệ được. Quan hệ giữa các chính phủ Băng Cốc và Viêng Chăn, và không khí dọc theo biên giới đó trở nên căng thẳng trong năm 1977. Chính phủ Viêng Chăn cũng phải đối phó với sự quấy nhiễu của mấy trăm du kích cánh hữu, phần đông là những người ủng hộ Vàng Pao hoạt động trong vùng rừng núi của Trung Lào và từ các trại tị nạn ở Thái Lan. Một kết quả tức khắc của hiệp ước là cuộc tiến công lớn cuối năm 1977 vào lực lượng còn lại của ?ođội quân bí mật? Vàng Pao mà sang đầu năm 1978 thì dường như bị đập tan.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hiệp ước hợp pháp hoá sự có mặt của quân đội Việt Nam đã từng đóng trên đất nước nhiều năm rồi. Chính sự có mặt của quân đội đó đã bị coi như bằng chứng chính của sự thống trị của Việt Nam ở Lào. Con số chính xác chưa hề bao giờ được tiết lộ, nhưng chắc chắn là lớn. Theo một quan chức chính phủ Lào cho là cấp cao, chạy sang Thái Lan năm 1979, thì số lượng quân đội Hà Nội ở Lào là vào khoảng 24.000 đến 30.000 vào cuối năm 1977 và sau đó thì tăng lên 50.000 khi những căng thẳng khu vực tăng lên. Hiện nay phần đông số quân đó đóng gần biên giới Lào-Trung Quốc. Trong chuyến đi thăm Lào của chúng tôi đầu những năm 1980, chúng tôi chẳng hề nhận thấy có quân chiến đấu nào ở Viêng Chăn. Như vậy việc triển khai này không phải để đe doạ nhân dân Lào bằng một lực lượng quân sự như một thuyết của ?ochủ nghĩa thực dân mới? rêu rao như vậy.
    Một số lượng quân đội cũng tham gia công tác xây dựng trên khắp đất nước. Ở Xiêng Khoảng, con đường nối liền với Việt Nam được gia cố thêm để có thể chở nhiên liệu thiết yếu từ Việt Nam đến, chúng tôi thấy họ đang làm đường. Những đội quân không có vũ trang, chẳng giống tý nào một đội quân chiếm đóng cả. Trong suốt thời gian có mặt, quân đội Việt Nam tỏ ra rất thông cảm với nhân dân địa phương. Thực vậy, trong thời gian dài có mặt ở Lào, hiếm có báo cáo về sự đối xử thô bạo của quân đội đối với nhân dân. Quân đội Việt Nam dường như cũng hành động tương tự như vậy ở Cam-pu-chia cận đại, nhờ kinh nghiệm của họ ở Lào. Nguyên thủ tướng Lào, hoàng thân Xu-va-na Phu-ma, người tiếp tục ở lại Viêng Chăn cho đến khi mất tháng giêng năm 1984 ông ta nói: ?oNgày mà chúng tôi có được hoà bình, người Việt Nam sẽ trở về đất nước của họ? có quân Mỹ và Pháp ở Tây Đức, vậy Tây Đức có mất nền độc lập của họ không? Tôi nghĩ là không. Ở đây cũng giống như vậy?.
    Hiệp định năm 1977 cũng nói rằng hai nước ?osẽ chiến dịch biên giới Việt Nam-Lào thành một biên giới hữu nghị anh em?, và sau đó một hiệp định đã được ký kết, vạch ra đường biên giới. Ít có vấn đề khó khăn ở đây vì các khu vực ở hai phía biên giới đều nằm dưới sự kiểm soát của những nhóm chính trị đang hợp tác với nhau, và cả hai đồng ý rằng biên giới do người Pháp vạch ra trước đây phải được chấp nhận. Người Pháp đã lấy đường phân huỷ của dãy núi Trường Sơn làm biên giới, và cả hai bên chấp nhận nguyên tắc đó. Nhưng khu vực này chưa hề bao giờ được khảo sát một cách đầy đủ, và một vài bản đồ hiện tại vẽ lại biên giới cắt ngang thượng nguồn của một số sông. Vì một số sông chảy vào sông Mê Công (qua Lào) và số khác chảy vào vịnh Bắc Bộ (qua Việt Nam) cho nên điều chỉnh theo nguyên tắc do Pháp đề ra sẽ bù đi bù lại mà thôi. Tuy nhiên, theo chúng tôi biết thì hai bên cũng chưa làm gì để định dứt khoát đường biên giới và hiệp định cũng chẳng được công bố.
    Mặc dù vậy, về sau Hà Nội ca ngợi các quan hệ biên giới với Lào xem đó là một ?omẫu mực cho tình láng giềng và tình hữu nghị tốt?, chắc là ám chỉ những khó khăn mà họ gặp phải với Trung Quốc và Cam-pu-chia (trước đây-ND) về các vấn đề này. Mặt khác, Đôm-men đưa ra một đánh giá điển hình theo kiểu phương Tây: ?oVăn bản không hề bao giờ được công bố, nhưng người ta cho là nó phợp pháp hoá những điều chỉnh có lợi cho Việt Nam mà chính phủ Lào trước kia không muốn nhượng bộ. Đã có tin rằng Việt Nam đang biến vùng biên giới tranh chấp ở các tỉnh Xiêng Khoảng và Xa-van-na-khét thành thuộc địa?. Đôm-men hoặc bất cứ ai cũng không thể đưa ra bằng chứng nào để làm nền tảng cho những quyết đoán đó.
    Chúng tôi không thăm vùng biên giới ở Xiêng Khoảng nhưng theo các nhà báo Nhật đã thăm vùng đó, và theo ngững người tị nạn Hmông mà tôi gặp và đã sống dọc theo biên giới từ năm 1977, những quyết đoán của Đôm-men về vấn đề thuộc địa hoá là không đúng. Đối với tỉnh, chúng tôi nhặt ra mọt mẩu tin lý thú về biên giới. Một linh mục từ Xa-van-na-khét nói rằng số người theo đạo Thiên chúa trong tỉnh đã tăng lên từ khi ở phía biên giới Việt Nam nay đã trở về quyền pháp lý của Lào. Do đó chi tiết duy nhất mà chúng tôi có về ?ođiều chỉnh: biên giới theo hiệp định năm 1977 là có lợi cho Lào. Tuy vậy chắc chắn là những điều chỉnh ở nơi khác có thể có lợi cho Việt Nam để bù lại.
    Ngay dù cho việc ký hiệp ước là do những quan hệ xấu đi của Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia thúc đẩy, nhưng Hà Nội vẫn giữ kín điều đó trong năm 1977 vì lợi ích của ?osự đoàn kết quốc tế vô sản?. Vì vậy một tuyên bố chung của Lào và Việt Nam nói đến sự cần thiết ?ocủng cố tình đoàn kết chiến đấu của họ và các quan hệ hợp tác với Liên Xô và Trung Quốc?, và hiệp ước kêu gọi một ?otình đoàn kết chiến đấu, một sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau đối với nước Cam-pu-chia anh em?. Lo ngại trước mắt của Lào là chế độ Tha-nin cực hữu ở Băng Cốc và Lào muốn phá vỡ độc quyền của Thái về con đường ra biển.
    Ngay từ đầu, đó là mục tiêu đã được tuyên bố của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và con đường thông qua Cam-pu-chia đã nằm trong tính toán của Lào. Tháng 12 năm 1975, Phu-mi Vông-vi-chít, phó thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao, nói về một kế hoạch công tác với Việt Nam để xây dựng các con đường ra biển. Rồi ông ta nói tiếp: ?oNgoài Việt Nam ra, chúng tôi có thể có đường ra biển qua Cam-pu-chia. Sau khi xây dựng những con đường đến Pắc-xế và Cam-pu-chia, chúng tôi có thể đi đến cảng Công-pông Xom ở Cam-pu-chia. Thái tử Sihanouk đã nói rằng chúng tôi chỉ cần nói với ông chúng tôi muốn có phương tiện ở đâu là có thể xây dựng những phương tiện đó như chúng tôi mong muốn. Nếu điều đó được thực hiện, chúng tôi sẽ có nhiều đường ra biển. Chúng tôi sẽ chọn con đường phải trả tiền vận chuyển hàng hoá ít hơn. Điều đó sẽ làm cho chúng tôi không cần thiết phải quỵ luỵ trước bất cứ ai, như chúng tôi đã làm trước đây??.
    Theo yêu cầu của chính phủ Cam-pu-chia, một phái đoàn chính phủ Lào đi Phnôm Pênh từ ngày 15 đến 18 tháng 12. Phái đoàn do tướng Xi-pra-xớt dẫn đầu đã hội đàm với thủ tướng Pen Nút và các nhà lãnh đạo Khơ-me khác trong một ?okhông khí nói là cực kỳ hữu nghị, thân ái và nồng nhiệt?. Tuy nhiên, tiêu điểm chính của cuộc hội đàm dường như là sự có mặt tiếp của Mỹ ở Thái Lan và việc đòi các căn cứ ở đó. Chắc chắn Xi-pra-xớt đã phát hiện trong khi ở Phnôm Pênh rằng Pen Nút cũng như thái tử Sihanouk không có quyền gì trong việc điều khiển Cam-pu-chia dân chủ. Sau đó chẳng có gì được thực hiện về các kế hoạch để cho Lào sử dụng phương tiện Công-pông Xom.
    Không còn nghi ngờ gì về việc Hà Nội đã thành công trong việc xây dựng ?omối quan hệ đặc biệt? mong muốn giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Nhưng rất sai lầm nếu xem đó là mối quan hệ thực dân, giữa người chủ và kẻ lệ thuộc. Viêng Chăn có đủ lý lẽ của chính mình để thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hà Nội. Chúng ta cũng cần xét các quan hệ của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với Thái Lan, Trung Quốc và Cam-pu-chia cũng như với Việt Nam để có một toàn cảnh cân đối.
    Với tư cách là một nước nhỏ và yếu, Lào thường xuyên nhận thấy rằng số phận của mình đã bị những hành động của các nước mạnh hơn quyết định. Vị trí chiến lược của Lào ở Đông Nam Á không cho phép Lào rút vào sự biệt lập được: Lào có quan hệ biên giới đáng lo ngại với tất cả các nước lớn trong khu vực: Trung Quốc, Việt Nam Thái Lan, Miến Điện và Cam-pu-chia. Việc dính líu vào các tranh chấp của họ là điều không tránh khỏi, tuy bản thân Lào chẳng được gì trong các cuộc xung đột giữa các dân tộc khác. Các nhà chính trị Lào thèm muốn giữ được chính sách trung lập, nhưng ít khi làm được như vậy.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Lào và Thái Lan
    Hầu như tất cả các nhà bình luận cận đại về nền chính trị Đông Dương không chú ý đến sức mạnh của Thái Lan trong mối quan hệ với Lào. Trước năm 1975, chính phủ Băng Cốc đã có ảnh hưởng lớn đối với những nhà chính trị chính phủ hoàng gia Lào, đã tích cực ủng hộ chính phủ đó trong cuộc nội chiến bằng việc cho phép máy bay Mỹ tiến công Pa-thét Lào xuất phát từ căn cứ không quân U-đon ở đông bắc Thái Lan, và khi cuộc ngừng bắn được công bố năm 1973, đã có ít nhất 20.000 quân ?otình nguyện? Thái chiến đấu chống cộng sản ở Lào. Thắng lợi của cộng sản, do đó, đã đột ngột giảm ảnh hưởng của Thái Lan trong khu vực mà Thái Lan đã xem là của riêng mình. Tuy nhiên, ngay dù người Thái bị đẩy trở về phía bên kia sông Mê Công, họ vẫn giữ được một vũ khí chính trị hùng mạnh, đó là ?khả năng phong toả nước Lào nằm giữa đất liền?.
    Thái Lan đã để cho Lào dùng lối ra chính của mình để tiếp xúc với thị trường thế giới. Hơn nữa, bản thân Thái Lan luôn luôn là bạn buôn bán chính của Lào. Ví dụ trong thời gian 1973-1976, 65 phần trăm xuất khẩu của Lào là cho Thái Lan, và hàng hoá từ Thái Lan chiếm 98 phần trăm nhập của Lào năm 1973. Nhưng mặt khác, Lào là một bạn hàng rất nhỏ trong toàn bộ buôn bán của Thái Lan. Điều nổi bật của tình hình này là một phần lớn buôn bán đã diên ra ở biên giới, và vì đường giao thông bên trong Lào rất ít và lạc hậu nên nhiều bộ phận của nền kinh tế Lào lại gắn với nền kinh tế Thái Lan chặt chẽ hơn là với nền kinh tế bên trong của Lào. Tác động tổng hợp của tình hình này là Băng Cốc có khá nhiều sức mạnh kinh tế đối với Viêng Chăn, nhiều hơn Việt Nam hiện nay hoặc trong một tương lai trước mắt!
    Có lẽ thật là mỉa mai vì chính sức mạnh phong toả của Băng Cốc đã thúc đẩy việc thành lập Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tháng 12 năm 1975. Nền kinh tế của Lào vào cuối năm 1975 đã gặp khó khăn vì tình hình không ổn định do tính chất kéo dài của sự tiếp quản cả cộng sản sau khi thành lập chính phủ liên hiệp tháng 4 năm 1974. Việc chấm dứt viện trợ của Mỹ vào giữa 1975 đã làm cho lạm phát tăng rất nhanh, cho nên khi người Thái đóng biên giới với Lào ngày 18 tháng 11 vì những xung đột biên giới, thì tác động kinh tế đối với Lào là ngay tức khắc và tai hại. Đối với nhân dân các đô thị trên sông Mê Công và các kb của chính phủ hoàng gia Lào trước đây, việc này đưa lại sự khắc khổ chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng buộc những người cộng sản Lào triệu tập quốc hội đầu tháng 12, tuy họ không hy vọng khẳng định được sự kiểm soát hoàn toàn cho đến khi tổ chức được các cuộc bầu cử đã được công bố dự định vào tháng 4 năm 1976. Báo Thế giới (Le Monde) bình luận: ?oViệc thái độ của Thái Lan trở nên cứng rắn, việc đóng biên giới kéo dài dọc theo sông Mê Công và việc dừng cung cấp nhiên liệu và lương thực, không nghi ngờ gì, đã làm cho những người cộng sản Lào thắt chặt hàng ngũ và phát động một chuyển biến chính trị để giúp đối phó nhanh chóng với các vấn đề kinh tế đó?.
    Vì những hành động của Thái Lan trong cuộc nội chiến, các người cộng sản Lào có đủ lý lẽ để phải thận trọng về những ý định của Băng Cốc đối với chế độ mới. Tuy nhiên từ đầu năm 1976, các người ôn hoà chiếm ưu thế trong nền chính trị của Thái Lan. Biên giới được mở lại ở nhiều điểm tháng giêng và đến tháng 3 thì các nhà chức trách Thái định ngày 20 tháng 7 là hạn cuối cùng cho bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ rút khỏi đất nước. Tháng 4, nhà lãnh đạo tự do của Đảng dân chủ, Xê-ni Pra-mốt lãnh đạo chính phủ liên hiệp ở Băng Cốc. Ông ta tán thành một chính sách giảm căng thẳng với Đông Dương cộng sản. Những quan hệ với Lào được cải thiện nhanh chóng sau đó. Hai chính phủ ký một thông cáo ngày 3 tháng 8 tuyên bố rằng các quan hệ giữa họ với nhau sẽ dựa vào năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình đã được nêu ra đầu tiên ở Giơ-ne-vơ và bao gồm những điều khoản có liên quan đến một loạt các thoả thuận về thương mại và chính trị.
    Sự bình thường hoá đó đã bị các đảng cánh hữu và các nhà quân sự mạnh mẽ phản đối. Họ lật đổ chính phủ Pra-mốt tháng 10 năm 1976, đặt lên một chính phủ do thẩm phán ********* Tha-nin Crây-vi-chiên đứng đầu. Đó là một đòn vật chất đánh vào quan hệ Thái-Lào và đến năm sau thì các điểm buôn bán ở biên giới giữa hai nước bị hạn chế, trong khi những lời tố cáo lẫn nhau về các sự kiện biên giới bay qua, bay lại giữa Viêng Chăn và Băng Cốc.
    Việc thiết lập chế độ Tha-nin ở Băng Cốc trùng hợp với tình hình kinh tế xấu đi nhanh chóng ở Lào mà đến năm 1977 đã đến tỷ lệ khủng hoảng. Một cuộc hạn hán nhẹ năm 1976 đã trở thành nghiêm trọng năm 1977. Một cuộc nghiên cứu chung của bộ nông nghiệp Lào và chương trình phát triển của Liên hợp quốc tháng 9 năm 1977 ước tính rằng mùa đã mất 40 phần trăm trên toàn quốc so với năm ngoái, va đến một tỷ lệ khủng khiếp 95 phần trăm ở một số tỉnh ở miền Nam. Chỉ việc đưa vào nhiều viện trợ lương thực quốc tế mới tránh được nạn đói trên cả nước. Trong tình hình như vậy, những chính sách thù địch của chế độ Tha-nin bị coi như là một âm mưu trực tiếp buộc chính phủ Viêng Chăn khuất phục. Chế độ Tha-nin cũng cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho các nhóm chống đối cánh hữu của Lào để chúng có thể tiến công phá hoại Lào từ các vùng căn cứ ở Thái Lan.
    Cho nên chẳng lấy gì làm lạ về việc Pa-thét Lào đã tích cực tìm cách củng cố các quan hệ của họ với Hà Nội, đồng minh lâu đời của mình. Cuối năm 1975, Việt Nam đã hành động nhanh chóng để giúp người Lào vượt qua các khó khăn do cuộc phong toả đầu tiên đưa lại. Họ đã cho xe tải chở hàng cung cấp thiết yếu từ Đà Nẵng vượt Trường Sơn sang Xa-van-na-khét. Vào lúc đó, người Xô-viết cũng chở hàng vào bằng đường hàng không. Cả hai nước đó nhanh chóng lại viện trợ cho Viêng Chăn một lần nữa khi bị sức ép của chế độ Tha-nin. Khi Lào và Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác năm 1977, một tuyên bố sau đó rõ ràng xác nhận rằng chính sách của Thái Lan là một nhân tố thúc đẩy phía Lào: ?oTừ cuộc đảo chỉnh tháng 10 năm 1976, chính quyền Thái đã theo đuổi một chính sách thù địch đối với Việt Nam và Lào, dùng sức ép kinh tế để chống Lào, áp bức và khủng bố những kiều dân Việt Nam và không thi hành các thông cáo chung ký giữa Việt Nam và Thái Lan ngày 6 tháng 8 năm 1976, và thông cáo chung giữa Lào và Thái Lan ngày 3 tháng 8 năm 1976? Việc các chính quyền của một số nước thành viên ASEAN củng cố các liên minh quân sự tay đôi, dưới chiêu bài chống cộng, sẽ dẫn đến nguy cơ biến ASEAN thành một liên minh quân sự trên thực tế?. Trong khi việc nhắc đến tình hình như vừa nói trên đây là nhằm ám chỉ các hoạt động chung Thái-Ma-lai-xi-a chống lại du kích ở Nam Thái Lan, nhưng Việt Nam, nhất là Lào, rõ ràng cảm thấy rằng những hành động như vậy rất có thể dễ dàng quay sang chống lại họ.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cam-pu-chia và Lào
    Vị trí địa lý chính trị của Lào tất yếu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với Đông Dương. Chúng tôi đã lưu ý sự quan tâm của Viêng Chăn đến lối ra biển qua cảng Công-pông Xom. Khi cuộc xung đột giữa Việt Nam và Cam-pu-chia tăng lên, chính phủ Lào cố gắng hành động như một người trung gian. Thực vậy, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào duy trì một đại sứ quán ở Phnôm Pênh cho đến ngày 7 tháng giêng năm 1979 và chính đại sứ quán đó đã bị một loạt đạn của quân Pôn-pốt khi chúng tháo chạy khỏi Phnôm Pênh.
    Các quan hệ giữa Phnôm Pênh và Viêng Chăn không hề rơi vào tình trạng gay gắt đã từng xảy ra giữa Phnôm Pênh và Hà Nội. Lý do bao trùm của tình hình đó là việc họ cùng có biên giới với Thái Lan. Như một chánh văn phòng của bộ ngoại giao Lào, Xu-ban Xri-thi-rát (Soubanh Sirithirath) đã giải thích đầu năm 1979: ?oChúng tôi có thể hạn chế những vấn đề nhỏ mà chúng tôi gặp phải khi giao thiệp với Cam-pu-chia. Việt Nam thì không làm như vậy được. Tình hình chính trị khác nhau ở đó. Chúng tôi có một biên giới với Thái Lan. Còn Việt Nam thì không??.
    Một lý do chung quan trọng khác nữa cho việc không có những mâu thuẫn đối kháng Khmer-Lào, đó là việc chủ nghĩa quốc gia Cam-pu-chia đã được hình thành không phải trong mối quan hệ với Lào, và ngược lại. Cả hai chủ nghĩa quốc gia đó lại được hình thành trong mối liên quan với hai láng giềng hùng mạnh, Thái Lan và Việt Nam. Ngay trong khi xảy ra những kỳ quặc lịch sử mất trí của Pôn-pốt, bóng ma Vương quốc Lạng Xang Lào cũ cũng không hiện lên đe doạ biên giới phía bắc của Cam-pu-chia (tuy Sihanouk đôi khi nhắc đến nó một cách giận dữ). Các quan hệ Lào-Cam-pu-chia từ năm 1975 đến năm 1978 đã tương đối êm dịu, tuy không phải không bị quấy rầy. Trong một hành động ngoại giao lành mạnh hơn của chế độ Pôn-pốt, Phnôm Pênh đã viện trợ lương thực cho một nước Lào tuyệt vọng giữa năm 1977. Cái vốn chính trị mà sự viện trợ này giành được ở Viêng Chăn đã phải trả giá đắt bởi vì bản thân nhiều người Khmer lúc đó cũng gần chết đói.
    Cuối năm 1977, chiến tranh biên giới giữa Cam-pu-chia và Việt Nam ở vào lúc ác liệt nhất. Một phái đoàn do chủ tịch Xu-pha-nu-vông dẫn đầu và ngoại trưởng Phu-mi Xi-pra-sớt đã đến Phnôm Pênh từ 17 đến 21 tháng 12 với cố gắng tránh một sự đổ vỡ công khai giữa các láng giềng cộng sản của mình. Trong ngày trước khi phái đoàn đến, đài phát thanh Phnôm Pênh phát đi một tóm tắt lịch sử Lào, nói lên rằng, giống như Cam-pu-chia, Lào đã là một nạn nhân trong quá khứ của ?onhững tham vọng bành trướng của bọn phong kiến An Nam ở phía đông và bọn phong kiến Xiêm ở phía tây?. Tóm tắt đó nói rằng người Lào có mọi lý lẽ để xây dựng một sự nghiệp chung với Cam-pu-chia chống lại Thái Lan, nhưng đặc biệt hơn là chống lại Việt Nam. Không cần phải nói cũng thấy rằng phái đoàn Lào ít thành công trong việc làm dịu cuộc xung đột của chế độ Pôn-pốt với Việt Nam.
    Những bất đồng giữa hai chính phủ đó, đã được thấy rõ trong diễn văn khai mạc của Xu-pha-nu-vông tại Phnôm Pênh, khi ông ta nói về việc Đảng Lào cùng với nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Việt Nam tiếp tục ?ocông việc vinh quang của Đảng Cộng sản Đông Dương". Việc nhắc lại một cách có thiện cảm Đảng Cộng sản Đông Dương trước kia, đã trực tiếp thách thức đường lối của giới lãnh đạo Pôn-pốt đang tiến công người Việt Nam về việc cho là đang chủ trương một Liên bang Đông Dương. Xu-pha-nu-vông cũng nói tiếp đến Hiệp ước hữu nghị Lào-Việt, và hiệp định xác định biên giới giữa hai nước, xem đó là những gương tốt về việc các láng giềng nên tiến hành các quan hệ quốc tế như thế nào. Đó cũng là một lập trường bị các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia dân chủ bác bỏ một cách triệt để nhất. Cũng có những tin về những xung đột trên biên giới Lào-Khmer mà cả hai bên đều cải chính vào lúc đó. Nhưng rõ ràng Xu-pha-nu-vông đã nghĩ đến tình hình đó.
    Nhà báo duy nhất được đến gần vùng biên giới Lào-Khmer là Na-yâng San-da (Nayan Chanda), người đã thăm Pắc-xế tháng 11 năm 1978. Anh ta đưa tin rằng khi nói chuyện với các quan chức địa phương thì rõ ràng thấy rằng tình hình trên biên giới đã xấu đi từ cuối năm 1976. Việc Cam-pu-chia cho 3.000 tấn gạo vào giữa năm 1977 là lần cuối cùng con đường số 13 vượt qua biên giới được sử dụng, sau đó thì Khmer đỏ đào hầm cắt ngang con đường và đặt mìn. Cùng lúc đó, các đội quân tuần tiễu được tăng cường của Khmer đỏ bắt đầu bắn các ngư dân Lào trên sông và bất cứ ai đi lạc quá gần đến biên giới.
    Giữa năm 1978, nhiều binh sĩ Lào đã bị giết và đại sứ Cam-pu-chia ở Viêng Chăn, Xam Xan, đến thăm vùng biên giới đã thấy những thi hài đó. Ông ta tỏ ra rất tiếc về những cái chết ?ođã bị gây ra vì lầm lẫn? nhưng các sự kiện như vậy vẫn tiếp tụ. Phu-mi Xi-pra-xớt thăm biên giới nhiều lần và chỉ thị cho binh sĩ Lào không được bắn lại nhằm tránh làm trầm trọng thêm tình hình có thể lôi kéo Lào vào một cuộc xung đột tốn kém. San-da cũng đưa tin rằng: ?oTrong cuộc nói chuyện với các quan chức địa phương, đã được tiết lộ rằng do theo đuổi chính sách láng giềng tốt, các nhà chức trách Lào đã trả trở lại (ít nhất là cuối năm 1976) một số lớn người tị nạn bỏ chạy khỏi Cam-pu-chia. Khi được hỏi đến lúc nào thì họ quyết định không trả lại những người tị nạn nữa thì một nguồn tin nói rằng: ?oKhi chúng tôi biết được rằng tất cả những người tị nạn trả trở về đều bị giết. Khi chundg tôi thử trả một vài người tị nạn khác trở về thì họ yêu cầu chúng tôi giết họ đi còn hơn là trả họ về Cam-pu-chia. Lúc đó chúng tôi mới nhận thức rõ ràng tình hình ở đó thật sự là xấu?.
    Trong vòng 15 ngày sau khi phái đoàn Lào rời Phnôm Pênh tháng 12 năm 1977, Cam-pu-chia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và đưa cuộc tranh chấp giữa hai nước cộng sản ra công khai. Liên Xô và phần đông các nước Đông Âu, kể cả An-ba-ni, tức khắc lên án Phnôm Pênh. Trái lại, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, vẫn tiếp tục duy trì một đường lối trung lập trong cuộc tranh chấp. Những rêu rao của báo chí Nhật và rãng Rơ-tơ rằng Việt Nam đã đặt một sư đoàn chủ lực trên biên giới phía bắc của Cam-pu-chia ở Nam Lào, đã bị Viêng Chăn cải chính một cách mạnh mẽ ngày 17 tháng giêng năm 1978: ?oĐảng và chính phủ Lào? luôn luôn kiên trì trong việc theo đuổi chính sách đoàn kết với Việt Nam và Cam-pu-chia? không hề có bất kỳ hoạt động quân sự nào của lực lượng Việt Nam qua lãnh thổ Lào?. Một ngày sau, thủ tướng Cay-xỏn gửi những thư giống nhau cho hai chính phủ Việt Nam và Cam-pu-chia bày tỏ mong muốn hai chính phủ ?ocố gắng chúng để sớm giải quyết các cuộc tranh chấp bằng thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau?.
    Việc gây chiến tranh của Phnôm Pênh làm cho lập trường ?otrung lập? đó ngày càng khó được duy trì. Những đề nghị hoà bình mà Việt Nam đưa ra ngày 5 tháng 2 năm 1978 đã được Viêng Chăn hoan nghênh nhưng sự bác bỏ của Phnôm Pênh làm cho hai nước càng tách xa nhau. Vào giữa năm một tuyên bố chung của Cay-xỏn và Xu-pha-nu-vông nói rằng ?ochúng tôi ủng hộ lập trường của Việt Nam về cách giải quyết các bất đồng? thông qua thương lượng, một biện phầpm Cam-pu-chia còn bác bỏ.
    Trong lúc đó thì càng ngày Lào càng bị chế độ Pôn-pốt xem là bù nhìn của Việt Nam. E-li-da-bét Béc-cơ kể lại: ?oKhi tôi có mặt ở Cam-pu-chia của Pôn-pốt (tháng 12 năm 1978) các quan chức ở đó nói rằng Lào đã bị ?oViệt Nam hoá? và nòi giống Lào bị đe doạ tiêu diệt vì các cuộc hôn nhân bắt buộc với Việt Nam. Điều đó tỏ ra là lạ lùng nhưng cũng đáng nhắc lại bởi vì chế độ Pôn-pốt nghĩ như vậy và hành động theo hướng như vậy?. Bà ta nói thêm: Trên thực tế, người Lào đã giữ nền văn hoá riêng của mình còn tốt hơn nhiều so với Cam-pu-chia dưới chế độ của Pôn-pốt?.
    u?c ptlinh s?a vo 15:58 ngy 30/04/2007
  5. zutiah

    zutiah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Ới ới Nguyêfn Quang ơ?i, cho tớ mượn vê? photo với. Ca? Ptlinh nưfa nhé, cho tớ mượn photo với. Săn mafi quyê?n na?y ma? không được. Đọc trên máy nhiê?u quá nhức hết ca? mắt mufi.
    Có gi? thi? SMS va?o máy tớ nhé: 0979.000.220
    Được zutiah sửa chữa / chuyển vào 21:06 ngày 22/03/2007
  6. ga_nhep

    ga_nhep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    bác PTLINH post tiếp đi,hay quá
  7. haclua

    haclua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2006
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    1
    Tiếp đi các bác ơi ! Đọc từng tí một thế này mệt quá .
    Cuốn sách này thật là hay và bổ ích . Nhiệt liệt hoan nghênh việc các bác đã post nó .
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trung Quốc: Kẻ thù không thể tránh được
    Một trong những nhiệm vụ chính sách đối ngoại đầu tiên của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong năm 1975 là đề ra một hình thức mới về trung lập đối với sự tranh chấp Trung-Xô. Nhiệm vụ đó rơi vào Phu-mi Vông-vi-chít. Ông ta đã nói năm 1975: ?oHiện nay có nhiều nước không thể đi với nhau được. Tuy vậy họ vẫn có thể đi với chúng ta. Đó là vì chúng ta đã sưe dụng những biện pháp ngoại giao đúng đắn? Chính sách của tôi là giành nhiều bạn hơn nữa trong khi giảm con số kẻ thù? Với tư cách là một người bạn tôi hy vọng rằng cả hai nước sẽ có thể đi với nhau hoặc sớm hoặc muộn. Tôi không đứng với bên này hoặc bên kia??. Thái độ đứng rách ra được nghiên cứu kỹ đó đối với những rắc rối của cuộc tranh chấp, cuối cùng không còn có thể giữ mãi được đối với Lào cũng như đối với Việt Nam. Khi những căng thẳng khu vực tăng lên, Lào không tránh được bị kéo vào cuộc xung đột.
    Cho đến năm 1978, các quan hệ của Viêng Chăn với Bắc Kinh vẫn thân ái nhưng xa cách. Khi cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc nổi lên, thì ban đầu Lào tìm cách giữ khoảng cách giống như kiểu họ đã làm đối với cuộc xung đột Việt Nam-Cam-pu-chia. Nhưng khi tất cả các cuộc tranh chấp cài vào nhau thì Lào cuối cùng phải thay đổi lập trường.
    Sang năm 1978, lập trường của Viêng Chăn đối với nền chính trị của khu vực trở nên cứng rắn hơn. Cuối tháng 6, Đài phát thanh Viêng Chăn nói rằng ?osự thống nhất giữa quân đội và nhân dân phải được củng cố hơn nữa cũng như sự thống nhất quốc tế của quân đội đối với quân đôi và nhân dân Việt Nam". Trong những tháng tiếp theo đó, một xã luận trong báo Xiêng Pa-xa-xôn đánh dấu kỷ niệm Hiệp ước với Việt Nam đã nói rằng chính phủ Lào sẽ ?ođứng bên cạnh nhân dân Việt Nam? và ?oquyết tâm đập tan tất cả các âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và các lực lượng ********* quốc tế? (danh từ lực lượng ********* quốc tế là danh từ người Việt Nam dùng để nói về Trung Quốc). Trong lúc đó, Cay-xỏn đưa ra một cuộc tiến công ít úp mở chống lại Trung Quốc bằng cách nói rằng ?obọn đế quốc và ********* quốc tế đã gây ra sự bất đồng giữa các dân tộc khác nhau trong nhân dân chúng ta? và kêu gọi đấu tranh chống lại các âm mưu ?otìm cách khuyến khích các dân tộc thực hiện sự chống lại một cách lâu dài cuộc cách mạng của chúng ta?. Cay-xỏn lặp lại lời lên án này vào tháng 8. Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ, tố cáo Mát-xcơ-va và Hà Nội ra sức ?ođầu độc các quan hệ giữa Trung Quốc và Lào?.
    Đến lúc này, khi phong vũ biểu khu vực sắp bùng nổ thì những bất đồng trong nội bộ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về lựa chọn chiến lược của đất nước xuất hiện công khai một cách ngắn ngủi. Tại một cuộc tập hợp của các cán bộ Đảng tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 33 ngày độc lập của Lào, Xu-pha-nu-vông đọc một diễn văn ca ngợi Cách mạng Nga và tán dương việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời tuyên bố rằng ?obọn đế qốc và các lực lượng ********* quốc tế đang âm mưu gây chia rẽ giữa Lào và các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhất là Việt Nam". Nhưng ý nghĩa hơn tất cả là ông ta đã nói thêm: ?oCàng nghiêm trọng hơn, gần đây chúng tung ra tin đồn rằng bọn ********* Lào lưu vong? bây giờ đã có một người ủng hộ mới, đó là nước Trung Hoa vĩ đại, và rằng Trung Quốc sẽ tiến công Việt Nam rồi tiến công Lào. Đó là một sự tuyên truyền độc ác và nguy hiểm nhằm gieo rắc hoang mang và lo ngại trong nhân dân chúng ta làm cho họ mất tin tưởng vào đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước chúng ta, gây chia rẽ giữa nhân dân Lào và nhân dân Trung Quốc, và cuối cùng phá hoại cách mạng chúng ta?.
    Diễn văn này không thể được coi (như một số đã coi) như một tuyên bố chống Việt Nam, hoặc như một tuyên bố thân Trung Quốc. Nó vừa là một tuyên bố về lập trường của chủ nghĩa cộng sản ?otrung lập?, vừa là một sự tiến công che đậy vào sức ép nước lớn của bản thân Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc loan truyền tin đồn ủng hộ hoạt động chống chính phủ cũng như tin đồn đang lan tràn ở Hà Nội và làm cho người Hoa ở đó hoảng sợ mà chạy sang Trung Quốc.
    Tháng 10 năm 1978, Vông-vi-chít nói: ?oĐối với các cuộc xung đột Việt Nam-Trung Quốc và Cam-pu-chia-Việt Nam, chúng tôi muốn chấm dứt chúng và muốn hoà bình trở lại Đông Dương và Đông Nam Á. Chúng tôi cho rằng nếu xét các mối bất đồng thì các cuộc xung đột đều có thể giải quyết bằng con đường hoà bình. Vì lý do đó chúng tôi ủng hộ đề nghị của các đồng chí Việt Nam giải quyết các cuộc xung đột thông qua thương lượng?. Nhưng cả Trung Quốc lẫn Cam-pu-chia lúc này đã bác bỏ tất cả các đề nghị đó.
    Tuy nhiên, cuộc tranh luận trong nội bộ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một cuộc tranh luận lâu đời trong một nền chính trị của Lào, giữa một xu hướng trung lập và một xu hướng chủ trương liên minh chặt chẽ hơn với những người bạn hùng mạnh. Đối với cánh hữu trong chính phủ hoàng gia Lào trước đây, thì điều đó có nghĩa là quan hệ chặt chẽ hơn với Băng Cốc và Oa-sinh-tơn để chống lại hoàng thân Xu-va-nna Phu-ma (ít nhất là cho đến đầu những năm 1960). Đối với những người cộng sản, thì những lựa chọn đó là một hình thức của chủ nghĩa trung lập hoặc một liên minh chặt chẽ với Hà Nội. Năm 1978, những người ?otrung lập? cộng sản đặc biệt lo ngại về việc tăng thêm các khó khăn cho đất nước nếu gây mâu thuẫn với người láng giềng hùng mạnh phương Bắc bằng việc tỏ ra quá gần với Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh quyền lực trong khu vực đang hình thành đã làm cho họ không còn đứng vững được nữa. Họ nhận thấy rằng Bắc Kinh, Phnôm Pênh hoặc Hà Nội không ai chịu thảo một chính sách trung lập trong cuộc xung đột sắp tới. Cũng trở nên rõ ràng đối với họ rằng sẽ là điều vô lý nếu đổi các đồng minh Việt Nam và Xô-viết của mình để lấy một liên minh với Trung Quốc. Những quan hệ chính trị lâu đời với người Việt Nam, và viện trợ và cung cấp kỹ thuật Xô-viết, không thể bù lại được bằng người Trung Quốc. Hơn nữa, nếu Việt Nam, tầm cỡ và sự gần gũi của họ, đặt ra một mối đe doạ đối với chủ quyền của Lào, thì đó cũng sẽ là đe doạ nhiều lần hơn đe doạ của Trung Quốc.
    Tuy vậy rất đáng chú ý là chính phủ Lào đã duy trì một thái độ dễ dãi hơn đối với cộng đồng người Hoa ở Lào. Năm 1983, những nhà buôn Trung Quốc còn khống chế thị trường tự do ở Viêng Chăn. Một trường học Trung Quốc còn đang hoạt động. Nhưng những văn hoá phẩm mao-ít thấy ở các hiệu sách Viêng Chăn năm 1980 nay đã biến mất. Trong các tỉnh phía bắc, chính phủ không quan tâm đến việc cấm buôn bán ở biên giới và các tiếp xúc khác với Hoa Nam. Cách cư xử này trái ngược một cách đáng chú ý so với cách cư xử của Việt Nam về các vấn đề đó.
    Nhìn chung lại sự diễn biến của các sự kiện ở Đông Dương không còn để cho Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nhiều lựa chọn lắm. Lựa chọn mà cuối cùng Lào đã chấp nhận là lựa chọn của lô-gích vừa có thể thấy trước được; nhưng, thực vậy, sự bất ngờ thực sự duy nhất là sự đối xử tương đối khoan dung mà Lào nhận từ Mỹ.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sự lu mờ của chủ nghĩa cộng sản trung lập
    Cuộc xâm chiếm Cam-pu-chia của Việt Nam, hay đúng hơn tình hình bế tắc chính trị đã làm cho cuộc xâm chiếm đó trở nên không thể tránh khỏi, đã kết thúc số phận của chủ nghĩa cộng sản trung lập Lào. Ngay trước cuộc tiến công, tư lệnh tối cao Thái Lan, tướng Xéc Na-ra-con, rêu rao rằng phần đông 40.000 quân Việt Nam đóng ở Lào đã được chuyển đến biên giới Lào-Cam-pu-chia để chuẩn bị cho một cuộc xâm chiếm. Những lực lượng này cho là tiến vào Cam-pu-chia từ khu tập kết ở Lào, làm đảo ngược chính sách mà Lào đã công bố chưa đầy một năm trước đây, không cho phép ?obất cứ nước nào dùng lãnh thổ Lào để xâm chiếm nước khác?. Tình hình đó đã đẩy Lào một cách không còn đảo ngược được vào cơn lốc của cuộc xung đột, và không thể mong đợi Trung Quốc bỏ qua sự đồng loã đó của Viêng Chăn trong cuộc xâm chiếm.
    Ngược lại, tình hình đó cũng làm cho liên minh với Hà Nội trở nên tuyệt đối sống còn đối với nền an ninh của Lào trong năm 1978-1979, bởi vì có khả năng Trung Quốc đánh Việt Nam qua con đường Lào. Chính phủ Lào ngày càng quan tâm đến biên giới phía bắc, bởi vì sức ép của Thái đối với Lào đã giảm đi rất nhiều sau khi Tha-nin bị lật đổ ngày 20 tháng 10 năm 1977. Chính phủ Thái mới do Kri-ăng-xắc Chô-ma-nan đứng đầu, đã cam kết cải thiện quan hệ với tất cả ba nước Đông Dương. Cuộc phong toả Lào về kinh tế đã được huỷ bỏ vào cuối tháng 11 và một hiệp định về việc nối lại các chuyến bay của Hàng không quốc tế Thái đã được ký đầu tháng 12. Vào lúc đó, Kri-ăng-xắc họp với các tỉnh trưởng nhằm đưa họ vào chính sách hoà giải hơn của của chính phủ đối với Lào và Cam-pu-chia. Các nhà lãnh đạo tị nạn cánh hữu của Lào và Cam-pu-chia có tin là được yêu cầu rời khỏi Thái Lan.
    Kri-ăng-xắc và những người ủng hộ ông ta biết rõ rằng cuộc phong toả của Băng Cốc chỉ làm cho sự phụ thuộc của Lào vào Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác càng sâu hơn. Việc ký hiệp ước giữa Lào và Việt Nam đã rõ ràng đẩy những nhà chính trị sắc sảo hơn đến chỗ nhận thức rằng chủ nghĩa chống cộng cực đoan cỉa Tha-nin chỉ cô lập Thái Lan.
    Trong thời Tha-nin, Lào ít có gì để trả đũa trở lại. Một khả năng mặc cả nhỏ là hạn chế việc sử dụng vùng trời của Lào mà, phối hợp với việc Việt Nam cấm bay qua đất của họ, đã làm cho Hàng không quốc tế Thái tốn thêm rất nhiều trong các chuyến bay đi Hồng Công. Không lấy gì làm lạ việc Hàng không vận động Băng Cốc có một đường lối mềm dẻo hơn về Đông Dương. Về lý thuyết mà nói, người Lào có thể dã doạ cắt điện của nhà máy thuỷ điện Nậm Ngừm cung cấp cho vùng đông bắc Thái Lan. Tuy nhiên, Lào không chịu nổi việc mất thu nhập mà việc cắt điện đó có thể gây ra, cho nên việc này không phải là một sự đòn bẩy thực sự.
    Khả năng mặc cả duy nhất là việc Lào cung cấp vũ khí và căn cứ cho Đảng Cộng sản của Thái Lan. Cả hai chính phủ có thể trơi trò khuyến khích các cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, trong năm 1977-1978, trong khi Lào đang ủng hộ một lực lượng còn thống nhất và đang lên, thì các người nổi dậy phái hữu của Lào, được Băng Cốc, hay ít nhất những tư lệnh địa phương ủng hộ, thì bị tan rã và giảm sút. Những nỗi lo sợ của Băng Cốc đối với việc Lào ủng hộ Đảng Cộng sản Thái trở nên to lớn hơn nhiều khi xét đến việc Đảng Cộng sản Thái đặc biệt mạnh ở vùng đông bắc, một vùng mà đặc điểm không phải chỉ là nghèo mà bất bình về ruộng đất mà còn là vùng mà dân cứ chủ yếu là dân tộc Lào và rất gần với bản thân nước Lào.
    Có lẽ không thể tránh được rằng sự ủng hộ của Lào đối với Đảng Cộng sản Thái sẽ trở thành một điều góp thêm vào chính sách đối ngoại của Lào. Rõ ràng, bất kỳ mặc cả có ý nghĩa nào giữa hai chính phủ sẽ phải gồm việc cùng giảm sự ủng hộ tích cực đối với những người nổi loạn trên lãnh thổ nước kia. Mục tiêu trung tâm của Kri-ăng-xắc là đạt cho được thoả thuận đối với Lào, đồng thời Kri-ăng-xắc cũng muốn trì hoãn việc thành lập khối các nước Đông Dương.
    Thoả thuận đã đạt được giữa hai chính phủ trong các cuộc hội đàm kéo dài năm 1978. Tầm quan trọng của việc này đối với Băng Cốc đã được phản ánh trong sự việc rằng cuộc họp để ký một hiệp định dự kiến vào tháng 12, chỉ bị trì hoãn một ít vì cuộc xâm chiếm Cam-pu-chia của Việt Nam và cuộc bắn nhau trên sông Mê Công mà nếu ở vào các dịp khác thì đã gây ra việc đóng biên giới, nhưng lần này thì lại được bỏ qua. Tại Viêng Chăn, ngày 6 tháng giêng năm 1979 các thủ tướng của Lào và Thái Lan ra một thông cáo chung ?omở ra một thời đại mới trong các quan hệ hữu nghị, hợp tác và cùng tồn tại hoà bình Lào-Thái?. Thông cáo cũng bao gồm một cam kết của Lào ?ochấm dứt mọi ủng hộ đã được đưa ra trước đây cho Đảng Cộng sản Thái?. Pôn-pốt đồng minh của Đảng đó, đã bị quân đội Việt Nam đuổi ra khỏi thủ đô ngày hôm sau.
    Những căng thẳng ngày càng tăng của Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia và việc ông Phạm Văn Đồng tuyên bố không ủng hộ những người cộng sản Thái nữa trong chuyến đi thăm Băng Cốc của ông tháng 9 năm 1978 đã làm dễ dàng rất nhiều cho việc Lào từ bỏ Đảng Cộng sản Thái Lan thân Trung Quốc. Việc các quan hệ giữa Lào và Trung Quốc suy yếu đi trong năm 1978 cũng giúp cho bước đi của Lào trở nên hợp lý. Tuy nhiên, thái độ của Lào đối với Đảng Cộng sản Thái Lan chủ yếu là một sản phẩm trực tiếp của các cuộc thương lượng tay đôi giữa Viêng Chăn và Băng Cốc và cũng là do nhu cầu có những quan hệ thân ái của họ với nhau.
    Theo các nguồn tin của Đảng Cộng sản Thái Lan thì người Lào và người Việt Nam từ năm 1976 đã tìm cách hướng chiến lược của các đảng họ tách khỏi đấu tranh vũ trang. Do không lay chuyển được giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Thái Lan vào một chiến lược có thể thích hợp với sự ủng hộ tiếp tục của các nước Đông Dương, nên Lào và Việt Nam cuối cùng từ bỏ đảng đó. Trong năm tiếp theo, cuộc đấu tranh huynh đệ tương tàn ở Đông Dương có ảnh hưởng ngược trở lại đối với Đảng Cộng sản Thái Lan, chia nội bộ Đảng thành nhiều phái chống đối nhau, một số thân Hà Nội, một số thân Trung Quốc và một số độc lập. Từ đó, Đảng Cộng sản Thái Lan đã liên tiếp chịu những bước lùi quân sự và những đởt bỏ đảng hàng loạt, và vai trò của Đảng trong cuộc đấu tranh quyền lực khu vực và có lẽ cả trong nền chính trị Thái nữa đã kết thúc.
    Xu hướng chính sách đối ngoại của Viêng Chăn sau năm 1975 không phải do Hà Nội ra lệnh mà do tác động tình thế của tất cả các nước quanh Lào. Xét về quan hệ hợp tác lâu dài và chặt chẽ giữa Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với người Việt Nam thì chẳng có gì lạ việc Lào phải ủng hộ Việt Nam khi bước đi của các sự kiện cuối cùng buộc phải có một sự lựa chọn. Thực tế là họ không có lựa chọn nào khác. Tuy vậy, đó không phải là bằng chứng của chủ nghĩa thực dân, cũ hoặc ?omới? hoặc gì gì khác nữa, không có bằng chứng của Việt Nam bóc lột kinh tế Lào, nếu không phải nói điều ngược lại, Lào là một nước nghèo và đã dựa vào Việt Nam, Liên Xô và các nước Khối Đông Âu khác để có viện trợ và kỹ thuật thiết lập những mặt sơ đẳng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
    Thực vậy, ảnh hưởng của Việt Nam trong vùng này bị hạn chế vì chính tình trạng nghèo của mình. Nhưng điều này vẫn không ngăn được Mác-tin Xtu-át Phốc lập luận rằng ?omặc dù sự có mặt ở Lào của hàng trăm cố vấn và nhà kỹ thuật Xô-viết và Cu Ba, nhưng chính người Việt Nam mới thực sự điều khiển đất nước một cách có hiệu quả?. Bằng chứng duy nhất của anh ta đưa ra để chứng minh điều đó là việc người Lào làm theo người Việt Nam trong cố gắng hợp tác hoá nông nghiệp trong năm 1978. Rõ ràng anh ta không thấy quyết định đó có một cơ sở hợp lý trong cả hai nước về phương diện kinh tế cũng như an ninh. Mặt khác, việc các chính phủ cộng sản theo đuổi chính sách hợp tác hoá nông nghiệp không thể đưa ra làm bằng chứng cho việc Việt Nam ?ođiều khiển đất nước". Thật vậy, nếu đặt vào khung cảnh của mối quan hệ thuộc địa với Việt Nam, thì sự tự do hoá kinh tế lớn hơn nhiều của Lào sau năm 1979 không sao có thể hiểu được.
    Những lý lẽ về chủ nghĩa thực dân cũ hoặc chủ nghĩa thực dân mới không giúp gì chúng ta để hiểu tình hình Lào ở Đông Dương. Không có gì phải nghi ngờ rằng liên minh của Lào với Việt Nam đã đưa Lào vào một cuộc tranh chấp mà Lào vẫn có thể làm nếu không có liên minh, nhưng với một ý nghĩa trừu tượng hơn, Việt Nam cũng có thể đã làm nếu không có Lào. Không có gì phải nghi ngờ rằng Việt Nam là bên chiếm ưu thế trong linh minh, nhưng người ta không có thể tưởng tượng được bất cứ liên minh nào mà trong đó Lào sẽ là bên chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sự chênh lệch quyền lực cũng không thêm gì cho chủ nghĩa thực dân hoặc sự thống trị. Như chúng ta đã thấy, liên minh đã đưa lại lợi ích cho cả hai bên.
  10. haclua

    haclua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2006
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    1
    Các bác có ai đã có bản poto của cuốn sách trên ở gần trường Bách Khoa - HN thì cho em xin 1 bản với .
    thank các bác trước nha .

Chia sẻ trang này