1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu - thông tin về các hoạt động của QĐNDVN (được công bố).

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ov10, 20/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Tài liệu - thông tin về các hoạt động của QĐNDVN (được công bố).

    PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ, NÂNG CAO TIỀM LỰC QUỐC PHÒNG

    Tình hình chính trị thế giới hiện nay và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại đang đặt ra cho chúng ta nhịêm vụ quan trọng là phải đẩy mạnh phát triển KH&CN quân sự, nâng cao tiềm lực quốc phòng. Trước những yêu cầu đó, Bộ Quốc phòng đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn tới

    Những thành tựu sau 20 năm đổi mới có ý nghĩa lịch sử quan trọng, làm cho thế và lực của ta lớn mạnh lên nhiều. Mặc dù còn phải đương đầu với những thách thức và khó khăn, song tình hình kinh tế, chính trị - xã hội vẫn tiếp tục được ổn định và có những bước phát triển mới, quốc phòng - an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại được mở rộng trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi.

    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là một sự kiện chính trị, xã hội đặc biệt quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; chúng ta phải cảnh giác, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. KH&CN nói chung, KH&CN trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, lĩnh vực nghiên cứu cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật; đầu tư cho các công trình KH&CN, nâng cao năng lực quốc phòng luôn được xem là nhiệm vụ thường xuyên và là chiến lược phát triển lâu dài của quân đội ta.

    Bảo vệ Tổ quốc ngày nay phải đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, giữ vững môi trường ổn định, tạo điều kiện quốc tế và trong nước thuận lợi để phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, CNH, HĐH đất nước cũng tạo tiền đề về vật chất và kỹ thuật, chính trị và tinh thần cho công cuộc củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện mới. Bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới phải bằng sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chiến lược quốc phòng là bộ phận chủ đạo. Đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng đất nước, từng bước tăng cường và hiện đại hoá tiềm lực quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

    Dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, KH&CN quân sự cũng có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được ứng dụng vào lĩnh vực quân sự, làm xuất hiện những hệ thống vũ khí thế hệ mới, với những tính năng mới, có sự nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả.

    Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã và đang đem lại những thay đổi tận gốc rễ cách tiến hành hoạt động quân sự và phương thức tiến hành chiến tranh. Từ chỗ dựa vào số đông sang dựa vào hiệu suất chiến đấu cao, giúp cho một lực lượng nhỏ hơn có hiệu suất chiến đấu cao hơn, có thể đánh thắng đội quân đông hơn.

    Vật liệu mới cũng đã được ứng dụng để chế tạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại như: Compozite dùng trong chế tạo máy bay, tàu thuyền, công sự, tên lửa; gốm dùng trong chế tạo động cơ; vật liệu hấp thụ sóng điện từ dùng trong máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa hành trình; vật liệu siêu dẫn và bán dẫn dùng trong chế tạo sen-sơ, điện từ trường; các loại thuốc nổ, thuốc phóng rắn và lỏng dùng trong tên lửa, pháo, đạn dược.

    Công nghệ sinh học tạo ra những loại vũ khí sinh học, hoá học thế hệ mới có khả năng huỷ diệt hàng loạt; sen sơ sinh học dùng trong trinh sát sinh học (dựa vào phản ứng của vi sinh vật hoặc hoạt chất sinh học và các độc tố) cho kết quả nhanh, chính xác, độ nhạy cao...

    Năng lượng mới được ứng dụng phục vụ cho quân sự như pin điện hoá thế hệ mới, pin mặt trời công suất lớn dùng trong các thiết bị thông tin, tên lửa có điều khiển, vệ tinh quân sự; thuốc phóng, thuốc nổ, các loại vũ khí thế hệ mới...

    Công nghiệp quốc phòng được phát triển theo hướng thay thế các thiết bị nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu trang thiết bị. Đây là con đường hữu hiệu nhất để xây dựng nền quốc phòng hùng mạnh vì nó tạo được tiềm lực (nhân lực, vật lực) để tiếp thu công nghệ mới, cho phép giảm chi phí ngân sách đầu tư cho quốc phòng, tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, tạo hiệu quả cao. Nhờ thành tựu của KH&CN, đặc biệt là các ngành công nghệ mũi nhọn, các quốc gia đang có xu hướng hiện đại, hoàn thiện vũ khí hiện có, đồng thời phát triển vũ khí công nghệ cao, có sự nhảy vọt về tính năng kỹ - chiến thuật.

    Những xu thế nêu trên đã được Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng xem xét và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm xây dựng và phát triển KH&CN quốc phòng. Mặt khác, được Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện về nghiệp vụ, hoạt động KH&CN quốc phòng đã có sự đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong nghiên cứu, cải tiến vũ khí, trang bị, nâng cao tiềm lực quốc phòng, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác bảo quản, sửa chữa, cải tiến hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật:

    - Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới để bảo quản niêm cất đồng bộ vũ khí, trang bị kỹ thuật; sửa chữa, cải tiến hiện đại hoá vũ khí bộ binh, tên lửa chống tăng, tên lửa tầm gần, các phương tiện thông tin, trinh sát cỡ nhỏ; cải tiến đài ra đa cảnh giới P18, đài điều khiển tên lửa Vonga; cải tiến để nâng cao khả năng cơ động và hiệu quả sử dụng của tổ hợp tên lửa phòng không C75M và đài ra đa P18 đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh công nghệ cao.

    - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo súng máy phòng không tầm thấp (12,7 mm, 14,5 mm), các loại đạn pháo chiến dịch, bom, mìn, tàu chiến loại nhỏ và vừa, vũ khí trang bị dùng cho tình báo, trinh sát đặc nhiệm, cho nhiệm vụ A2...

    - Nghiên cứu phòng tránh, đánh trả vũ khí, phương tiện chiến tranh công nghệ cao, xây dựng cơ sở khoa học, đề ra các giải pháp KH&CN thích hợp, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam để phòng tránh, đánh trả địch tiến công bằng vũ khí có điều khiển: Máy bay, phương tiện tàng hình, chống trinh sát điện tử (rađa, hồng ngoại, laser...), chiến tranh thông tin; đảm bảo thông tin liên lạc, nguỵ trang, nghi trang, bảo đảm cơ động và đánh trả địch tiến công bằng vũ khí sinh học, hoá học, phóng xạ.

    - ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến, mô phỏng phục vụ huấn luyện bộ đội diễn tập, chỉ huy tham mưu, chỉ huy quản lý khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), trong tính toán điều khiển vũ khí trang bị kỹ thuật, trong quản lý điều hành ở các nhà máy, cơ sở sản xuất quốc phòng.

    - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá vào cải tiến pháo phòng không 37 mm đánh đêm, xử lý thông tin rađa, kiểm tra hệ thống máy bay Su-22M4, điều khiển van khí buồng áp...

    - Đầu tư các dự án trọng điểm về công nghệ vật liệu: Luyện thép chất lượng cao để đúc nòng súng, pháo, xích xe tăng; sản xuất thẻ thông minh sinh trắc học phục vụ kinh tế, quốc phòng - an ninh; sản xuất khối mồi nổ năng lượng cao, cáp đồng trục siêu cao tần... Triển khai nghiên cứu chế tạo thép hợp kim phục vụ sản xuất nòng súng; sử dụng hợp kim đồng từ vỏ ống liều loại bỏ để chế tạo vỏ liều, vỏ đầu đạn pháo chiến dịch... Đặc biệt, đã nghiên cứu sản xuất thành công chất "O" và chất "G", tạo nhiên liệu lỏng cho tên lửa phòng không từ nguyên liệu trong nước.

    - Nghiên cứu giải quyết các lĩnh vực công nghệ sinh học như: Men vi sinh, công nghệ gen, tế bào, mô phôi; chống phá huỷ sinh học, bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật, xử lý môi trường; đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ sinh học... Bước đầu đã khai thác được tiềm năng cơ sở vật chất và các nhà khoa học tham gia vào các chương trình trọng điểm của nhà nước về công nghệ sinh học để phục vụ quốc phòng.

    Thực tế cho thấy, việc đầu tư nghiên cứu cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực quốc phòng đã đem lại kết quả thiết thực trên các mặt: Công nghệ bảo quản, sửa chữa, cải tiến và hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật đã có những chuyển biến mạnh mẽ; đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công các loại vũ khí bộ binh mới theo hướng hiện đại hoá và đa năng hoá; có chủ trương nhập những công nghệ cần thiết, tương đối hiện đại và tương ứng với trình độ phát triển công nghiệp của đất nước; từng bước nâng cao năng lực sửa chữa, cải tiến, tiến tới sản xuất một số vũ khí, trang bị kỹ thuật, đặc biệt là vũ khí có điều khiển, vũ khí trang bị phục vụ tác chiến ban đêm; nâng cao tính năng kỹ - chiến thuật, giải quyết được cơ bản các yêu cầu về KH&CN đối với vũ khí bộ binh mang vác, tăng khả năng trang bị cho bộ đội; nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo ở các đơn vị nhà trường quân đội, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.

    Tình hình quốc tế trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ đe doạ hoà bình, ổn định, chủ quyền của các quốc gia, dân tộc vẫn tồn tại và có xu thế tăng lên. Đông Nam Á là khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược ?odiễn biến hoà bình? - bạo loạn lật đổ bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và quyết liệt hơn, chúng sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá ta.

    Trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ KH&CN; được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của Bộ KH&CN (nhất là sau khi Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ được ký kết ngày 3.9.2003), Bộ Quốc phòng đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu đối với một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có trình độ cao như:

    - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo rađa, chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp, tên lửa đất đối biển, pháo phòng không tầm thấp; tăng cường năng lực nghiên cứu thông qua các phòng thí nghiệm (trong đó có phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về an toàn thông tin) tương đối hiện đại và đồng bộ.

    - Thực hiện việc đầu tư nghiên cứu theo phương châm "thiết thực - khả thi - chất lượng - kịp thời - hiệu quả"; tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể với các bước đi hợp lý để thực hiện có hiệu quả các nội dung đã đề ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo đảm vũ khí, bảo đảm trang bị kỹ thuật và xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng.

    - Đẩy mạnh ứng dụng các kết quả đã nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật - công nghệ mới để cải tiến hiện đại hoá trang bị kỹ thuật, nâng cao tính năng kỹ - chiến thuật của vũ khí.

    - Chủ động sản xuất vật tư, phụ tùng thay thế, nâng cao năng lực sửa chữa, bảo đảm khả năng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở, tổ chức trong và ngoài nước để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu quân sự.

    - Đẩy mạnh nghiên cứu, chế tạo các phương tiện huấn luyện để nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội, triển khai công tác nghiên cứu trong lĩnh vực hậu cần quân sự nhằm tạo các trang bị hậu cần phù hợp, đảm bảo đời sống, sức khoẻ cho bộ đội, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại, chiến tranh công nghệ cao.

    - Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh quan điểm lấy đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng của Đảng làm cơ sở để phát triển KH&CN; lấy KH&CN làm động lực để xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

    Bài được lấy từ:
    http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2226

    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 20/08/2006
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    Xem cuốn: Osprey - The war of desperation - Lebanon 1982-1985 thấy có một chi tiết rất thú vị.
    [​IMG]
    Ai quan tâm có thể tải về xem.
    http://rapidshare.de/files/30147416/The_war_of_desperation_-_Lebanon_1982-1985.zip
  3. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Híc hay đấy bác máy bay bà già ạ.
    Nhưng cũng ko lấy làm lạ, hồi xưa mình cha thân với Palestine như gì, bác Fát sang thăm VN suốt, mà bác Fát thì có hẳn bằng tốt nghiệp quân sự ở Bắc Hàn luôn nhá.
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng góp phần nâng cao chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật
    Vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) là các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho chỉ huy, chiến đấu, huấn luyện và công tác của quân đội. Đó là tài sản quý hiếm, là tiềm lực vật chất to lớn mà Đảng, nhân dân giao cho quân đội quản lý, sử dụng để bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. VKTBKT do quân đội ta quản lý nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại; phần lớn đã quá thời gian sử dụng cho phép theo quy định nhiều lần, trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên chất lượng và tính đồng bộ của VKTBKT giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, nhiệm vụ bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng VKTBKT là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của quân đội ta hiện nay.
    Để giúp Bộ Quốc phòng quản lý chất lượng VKTBKT một cách toàn diện và hiệu quả, ngày 8/6/1988, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số: 175/QĐ-CP thành lập Cục Đo lường. Ngày 15/3/1991, Bộ Tổng tham mưu ban hành Quyết định số: 88/QĐ-TM giao nhiệm vụ quản lý công tác tiêu chuẩn, chất lượng cho Cục. Như vậy, chất lượng VKTBKT được quản lý một cách thống nhất trên cả ba mặt công tác: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Ngày 28/5/1991, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 193/QP đổi tên Cục Đo lường thành Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) và Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết định số: 312/QQĐ-TM ngày 30/4/1993 quy định hệ thống tổ chức, biên chế hệ thống ngành TCĐLCL toàn quân. Tổ chức Ngành TCĐLCL hình thành hệ thống thống nhất từ Bộ đến các đơn vị cơ sở; cơ quan cấp Bộ là Cục TCĐLCL, ở dưới là cơ quan quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ theo ngành ở các quân, binh chủng, quân khu, quân đoàn, viện, học viện, nhà trường, các tổng cục và các đơn vị đầu mối trong toàn quân; đồng thời hình thành được hệ thống bảo đảm kỹ thuật đo lường và kiểm nghiệm chất lượng từ Bộ đến các đơn vị cơ sở trong toàn quân ở ba vùng Bắc, Trung, Nam.
    Trải qua 16 năm xây dựng và trưởng thành (08/6/1988-08/6/2004), thông qua hệ thống các tiêu chuẩn, sử dụng phương tiện đo lường/thử nghiệm để đánh giá, chứng nhận và quản lý chất lượng, Ngành TCĐLCL đã từng bước tự khẳng định mình và ngày càng đóng góp có hiệu quả trong việc duy trì và nâng cao chất lượng VKTBKT. Trong thời gian qua, những kết quả đạt được của công tác TCĐLCL góp phần nâng cao chất lượng VKTBKT được thể hiện trên các mặt công tác chủ yếu sau:
    Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy
    Ngay sau khi thành lập, Cục TCĐLCL đã xây dựng và trình Bộ Quốc phòng ký Quyết định ban hành: ?oĐiều lệ công tác Đo lường Quân đội nhân dân Việt Nam? ngày 13/7/1990; ?oĐiều lệ Quản lý chất lượng VKTBKT trong Quân đội Nhân dân Việt Nam? ngày 7/12/1992. Cục cũng đã xây dựng và trình Bộ ban hành ?oĐiều lệ công tác Kỹ thuật ngành TCĐLCL Quân đội nhân dân Việt Nam - 1998? trên cơ sở hai điều lệ cũ và hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện Điều lệ. Để thực hiện việc kiểm tra chất lượng VKTBKT và sản phẩm quốc phòng (SPQP), Cục đã xây dựng và trình Bộ ban hành ?oQuy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng VKTBKT và vật tư quốc phòng? theo Quyết định 1753/QĐ-BQP ngày 24/8/2000 và ?oQuy định kiểm tra chất lượng hàng hoá quốc phòng nhập khẩu, xuất khẩu? theo Quyết định 272/QĐ-BQP ngày 23/2/2001, đồng thời Cục cũng đã xây dựng và ban hành một số văn bản quy định cấp ngành như: Quy định về kiểm định, sửa chữa phương tiện đo (PTĐ), Quy định về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, Quy định về thanh tra công tác TCĐLCL... Những văn bản pháp lý đó đã giúp hoạt động TCĐLCL ngày càng đi vào nền nếp và đóng góp một cách hiệu quả vào việc quản lý và nâng cao chất lượng VKTBKT trong quân đội.
    Công tác tiêu chuẩn hoá
    Tiêu chuẩn là công cụ, là cơ sở pháp lý để quản lý chất lượng. Điều lệ công tác Kỹ thuật ngành TCĐLCL quy định Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý chất lượng VKTBKT trên cơ sở tiêu chuẩn. Trong thời gian qua, toàn quân đã xây dựng được 548 tiêu chuẩn quân sự cấp A (TQSA), 1200 tiêu chuẩn quân sự cấp B (TQSB). Các tiêu chuẩn được xây dựng, ban hành, triển khai áp dụng là các căn cứ pháp lý khoa học, tin cậy để đánh giá, kiểm tra, thanh tra, chất lượng và đã góp phần tích cực để nâng cao chất lượng VKTBKT và sản phẩm quốc phòng (SPQP).
    Công tác đảm bảo đo lường
    Trong thời gian vừa qua, toàn ngành đã bảo đảm tiềm lực đo lường, đo lường đáp ứng kịp thời, vững chắc cho các đơn vị, các chủng loại VKTBKT làm nhiệm vụ chiến đấu, SSCĐ. Hệ thống chuẩn mẫu được hình thành và quản lý tập trung, thống nhất từ Bộ Quốc phòng đến các đơn vị; hệ thống các cơ quan cơ sở BĐKT phương tiện đo, phương tiện thử nghiệm được kiện toàn. Hàng năm đã bảo quản, bảo dưỡng các chuẩn mẫu tại các cơ sở kỹ thuật của ngành. 100% số trang bị đo lường đồng bộ với VKTBKT chính, kiểm định được 80% số PTĐ cấp Bộ Quốc phòng quản lý, sửa chữa được 85% số PTĐ hư hỏng. Đã nghiên cứu xây dựng quy trình niêm cất trang bị đo lường và ứng dụng có hiệu quả trong toàn quân.
    Công tác quản lý chất lượng VKTBKT, SPQP
    Hiện nay, VKTBKT và SPQP được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo hai cấp: cấp Bộ, cấp cơ sở và được kiểm tra đánh giá ở tất cả các trạng thái: đang sử dụng, sau sản xuất - sửa chữa, sau cải tiến - cải biên - niêm cất - nhập khẩu. Cụ thể:
    - Đối với việc kiểm tra, đánh giá cấp Bộ
    Hằng năm, Cục TCĐLCL căn cứ nhu cầu bảo đảm chất lượng cho VKTBKT, SPQP phục vụ chiến đấu, SSCĐ và huấn luyện của lực lượng vũ trang báo cáo Tổng cục Kỹ thuậtvà Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng VKTBKT, SPQP và thực hiện tốt kế hoạch đó. Ngoài ra, Cục triển khai thực hiện các chỉ lệnh của Bộ, TCKT trong tổ chức đánh giá chất lượng SPQP làm cơ sở để Bộ quyết định sản xuất, sử dụng, mua sắm.
    - Đối với việc kiểm tra, đánh giá cấp cơ sở
    Ngành TCĐLCL ở các đơn vị đã làm tốt chức năng tham mưu cho chỉ huy các cấp trong tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng VKTB, SPQP ở phạm vi ngành mình, cấp mình. Đối với các quân chủng, binh chủng, ngành TCĐLCL đã thực hiện tốt chức năng và đóng vai trò nòng cốt trong hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá chất lượng VKTBKT sau sửa chữa, phúc tra chất lượng VKTBKT trong các đợt kiểm kê hằng năm. Các quân khu, quân đoàn tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng xe máy, vũ khí bộ binh, kiểm tra hệ thống thu lôi, chống sét. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) ở các nhà máy sản xuất, sửa chữa đã tận dụng tốt trang bị đo lường - chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn trong kiểm tra đánh giá, nên đã kiểm soát chặt chẽ được chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, sửa chữa; từ khâu kiểm tra chất lượng nhiên, nguyên liệu đầu vào, toàn bộ các công đoạn sản xuất... đến nghiệm thu cuối cùng đầu ra các sản phẩm.
    - Về trạng thái
    VKTBKT và SPQP đã được kiểm tra, đánh giá ở tất cả các trạng thái: Đang sử dụng, sau sản xuất - sửa chữa, sau cải tiến - cải biên - niêm cất - nhập khẩu.
    Đối với VKTBKT đang sử dụng, Ngành đã thực hiện kiểm tra, đánh giá toàn diện đối với hầu hết các chủng loại và ở cả hai cấp: Cấp bộ và cấp cơ sở. Trong những năm qua, Ngành đã tổ chức đánh giá kiểm tra hàng vạn lượt VKTBKT ở các đơn vị SSCĐ. Công tác kiểm tra nghiệm thu sau sản xuất - sửa chữa được duy trì thường xuyên, có nền nếp. VKTBKT và sau cải tiến - niêm cất đã được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo đúng quy trình của từng chuyên ngành, đối với từng chủng loại. Đặc biệt, trong lĩnh vực nhập khẩu SPQP, Ngành đã kiểm tra đánh giá kết luận chất lượng, làm cơ sở giúp Bộ quyết định đặt mua, sử dụng cho các đơn vị SSCĐ, huấn luyện phù hợp với chất lượng sản phẩm. Tính đến nay, toàn quân đã tổ chức đánh giá, phúc tra chất lượng cấp Bộ cho 61 chủng loại VKTBKT, VTKT, SPQP; Ngành TCĐLCL các cấp đã tổ chức đánh giá, phúc tra chất lượng cho hàng trăm chủng loại VKTBKT, SPQP ở tất cả các trạng thái.
    Việc triển khai toàn diện các nội dung công tác nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng VKTBKT ở tất cả các trạng thái, SPQP sau sản xuất, sửa chữa...
    Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TCĐLCL còn một số tồn tại cần giải quyết như: Công tác kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn chưa được thực hiện thường xuyên; việc duy trì chế độ kiểm định PTĐ chưa đầy đủ, chưa đúng chu kỳ; thực hiện pháp chế đo lường chưa nghiêm; trang bị đo lường - chất lượng chưa đầy đủ đối với VKTBKT thông thường như vũ khí bộ binh, xe máy, khí tài quang học...
    Với nhiệm vụ trọng tâm là quản lý và nâng cao chất lượng VKTBKT, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng và TCKT giao cho, mục tiêu của Ngành những năm tới là: ?oBảo đảm trang bị đo lường chất lượng phục vụ tốt cho VKTBKT ở các đơn vị làm nhiệm vụ SSCĐ trong mọi tình huống. Xác định thực trạng chất lượng VKTBKT ở các trạng thái sử dụng; đánh giá được chất lượng VKTBKT nhập khẩu, xuất khẩu, SPQP và các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho nhu cầu quốc phòng. Trên cơ sở đó, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy các cấp những biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng cho VKTBKT và SPQP....?.
    Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành TCĐLCL phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể sau:
    1. Bảo đảm trang bị đo lường - chất lượng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, vững chắc trong mọi tình huống cho các đơn vị làm nhiệm vụ SSCĐ, nhiệm vụ A2 với hệ số bảo đảm trang bị Kbđ = 1; hệ số kỹ thuật Kt = 1.
    2. Tập trung bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất, kiểm định, sửa chữa, phục hồi đồng bộ để duy trì chất lượng, chống xuống cấp cho số PTĐ còn trong quy hoạch sử dụng. Thực hiện bảo quản, bảo dưỡng 100% số trang bị đo lường - chất lượng sử dụng thường xuyên. Kiểm định 100% số PTĐ còn trong quy hoạch sử dụng. Kiểm định 100% số PTĐ cấp Bộ Quốc phòng quản lý. Nghiên cứu khai thác để BĐKT cho các chủng loại PTĐ mới.
    3. Tiếp tục xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn phân cấp chất lượng cho các chủng loại VKTBKT đang sử dụng, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá chất lượng VKTBKT, SPQP sau sản xuất, sửa chữa. Tập trung phổ biến, áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn đã được ban hành nhằm phục vụ thiết thực cho công tác kiểm tra, phúc tra, đánh giá chất lượng VKTBKT.
    4. Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng VKTBKT ở cấp bộ, cấp ngành và cấp cơ sở. Tiếp tục xây dựng các văn bản pháp quy để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng VKTBKT, SPQP ở các ngành, các cấp.
    5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức Ngành TCĐLCL toàn quân cho phù hợp với việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng của quân đội.
    6. Hoàn thành xây dựng hệ thống kho dự trữ chiến lược ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam theo quy hoạch đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt. Củng cố, nâng cấp hệ thống kho trang bị đo lường chất lượng ở cấp chiến dịch.
    7. Phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự tiếp tục đào tạo chuyển loại kỹ sư đo lường, chuyển cấp đại học, đào tạo trung cấp đo lường, trung cấp BĐKT CNTT và báo cáo Bộ về yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo kỹ sư đo lường hệ chính quy để đến năm 2010 đáp ứng được 100% nhu cầu cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Ngành.
    8. Đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ - môi trường và thông tin KHKTQS trong Ngành. Tập trung vào các đề tài nghiên cứu ứng dụng, hoàn thiện quy trình công nghệ sửa chữa, kiểm định, sản xuất trang bị đo lường - chất lượng và vật tư kỹ thuật. Tổ chức nghiên cứu cải tiến, cải biên, hiện đại hoá số PTĐ hiện có với khả năng công nghệ và kinh phí cho phép, phù hợp với chương trình cải tiến, hiện đại hoá VKTBKT của quân đội.
    9. Tăng cường quan hệ hợp tác với Tổng cục TCĐLCL nhà nước, với các cơ sở TCĐLCL của các ngành, các địa phương và các tổ chức TCĐLCL quốc tế để phục vụ cho công tác TCĐLCL quân đội.
    Bảo đảm, duy trì và nâng cao chất lượng VKTBKT là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư có hiệu quả của ĐUQSTƯ, Bộ Quốc phòng, Đảng uỷ và Thủ trưởng TCKT cũng như Đảng uỷ, Thủ trưởng các ngành, các cấp đối với công tác TCĐLCL cán bộ chiến sỹ ngành TCĐLCL phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường quyết tâm phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ trên giao, góp phần nâng cao chất lượng VKTBKT, nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
    Đại tá Ks Nguyễn Nẫy
    Cục trưởng Cục TCĐLCL
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 23/08/2006
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Các bác xem thằng wiki lá cải thăng quân VN lên hạng nhất thế giới đây này:
    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_number_of_total_troops
    Tự hỏi không biết mình có được tính vô cái số 9 triệu đó luôn không nữa?
  6. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    trong cái wiki ấy nó viết quân chính quy của mình là 450000 chú chứ, còn 9 triệu là cả quân dự bị, chắc tính những ai biết cầm và bắn súng đây, tính kiểu này bọn Mẽo phải có 200 triệu chú
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    ====
    Mẽo nó có số lượng súng nhiều hơn dân số, ai tiến quân vào đất nó có mà chết à
  8. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Hội nghị khoa học - công nghệ nano và ứng dụng trong quân sự
    Hội nghị khoa học với chủ đề ?oKhoa học - công nghệ nano và ứng dụng trong quân sự? đã được tổ chức ngày 12.10.2006 tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng. Đông đảo các nhà khoa học thuộc các cơ sở nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này đã tham dự Hội nghị.
    Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe và thảo luận 29 báo cáo khoa học về công nghệ nano và ứng dụng của nó trong lĩnh vực quân sự. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nano vào lĩnh vực quốc phòng đang được các nước trong khu vực và trên thế giới quan tâm, đầu tư một cách thích đáng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, công nghệ này đã được ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng trong các phương tiện quân sự, phương tiện không người lái và rôbốt, chỉ huy và điều khiển, vũ khí, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ con người? Các kết quả đã ứng dụng đều được đánh giá là rất hiệu quả, góp phần phát triển tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội của đất nước.
    http://www.tchdkh.org.vn/ttchitiet.asp?code=3854

Chia sẻ trang này