1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tài liệu tham khảo] Red Brotherhood at war (Grant Evans và Kelvin Rowley)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenquang, 24/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quang2005

    quang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Thật sự khen ngợi hết mình với bác, tài liệu bác cung cấp rất hay và thật có giá trị. Cảm ơn rất nhiều
  2. vohansat

    vohansat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    14
    Đọc sốt ruột quá, bác ptlinh có ở tp hcm ko, cho em cái địa chỉ để em mượn photo
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Liên Xô đã giành được an toàn trên biên giới với Trung Quốc, nhưng phải bằng sức ép trực tiếp và với cá giá là phải làm nhục và đẩy chế độ Trung Quốc xa hơn nữa. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng cúi đầu trước sức mạnh lớn hơn nếu cần thiết, nhưng việc đó không đưa lại bất kỳ sự hoà giải tiếp theo nào giữa người Xô-viết với ngay cả các phái chống Mao ở Bắc Kinh. Tuy vậy, do đường lối ?ochống xét lại? của Mao đã đẩy Trung Quốc đến miệng hố của chiến tranh hạt nhân, cho nên nó đã có một sự đánh giá lại ở Bắc Kinh về giá trị của các đồng minh lớn và hùng mạnh. Cũng thấy rõ rằng vào khoảng năm 1969, cố gắng của những người cộng sản Trung Quốc giành một sự thừa nhận như là một cường quốc lớn đã ít đạt được kết quả; sau cuộc cách mạng văn hoá, chế độ Bắc Kinh bị cô lập và dễ bị tổn thương hơn bất cứ lúc nào khác kể từ năm 1949. Đến lúc này, con mắt của Mao chuyển sang Mỹ. Điều này đưa đến một sự bất hoà giữa Mao và Lâm Bưu, mà kết quả là cái chết bất đắc kỳ tử của Lâm Bưu vào năm 1971. (Đây không phải là lần đầu tiên Mao quay sang Mỹ. Ngày 13 tháng 3 năm 1945, Mao đã nói với John Service một quan chức chính trị tại Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc: ?oNhu cầu rất lớn sau chiến tranh của Trung Quốc là phát triển kinh tế, Trung Quốc thiếu nền tảng tư bản chủ nghĩa cần thiết để làm việc đó một mình. Mức sống của chính Trung Quốc đã quá thấp nên không thể hạ xuống nữa để tập trung vốn cần thiết. Mỹ và Trung Quốc bổ sung cho nhau về mặt kinh tế; họ sẽ không cạnh tranh với nhau. Trung Quốc không những điều kiện cần thiết của một nền công nghiệp nặng quy mô lớn. Trung Quốc không thể hy vọng sánh được với Mỹ về công nghệ chế tạo chuyên môn hoá cao, vì vậy Trung Quốc cần xây dựng công nghiệp nhẹ để cung cấp cho thị trường trong nước và nâng cao mức sống của nhân dân mình. Cuối cùng, Trung Quốc có thể cung cấp các hàng hoá đó cho các nước khác ở Viễn Đông. Để trả tiền cho ngoại thương và đầu tư đó, Trung Quốc có nguyên liệu và nông phẩm. Mỹ không những chỉ là nước thích hợp nhất để giúp đỡ công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc, mà còn là nước duy nhất hoàn toàn có khả năng tham gia? (xem ?oCơ hội bị mất ở Trung Quốc: Những tin tức chiến tranh thế giới thứ II? của John S.Service-Lúc đó cũng có đề nghị rằng Mao và Chu Ân Lai đi Washington để giải thích lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho Roosevelt, nhưng ý kiến này đã bị Patrick J.Hurley chống cộng, đại sứ Mỹ ở Trung Quốc lúc đó, ỉm đi-ND).
    Trong khi đó, có một số suy nghĩ gay cấn về Trung Quốc diễn ra ở Washington. Mỹ lúc đầu phản ứng về sự phân liệt Trung-Xô bằng cách phủ nhận thực tế đó, và sau đó thì có thiện cảm với bên ?oôn hoà? hơn tức là Mát-xcơ-va. Nhưng, trước thục tế rằng Bắc Kinh đã trả lời khiêu khích của Mỹ bằng việc tăng cường tiến công Mát-xcơ-va, các nhà chiến lược Mỹ thấy được khả năng sử dụng những ?ongười cực đoan? ở Bắc Kinh để chống lại người Xô-viết. Tuy nhiên, mọi triển vọng trước mắt về giảm căng thẳng Trung-Mỹ đã bị tràn ngập vì các đợt nước triều của cách mạng văn hoá, và năm 1968 Washington vẫn còn không liên lạc gì với Bắc Kinh hơn Mát-xcơ-va. Tổng thống Johnson cũng bắt đầu công khai nói bóng gió về ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc như ứng cử viên tổng thống, Richard Nixon đã làm. Không lâu sau khi Nixon được bầu tổng thống tháng 11 năm 1968, người Trung Quốc đề nghị nối lại hội đàm về một hiệp định cùng tồn tại hoà bình và người Mỹ đã trả lời thuận lợi. Mặc dù có một vài bước lùi đáng chú ý là việc người Trung Quốc lo ngại khi các lực lượng Mỹ và Nam Việt Nam xâm chiếm Campuchia tháng 5 năm 1970, nhưng quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện một cách vững chắc. Quá trình này đạt đỉnh cao bằng chuyến thăm Bắc Kinh hấp dẫn của Nixon tháng 2 năm 1972.
    Vào lúc nàu, chính phủ Trung Quốc cũng chủ động khôi phục các quan hệ ngoại giao với thế giới bên ngoài, đã bị cắt đứt trong cách mạng văn hoá. Đi đôi với những dấu hiệu rõ ràng về một sự nhích lại gần Trung-Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc cuối cùng đã bỏ phiếu công nhận Bắc Kinh chức không phải chính phủ Đài Loan, làm đại diện của Trung Quốc. Vào cuối thập kỷ đó, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã có quan hệ ngoại giao bình thường với phần lớn các nước trên thế giới. Cũng thật mỉa mai, một khi đã bước lên vũ đài công cộng, các cố gắng Trung-Mỹ nhằm nhích gần lại nhau đã bị sa lầy, chủ yếu là vì chẳng bên nào chịu thoả hiệp về vấn đề Đài Loan. Khi cuối cùng các quan hệ được bình thường hoá tháng 12 năm 1978, họ sẵn sàng chôn sâu vào những bất đồng của họ về vấn đề đó và tập trung vào những quan điểm chống Liên Xô. Vào đầu những năm 1970, Trung Quốc nghi ngờ một cách sâu sắc sự ?ocam kết? Xô-Mỹ, nóng lòng phá hoà dịu giữa hai siêu cường. Thế nhưng cuối thập kỷ thì Bắc Kinh và Washington đua nhau phơi bày thù địch công khai đối với Mát-xcơ-va; điều kiện tiên quyết cho việc củng cố các quan hệ Trung-Mỹ hoá ra là sự phá vỡ hoà dịu Xô-Mỹ, làm cho thế giới bị nhận siêu vào một cuộc chiến tranh lạnh mới cuối những năm 1970.
    Các quan hệ đối ngoai của Trung Quốc đã được cách mạng hoá vào đầu những năm 1970. Trong vẻn vẹn ba năm, Trung Quốc đã đi từ sự xem thường có tính chất ?ocách mạng? các quan hệ bình thường nhà nước với nhà nước dưới thời Lâm Bưu, đến việc chấp nhận một ghế thường trực trong hội đồng bảo an năm thành viên của Liên hợp quốc, một địa vị nói lên sự thừa nhận quốc tế chính thức vê quy chế cường quốc lớn của Trung Quốc. Sau sự khai thông này, các vấn đề chính sách đối ngoại của Trung Quốc không còn là những vấn đề của một quốc gia cách mạng mới nổi lên nữa. Chúng đã thành những vấn đề của sự xác định, củng cố vằng tăng cường địa vị của Trung Quốc như là một cường quốc lớn trong một thế giới của những cường quốc đang cạnh tranh với nhau. Việc này tất yếu có nghĩa là phải xác định lại các quan hệ của Trung Quốc, không chỉ với các cường quốc lớn khác mà còn với những quốc gia nhỏ hơn của khu vực Đông Á.
    Trách nhiệm đưa ra một tuyên bố có thẩm quyền về những nguyên tắc của chính sách đối ngoại Trung Quốc sau cuộc cách mạng ngoại giao đó thuộc về Đặng Tiểu Bình, nay được phục hồi sau khi bị Mao gạt trong cách mạng văn hoá. Trình bày của ông ta về ?oThuyết ba thế giới? của chủ tịch Mao tại Liên hợp quốc tháng 4 năm 1974 đã đánh dấu sự chấm dứt bất cứ hy vọng trở lại quan điểm ?ohai thế giới? (chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa cộng sản) trong nền chính trị quốc tế. Theo Đặng thì: ?o? tất cả các lực lượng chính trị trên thế giới đã trải qua sự phân hoá và sắp xếp lại một cách căn bản thông qua những thử thách kéo dài của sức mạnh và đấu tranh. Một số lớn các nước Á, Phi và Mỹ la tinh đã giành được độc lập hết nước này đến nước khác, và đang đóng một kết quả của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc xã hội, cho nên phe xã hội chủ nghĩa đã tồn tại trong một thời gian sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã không còn nữa. Do quy luật phát triển không đều và gắn bó với nhau của chủ nghĩa tư bản, cho nên khối đế quốc phương Tây cũng đang tan rã. Xét về những thay đổi trong các quan hệ quốc tế, thế giới ngày nay thực tế gồm ba phần, hoặc ba thế giới, vừa liên kết vừa mâu thuẫn với nhau. Mỹ và Liên Xô làm thành thế giới thứ nhất. Các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh và ở các khu vực khác hình thành thế giới thứ ba. Các nước phát triển ở giữa hai thế giới là thế giới thứ hai?T.
    Vì phe ?oxã hội chủ nghĩa" không còn nữa và ?ophe đế quốc cũng đã tan rã?, cho nên Trung Quốc chính thức đã thoát khỏi bất cứ cơ sở hệ tư tưởng nào đã từng là nhân tố phân biệt giữa hai ?osiêu cường?. Trong khi Đặng chính thức gộp Liên Xô vào với Mỹ, người Trung Quốc vẫn tin rằng đối thủ tương lai chính của họ ở vùng Viễn Đông sẽ là Liên Xô. Vì vậy Đặng lập luận rằng Mỹ đang ?osuy yếu? và Liên Xô là nguy hiểm nhất trong hai siêu cường bởi vì Liên Xô còn trong giai đoạn ?obành trướng?. Tuy hệ tư tưởng cộng sản còn được hai quốc gia chia xẻ, nhưng việc chống lại ?ochủ nghĩa đế quốc xã hội" Xô-viết đã trở thành viên đá nóng của chính sách đối ngoại Trung Quốc trong 7 năm tiếp theo.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sự kình địch Trung-Xô trong những năm 1970
    Việc Trung Quốc chuyển sang phương Tây thường được xem trong bối cảnh đe doạ mà vai trò ngày càng tăng của Liên Xô trong các công việc Đông Á gây ra cho Trung Quốc. Phần đông các nhà bình luận phương Tây xem đó như một sự mở rộng quyền lực Xô-viết ra ngoài khu vực lợi ích chính đáng và là triệu chứng của chủ nghĩa bành trướng của Mát-xcơ-va. Nhưng một cái nhìn thoáng qua trên bản đồ cũng đủ để xác định một điểm quan trọng cốt yếu mà thường bị lãng quên: Liên Xô rộng 8,6 triệu dặm vuông nằm trên toàn bộ miền bắc châu Á cũng như một nửa miền bắc châu Âu. Bảy mươi phần trăm lãnh thổ và 29 phần trăm số dân của Liên Xô là châu Á. Ngay dù cho không tính đến các bộ phận châu Âu, Liên Xô là một trong những nước châu Á lớn nhất và đông dân nhất. Trước tình hình như vậy, như Geofrey Jukes đã nhận xét, điều cần giải thích không phải là sự quan tâm hiện nay của Liên Xô đối với các vấn đề châu Á hay là sự thiếu quan tâm trong thời đại Stalin.
    Chính sách Viễn Đông của Liên Xô hiện nay phải lo đến nhiều điều. Điều lo âu đầu tiên là làm cho các biên giới lãnh thổ, mà hầu như không thể bảo vệ nổi, trở thành an toàn và bảo đảm. Ở đây biên giới với Trung Quốc là mối đau đầu lớn: với 7.500 kilômét bề dài, biên giới đó tách một khu vực rộng lớn, thưa dân có tài nguyên thiên nhiên rất giá trị ra khỏi một cường quốc thù địch đã có truyền thống khống chế khu vực. Thứ hai, Liên Xô tìm cách thúc đẩy sự phát triển các lãnh thổ châu Á của mình. Nhất là để phát triển Siberia và cảng Vladivostok, Liên Xô đã tìm kiếm sự hợp tác của Nhật Bản, mà cho đến nay chưa thành công. Nhật Bản còn dán mắt vào thị trường Trung Quốc tiềm tàng và sự nhích lại gần Trung-Nhật tiếp theo sự nhích lại gần Trung-Mỹ đã làm giảm ảnh hưởng Xô-viết ở Bắc Á.
    Liên Xô cũng đã và đang sử dụng viện trợ và buôn bán với các nước Đông Nam Á để thực hiện sự có mặt của mình nhằm chống lại ảnh hưởng của cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
    Trong lĩnh vực quân sự, có hai mặt chủ yếu trong việc Liên Xô ?ophải tiến? vào Viễn Đông. Mặt thứ nhất là việc xây dựng quân sự trên biên giới Trung-Xô, nhất là từ khi đánh nhau trên sông Út-xu-ri năm 1969. Người Xô-viết ước lượng có 400.000 quân đóng tại biên giới với 1,5 triệu quân Trung Quốc triển khai chống lại họ. Mặt thứ hai là sự phát triển hạm đội Hải quân Thái Bình Dương, đóng tại Vladivostok. Như John Lewis đưa tin năm 1979, ?otrong 20, 25 năm qua, Liên Xô đã từ một cường quốc hải quân, hạng ba lên một cường quốc hải quân hạng nhất? và ?obây giờ ngang về sức mạnh? với hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ (xem Tạp chí kinh tế Viễn Đông, FEER, 24-8-79-ND). Người Xô-viết rõ ràng muốn đi đến cân bằng với đối thủ siêu cường của mình mà sự xây dựng lực lượng đã vượt xa bất cứ một cường quốc khu vực nào như Trung Quốc và Nhật Bản và đã làm cho các cường quốc này lo sợ. Cả sự cạnh tranh hải quân với Mỹ lẫn sự mở rộng hạm đội thương thuyền đã làm cho Liên Xô đặc biệt quan tâm về mặt chiến lược đối với sự tự do đi lại trên biển Đông Nam Á, và sự ra vào các cảng và các cơ sở hải quân trong khu vực.
    Sự lo ngại về việc người Xô-viết ?otiến vào? châu Á đã làm xao lãng sự chú ý đến sự phát triển ảnh hưởng nhanh hơn của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong những năm 1970. Sự khai thông đầu tiên của Bắc Kinh là sự bình thường hoá các quan hệ với Miến Điện năm 1971, nhưng điểm ngoặt là lúc mở các quan hệ ngoại giao chính thức với Malaysia năm 1974 và với Philippine và Thái Lan năm 1975. Bắc Kinh đã giảm vai trò ủng hộ đối đầu với các cuộc nổi dậy cộng sản và chính thức bỏ những rêu rao trước kia về việc bảo vệ các cộng đồng hoa kiều, để làm yên lòng những ai còn nghi ngại về những mục tiêu của Trung Quốc. Những cuộc trao đổi chính thức và không chính thức của giới lãnh đạo đã được sử dụng để xây dựng các quan hệ hữu nghị với các chính phủ không cộng sản. Chỉ Singapore và Indonesia tiếp tục từ chối sự công nhận chính thức, nhưng ở đây, cũng vậy, những tiếp xúc không chính thức nhân lên nhanh chóng. Các quan hệ buôn bán cũng tăng nhanh, kim ngạch của Trung Quốc với các nước ASEAN lên đến 4,2 tỷ đôla Mỹ. người Trung Quốc đã tìm được một thị trường sẵn sàng cho xuất khẩu của họ ở Đông Nam Á. Trái lại với buôn bán của Liên Xô ở khu vực này, cán cân buôn bán của Trung Quốc là dư thừa. Một nhà báo tổng hợp lại như sau: ?oẢnh hưởng Trung Quốc đã lan rộng nhanh chóng trong khu vực, nhất là trong các nước không cộng sản mà trong quá khứ đã rất sợ những ý đồ của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa?. Việc xây dựng các quan hệ với Đông Nam Á là ?omột trong những câu chuyện thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc gần đây?.
    Sự đẩy mạnh chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong những năm 1970 là nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Liên Xô khỏi khu vực. Những điều khoản cm kết cùng chống ?obá quyền? (từ riêng của Trung Quốc dùng để chỉ người Xô-viết) đã được đưa vào Thông cáo Thượng Hải Chu-Nixon năm 1972 và trong các thông cáo bình thường hoá quan hệ với các nước Đông Nam Á. Sau khi binh thường hoá các quan hệ Trung-Thái, người Trung Quốc mô tả việc đó như là một khâu trong ?omặt trận chống bá quyền? do Trung Quốc đỡ đầu, nhằm ?obảo đảm? cho Đông Nam Á thoát khỏi ?osự bành trướng tăng lên của Liên Xô?. Một mặt khác của mưu đồ kéo Đông Nam Á vào một khối chống Xô do Trung Quốc lãnh đạo là việc khuyến khích sự có mặt quân sự tiếp tục của Mỹ trong khu vực nhằm tăng thêm nanh vuốt. Trong khi Bắc Kinh đã từng tự tuyên bố là người chống đối kiên cường nhất ?ochủ nghĩa đế quốc Mỹ?, người Trung Quốc bây giờ bắt đầu nói đến Mỹ như ?một quốc gia châu Á và Thái Bình Dương" với một ?ovai trò xứng đáng và có trách nhiệm? ở Đông Nam Á (xem ?oChính sách đối ngoại của Trung Quốc sau cách mạng văn hoá 1966-1967? của Robert G.Sutter)-ND).
    Như vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể nhìn một cách rất hài lòng những kết quả chính sách của họ ở Đông Nam Á. Nói một cách rộng hơn thì họ đã thành công trong việc bảo đảm rằng ảnh hưởng của Trung Quốc chứ không phải của Liên Xô đã được mở rộng ở Đông Nam Á khi sự có mặt của Mỹ suy yếu sau thất bại ở Đông Dương. Đó là những vấn đề mà tất cả các phe phái chính trong giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thoả thuận với nhau, mặc dù có những bất đồng khác của họ. Vì vậy cái chết của Chu và Mao (1976), sự sụp đổ của bà Mao và ?oLũ bốn tên? (1976), sự lên và xuống của Hoa Quốc Phong (1976-1981) và sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình (1977 trở đi) rất kỳ lạ đã có ít tác động đến sự điều khiển chính sách của Trung Quốc. Thực vậy, có thể là sự bận tâm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc với cuộc tranh giành quyền lực nội bộ đã góp phần làm cứng rắn thêm các chính sách đối ngoai của Trung Quốc trong giai đoạn đó.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Siết mạnh Việt Nam
    Theo quan điểm của Bắc Kinh, chính Việt Nam là nguyên nhân chính của sự bất bình. Chính phủ Bắc Kinh đã giúp những người cộng sản ở Việt Nam, và hoàn toàn chờ đợi rằng Trung Quốc chứ không phải Liên Xô là cường quốc lớn chính được hưởng thắng lợi của Việt Nam. Sức ép của Trung Quốc đã tăng lên, nhưng người Việt Nam tìm cách sử dụng tối đa tính chất độc lập của họ đối với Bắc Kinh bằng việc tiếp tục cân bằng ảnh hưởng Trung Quốc và Liên Xô, và bằng cách khai thông với phương Tây. Nhất là với những thắng lợi rõ rệt của chính sách chống Xô-viết của Trung Quốc ở các nơi khác trong kháng chiến, các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi cố gắng của Hà Nội giữ cân bằng giữa Mát-xcơ-va và Bắc Kinh là một hiểu hiện ?ovô ơn bạc nghĩa? không còn cần phải dung thứ nữa. Tuy đã từng có những căng thẳng trong quan hệ giữa các chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam từ lâu, nhưng khí ức ép của Trung Quốc tăng lên thì những căng thẳng đó nhân lên nhanh chóng.
    Trong những luận chiến sau cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, người Trung Quốc cho rằng những căng thẳng đó xuất hiện sớm hơn nhiều. Họ giải thích bằng sự vô ơn bạc nghĩa của ông Lê Duẩn và đồng sự của ông ta, đã để cho thắng lợi vượt qua đầu họ. Luận chiến của Trung Quốc không nhắc đến sức ép ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với Hà Nội, nhưng họ nói rằng Trung Quốc chờ đơi sự giúp đỡ thời chiến của họ phải được trả lại bằng việc xem trọng những mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong khu vực, nhất là việc gạt bỏ ảnh hưởng Xô-viết.
    Sách trắng tháng 10 năm 1979 của Việt Nam mô tả người Trung Quốc luôn luôn cản trở cách mạng Việt Nam từ Hội nghị Geneva trở đi. Hà Nội cho rằng người Trung Quốc thực sự câu kết với người Pháp tại Geneva, và họ đã ép Việt Nam chấp nhận một giải pháp thoả hiệp làm cho Việt Nam và Lào bị chia cắt và không quy định vùng tập kết cho người Khmer Ít-xa-rắc, vào một lúc mà tình hình trên chiến trường đã đưa thắng lợi hoàn toàn đến tầm tay. Khi Mỹ, sau đó, can thiệp để ủng hộ chế độ chống cộng sản ở Sài Gòn (và cũng cần thêm cả Viêng Chăn nữa) thì Trung Quốc làm hết sức minh để hạn chế phía cộng sản. Trung Quốc đã bật ?ođèn xanh? cho sự leo thang sau đó của Mỹ bằng việc nói rõ rằng Trung Quốc không trả lời bằng quân sự các hành động của Mỹ, tích cực tìm cách ngăn cản một hành động thống nhất của khối cộng sản và rồi tìm cách gạt bỏ một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột. Tất cả điều đó, Sách trắng lập luận, là nhằm giữ cho Việt Nam yếu và bị chia cắt để dễ dàng sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
    Nếu lập luận này phần nào có vẻ kích động, thì trả lời của Trung Quốc đặc biệt không thuyết phục. Họ thích nhắc đến số lượng viện trợ mà Trung Quốc cấp cho Hà Nội và đến các quan hệ hoà thuận của giai đoạn 1949-1954 (mà Sách trắng càng ít nói đến càng tốt) và cố tìm cách dùng lừa gạt và đe doạ để che lấp các điểm chính trong lời buộc tội của Việt Nam.
    Nhưng trên thực tế, những phân tích của phương Tây về trò chơi quyền lực của Trung Quốc ở Geneva xác nhận các tuyên bố của Việt Nam. Các lợi ích của Trung Quốc đã được thoả mãn khi đã thành lập được một quốc gia cộng sản ở Bắc Việt Nam và khi Pa-thét Lào kiểm soát tỉnh Phong Xa Lỳ ở Lào. Sau khi đạt được hai việc đó, Trung Quốc tìm một thoả hiệp với phương Tây (hy vọng rằng bằng cách đó có thể duy trì được một nước Mỹ thù địch nằm xa Trung Quốc), trong khi ********* thì tính đến việc giải phóng hoàn toàn Đông Dương, tiếp theo thắng lợi của họ đối với người Pháp tại Điện Biên Phủ; và không những họ không nhất trí được với nhau về những hành động của họ, nhiều lần Chu Ân Lai đã làm cho ông Phạm Văn Đồng mất khả năng mặc cả với Pháp.
    Cũng đúng là trong những năm 1960, tuy lời lẽ thì đầy giọng chiến đấu, nhưng Bắc Kinh đã làm hết sức mình để tránh bị vướng vào một đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ trên đất Việt Nam. Với việc Mỹ leo thang chiến tranh trong năm đó, Bắc Kinh bỏ moi hy vọng về một giải pháp hoà bình. Họ dành cho cố gắng chiến tranh của Việt Nam mọi viện trợ có thể có nhưng không chịu cùng với Mát-xcơ-va phản đối Mỹ và làm hết sức mình cản trở cuộc thương lượng Mỹ-Việt Nam mà Mát-xcơ-va khuyến khích. Họ cũng đòi Hà Nội dùng một chiến lược kéo dài chiến tranh, ít nguy hiểm, chứ không nên có bất cứ cố gắng nào để đạt một thắng lợi quyết định. Trong trả lời của họ cho Sách trắng của Hà Nội, người Trung Quốc tránh bất cứ sự thảo luận cụ thể nào về vấn đề đó.
    Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam trong thời kỳ đó dường như bị chi phối chủ yếu vì những suy xét về an ninh quốc gia, và vì các quan hệ tam giác giữa Bắc Kinh, Mát-xcơ-va và Washington. Một mặt Bắc Kinh muốn các lực lượng Mỹ thù địch đang ?obao vây? Trung Quốc bị đánh bại, nhưng mặt khác thì cố ngăn cản bất kỳ giao chiến hoặc hành động trực tiếp nào của Việt Nam có thể khiêu khích Mỹ trả đũa chống lại chính Trung Quốc. Cuối cùng Bắc Kinh cũng tìm cách gạt bỏ mọi sự ?ocâu kết? giữa Mát-xcơ-va và Washington. Chẳng có chút nghi ngờ nào các chính sách cơ bản đó (đừng nói gì đến những điều cực đoan của cách mạng văn hoá) đã đưa đến những căng thẳng nghiêm trọng trong mối quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, cũng giống như những lợi ích khác nhau của những người cộng sản Việt Nam và Campuchia đã dẫn đến những căng thẳng trong mối quan hệ của họ.
    Như vậy những căng thẳng Trung-Việt nghiêm trọng đã tồn tại suốt từ cuối những năm 1950 và trong những năm 1960. Nhưng sự nhích lại gần của Trung Quốc với Mỹ trong đầu những năm 1970 đã căn bản làm thay đổi các chính sách của Bắc Kinh đưa đến việc theo đuổi một lập trường quyết đoán hơn đối với Hà Nội. Trước tin, việc Mỹ quay sang Trung Quốc rõ ràng là nhằm ý định tăng sức ép với Hà Nội. Trong thông cáo Thượng Hải năm 1972 phía Mỹ hứa rằng các lực lượng của họ sẽ dần dần rút khỏi Đài Loan ?okhi căng thẳng trong khu vực giảm đi?. Trong lời tuyên bố ?oviết một cách khéo léo? đó, như các người viết tiểu sử Kissinger đã viết, ?ongười Mỹ ngụ ý rằng nếu Trung Quốc muốn đẩy nhanh việc Mỹ rút khỏi Đài Loan, thì Trung Quốc chỉ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thoả hiệp? (xem ?oKissinger? của Marvin Kalb và Bernard Kalb, New York, 1975, tr.318-ND).
  6. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Hừ! Càng đọc càng thấy ức chế tụi béo phía trên. Bọn này giả nhân giả nghĩa quá đi !!!
  7. vohansat

    vohansat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    14
    Cái bộ mặt TC đã hiện rõ ràng qua từng lời văn của tác giả. Hay tuyệt. Bác ptlinh ơi, sao bác chẳng trả nhời em? Bác ở đâu cho em địa chỉ tới foto
  8. zutiah

    zutiah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    ặ bĂc Linh 'i 'Âu rỏằ"i. BĂc viỏt tiỏp 'i chỏằâ. Anh em 'ang 'ỏằc hay cặĂ mà. Vote cho bĂc 5* vơ nhỏằng cỏằ' gỏng trong thỏằi gian vỏằôa rỏằ"i cỏằĐa bĂc.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thứ nhì, một khi đã rõ ràng là Mỹ đang trên con đường ra khỏi Đông Dương, thì Liên Xô đã trở thành đối thủ tranh giành ảnh hưởng chính thức của Trung Quốc. Và sau cuộc ?ongừng bắn? ở Nam Việt Nam và Lào, việc các lực lượng cộng sản địa phương không còn dựa nhiều vào vũ khí do Mátxcơva cung cấp như trước nữa, đã mở đường cho Trung Quốc ảnh hưởng trở lại ở khu vực. Những báo cáo bí mật nội bộ của Trung Quốc, gọi là ?oTài liệu Côn Minh?, cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một trận giao tranh lớn với Liên Xô để giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á, tiếp theo Hiệp định hoà bình Paris năm 1973: ?oCuộc đình chiến Việt Nam là? có lợi cho chúng ta? Sau cuộc đình chiến Triều Tiên ván cờ trên bàn cờ Đông Nam Á không còn chơi được nữa. Ván cờ bây giờ đã được cuộc ngừng bắn, Việt Nam làm sống lại. Một khi Mỹ đã ra đi, những chó săn của chúng ở châu Á trở nên rất lo lắng. Những nhà thống trị của các nước như Thái Lan, Singapore và Philippin, do nhận thấy rằng Mỹ không thể bám lại mãi nên tất cả đều muốn có quan hệ với chúng ta? Trong quá khứ, chủ nghĩa xét lại Xô-viết đã can thiệp ở Đông Nam Á với lý do để giúp đỡ Việt Nam. Ngày nay vì chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt, chúng ta, bằng cách làm việc nhiều hơn, có thể đánh bại chủ nghĩa xét lại Xô viết một cách có hiệu quả hơn? (xem ?oTrung Quốc và ba thế giới: sổ tay chính sách đối ngoại?, do C.Chen xuất bản, London, 1979, tr.149-150-ND).
    Trong tình hình như vậy, người Trung Quốc không chút nào muốn kết thúc nhanh cuộc đấu tranh ở Việt Nam. Việc Trung-Mỹ nhích lại gần nhau đã loại bỏ mối đe doạ của sự có mặt của Mỹ, cho nên việc chế độ Thiệu chậm sụp đổ sẽ làm cho người Trung Quốc có thêm thì giờ và cơ hội xoay sở để chống lại ảnh hưởng Xô viết trong một Đông Dương sau chiến tranh. Vào điểm này, những khiêu khích của Thiệu ở quần đảo Paracel (Hoàng Sa-ND) đã cho Bắc Kinh một cơ hội hoàn hảo để gây sức ép với Hà Nội bằng việc khẳng định yêu sách của họ trong biển Đông. Nhưng rồi chế độ Sài Gòn đột ngột tan rã đầu năm 1975, và một Việt Nam thống nhất lại đã xuất hiện, mà theo quan điểm của Trung Quốc, đã quá sẵn sàng đi với người Xô viết. Một tình hình giống như vậy, tuy tính chất có nhẹ hơn, cũng được áp dụng cho Lào. Chỉ có chế độ Pol Pot không có quan hệ gì với người Xô viết và chính chế độ đó đã được người Trung Quốc ban cho mọi ân huệ từ sau năm 1975.
    Trước đây Hà Nội đã tìm cách cân bằng những yêu sách của hai nước lớn, nhưng khi Bắc Kinh tăng cường sức ép sau năm 1973 thì việc cân bằng đó trở nên ngày càng khó khăn. Hà Nội đáp ứng lại bằng việc tiến lại gần Mát-xcơ-va, một bên ủng hộ vừa là giầu hơn vừa là ít đòi hỏi hơn, và bằng cách khai thông với phương Tây, nhưng chưa thành công. Vào năm 1976 thì sức ép của Trung Quốc đã trở nên công khai với lời tuyên bố của Mao rằng người Việt Nam đã không chiến đấu bốn mươi năm để rồi lại dâng đất nước cho người Xô viết. Nhưng cái chết của Mao tháng 9 năm 1976 gây ra một cuộc đấu tranh phe phái đắng cay ở Bắc Kinh làm cho Hà Nội đỡ căng thẳng trong một số tháng.
    Sau cuộc thanh trừng ?oLũ bốn tên? đã xảy ra một sự cải thiện ngắn trong các quan hệ Trung-Việt và có vẻ như các nhà lãnh đạo mới Trung Quốc đã quyết định rằng cách đề cập tốt nhất sẽ là tranh thủ Hà Nội chứ không phải đẩy họ sâu về phía Mát-xcơ-va. Tuy nhiên, vào giữa năm 1977, rõ ràng Bắc Kinh cho rằng cách đó không đưa lại những kết quả vừa lòng, và bắt đầu siết đinh ốc một lần nữa ở biển Đông. Năm 1978, căng thẳng tăng lên về vấn đề người Hoa và tình hình ở biên giới Trung Việt bắt đầu xấu đi một cách nghiêm trọng nhưng phát triển bùng nổ nhất là quyết định của Trung Quốc công khai ủng hộ chiến tranh biên giới của Pol Pot chống Việt Nam.
    Tầm quan trọng của Campuchia trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh không phải là điều mới. Trung Quốc đã có quan hệ tốt với chính phủ Sihanouk từ hội nghị Geneva. Mục tiêu chính của Bắc Kinh lúc đó là gạt sự có mặt quân sự của Mỹ, và chế độ trung lập của Sihanouk thoả mãn được mục tiêu đó. Từ năm 1956, Trung Quốc cho Sihanouk nhiều viện trợ kinh tế và, theo một chuyên gia, Trung Quốc đã cho chính phủ Sihanouk một sự ?obảo đảm? an ninh chống lại người Việt Nam (Xem ?oChính sách đối ngoại của Campuchia? của Roger M.Smith, Itâc, 1965, tr.117-118-ND). Trung Quốc ít ủng hộ Đảng Cộng sản Campuchia, nếu không nói là không ủng hộ gì, vì cũng như người Việt Nam, Trung Quốc không đồng ý với chiến lược lật Sihanouk của Pol Pot. Nhưng khi Sihanouk bị cánh hữu lật đổ năm 1970, thì chính Chu Ân Lai đã thuyết phục Sihanouk đi với Khmer đỏ. Cả Sihanouk lẫn đảng cộng sản Campuchia không tin những người cộng sản Việt Nam mà lúc đó họ đã trở thành đồng minh, và việc Matxcơva nhanh chóng thừa nhận chế độ Lon Non ở Phnôm Pênh có thể đã vô tình giúp đẩy cả hai vào phe Trung Quốc. Năm 1972, Trung Quốc đã cảnh cáo rằng họ sẽ chống lại một tình hình trong đó Đông Dương bị bất cứ nước nào (đó là Việt Nam) khống chế (Michael B.Yahuda) trích trong quyển ?oVai trò của Trung Quốc trong công việc thế giới?, London, 1978, tr.263-ND).
    Các quan hệ giữa Trung Quốc và Khmer đỏ đã được củng cố sau tháng 4 năm 1975. Các máy bay Trung Quốc đã có tin bay vào Campuchia ngay sau thắng lợi của Khmer đỏ và trong một số tháng đã trở thành khâu liên lạc duy nhất của Campuchia với thế giới bên ngoài. Thật vậy, Trung Quốc là nước duy nhất mà chế độ mới ở Phnôm Pênh có quan hệ chặt chẽ. Không lâu sau đó, Bắc Kinh cung cấp viện trợ quân sự lớn, bảo đảm việc mở rộng quân đội Khmer đỏ, đã được ra đời cùng với sự trở lại của hoà bình. Tháng 8 năm 1975, Khieu Samphan thăm Bắc Kinh và ký một hiệp định về hợp tác kinh tế, theo đó Trung Quốc thoả thuận viện trợ cho Campuchia 200 triệu đô la Mỹ trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm. Cùng dịp đó, Khieu Samphan cũng ký một thông cáo chung lên án ?obá quyền? Xô viết.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Dưới ánh sáng của những cam kết đó, không thể tránh khỏi được việc Trung Quốc dính líu vào cuộc chiến tranh biên giới của Pol Pot với Việt Nam. Khó mà đồng ý được với Stephen Heder rằng lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Việt Nam-Campuchia là một lập trường trung lập. Trung Quốc đã thiết lập với chế độ Khmer đỏ cái mà Heder mô tả khá chính xác là ?omột liên minh chống Xô viết?. Nhưng Bắc Kinh cũng ra sức ép Việt Nam theo liên minh đó, không phải nhằm tìm cách tránh làm xấu thêm quan hệ với Hà Nội như Heder cho là như vậy. Trong khi Việt Nam duy trì các quan hệ của mình với Liên Xô thì Trung Quốc nhất định phải chống lại việc Việt Nam phát triển một ?mối quan hệ đặc biệt? với Phnôm Pênh. Thật vậy, khuyến khích Pol Pot là cách có lợi cho Trung Quốc để tăng cường sức ép đối với Việt Nam.
    Dù sao ?ohành động cân bằng? của Trung Quốc đã kết thúc với sự leo thang của cuộc tranh chấp Việt Nam-Campuchia năm 1977. Khi Pol Pot ăn mừng thắng lợi của ông ta trong cuộc đấu tranh nội bộ đảng bằng cuộc đi thăm Bắc Kinh tháng 10, thì Pol Pot đã được đón tiếp cực kỳ nồng nhiệt. Hoa Quốc Phong, người tạm thời đứng đầu nên chính trị Bắc Kinh đã đích thân chủ trì cuộc đón tiếp với sự tham dự của 9 uỷ viên khác của Bộ Chính trị Trung Quốc. Trung Quốc cắt tất cả mọi hợp tác quân sự với Việt Nam ngày 31 tháng 12, ngày mà Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Trung Quốc bỏ bộ mặt trung lập giả sau cuộc tính chất của Việt Nam tháng 12 năm 1977, công khai lên án Hà Nội là xâm lược Bắc Kinh đòi hỏi một giải pháp thương lượng, nhưng cố tình không biết rằng chính Phnôm Pênh chứ không phải Hà Nội đã không chịu thương lượng.
    Tháng giêng năm 1978, vợ goá của Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu đã thăm Phnôm Pênh và ký một hiệp định xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia. Những chuyến vũ khí và đạn dược mới đã được gửi đến trong tháng tiếp theo. Số vũ khí đó gồm cả trọng pháo 130 mm, được triển khai ngay để bắn phá Việt Nam. Tháng 3, các kỹ sư Trung Quốc đến để xây dựng lại đường xe lửa Công-pông Xom-Phnôm Pênh. Sau khi làm xong nhiệm vụ này, những kỹ sư đó ở lại tại chỗ, rõ ràng để báo hiệu cho Hà Nội biết rằng bất cứ hành động nào chống lại Phnôm Pênh sẽ có liên quan đến người Trung Quốc.
    Tất cả điều đó là một bộ phận của cái mà một chuyên gia Mỹ mô tả như là một chính sách ?okiềm chế? của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chính sách đó đã chấm dứt tháng 5 năm 1978, khi người Trung Quốc ?obắt đầu một loạt? các hành động rõ ràng nhằm gây sức ép mạnh hơn nữa đối với Việt Nam". Các công trình viện trợ đều bị cắt giảm và người Trung Quốc bắt đầu mô tả Việt Nam là ?oCuba châu Á?. Khi Việt Nam đến giai đoạn cho là phải triệt bỏ Pol Pot, tham gia hội đồng tương trợ kinh tế để tự bảo bảo vệ mình, thì Nhân dân nhật báo Bắc Kinh phản ứng bằng việc tố cáo Việt Nam có những tham vọng thôn tính và lặp lại nững lời tố cáo của Pol Pot về ?oLiên bang Đông Dương?. Người Trung Quốc đẩy mạnh viện trợ quân sự cho chế độ Campuchia, cắt phần còn lại của các công trình viện trợ ở Việt Nam, và đóng cửa biên giới Trung-Việt. Tiếp theo tình hình này, các cuộc va chạm quân sự ở biên giới tăng lên nhanh chóng.
    Từ chuỗi sự kiện đó, những người cộng sản Việt Nam kết luận rằng bàn tay đen tối của Bắc Kinh nằm sau những rắc rối của họ với Campuchia. Phản ánh lại những lý luận mà chúng tôi đã nghe ở Hà Nội, Uyn-Phrết Bơ-sết đã viết: ?oTại sao một giải pháp thương lượng giữa hai quốc gia láng giềng do hai đảng cộng sản cho là đồng chí lãnh đạo, lại không thể thực hiện được? Bây giờ đã rõ rằng rằng vào năm 1977, Bắc Kinh đã điều khiển các công việc của Khmer đỏ? Trong khi Việt Nam quyết tâm không chịu đặt mình vào túi của Trung Quốc thì Pol Pot đã tự nhảy vào đó. Trung Quốc đã bị lên án trong nhiều dịp muốn đánh Mỹ với người Việt Nam cuối cùng và chắc chắn không chống lại việc đánh Việt Nam với người Campuchia cuối cùng?.
    Khi Việt Nam tham gia COMECON, bộ trưởng quốc phòng của Pol Pot, Son Sen được cử ngay đến Bắc Kinh để tranh thủ thêm sự ủng hộ, nhưng kết quả tỏ ra rất thất vọng đối với ông ta. Kể từ chuyến đi thăm của Pol Pot, cuộc đấu tranh quyền lực ở Bắc Kinh đã đánh vào những người bạn của chế độ Khmer đỏ, và Son Sen không làm việc với Hoa Quốc Phong, mà với Đặng Tiểu Bình, con người đã không quên rằng đã từng bị đài phát thanh Phnôm Pênh lên án năm 1976 là ?ochống xã hội và phản cách mạng". Rõ ràng Đặng muốn tìm cách đẩy chế độ Pol Pot vào con đường ôn hoà. Người ta nói rằng Đặng đã nói toạc với Son Sen rằng trong khi Trung Quốc sẽ làm hết sức mình để tránh một sự sụp đổ của chế độ Phnôm Pênh, tất cả viện trợ của Trung Quốc trên thế giới sẽ không còn có ích gì nếu Pol Pot tiếp tục bước đi chính trị của ông ta hiện nay.
    Đặng cũng cam kết mạnh mẽ như bất cứ ai ở Bắc Kinh cho khái niệm dùng chế độ Phnôm Pênh như là một công cụ chống lại ?obá quyền? Xô viết ở Đông Nam Á, nhưng ông ta được người ta nói là đã lập luận rằng nếu Campuchia tiếp tục những khiêu khích hung hăng trên biên giới Việt Nam với mức đang làm hiện nay thì sẽ làm cho một cuộc xâm chiếm của Việt Nam không thể tránh khỏi được. Kết quả sẽ là sự khống chế của Việt Nam đối với toàn bộ Đông Dương, chứ không phải như mong muốn cá nhân của Đặng rằng một Campuchia thân Trung Quốc sẽ ?olàm chảy máu? Việt Nam lâu dài.
    Như vậy là Son Sen trở về với nhiệm vụ khó khăn là tìm cách vận động Pol Pot trở nên ôn hoà hơn trong khi ông ta đang nói đến việc trả thù cuối cùng đối với những kẻ ?ophản bội thân Việt Nam" của khu vực Đông Campuchia. Pol Pot đã để cho Sihanouk đa ra một vài tuyên bố công khai có tính chất trang sức, nhằm ủng hộ chế độ Campuchia dân chủ, còn thì dường như không đáp ứng gì hơn đối với sức ép của Đặng. Đầu tháng 9, một người khác trong bọn của Pol Pot-Nuon Chea, đi thăm Bắc Kinh, nhằm đề nghị Trung Quốc đưa quân vào Campuchia nhưng có vẻ không thành công. Trái lại Đặng thúc giục Khmer đỏ bắt đầu chuẩn bị một chiến dịch du kích lâu dài chống lại các lực lượng chiếm đóng của Việt Nam. Người Trung Quốc bắt đầu chuyển vũ khí, đồ ăn hộp và trang bị radio vào Campuchia để dùng cho cuộc đấu tranh đó. Son Sen chịu trách nhiệm chuẩn bị các căn cứ trong núi và chuyển dự trữ gạo và các đồ tiếp tế khác vào các căn cứ đó.

Chia sẻ trang này