1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu về những anh hùng tình báo

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kienpc, 29/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Truyện Ông cố vấn
    http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/others/OngCoVan/index.htm
    Thế giữa truyện và thực liệu có gì khác nhau nhiều không?
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bị bắt và cuộc đối đầu với ?ohung thần miền Trung?
    Tháng 6-1958, Mười Hương không may rơi vào tay bọn mật vụ của gia đình họ Ngô. Tai hoạ khởi nguồn từ việc một cán bộ tập kết tên là Tam được trên bí mật phái từ Bắc vào phối hợp hoạt động trong mạng lưới tình báo chiến lược do Mười Hương phụ trách. Một điều không ai ngờ tới là khi đi qua Quảng Trị, vốn là địa bàn do Ngô Đình Cẩn thao túng, Tam bị đám đặc vụ của Cẩn bắt. Không chịu nổi đòn tra tấn, Tam đã sớm chiêu hồi và khai hết mục đích chuyến về Nam của y. Tam bị khống chế, hợp tác với Cẩn,trở thành một con bài trong ván vờ mà Cẩn sắp đặt. Tam vào Sài Gòn đúng theo kế hoạch, không một ai trong các đồng chí của y phát hiện ra sự phản bội và y đích thực là một con rắn độc trong hàng ngũ. Tuy nhiên, qua một số biểu hiện bất bình thường, với linh cảm của người chỉ huy tình báo phải sống giữa bầy sói, luôn phải đối phó với bao cạm bẫy nguy hiểm xung quanh và cái chết thường trực, Mười Hương đã cảm nhận có điều gì bất ổn ở con người này. Tam thường nói với ông rằng, từ khi Mỹ vào miền Nam, hàng hoá nhiều, người dân có vẻ giàu lên. Tam còn thể hiện thói vô nguyên tắc là điều tối kị trong hoạt động tình báo: y đã tự tiện liên hệ với một cơ sở của ta vốn là công chức cao cấp trong chính quyền nguỵ mà không hỏi ý kiến Mười Hương. Đã có lúc, ông toan báo cáo cấp trên và cắt liên lạc với y nhưng tất cả những biểu hiện trên chưa đủ để xét đoán và kết tội một con người, hơn nữa từ khi Tam vào cũng chưa xảt ra chuyện gì nghiêm trọng. Mười Hương quyết định theo dõi Tam thêm một thời gian, ông tự nhủ từ nay phải thận trọng hơn và ông đã phải trả giá cho sự trù trừ của mình.
    Bẵng đi một dạo, do nhu cầu công việc nên Mười Hương vẫn phải gặp Tam. Ông hẹn gặp y song vẫn cảnh giác đề phòng. Cuộc hẹn thứ nhất được ấn định tại một địa điểm ở Bà Chiểu, nhưng Mười Hương không đến. Cơ sở báo lại rằng có thấy Tam tới chờ khá lâu, mãi mới lủi thủi quay về, cũng không thấy ai lảng vảng xung quanh khu vực này. Cuộc hẹn thứ hai diễn ra tại một cây xưng thuộc quận Phú Nhuận, lần này người không đến là Tam. Sau hai lần hẹn mà không gặp được nhau, Mười Hương yên tâm báo cho Tam biết ông sẽ gặp y ở một nhà cơ sở tại Gò Vấp. Đó là một căn nhà nằm sâu trong ấp, khá kín đáo. Mặc dù 9 giờ mới tới giờ hẹn, nhưng Mười Hương đến điểm hẹn từ lúc 8 giờ. Ông đảo qua một vòng, thấy ám hiệu đúng, không thấy động tĩnh gì khả nghi. Bà chủ nhà cho Mười Hương biết mấy hôm nay không có người lạ lai vãng. Ông vào nhà kiểm tra một lượt, cũng không thấy có gì bất thường. Đúng giờ, Tam xuất hiện. Mười Hương hỏi: ?oSao lần trước hẹn gặp mà anh không đến??. Tam lấy cớ biện bạch nhưng trông mắt rất thiếu tự nhiên. Mười Hương nhận ra rất nhanh đằng sau vẻ lúng túng của y đang che giấu âm mưu gì đó. Ông chìa cho Tam mấy tờ báo: ?oGặp nhau ở chỗ này e không tiện, hẹn anh ở cây xăng lần trước?. Dứt lời, ông sải bước. Vừa ra tới đường, thình lình một tiếng còi lanh lảnh huýt lên, bốn năm gã lực lưỡng nấp sẵn ùa tới trói quặt tay ông ra sau lưng, rồi choàng lên mắt ông một cặp kính tròng đen đã bị sơn kín để người đeo không nhìn thấy gì. Mười Hương hiểu rằng ông đã bị sập bẫy. Tuy nhiên, ông vẫn rất bình tĩnh nói: ?oCác anh không bắn tôi đâu, giết tôi là hỏng việc của các anh đấy?.
    Mười Hương bị chúng lôi xềnh xệch, tống vào một chiếc xe bịt bùng và chạy thẳng. Tuy không nhìn thấy gì, song qua tiếng gió khi xe chạy qua cầu, Mười Hương nhận thấy chúng không đưa ông vào nội thành mà ra ngoại ô. Xe đỗ xịch, bọn mật vụ nhảy xuống, chẳng nói chẳng rằng đẩy Mười Hương vào một gian nhà tồi tàn, sập cửa lại, bên ngoài có một tên ôm súng gác. Ông nhận ra đó là khu nhà kho của thủ lĩnh Bình Xuyên Bảy Viễn trước đây ở Khánh Hội. Khoảng 9 giờ 30 phút, cửa mở, một tên lạ mặt bước vào. Hắn kéo ghế ngồi, nhìnmh bằng cặp mắt sắc lạnh: ?oÔng tên gì??. Mười Hương đáp: ?oÔng coi thể căn cước của tôi rồi còn gì?. Cái nhìn của kẻ thẩm vấn như khoan vào ông: ?oKhông phải, ông bịp tụi tôi. Người ta đã khai hết về ông rồi. Ông là HG?. Mười Hương hơi chột dạ, đây là hai chữ viết vắt tên ông mà ông thường dùng khi gửi các báo cáo cho cấp trên. Không lẽ chúng biết tường tận về ông đến thế? Tên lạ mặt này thấy dường như nắn gân như thế đã đủ, hắn đi ra. Đầu óc Mười Hương căng như sợi dây đàn? 9 giờ tối, Khanh, Giám đốc Sở hoạt vụ và Dương Văn Hiếu, Giám đốc cảnh sát đặc biệt của Ngô Đình Diệm tới gặp Mười Hương. Hiếu được Mỹ đào tạo, nổi tiếng là một kẻ nham hiểm. Hiếu và Khanh làm như đến thăm một người bạn cố tri, sau một hồi tán chuyện ra chiều thân mật, Khanh vờ như vô tình hỏi: ?oCó phải ông là Mười Hương không??. Rồi không chờ ông trả lời, hai tên ra sức ca ngợi Mười Hương là một chỉ huy tình báo ********* tài giỏi và xuýt xoa: ?oCác ông Minh Vân và ông Hội bị bắt trước ông khen ông lắm đấy?. Mười Hương biết thừa chúng dùng đòn cân não để hù tinh thần. Ông điềm tĩnh đáp: ?oPhải, tôi chính là Mười Hương đây. Các ông muốn gì??. Hai vị khách bất đắc dĩ đưa mắt nhìn. Mười Hương dõng dạc tiếp: ?oBây giờ tôi đã là tù nhân của các ông. Tuy nhiên tôi tuyên bố có ba điều tôi quyết không làm dù có chết: Thứ nhất là tôi bị bắt không bao giờ khai; thứ hai là không khi nào nói xấu *****; không nói xấu và chống miền Bắc là điều thứ ba. Ngoài ra các ông nói gì về chính trị, tôi cũng chấp nhận?. Hiếu và Khan tái mặt nói ba láp dăm câu ba điều rồi lủi mất.
    Hôm sau Mười Hương vỡ lẽ nơi này té ra là trại giam của Ngô Đình Cẩn, các phòng khác đều có người bị nhốt. Khi tên gác dẫn ông đi tiểu, Mười Hương phát hiện thấy có mấy người quen đang ngồi đánh cờ. Ông nói: ?oCác ông chơi cờ vui quá nhỉ, coi chút được không??, miệng nói, chân ông xáp ngay lại khiến tên gác không kịp ngăn. Một người nói nhỏ: ?oThằng Tam nó tố anh từ lâu rồi. Nó cũng đang bị nhốt ở đây?. Mười Hương hiểu ngay vấn đề. Vậy là đã khẳng định được Tam chính là kẻ phản bội, bán đứng anh em đồng đội. Tuy nhiên đối với hạng người này, Cẩn rất khinh và không tin hoàn toàn nên đã cho bắt giam cả Tam để xét hỏi kỹ càng. Mười Hương phát hiện y bị giam ngay cạnh đó. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông lục xem hồ sơ lưu trữ của mật vụ nguỵ thấy Tam khai y là tình báo bên cạnh Xứ uỷ. Tam được thả sau đó ít lâu, nhưng con rắn độc này kể từ đó không tài nào tìm được sự thanh thản nữa. Lương tâm y bị giày vò, Tam trở thành kẻ tâm thần và chết trong sự hối hận, một kết cục bi thảm của một linh hồn trót bán cho quỉ dữ.
    Bị giam cạnh phòng Mười Hương là ông Hoàng, Trưởng phòng tình báo Khu V. Mười Hương viết một bức thư, đại ý: ?oThế nào người ta cũng giết tôi thôi. Nhưng ?oNhân sinh tự cổ thuỷ vô tử. Tử ư quốc sự tử do sinh?. Tôi chỉ yêu cầu sau này có gặp vợ con tôi thì nói lại tôi chết rất thảnh thơi, hy vọng con cái học tốt?. Viết xong Mười Hương tìm cách búng thư vào cho ông Hoàng. Ông Hoàng thư lại: ?oAnh không nên nói thế. Có thể chúng sẽ đưa anh ra Huế?. Quả nhiên ông Hoàng nói đúng. Mấy hôm sau, Mười Hương bị áp giải ra sân bay, tống lên một chiếc máy bay quân sự, đưa thẳng ra Huế. Ông bị giam ở nhà lao Toà Khâm khét tiếng của ?ohùng thần miền Trung? Ngô Đình Cẩn.
    Bắt được một nhân vật quan trọng như Mười Hương, Cẩn rất muốn gặp nhưng lại sợ bị sỉ nhục sẽ không kiềm chế nổi bản thân dẫn đến hỏng việc lớn nên y sai Lê Khắc Duyệt, Giám đốc Cảnh sát Trung phần thay mình xử lý vụ này. Thoạt đầu, chúng cho những tên chiêu hồi như Thống, Trưởng ban kinh tài khu V, Đạt là Phó bí thư Thừa Thiên và một tiểu đoàn trưởng tên là Thường? đến dùng lời lẽ ngon ngọt thuyết phục, lôi kéo Mười Hương ?ovề với chính nghĩa quốc gia?. Những người này không những không thành công mà còn bị chính Mười Hương dồn cho cứng lưỡi và bị thuyết phục lại. Chúng lại cho những tên khác thay nhay đến, đấu khẩu thâu đêm với Mười Hương với mục đích quần cho ông mệt, suy sụp về tinh thần, cuối cùng phải đầu hàng. Nhưng thấy cũng không ăn thua chúng chuyển sang những chiêu hành hạ khác như bắt Mười Hương ngồi chổm hổm trên ghế đẩu, ông không chịu, Về chuyện ăn uống, chúng trộn muối cục lẫn vào cơm mang cho Mười Hương ăn. Ông tự nhủ dù thế nào cũng phải ăn để giữ sức khoẻ, ông tẩn mẩn nhặt riêng, vắt cơm thành từng nắm nhỏ như cho chim ăn và cố nuốt. Thấy thế, chúng trộn lẫn cơm với ớt bột. Mười Hương phản đối bằng cách tuyệt thực, sau chúng sợ ông chết đành phải nhượng bộ. Xem ra gặp phải một đối thủ quá rắn, không dễ gì lung lạc được, bọn chúng tống ông vào Chambre noire (phòng tối) suốt 24/24 tiếng không thấy ánh sáng mặt trời.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thấm thoắt gần một năm đã trôi qua, những đòn tâm lý chiến rõ ràng không mang lại hiệu quả mong đợi. Một hôm, tầm 9 giờ sáng, bốn tên lực lưỡng hầm hầm bước vào phòng giam. Chúng đóng ập cửa lại rồi thi nhau đấm đá Mười Hương túi bụi khiến ông hộc cả máu mồm, máu mũi, ngất lịm đi. Ngày hôm sau, bọn đao phủ dùng gậy mây, đánh ông thừa sống thiếu chết, rồi dí điện. Dã man hơn, chúng dằn ngửa nạn nhân trên ghế dài, vừa đánh vừa đổ nước, ném một mảnh khăn phủ mặt khiến người bị tra tấn thở không được, nước xộc lên mũi lên óc, đánh đến khi bất tỉnh nhân sự mới ngừng tay. Dù bị đánh rất dữ nhưng Mười Hương cương quyết không chịu hé răng khai một lời.
    Những trận đòn dữ dội chấm dứt sau hai tuần lễ. Một hôm, Cẩn cho tay chân đưa Mười Hương đến gặp để xem nhân vật được đoán định là trùm tình báo Bắc Việt nằm vùng nổi tiếng cứng đầu ấy mồm ngang mũi dọc ra sao. Đây cũng là lần đầu tiên Mười Hương trực tiếp giáp mặt ?ohung thần miền Trung?. Cẩn xuất hiện đúng như người ta mô tả, y ăn vận theo nếp một viên quan triều Nguyễn khi ở nhà: quần lá toạ, đi guốc mộc. Tham dự cuộc gặp này còn có mặt Ngô Đình Nhu, Tỉnh trưởng Thừa Thiên Hà Thúc Luyện và đại biểu Trung phần Hồ Đắc Hương. Sau khi chào hỏi Mười Hương, xưng hô ông-tôi rất lịch thiệp, tử tế, câu đầu tiên Cẩn đốp chát ngay: ?oCộng sản các ông ác lắm, giết anh tôi rồi lại giết cả thằng cháu đích tôn của tôi nữa!?. Cẩn muốn nói tới Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân. Mười Hương không vừa, đáp ngay: ?oNếu quả thật Cộng sản ác độc như ông nói thì ông Diệm đã chết từ lâu rồi?-Ý ông muốn nhắc lại chuyện Bác Hồ thả Ngô Đình Diệm năm xưa. Cẩn thoáng bối rối lảng qua chuyện khác, còn Nhu thì lờ đi coi như không nghe thấy. Cẩn chuyển sang kết tội Mười Hương là người miền Bắc vào phá hoại miền Nam. Mười Hương phản công: ?oMiền Bắc hay miền Nam thì cũng là người Việt Nam cả, tôi chỉ là một giáo viên, muốn sinh sống ở đâu là quyền của tôi. Tôi thấy các ông đang chạy theo ảo tưởng, chính các ông cũng thừa nhận chưa có độc lập. Mỹ chỉ giúp các ông xây dựng bộ máy quân đội, cảnh sát, tuyên truyền để chống phá miền Bắc. 80% viện trợ của Mỹ dành cho quân sự, Mỹ chỉ chi tiền cho những việc họ muốn và có lợi. Khi ông Diệm sang vay tiền để xây mấy cái đập, Mỹ đã từ chối thẳng thừng. Các ông không thể có độc lập với Mỹ được?. Cẩn chống chế: ?oCác ông thì dựa vào Nga Xô, chúng tôi dựa vào Mỹ, như rứa là chúng ta hoà?. Mười Hương bác lại: ?oMỹ đỏ tiền của rồi đưa cố vấn, đưa quân vào miền Nam nhưng các ông có thấy người lính Nga nào ở miền Bắc không??.
    Một gã chiêu hồi tên Lâm kể lại, sau khi gặp Mười Hương, thái độ của Nhu và Cẩn rất bực bội. Tuy nhiên, Nhu thừa nhận mình không có trong tay một bộ trưởng nào am hiểu nhiều như người tù Cộng sản này. Anh em họ Ngô xuất thân từ dòng dõi quan lại phong kiến, rất khinh ghét những kẻ hèn nhát quì gối nhưng lại kính trọng những người biết giữ tiết tháo, dám xả thân vì nghĩa khí, kể cả đó là kẻ thù. Nếu như Mười Hương tỏ ra sợ chết, phản bội ắt Cẩn sẽ giết chết không tha. Cẩn từng bảo bọn tay chân: ?oGiết thằng nớ không có lợi chi cả, cứ hành hạ hắn để khi có sống sót trở về thì cũng tàn phế?.
    Xác định tư tưởng vữn vàng rồi, Mười Hương bình tĩnh chờ đợi những thử thách tiếp theo. Ông bị tống vào ngục, lâu lâu chúng lại lôi ra đánh cho một trận nhừ tử hoặc bắt thức đêm. Rồi chúng giam Mười Hương vào phòng bị dột và trống trải, gió lạnh và nước mưa hắt vào khiến tù nhân không tài nào ngủ được. Ông bị giam giữ lâu ngày trong điều kiện vệ sinh, ăn uống hết sức tồi tệ. Mười Hương cảm thấy người tê dại hết, răng chỉ khẽ lay là rút ra được, dường như chỉ còn cảm giác sống ở lưỡi và hai con mắt, đầu nhiều lúc cứ u u minh minh. May mà mấy người coi ngục mang ơn ông lén mang vào được một ít sinh tố C. Ông chỉ còn sống bằng ý chí và rất biết ơn Phu-xích đã giúp ông vượt qua những giờ phút đáng sợ nơi địa ngục. Nhờ trước đây đã từng học khí công, nay ông cố tập để giữ sức khoẻ. Đám tay chân của Cẩn trông thấy ông ngồi thiền, vô cùng khiếp sợ, nói với nhau: ?oÔng ni là Phật đó?.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Người anh hùng trở về
    Cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 đã kết liễu chế độ gia đình trị của anh em nhà họ Ngô. Tin tức về cuộc đảo chính lan đi rất nhanh và những người tù cũng sớm nhận được tin này. Mười Hương biết là mình sống rồi. Ông trao đổi với anh em tù tiến hành liên hệ ra ngoài, đặc biệt là với Giáo hội Phật giáo và giới báo chí lên tiếng tố cáo chế độ Diệm đang giam giữ rất nhiều những người bất đồng chính kiến, khi nhà cầm quyền xem xét lại họ sẽ đảo cung. Đây cũng là cơ hội tốt để móc nối lại liên lạc với tổ chức. Lúc bấy giờ, anh em ở ngoài mới Mười Hương vẫn còn sống. Đồng chí Mai Chí Thọ chỉ thị phải cứu bằng được Mười Hương ra. Tuy đang ở thời điểm thuận lợi nhưng việc này cũng không hề đơn giản chút nào. Trong phiên toà xét xử bọn tay chân của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, Giám đốc Cảnh sát đặc biệt Dương Văn Hiếu khai rằng, y đã tóm được một thiếu tướng tình báo ********* tên là Mười Hương. Hiếu làm như vậy cốt tô vẽ thêm công trạng của mình hòng được giảm nhẹ tội trạng.
    Khi đó, chính quyền mới có chủ trương dùng tàu hoả đưa tất cả số tù nhân bị Ngô Đình Cẩn giam ở Huế vào Sài Gòn để phúc tra. Một số anh em bàn bạc với nhau, lập kế hoạch khi đoàn tàu đi qua vùng rừng núi thì sẽ trốn. Tuy nhiên, Mười Hương không ủng hộ kế hoạch trên vì ông thấy nó quá phiêu lưu. Mười Hương tin rằng, về đến Sài Gòn, ông sẽ có cách thoát được bởi lẽ các đồng chí không bao giờ bỏ rơi ông. Đúng như dự đoán, khi bị đưa về Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, tổ chức đã bố trí một cơ sở của ta là bà Lê Thị Nhiễm, người sau này trở thành Anh hùng quân đọi, nhận Mười Hương là con mình và thường xuyên đến thăm nuôi. Một chi tiết hết sức thuậ lợi là chồng bà Nhiễm cũng mang họ Trần, tạo cho ông một lý lịch hợp pháp nên địch không phát hiện điều gì đáng ngờ. Mười Hương khai mình chỉ là một giáo viên dạy tưbị đặc vụ của Ngô Đình Cẩn bắt oan. Ông nằm trong danh sách 22 người được đưa lên Hội đồng an ninh xét thả đợt ấy. Hôm đưa ra Hội đồng an ninh phúc tra, Mười Hương trả lời khớp với những gì đã khai trước đây và một mực kêu oan. Vì thế ông được tha.
    Sau khi ra tù, Mười Hương về ở nhà bà Nhiễm tại quận 3, hàng tháng phải tới đồn cảnh sứat gần nhất trình diện. Mười Hương ?ongoan ngoãn? nằm ở đó một tháng, tháng sau ông được tổ chức bố trí đưa về căn cứ Củ Chi. Để sổng mất đối tượng nghi vấn, bọn cảnh sát tức điên lên, bắt bà Nhiễm, đánh đập bà để truy hỏi tung tích Mười Hương nhưng chúng không moi được gì từ người mẹ anh hùng này.
    Lên Củ Chi, Mười Hương gặp các đồng chí lãnh đạo miền lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trà, Trần Văn Danh. Mọi người đều rất mừng vì sự trở về của Mười Hương. Các đồng chí Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt khi biết tin Mười Hương vẫn còn sống đều vui mừng không xiết, mặc khác vì ông đã giữ trọn vẹn uy tín cho T.Ư. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh rất muốn giữ Mười Hương ở lại nhưng Bác Hồ nói: ?oChú ấy vừa trải qua một cuộc đấu tranh vô cùng gay go, quyết liệt. Phải để chú ấy nghỉ ngơi một thời gian?. Sau đó, Mười Hương nhận chỉ thị mới của T.Ư gọi ra miền Bắc.
    Sau khi được trên sắp xếp đi nghỉ ở châu Âu, mục đích chính là để gặp người vợ đang học ở bên đó sau 10 năm cách trở biền biệt, tưởng như không có ngày về. Mười Hương lại xin đi Nam. Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói: ?oAnh cứ nghỉ ngơi thêm một thời gian đi đã, ở ngoài này cũng không thiếu việc gì cho anh làm đâu?. Từ năm 1964 đến 1968, Mười Hương được cử làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật Bộ Công an, đảm trách việc liên lạc với lực lượng An ninh miền Nam. Trước nguy cơ Mỹ-nguỵ có thể dùng bộ binh đánh ra miền Bắc, Mười Hương được giao nhiệm vụ tổ chức khoá đào tạo lớp nữ gần 100 học viên nhằm đối phó với những tình huống xấu có thể xảy đến. Tuy nhiên, lòng ông vẫn không nguôi hướng về miền Nam, nơi mà ông cảm thấy mình mắc nợ rất nhiều. Cuối cùng, nguyện vọng cháy bỏng này của ông đã được đáp ứng. Năm 1968, Mười Hương trở lại chiến trường Nam Bộ. Ông về công tác tại An ninh miền. Năm 1970, Mười Hương được đưa vào Thường vụ T4, trở thành Trưởng ban An ninh T4 với 3 nhiệm vụ chính: Diệt ác ôn, đánh xẹp khí thế chính trị của địch; Tiến hành công tác điệp báo, xây dựng mạng lưới cơ sở, nắm âm mưu địch; Đảm bản an ninh khu vực. Dưới sự chỉ đạo của Mười Hương, lực lượng An ninh T4 đã lập nhiều chiến công xuất sắc, góp công lớn vào chiến thắng ngày 30-4-1975 lịch sử. Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, Mười Hương đảm nhiệm cương vị Phó bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh phụ trách công tác an ninh rồi phụ trách tổ chức. Ông trở thành Uỷ viên T.Ư Đảng khoá 4, được Đảng và Nhà nước tín nhiệm lần lượt giao cho các trọng trách Phó bí thư Thành uỷ thành phố Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Phó ban Thanh tra Nhà nước rồi Trưởng ban Nội chính T.Ư? Dù ở cương vị nào, ông cũng làm hết trách nhiệm, không để cho mình bị chi phối bởi bất kỳ sức ép nào.
  5. kienpc

    kienpc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn ptlinh đã cho tôi hiểu thêm về một người anh hùng của đất nước. Tự thấy ý chí của mình còn quá kém cỏi
  6. tranlam99

    tranlam99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    211
    Tôi cũng rất khâm phục những chiến công của bác Hương, nhưng tôi thấy chữ "Người thầy" có vẻ không đúng với thực tế.
    Có lẽ nên dùng là "Người chỉ đạo" hay "Người chỉ huy" thì đúng hơn chăng. Trong kháng chiến chống Mỹ có một thực tế là không hề có trường đào tạo tình báo chính quy cho những chiến sỹ tình báo như Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo.
    Họ thực sự được giao nhiệm vụ với thời gian rất ngắn, rồi được tung ngay vào lòng địch hoạt động dựa trên các kinh nghiệm sống mà họ đã có rồi tự hoàn thiện trong quá trình hoạt động.
    Nói họ là học trò của bác Hương thì thật không phải.
    Được tranlam99 sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 07/11/2005
  7. tranlam99

    tranlam99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    211
    Theo tôi giữa truyện với thực tế là hai cái khác nhau nhiều kể cả khi truyện hoàn toàn không hư cấu như thể loại hồi ký chẳng hạn.
    Một lý do khác nhau là trong truyện luôn có ***g ý đồ, cái nhìn của các tác giả vào trong tình tiết của thực tế. Nhưng trong thực tế thì không hẳn đã đúng như vậy.
    Ví dụ như có ai đó có nói với ông Ngô Đình Nhu một chuyện gì đó rồi sau đó viết truyện cho rằng ông Nhu hành động theo ý mình chẳng hạn. Nhưng thực tế hành động của ông Nhu dựa trên rất nhiều ý kiến khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau nên lý do về hành động của ông ta chắc chỉ có chính ông ta biết.
    Do vậy truyện là để xem còn coi thực tế đúng như theo truyện là không hoàn toàn đúng.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    ...Trước nguy cơ Mỹ-nguỵ có thể dùng bộ binh đánh ra miền Bắc, Mười Hương được giao nhiệm vụ tổ chức khoá đào tạo lớp nữ gần 100 học viên nhằm đối phó với những tình huống xấu có thể xảy đến.
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Nhân sắp đến kỷ niệm 40 năm thành lập Trường mang mật danh Y, em gửi một bài báo lên hầu các bác.
    Kỷ niệm về trường mang mật danh ?oY?
    Năm 1966, trong tình hình Mỹ-nguỵ ngày càng leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, với sự nhìn xa trông rộng của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, ngành Công an, cụ thể là Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Quốc Hương (tức Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương) khi đó là Cục trưởng K68 và đồng chí Viễn Chi (cố Thứ trưởng Bộ Công an), khi đó là Cục trưởng K61 đứng ra tổ chức, đào tạo huấn luyện một khoá ?oNữ trinh sát đặc biệt? mang mật danh ?oY?, bao gồm 3 lớp Y1, Y2, Y3, tuyển chọn các thiếu niên học sinh giỏi, có đạo đức tốt, từ 12 đến 14 tuổi, là con em các gia đình thành phần cơ bản ở tất cả các tỉnh trên miền Bắc, mỗi tỉnh từ 1 đến 3 người để đào tạo những chiến sĩ trinh sát đặc biệt.
    Trường ?oY? có khoảng 60 học viên do đồng chí Trần Quốc Hương trực tiếp phụ trách và lo về nội dung chương trình đào tạo, vì trước đây đồng chí Trần Quốc Hương đã có một thời gian hoạt động bí mật ở miền Nam; giáo viên là những cán bộ của các cục nghiệp vụ như: kỹ thuật nghiệp vụ, trinh sát ngoại tuyến, phái khiển v.v?
    Để đảm bảo tuyệt đối bí mật khi tuyển lựa các em đi học, gia đình không được biết con cái họ học gì, ở đâu, trong ba năm học tập không được thư từ liên lạc với người thân. Địa điểm học tập luôn được giữ bí mật, không ở cố định một nơi, cứ 6 tháng, 1 năm lại di chuyển đến một địa điểm mới. Địa bàn mà Trường ?oY? đóng quân trải rộng từ Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nam? Mỗi lớp học có khoảng 30 học viên. Khi vào lớp, các nữ sinh phải thay tên đổi họ, và dưới danh nghĩa là các lớp ?otrẻ mồ côi? đi sơ tán về các vùng quê. Chỉ riêng chuyện để cho các học viên ?onhí? quen với các tên mới của mình đã là một điều không đơn giản, để đến khi có ai bất ngờ gọi đúng tên cúng cơm mà cha mẹ đặt cho, không bị giật mình.
    Mặc dù nhỏ tuổi nhưng các học viên được đào tạo và rèn luyện với một chương trình có thể nói là cực kỳ nặng nề vất vả; đó là học võ thuật, học cách sử dụng điện đài thông tin liên lạc để tự mình có thể liên lạc được với các ?oY? khác xa hàng trăm km, học cách xây dựng cơ sở, học các nghề để dễ hoà nhập như bán hàng xén, bán thịt lớn, nghĩa là tất cả những gì một điệp viên thực thục cần phải có, phải biết và thành thạo. Nhớ lại chuyện cũ, nhiều chị nói rằng, lúc ấy không biết tại sao lại làm được những việc tưởng như không ghể, như trong đêm vắng vẻ, chỉ có hai người một tổ, vừa phải lắp đặt điện đài, trèo lên cây cao mắc ăngten để liên lạc với các ?oY? khác, vừa đảm bảo bí mật, vừa phải liên lạc thông suốt trong khi người run bần bật vì sợ ?oma? sau mỗi cơn gió hú, hoặc những đốm sáng đom đóm lập loè. Hoặc chỉ hai, ba em xông vào chuồng lợn bắt lợn chọc tiết, làm thịt hết sức thành thạo. Có lần ngày nghỉ, mấy chị em đi chơi, khi về bị một tốp thanh niên chặn đường trêu chọc, mấy cô bé không nói năng gì cứ thế đi. Được thể mấy thanh niên ngổ ngáo càng lấn tới. Cực chẳng đã, các cô phải sử dụng đến miếng võ. Cũng vì chuyện tự vệ phòng thân mà mấy cô bị kiểm điểm vì vi phạm nguyên tắc giữ bí mật của lớp học.
    Khi còn là những cô bé mới 12 đến 14 tuổi, tâm hồn còn ngây thơ trong trắng, thậm chí còn khóc nhè vì nhớ nhà, nhưng các học viên đều có mtộ niềm tin mãnh liệt và mau chóng trưởng thành là nhờ sự dạy bảo rất nghiêm khắc, đầy tình thương yêu và sự mẫu mực, trong sáng của các thầy, các cô là những cán bộ công an dày dạn kin, giỏi về nghiệp vụ, như bác: Mười Hương, bác Viễn Chi, bác Nhiệm hiệu trưởng, bác Tố (tức Hoàng Lệ Minh), chú Giáp, chú Luyện, bác Tẩm, cô Lý, cô Phượng, cô Hải, cô Mậu v.v?
    Sự ngây thơ, trong sáng của các học viên hôm nay nhắc lại nghe thật cảm động. Có một lần khi trò chuyện với các học viên, bác Mười Hương nói rằng: Ông tổ của ngành Công an XHCN, Dzerjinsky đã nói: ?oLà người công an cách mạng phải có khối óc lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch?. Một học viên nhỏ nhất, mới 12 tuổi, chỉ hiểu mang máng được ?okhối óc lạnh?, ?otrái tim nóng?, còn ?obàn tay sạch? thì không hiểu. Cho nên khi thấy tay mình bị ghẻ, em vội vàng xuống ao kỳ cọ đến bật cả máu cho hết những nốt ghẻ để bàn tay mình được ?osạch?!
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Có một kỷ niệm mà mọi người vẫn nhớ như in, đó là một lần Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đến thăm lớp. Lần đầu tiên được gặp, vì không biết ông là ai và cũng không ai nói cho các học viên biết, thế là lúc bác cháu nói chuyện, một số học viên tinh nghịch vừa nói chuyện vừa đấm vào lưng ông, thấy vậy đồng chí bác sĩ riêng của Bộ trưởng cứ đi ra đi vào, nhưng không biết nhắc thế nào để cho các em thôi không đùa với ông nữa. Mãi sau này khi biết người khách ấy là Bộ trưởng Bộ Công an, cả lớp đều cười như nắc nẻ, rồi nghĩ lại thấy an hận vì đã đùa nghịch quá làm ông mệt. Lần sau ông lại đến thăm, học viên Huệ khi ấy nhỏ nhất lớp, người lại gầy yếu, ông kéo Huệ vào lòng, ân cần hỏi thăm, rồi vào trong lớp nhìn lên bảng cờ đỏ, cờ xanh xếp loại trong tuần, không thấy tên Huệ đâu, ông hỏi: ?oKhông được cờ đỏ con có buồn không??. Huệ trả lời: ?oVì con có lỗi ạ!?. ?oLỗi của con làm sao??. ?oBởi vì trước khi đi ngủ con quên không rửa chân, các chị phát hiện ra thế là không bình bầu con cờ đỏ, lần sau con sẽ không bao giờ quên nữa ạ!?. Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn ân cần xoa đầu an ủi động viên cô học trò nhỏ nhất lớp, như tình cảm của người cha dành cho đứa con gái yêu.
    Trong buổi gặp mặt kỷ niệm lần thứ 35 ngày tựu trường, ai cũng muốn bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình nhưng vì không đủ thời gian, nên chỉ có đại diện các ?oY? mới được phát biểu. Như Trần Lâm Hồng có biệt danh ?oHồng tồ? vì theo cô Lý nói: ?oNó tồ nhất lớp, cái gì cũng hỏi, thế mà bây giờ lại là trinh sát hình sự nổi tiếng?. Cả lớp cười vui. Cái tên Trần Lâm Hồng-trinh sát hình sự của CATP Hải Phòng, người đã từng bao lần đối mặt với các loại đối tượng hung hãn nhưng chúng đều bị khuất phục trước một nữ trinh sát đầy bản lĩnh, gan dạ và dũng cảm. Ấy vậy mà tại buổi gặp mặt khi phát biểu thì những giọt nước mắt cứ chảy dài trên má khi nhắc lại những kỷ niệm của một thời gian khổ nhưng rất đỗi trong sáng. Chị Thuỳ Vinh, học viên lớp ?oY2?, công tác tại Công an quận Ba Đình cũng nghẹn ngào, đứt quãng mấy lần mới nói hết được vài câu xúc động. Chị là một trong những học viên đầu tiên ngay khi đang học đã được chi viện cho chiến trường Liên khu V-một chiến trường vô cùng ác liệt, gian khổ làm công tác thông tin khi mới bước vào tuổi 16 và ở lại chiến trường 7 năm, năm 1973 mới trở ra Bắc và tiếp tục ôn thi vào Đại học Công an. Chị nhớ mãi kỷ niệm khi lên xe ôtô vào Nam, bác Mười Hương nói: ?oBác thương các con quá, các con là những người mà bác thương yêu nhất?. Rồi chị Hải Lâm, người cũng đã vào chiến trường miền Nam sau khi hết khoá và trục lại chiến trường 6 năm trời với bao khó khăn, vất vả; và nhiều chị khác nữa nhưng tất cả đều thầm hứa với chính mình, phải sống, chiến đấu làm sao cho xứng đáng với truyền thống của Trường ?oY?, với sự tin tưởng, gửi gắm của bác Trần Quốc Hoàn, bác Viễn Chi, bác Trần Quyết, bác Mười Hương, của cô Lý, cô Phượng v.v?
    Cô Nguyễn Thị Lý, người phục trách lớp kể lại rằng, sau khi một số học viên vào chiến trường miền Nam, cô có nhận được một số thư của các em gửi ra, có một lá thư cô chỉ dám đọc một lần, không dám đọc lại vì cứ mở thư ra là khóc, thương các em vất vả thiếu thốn quá, kể cả những thứ tối thiểu của sinh hoạt phụ nữ. Có bức thư viết đã mấy tháng rồi nhưng không gửi cho cô được vì thư viết rồi nhưng không có cơm để dán, vì ăn sắn mấy tháng trời, rồi sốt rét rụng hết cả tóc.
    Bây giờ thì những nữ sinh Trường ?oY? ngày ấy bây giờ đã trưởng thành, chị nhiều tuổi nhất là 52, còn ít nhất là 48, nhiều người đã thành bà nội, bà ngoại, nhiều chị đã nghỉ hưu hoặc không còn công tác trong ngành, nhưng tất cả các chị em Trường ?oY? ngày ấy đều vẫn giữ được phẩm chất, đạo đức, lối sống mà các bác, các chú, các cô đã dạy bảo. Không có ai vì lợi ích vật chất tầm thường, vì danh vọng địa vị mà đánh mất mình hoặc làm tổn hại đến danh dự của học viên trường ?oY?. Bác Mười Hương trong lời phát biểu, mấy lần nhoè lệ vì xúc động. Bác Mười Hương nói: ?oBác mừng vì các con, các cháu dù mỗi người một hoàn cảnh, một công việc nhưng đều đã trưởng thành và không có đứa nào sa ngã, thoái lui. Bây giờ ai thấp nhất cũng là trung tá, thiếu tá cả rồi, như thế là mừng lắm, con hơn cha là nhà có phúc?.
    Các học sinh Trường ?oY? ngày ấy bây giờ, mỗi người một nhiệm vụ, một địa vị công tác như các chị Hải, Hồng, Lan, Nguyệt Bích, Hương công tác ở Tổng cục VI; chị Phương ở Phòng khám của Bộ; chị Huệ, chị Thuỳ ở bệnh viện 19-8; chị Lâm Hồng, chị Xuân Hồng ở Công an Hải Phòng; chị Vinh ở Công an quận Ba Đình; chị Kim Thanh ở Công an Đồng Nai; chị Tâm, Công an Đồng Tháp; chị Lan, Công an thành phố Hồ Chí Minh; chị Nhung, Công an Đà Nẵng và nhiều chị khác mà tôi không biết tên. Nhưng dù ở đâu, làm gì, các chị vẫn khắc sâu trong tâm khảm và thầm nhủ: mình tự hào là học sinh Trường ?oY?, nứ trinh sát đặc biệt của Bộ Công an trong thời kỳ đánh Mỹ, và tự hứa sẽ mãi mãi phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với truyền thống của học sinh Trường ?oY?.
    Việt Phương
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Công việc của người tình báo đúng là khắc nghiệt hơn James Bond nhiều các bác nhỉ
    Các bác cho em hỏi thêm về đại tá Phạm Ngọc Thảo với:
    - Có phải đại tá đã tổ chức đảo chính hụt rồi bị tra tấn đến chết không? Nguyên nhân thất bại?
    - Nếu mà đại tá Thảo đảo chính thành công thì có khả năng CS sẽ chiến thắng sớm hơn trục năm không các bác?
    - Cuộc đời đại tá là nguyên mẫu của "Ván bài lật ngửa", thế còn nguyên mẫu của "X-30 phá lưới"? Cả hai?

Chia sẻ trang này