1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] Red Brotherhood at war (Grant Evans và Kelvin Rowley)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenquang, 24/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong cả hai mặt, cuộc chiến tranh không thành công. Người Việt Nam vẫn bướng bỉnh, đã đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc mà không rút bất cứ số quân nào từ Campuchia, là nơi mà họ tuyên bố rằng tình hình là ?oKhông đảo ngược được?. Hà Nội duy trì mối quan hệ của mình với Liên Xô, địch thủ của Trung Quốc và đi vào củng cố mối ?oquan hệ đặc biệt? với Viêng Chăn và với chế độ mới ở Phnôm Pênh. Tất cả các điều đó càng tăng thêm hơn nữa sự giận dữ của Bắc Kinh đối với ?osự vô ơn? của người Việt Nam. Vũ đài đã được dựng lên cho một cuộc xung đột lâu dài giữa hai chính phủ cộng sản cho là ?oanh em?.
    Có một số điểm song song nhưng mỉa mai giữa cuộc xung đột Trung-Việt và cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia. Việt Nam tìm kiếm một ?omối quan hệ đặc biệt? với Campuchia và Trung Quốc trên thực tế cũng đòi hỏi một ?omối quan hệ đặc biệt? với Việt Nam và các nước Đông Dương khác. Hà Nội phản ứng mạnh mẽ đối với các hành động của Pol Pot một phần là vì Hà Nội nhận thức một ?ođe doạ của Trung Quốc? đối với Việt Nam đằng sau những hành động đó, và Trung Quốc, về lượt mình cũng cảm thấy một ?ođe doạ Xô-viết? đằng sau những hành động của Việt Nam. Việt Nam đã chứng minh sự can thiệp quân sự ở Campuchia tháng 12 năm 1978 trên cơ sở tự vệ chính đáng, và thật là một điều trùng hợp khi Trung Quốc cũng bào chữa chính sự xâm lược Việt Nam của mình bằng những lý lẽ tương tự.
    Các mối quan hệ chính trị có liên quan có thể được quan niệm như là một hệ thống quyền lực trong đó Liên Xô (và xa hơn Liên Xô, là Mỹ) ở một đầu và chế độ Campuchia Dân chủ và Lào ở đầu bên kia. Hai nước nằm giữa hệ thống đó, Trung Quốc và Việt Nam, mỗi nước tìm cách sử dụng tối đa quyền tự do hành động của mình bằng cách chống lại nước đứng trên họ và tranh thủ các nước đứng dưới họ để đưa vào một liên minh. Chính phủ Lào sẵn sàng đứng về phía Việt Nam, nhưng cuộc đấu tranh phe phái bên trong Đảng Cộng sản Campuchia đã buộc Pol Pot chống lại Việt Nam. Như vậy cái chính phủ với kỳ vọng ngây thờ nhất đòi chủ quyền tuyệt đối đã tự thấy mình có ít chỗ nhất để xoay xở. Nó tự giành cho mình lựa chọn chống lại sức ép của Việt Nam bằng cách tìm kiếm sự che chở của Trung Quốc. Về phần mình, Việt Nam tìm kiếm sự che chở của Liên Xô chống lại Trung Quốc, và Trung Quốc lại tìm kiếm sự che chở của Mỹ chống lại Liên Xô.
    Tuy nhiên, những điểm song song như trên không thể bị đẩy quá xa. Đến một điểm nhất định, Việt Nam buộc phải bỏ ?omối quan hệ đặc biệt? với Campuchia, khi chính phủ Pol Pot bác bỏ mối quan hệ đó trong năm 1975-1976. Ngược lại, Trung Quốc không tỏ ra có dấu hiệu nào bỏ yêu sách của họ về Đông Dương và tỏ ra sẵn sàng khởi xướng một cuộc chiến tranh quy mô đẩy đủ để buộc Việt Nam khuất phục trước ý muốn của họ. Tính chất song song giữa cuộc chiến tranh Việt Nam-Campuchia và cuộc chiến tranh Trung Quốc-Việt Nam cũng đã mất tác dụng ở một chỗ khác, đó là nước Việt Nam đứng giữa đã bị tiến công vừa từ một nước yếu hơn là Campuchia, vừa từ một nước mạnh hơn là Trung Quốc. Nếu ông ta thực sự tôn trọng sự cân bằng, Pol Pot đã tìm cách tạo ra một ?oquan hệ đặc biệt? với Lào, nhưng do tính phiêu lưu quân sự mà ông ta đã tiến công Việt Nam. Cuối cùng, trong khi cuộc xâm chiếm Campuchia, tháng 12 năm 1978 của Việt Nam là nhằm loại bỏ hoàn toàn chế độ Pol Pot, và chủ yếu là đã thành công thì cuộc xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 của Trung Quốc đã có một mục tiêu hạn chế hơn, tuy số lượng quân đội lớn hơn, và đã tỏ ra là không thành công.
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    iem lại phải vote cho pác
  3. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Hic ko khen bác một câu ko kính bác một ly ko nể bác một đời hơi fí
  4. AceMan

    AceMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Có member nào có cuốn này bản tiếng Anh, gửi cho tui được ko ? cám ơn nhiều lắm ! (email: micky69cm@yahoo.com)
  5. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Hồi nhỏ em đọc quyển này rồi, nhớ nhất là câu: chỉ có nạn kẹt xe mới ngăn được VC nếu đánh chiếm Băng Cốc . Quyển này em đọc trong thư viện Bộ nội vụ (dán nhãn Mật mới kinh). Hồi đấy thích quyển này với quyển hướng dẫn làm đồ chơi trong đó có trò "bắn bi vào mồm thằng Mỹ"
    Nhưng mấy ông CA đọc cùng em bảo là số liệu trong này đã chỉnh sửa nhiều, chỉnh theo hướng giảm nhẹ thiệt hại cho bọn Khựa . Ông ý bảo là hồi đánh ta bọn Tàu có 11 quân khu nhưng chỉ có 6 quan khu gửi lính đánh Việt Nam (chắc thế mà sau đó rất nhiều tướng lĩnh bị kỷ luật) . 600 nghìn quân Tàu chuận bị cả xe đạp để đạp thằng đến Hà Nội cho nhanh thế nhưng sau khi chết ~60 nghìn thì rút về. Mà ông ý bảo bọn Tàu thời đấy dã man lắm nên dân mình ở biên giới toàn phải dắt díu nau chạy bộ về Hà Nội. Em còn biết ở cổng chợ Mỹ Đình bây giờ có 1 ông thỉnh thoảng lên cơn điên, ông này hồi 79 bị khựa nó bắn ròi dùng dao băm từ đỉnh đầu đến gót chân - thế quoái nào mà lại sống được.
    Nói chung là chúng ta cứ phải luôn sắn sàng giết khựa bất cứ lúc nào thôi các bác nhỉ.
  6. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Bác nào ở gần Chợ Mơ thi thoảng vẫn thấy một bác veteran chiều nào cũng mặc quân phục mang cả huân huy chương đi bộ miệng hô to gì gì đó về chống giặc bành trướng ý đoạn ngã tư bạch Mai Trương Định. Ông bác này nghe đâu cũng oánh nhau kih lắm( Đấy là mấy ông dân phòng ở phường em bảo thế)
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    ?oChủ nghĩa Sô-vanh Đại hán?
    Phản ứng của Trung Quốc đối với sự can thiệp của Việt Nam vào Campuchia là một sự bày tỏ bi đát ý muốn của chính phủ Bắc Kinh khẳng định quy chế của Trung Quốc như là một cường quốc hơn hẳn trong vùng Đông Nam Á. Hết sức kỳ lạ, các nhà bình luận phương Tây không thấy được ý muốn dó. Trong những năm 1950 và 1960, người ta thường cho rằng vì là cộng sản cho nên chính phủ mới không còn thực sự là ?~Trung Quốc? nưữa và bị xem như là bù nhìn của Liên Xô. Chính phủ đó bị mô tả là hăng hái và bành trướng nhưng để phục vụ các quan thầy nước ngoài. Tính chất quốc gia của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc chỉ được thấy rõ một cách rộng rãi chỉ sau cuộc phân biệt Trung-Xô. Trong những năm 1970, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã được giải thích một cách có thiện cảm hơn, nhưng sự giải thích đó lại có xu hướng quá tin vào hình ảnh mà Trung Quốc tự tạo cho mình như là đối thủ hàng đầu của ?ochủ nghĩa bá quyền nước lớn?. Chủ nghĩa quốc gia mới của giới lãnh đạo Trung Quốc đã được thừa nhận nhưng không ai thấy được khả năng nó có thể dẫn đến một sự khẳng định của quyền lực Trung Quốc rất có hại cho các nước khác.
    Người Trung Quốc luôn luôn tự tô vẽ cho mình như là những đối thủ hàng đầu của chính sách quyền lực mà Liên Xô và Mỹ đang thực hiện. ?oTất cả các nước, lớn hoặc nhỏ, phải bình đẳng, nước lớn không được áp bức nước nhỏ và nước mạnh không được áp bức nước yếu?. Đó là điều mà phía Trung Quốc tuyên bố trong thông cáo Thượng Hải năm 1972. ?oTrung Quốc sẽ không hề bao giờ là một siêu cường, và Trung Quốc chống lại bá quyền và chính sách quyền lực các loại?. Những tuyên bố như vậy làm cho nhiều người rất bất ngờ trước một tình hình trong đó Trung Quốc tuyên bố có ?oquyền riêng để can thiệp bằng quân sự vào các nước nhỏ nào không làm vừa lòng họ để dạy một ?obài học?.
    Hà Nội đưa ra cách giải thích của mình về chính sách quyền lực của Trung Quốc trong một Sách trắng do Bộ Ngoại giao Việt Nam phát hành tháng 10 năm 1979. Giải thích đó lập luận rằng các kẻ thống trị Trung Quốc đã làm sống lại ?ochủ nghĩa Sô-vanh Đại Hán? cổ truyền, tin rằng sự rút lui của chủ nghĩa đế quốc phương Tây sẽ cho phép Trung Quốc nối lại địa vị xưa của mình như là một cường quốc khống chế trên suốt Đông Nam Á. Việt Nam tuyên bố rằng những nhà lãnh đạo Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã từ lâu ?omơ ước chinh phục? Đông Nam Á, ?omột mục tiêu cổ truyền của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc trong suốt các thế kỷ?. Họ gắn cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống Việt Nam với các cuộc tranh chấp biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ, Liên Xô và Mông Cổ, và lập luận: ?oCác nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bộc lộ màu sắc thực sự của họ là những người Sô-vanh nước lớn và những nhà quốc gia tư sản! Chính sách hiện nay của các nhà thống trị Trung Quốc đối với Việt Nam, tuy được nguỵ trang đầy đủ, vẫn giống với chính sách của các nhà thống trị ?oThiên triều? trong hàng nghìn năm trước, một chính sách nhằm việc thôn tính Việt Nam, nô dịch nhân dân Việt Nam và biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc?.
    Sách trắng Việt Nam điểm lại chính sách Trung Quốc từ hội nghị Geneva năm 1954 dưới ánh sáng của sự đánh giá nói trên, lập luận rằng chính sách đó có hai mặt. Người Trung Quốc đã tỏ ra ủng hộ cách mạng Việt Nam nhưng luôn luôn đồng loã với những kẻ thù của cuộc cách mạng đó. Mục tiêu thực sựu của họ là giữ cho Việt Nam bị chia cắt, yếu và phụ thuộc vào Trung Quốc. Hà Nội lập luận rằng một Việt Nam độc lập, thống nhất sẽ là một ?ocản trở chính đối với chiến lược toàn cầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trước nhất là đối với chính sách bành trướng của họ xuống Đông Nam Á?. Không cần phải nói, người Trung Quốc vội vã cải chính điều đó.
    Như vậy là những người cộng sản Việt Nam đã đi đến chỗ đồng ý với sự phân tích của một số các chuyên gia phương Tây về Trung Quốc, như C.P. Fritzgerald cho rằng mặc dù cộng sản lên nắm quyền, ?onhưng ?othế giới quan của Trung Quốc không thay đổi về căn bản? (xem ?oCách nhìn của Trung Quốc về vị trí của họ trong thế giới? của C.P. Fritzgerald, London, 1964, tr.71-72-ND). Chủ nghĩa Mao đã được thời sự hoá, nhưng không thay đổi về căn bản cách nhìn cổ truyền của Trung Quốc, coi Trung Quốc là trung tâm, là người nắm giữ duy nhất nền văn minh và đức hạnh và là người làm ra luật pháp cho những nước man di quanh họ. Có một ít sức thuyết phục trong lập luận này, nhưng sẽ không đúng nếu xem chính sách đối ngoại của nhà nước Trung Quốc hiện đại chỉ là một sự tiếp tục của các chính sách cổ truyền, không hề bị những hoàn cảnh thực tiễn đang thay đổi ảnh hưởng đến.
    Với tư cách là một trung tâm ?ovăn minh? hùng mạnh giữa một thế giới ?oman di?, Thiên triều đã có thể khiến cho các quốc gia nhỏ hơn và ít hùng mạnh hơn quanh nó phải tỏ lòng tôn kính. Lòng tôn kính này đã được thể chế hoá trong chế độ triều cống và, cho đến khi người Pháp đến, các triều đình ở Huế, Phnôm Pênh và phần lớn các lãnh địa của lào đều phải triều cống cho triều dình vua chúa ở Bắc Kinh. Những thái độ mà chế độ này đưa lại cho các nhà thống trị Trung Quốc đã được minh hoạ trong thông điệp mà vua Càn Long gửi cho vua George III để trả lời những yêu cầu của Anh lập đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh và lập các quyền buôn bán ở Trung Quốc:
    ?oTrong khi cai trị một thế giới rộng lớn, tôi chỉ có một mục tiêu phải chú ý, đó là duy trì một sự cai trị hoàn hảo về hoàn thành nhiệm vụ của quốc gia? Đạo đức uy nghi của triều đại chúng tôi đã thấm sâu vào mỗi một đất nước dưới bầu trời và vua của tất cả các nước đã triều cống những vật quý giá bằng đường bộ và đường biển? Hỡi nhà vua, ngài phải tôn trọng những tình cảm của tôi và bày tỏ sự tận tuỵ lớn hơn nữa trong tương lai, để, bằng sự khuất phục vĩnh viễn ngai vàng của chúng tôi, ngài có thể giành được hoà bình và thịnh vượng cho nước ngài sau đó? (xem ?oTrung Quốc đế vương? do Franz Schurman và Orville Schell xuất bản, quyển 1.New York, 1967, tr.107-108-ND). Trong khi các nước triều cống còn được quyền quản lý công việc nội bộ của chính mình thì chính phủ Trung Quốc lại tự xem mình là trọng tài cho các tranh chấp giữa các nước đó, và giữ quyền trừng phạt nước cứng đầu. Còn đối với ý kiến để cho các nước thiết lập các quan hệ kinh tế và chính trị độc lập với nước ngoài khác thì, như Càn Long đã giải thích cho George III, sẽ ?ohoàn toàn không thể được?.
    Trong trường hợp của Việt Nam, một nhà viết sử đã mô tả mối quan hệ triều cống cổ truyền đó như sau: ?o? mối quan hệ đó không phải là giữa hai quốc gia ngang nhau. Không có nghi ngờ gì trong đầu óc của bất cứ ai rằng Trung Quốc là ở thế trên và nước triều cống ở thế dưới. Các vua chúa Việt Nam thấy rõ rằng họ phải thừa nhận quyền bá chủ của Trung Quốc và trở nên nước triều cống để tránh sự can thiệp thực sự của Trung Quốc vào công việc nội bộ của họ? Trung Quốc thì cảm thấy không thể cai trị trực tiếp khu vực đó được; đồng thời Trung Quốc cũng muốn tránh rắc rối ở các vùng biên giới? Quy chế triều cống mà Trung Quốc ban cho, không phải là cho một nước, mà là cho một nhà thống trị. Quy chế chỉ được cấp, khi nhà thống trị nước ngoài đã phải bày tỏ sự thừa nhận ưu thế của Trung Quốc? Việc phong cức cho một nhà thống trị triều cống, rõ ràng được vua Trung Quốc xem giống như việc cử một quan cức trong nội bộ đế chế. Vì vậy việc phong chức có thể bị rút lại nếu nhà thống trị kia không làm được nhiệm vụ? Trong trường hợp như vậy nhà vua triều cống có thể bị trừng trị như bất kỳ quan cức cấp cao nào khác của đế chế?. Đó là chế độ mà, theo Hà Nội, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay nay mong muốn khôi phục lại.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trung Quốc trong thế giới hiện đại: sự xuất hiện một cường quốc lớn
    Những người cộng sản Trung Quốc xem cách mạng của họ như một thắng lợi của sự tự khẳng định quốc gia của Trung Quốc sau một thời kỳ thống trị nhục nhã của nước ngoài. Tháng 9 năm 1949, Mao tuyên bố: ?oĐất nước chúng ta sẽ không bao giờ còn là một đất nước bị sỉ nhục nữa. Chúng ta đã đứng dậy? Hãy để cho bọn ********* trong nước và ngoài nước run sợ trước chúng ta?. Nhưng, trên thực tế, trong những năm đầu, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vẫn là một quốc gia yếu. Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn hỗn loạn kinh tế và chiến tranh tàn hại, và các nhà thống trị mới của họ đã buộc phải theo một trong những thành ngữ nổi tiếng khác của Mao ?ongả về một bên, bên của Liên Xô? trong công việc quốc tế.
    Khi Trung Quốc đứng về phía Liên Xô, các nhà bình luận phương Tây mô tả họ như là một cường quốc bành trướng hăng hái nhất, và quên những thực tế về sự yếu kém của Trung Quốc vào lúc đó. Từ đó trở đi, hình ảnh này đã được xem xét lại một cách triệt để dưới ánh sáng của sự phân liệt Trung-Xô và sự nhích lại gần Trung-Mỹ. Trung Quốc bây giờ nói chung được mô tả bằng những lời lẽ có cảm tình hơn, như chủ yếu đóng vai trò thụ động. Như vậy, sự phân liệt Trung-Xô được xem như là kết quả của sự ?obắt nạt Xô-viết? và việc Trung Quốc quay sang phương tây như là một phản ứng tự vệ đối với việc bành trướng Xô-viết.
    Cách giải thích như vậy phù hợp với những định kiến chiến tranh lạnh thông thường, nhưng nó che lấp thực tế về sự khẳng định ngày càng gia tăng của Trung Quốc như là một cường quốc độc lập trong nền chính trị thế giới. Chính phía Trung Quốc đã khởi xướng sự phân biệt Trung-Xô, và sau cuộc nhích lại gần Trung-Mỹ, Trung Quốc cuối cùng đã nổi lên là một cường quốc với một chính sách hăng hái mở rộng ảnh hưởng ra Đông Nam Á.
    Khi thành lập liên minh Trung-Xô, rõ ràng có những mâu thuẫn (tuy các nhà bình luận phương Tây đương thời không biết đến). Stalin không tin Mao, còn Mao thì bất bình với tính cứng rắn của Stalin đối với Trung Quốc. Nhưng những căng thẳng đó đã bị gạt đi vì mối đe doạ chống cộng điên cuồng của Mỹ ở châu Á đối với một Trung Quốc còn rất yếu. Bất kể những dè dặt riêng đối với đồng minh Xô-viết của họ như thế nào, những nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc cũng thấy rõ rằng đồng minh đó cho họ sự bảo vệ quân sự và sự ủng hộ ngoại giao rất cần thiết, cũng như cung cấp viện trợ, quỹ buôn bán và đầu tư cần thiết cho phát triển kinh tế. Bây giờ nhìn lại mới thấy thật là mỉa mai vì khi bị người Mỹ tố cáo biến Trung Quốc thành chế độ thuộc địa bằng việc liên minh với Liên Xô, thì báo chí Trung Quốc đã trả lời bằng những bài công phân bác bỏ những lời tố cáo Liên Xô là ?ochủ nghĩa đế quốc đỏ?.
    Vào giữa những năm 1950, vị trí mặc cả của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tốt lên một cách rõ ràng. Công cuộc khôi phục kinh tế bên trong Trung Quốc đã được đánh giá cao. Quân đội Trung Quốc đã hoạt động tốt ở Triều Tiên và năm 1953 người Mỹ đã miễn cưỡng chấp nhận ngừng bắn làm cho Bắc Triều Tiên, đồng minh của Trung Quốc (và của Nga) đã sống sót. Ở Việt Nam các lực lượng Pháp được Mỹ ủng hộ cuối cùng đã bị ********* đánh bại năm 1954. Qua các vai trò của họ tại Hội nghị Geneva về Đông Dương và Triều Tiên năm 1954 và tại Hội nghị Băng Dung của các nước Á-Phi năm 1955, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng họ đã tự mình giành được sự thừa nhận như một cường quốc lớn. Một bài xã luận Nhân dân nhật báo về Geneva đã tuyên bố: ?olần đầu tiên với tư cách là một trong những cường quốc lớn, nước Cộng hoà Nhân dân đã cùng với các cường quốc lớn khác tham gia thương lượng về những vấn đề quốc tế trọng yếu và đã có một sự đóng góp của chính mình được những bộ phận rộng rãi của dư luận thế giới hoanh nghênh Quy chế quốc tế của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa như là một trong những cường quốc lớn thế giới đã giành được sự thừa nhận của thế giới. Uy tín của quốc tế của Trung Quốc đã được nâng cao rất nhiều. Nhân dân Trung Quốc rất vui mừng và tự hào về những cố gắng và thành tựu của phái đoàn của họ tại Geneva?. Thêm vào đó, sự làm dịu những căng thẳng chiến tranh lạnh cực đoan đầu những năm 1950 làm cho Trung Quốc có nhiều cơ hội hoạt động hơn.
    Kết quả là Trung Quốc chấp nhận một đường lối có tính chất khẳng định hơn, làm tăng thêm những căng thẳng trong liên minh Trung-Xô. Người Trung Quốc tách xa dần kiểu mẫu xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô. Cố gắng tập thể hoá của Mao năm 1955 và phong trào ?oĐại nhảy vọt? thường được đánh giá như là những vấn đề chính trị nội bộ, nhưng chúng có một tầm cỡ quốc tế quan trọng: chúng nhằm mục đích chứng tỏ khả năng của Trung Quốc vượt Liên Xô trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng do tình hình lạc hậu về kinh tế của Trung Quốc nên phải nhấn mạnh vào sự trong sáng trong học thuyết và vào đạo đức tinh thần. Tệ sùng bái chủ tịch Mao được đẩy mạnh vào năm 1958. Nhân dân nhật báo ca tụng ông ta là nhà lý luận Mác-Lê-nin vĩ đại nhất còn sống. Sự bác bỏ rõ ràng vai trò lãnh đạo của Liên Xô đối với khối cộng sản đã được nêu rõ ràng trong đầu những năm 1960, khi người Trung Quốc công bố một loạt bài bút chiến càng ngày càng công khai chống lại ?ochủ nghĩa xét lại? Xô-viết.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Khi đọc những tư liệu chính của giai đoạn đó, người ta có ấn tượng rằng cuộc phân liệt hoàn toàn là một vấn đề của những tranh chấp tư tưởng riêng tư, nhưng cuộc phân liệt đó vẫn tiếp tục tồn tại lâu sau khi chủ nghĩa Mao sụp đổ. Trên thực tế cuộc tranh giành về hệ tư tưởng này thực ra là một cuộc đấu tranh giành vị trí quyền lực chân chính của phong trào cộng sản quốc tế. Những bài bút chiến đầu những năm 1960 về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế báo hiệu rằng Trung Quốc và Liên Xô đã trở thành những địch thủ giành quyền lãnh đạo khối cộng sản và giành ảnh hưởng trong các nước mới trỗi dậy. Trung Quốc cũng đòi địa vị cường quốc lớn của khối cộng sản; và khi người Xô-viết không chấp nhận yêu sách đó thì hầu như mọi sự kiện quốc tế của giai đoạn đó đều trở thành cơ hội cho cuộc bút chiến gay gắt.
    Khi Khruskchev lần đầu tiên đưa ra thuyết ?ocùng tồn tại hoà bình? giữa các cường quốc cộng sản và tư bản vào giữa những năm 1950, người Trung Quốc ủng hộ thuyết đó, nhưng cuối những năm 1950, người Trung Quốc ngày càng lớn tiếng chỉ trích ?osự đầu hàng? của Liên Xô đối với chủ nghĩa đế quốc. Một phần, đó cũng là một phản ứng đối với việc người Xô-viết không chịu hoàn toàn ủng họ những yêu sách của Trung Quốc trong một loạt các khủng hoảng ở biên giới Trung Quốc: khủng hoảng Kim Môn-Đài Loan (năm 1958), rõ ràng do Trung Quốc khởi xướng nhằm ép Liên Xô cam kết sâu hơn nữa đối với sự thống nhất của Trung Quốc trước sự ủng hộ của Mỹ đối với Tưởng Giới Thạch; cuộc nổi loạn ở Tây Tạng (1959); và tình hình căng thẳng tiếp theo với Ấn Độ đưa lại chiến tranh biên giới Trung-Ấn (1962).
    Về phần mình người Xô-viết cũng ngày càng bất bình với thách thức của Trung Quốc. Đầu tiên họ bước vào cuộc tranh luận về hệ tư tưởng bằng việc thận trọng giới thiệu những đoạn trích từ Lê-nin để bảo vệ sự ?ocùng tồn tại hoà bình?. Nhưng sau vài nằm, Khruskchev giận dữ nói đến ?onhững kẻ điên rồ và mất trí? và những kẻ ?oba hoa giả hiệu cách mạng" và rõ ràng là ai cũng biết ông ta muốn ám chỉ ai. Một loạt các hành động của Liên Xô càng thêm dầu vào lửa. Năm 1959, không lâu trước khi đi thăm Mỹ, Khruskchev huỷ bỏ lời hứa bí mật giúp Trung Quốc xây dựng một khả năng hạt nhân độc lập (những năm sau, khi tiết lộ việc này, người Trung Quốc nói rằng đó là ?oquà của Khruskchev cho người Mỹ?). Rồi, năm 1960, Khruskchev rút tất cả các nhà kỹ thuật khỏi Trung Quốc, tuyên bố rằng họ bị ngược đãi. Việc này xảy ra đúng vào cuộc khủng hoảng kinh tế sau cuộc ?ođại nhảy vọt? của Mao, cho nên nó là một đòn đánh vào các kế hoạch phát triển của Trung Quốc, làm cho người Trung Quốc bất bình và không thể nào quên hàng chục năm sau. Người Trung Quốc đáp lại bằng việc đổ cơn thịnh nộ vào thái độ ?ongạo mạn và độc tài? của người Xô-viết.
    Nhưng chính mối quan hệ tam giác đang nổi lên gữa Bắc Kinh, Mát-xcơ-va và Washington là điểm nút trong loạt chỉ trích của Trung Quốc đối với những nguyện vọng ?ocùng tồn tại hoà bình? của Liên Xô. Cuộc tranh cãi ngày càng tăng với Mát-xcơ-va, xảy ra vào lúc các quan hệ với Washington còn đang đối kháng gay gắt, đã làm cho Bắc Kinh bị cô lập một cách nguy hiểm. Bất kỳ một dấu hiệu nào về sự ?ocâu kết? giữa người Xô-viết và người Mỹ đều bị tố cáo là ?ophản bội? sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Khi Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân từng phần tháng 7 năm 1963, người Trung Quốc mạnh mẽ tố cáo và một nhà bình luận của Hồng Kỳ lên án rằng đây là một ?oLiên minh thần thánh? có thể so sánh với liên minh phản cách mạng do Mét-tơ-níc vạch ra sau các cuộc chiến tranh của Napoleon, và tiên đoán một két thúc bất hạnh cũng giống như vậy.
    Không kể những lời lẽ quá mức, những lo sợ của Trung Quốc về một sự ?ocâu kết? và một ?osự mặc cả bí mật? giữa Mỹ và Liên Xô nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Cuộc khủng hoảng Lào năm 1961 là cơ hội đầu tiên cho Trung Quốc xuất hiện như một cường quốc độc lập thứ ba, và cả Mát-xcơ-va lẫn Washington đều tích cực tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh.
    Vào giữa những năm 1960, rõ ràng là cố gắng của Trung Quốc giành giật chiếc cẩm bào lãnh đạo khối cộng sản từ tay Liên Xô đã thất bại thảm hại. Hầu như tất cả các Đảng Cộng sản cầm quyền đứng về phía Liên Xô, trừ một vài đảng (đáng chú ý nhất là Bắc Việt Nam và Bắc Triều Tiên) còn cố gắng đứng trung lập và cân đối giữa hai cường quốc cộng sản. Nhưng chủ nghĩa cách mạng sôi nổi của Trung Quốc là hấp dẫn hơn đối với các đảng cộng sản còn đang đấu tranh giành chính quyền. Phần đông các đảng Đông Nam Á đi với Trung Quốc, nhưng ở các nơi khác, Trung Quốc chỉ được ủng hộ của Đảng New Zeland và nhữg phái nhỏ mới tách ra. Những cố gắng tranh thủ về phía Mao các nhà lãnh đạo của các nước Á-Phi, đang đấu tranh để củng cố các quốc gia mới và mong manh của họ, cũng ít thành công. Cố gắng đầu tiên của Trung Quốc nhằm giành bằng chính sức của mình quy chế cường quốc lớn đã tỏ ra quá sớm, làm cho Trung Quốc trở nên bị cô lập hơn bao giờ hết.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong bối cảnh như vậy, người Mỹ ào ạt leo thang cuộc chiến tranh Việt Nam 1965, không hề chú ý đến sự bực tức của Trung Quốc về vấn đề đó. Bắc Kinh một lần nữa lại đứng trước một sự can thiệp quân sự quy mô lớn của Mỹ tại một khu vực sống còn đối với nền an ninh của họ, như đã xảy ra ở Triều Tiên một thập kỷ trước đó. Rồi người Trung Quốc đã phải tự mình can thiệp, nhưng lần này không còn được cái ô quân sự Liên Xô bảo vệ nữa. Đa số các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc quanh Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình cho rằng hành động của Mỹ đã làm cho Trung Quốc cần thiết phải một lần nữa siết chặt hàng ngũ với Liên Xô. Nhưng Mao, trong giai đoạn này đã đi sâu vào cuộc ?ochống chủ nghĩa xét lại? cho nên uy tín cá nhân của ông ta sẽ bị tổn thương nếu đi theo đường lối đó. Ngược lại, ông ta kêu gọi củng cố đường lối ?otực lực? của Trung Quốc và tăng thêm chiến dịch chống người Xô-viết.
    Bị đánh bại bên trong đảng, Mao và đồng minh của ông ta, bộ trưởng quốc phòng Lâm Bưu, tiến hành một chiến dịch ?ochỉ trích của quần chúng" chống lại các đối thủ của họ. Chiến dịch đó tăng dần, tăng dần, thành cuộc Đại cách mạng văn hoá năm 1966-1968. Cuộc cách mạng này đã tiêu diệt các đối thủ của Mao, nhưng cũng làm cho đảng đổ nát và đất nước rơi vào hỗn loạn. Vào năm 1969, quân đội dưới quyền Lâm Bưu đã xoay xở để phục hồi trật tự và điều khiển đất nước về cơ bản, trong khi đó Mao tìm cách thành lập một đảng cầm quyền đúng theo sở thích của ông ta hơn là Đảng Cộng sản Trung Quốc trước cách mạng văn hoá. Việc đưa ông ta đến gần hơn một lần nữa với những người ôn hoà như Chu Ân Lai, là người đã bảo lãnh để Đặng Tiểu Bình và các nhà cầm quyền lão thành khác được thận trọng phục hồi, làm cho những người cấp tiến mới nổi lên cầm quyền trong cách mạng văn hoá rất buồn phiền.
    Tệ ?osùng bái cá nhân? Mao đã được lợi dụng hết mức trong cuộc đấu tranh giành quyền lực trong cách mạng văn hoá. Tư tưởng Mao Trạch Đông được tuyên bố cho toàn thế giới như tri thức tối cao của thời hiện đại. Nhưng bên dưới vỏ ngoài của ngôn từ phô trương quá mức đó, đất nước đã bị chìm vào một tình trạng biệt lập mê muội gợi lại Đế chế Trung Hoa cổ xưa. Thậm chí theo nhận xét của một nhà văn có cảm tình Trung Quốc lúc này khinh thường cộng ngoại giao quốc tế và bỏ phần lớn các quan hệ nhà nước với nhà nước của thế giới bên ngoài. Chỉ những kẻ tôn sùng tư tưởng Mao mới được hoan nghênh ở Bắc Kinh.
    Trong khi chủ yếu là một cuộc nổi dậy nội bộ, cách mạng văn hoá cũng một phần là do các vấn đề chính sách đối ngoại gây ra và từ đó, có những tác động tai hại đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các quan hệ của Trung Quốc với thế giới bên ngoài đã đến một điểm thấp năm 1965. Bây giờ, theo Mao, Trung Quốc phải xắn tay áo lên cho một cuộc đụng đầu cuối cùng, quyết định với kẻ thù. Tháng 3 năm 1966, Mao nói với một phái đoàn đến thăm từ Nhật Bản rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là ?okhông thể tránh khỏi? trong vòng hai năm tới, và người Xô-viết lúc đó cũng sẽ xâm chiếm. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở nên ngày càng bài ngoại và tiếng la hét phương Tây của họ chỉ có thể sánh được với mức độ dữ dội với những lời tố cáo khối Xô-viết.
    Thực vậy, các quan hệ Trung-xô chìm xuống thấp hơn mức bình thường. Năm 1966, ngoại trưởng Trung Quốc Trần Nghị tố cáo rằng người Nga là những kẻ cắp đã cướp 1,6 triệu kilômét vuông lãnh thổ của Trung Quốc và hồng vệ binh đã đổ vào tỉnh biên giới Tân Cương tổ chức những cuộc biểu tình hai triệu người đòi trả lại ?ođất đã bị mất?. Đầu năm 1967 xảy ra những cuộc biểu tình quần chúng dữ dội trước Đại sứ quán Xô-viết ở Bắc Kinh, và sinh viên Trung Quốc ở Mát-xcơ-va đánh nhau với cảnh sát Xô-viết.
    Mao thúc giục mở lại cuộc thương lượng về biên giới từ năm 1963, nhưng theo tuyên bố của Trần Nghị, tình hình căng thẳng tăng lên vì cả hai bên xây dựng lực lượng của mình trên biên giới, đưa đến điểm cao là cuộc chiến đấu trên sông Út-xu-ri tháng 3 năm 1969. Những chi tiết của cuộc tiến công này còn đang mập mờ, tuy phần đông các nhà báo phương Tây, tin rằng do phía Trung Quốc khởi xướng và người Xô-viết đã trả đũa mạnh mẽ. Người Trung Quốc gắn các cuộc xung đột biên giới với sự chiếm đóng Tiệp Khắc của các lực lượng khối Vác-xa-va tháng 8 trước, coi đó là một sự biểu lộ khác của ?ochủ nghĩa đế quốc xã hội? Xô-viết nhưng một số nhà bình luận cho rằng Mao và Lâm Bưu gây ra sự kiện này để tập hợp sự ủng hộ ở Trung Quốc. Dù sao, lời qua tiếng lại về cuộc đụng đầu Trung-Xô đã bị đẩy đến điểm mà cả hai bên ngụ ý đến việc dùng vũ khí hạt nhân. Đến điểm đó thì người Trung Quốc buộc phải thổi kèn ra lệnh rút lui ngoại giao. Tuy khoác lác trong tháng 3 rằng ?obọn cặn bã chống Trung Quốc sẽ cùng đường mạt lộ?, nhưng đến tháng 10 thì họ lại đoan chắc với Mát-xcơ-va rằng ?okhông có bất cứ lý do nào? cho một cuộc chiến tranh biên giới và hứa phục hồi các quan hệ nhà nước với nhà nước. Không lâu sau đó, các cuộc thương lượng về biên giới bị Trung Quốc cắt đứt năm 1964, được nối lại (tuy không đưa lại tiến bộ nào trong việc giải quyết cuộc tranh chấp).

Chia sẻ trang này