1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu về những anh hùng tình báo

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kienpc, 29/07/2005.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. maple_leaf

    maple_leaf Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    25
    Trong hồi ký Việt Nam máu lửa quê hương tôi của Đỗ Mậu, giám đốc nha an ninh quân đội, Phạm Ngọc Thảo được cho là con người kỳ bí, luôn nhảy qua nhảy lại xúi người này người nọ làm việc này việc kia để gây mất ổn định. Trong đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, PNT mới đầu hợp tác với bác sỹ Trần Kim Tuyến (giám đốc tình báo), sau lại tham gia nhóm của tướng Trần Thiện Khiêm. Về sau ông lại xúi giục và tổ chức cho tướng Lâm Văn Phát và Dương Văn Đức mang quân về thủ đô đảo chính nhưng đã bị Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ nhanh chóng dập tắt.
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Chánh Tín cũng từng trả lời phỏng vấn (lâu rồi em không nhớ rõ) là lúc nhỏ ông từng có dịp "nhìn thấy" đại tá Thảo (hình như là bạn của bố đến nhà chơi). Đại tá Thảo hơi lùn, rất linh hoạt, không phải như hình tượng Nguyễn Thành Luân thâm trầm. Hình của đại tá Thảo trên Wiki cũng thấy ông phải chụp nửa người (mắt lé). Hình trên bia mộ thì ông lại đeo kính đen
    Bác MDB lại quên rằng, đại tá Thảo tuy là người "bên kia" nhưng ông không làm nhiệm vụ thông tin nên làm gì có đồng đội hỗ trợ để khai đầu mối, có liên lạc về R đâu là có thông tin về phía bên kia. Vì vậy, không thể khai thác ông như những tình báo viên hay chỉ huy tình báo thông thường.
    Ông hoạt động độc lập, thông tin ông có được là người này người nọ cung cấp. Cái tài của ông là sử dụng những thông tin nội bộ để điều khiển theo ý đồ của cấp trên. Kẻ thủ tiêu ông vì do liên hệ của ông với các thế lực tình báo và chính trị khác nhau, đủ tạo cho ông một lớp sơn bóng loáng, trở thành người nổi trội rất nguy hiểm, có khả năng tranh giành địa vị với ...người ta.
    Một chút tóm tắt thời này (1963-1965). Bác MDB chắc cũng nhớ rõ cuộc đua chứ?
    Khởi đầu với Đôn, Đính, Kim, Xuân (minh chủ là tướng Big Minh), sau bị Khánh, Khiêm lật. Rồi Khánh hất Khiêm. Tướng Đức, Phát dứ Khánh lần 1, rồi Phát, Thảo dứ Khánh lần 2, cuối cùng Thiệu, Kỳ, Có hất Khánh. Thi chảnh, bị Kỳ hất ra ngoài. Có hơi "bóng loáng", lập tức bị Thiệu cho làm đại sứ. Rồi Kỳ, Thiệu kình nhau. Kết cuộc Thiệu thắng.
    Cũng lưu ý bác MDB luôn, "Được làm vua, thua làm đại sứ". Tướng Phát 2 lần đảo chính cũng chưa bị lên dĩa. Nhưng đại tá Thảo thì chiên xù ngay. Vì đại tá Thảo "thông minh quá hóa nguy hiểm" cho người ta.
  3. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    (tự xoá vì lý do: đã hiểu)
    Được simbat1080 sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 11/01/2006
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Em cũng đồng ý với ý kiến của bác dragonboy1080 về việc chuyển nội dung chủ đê này qua việc gửi các bài viết về các chiến sĩ tình báo.
    Các bác cho ý kiến đi. Em có đề nghị luôn:
    1. Các bác vừa gửi bài và cho ý kiến.
    2.Cho ý kiến luôn (đồng ý hay không). Sau đó em sẽ xoá đi các bài có ý kiến đó vì để các bài viết thì sẽ thành bài spam, làm loãng chủ đề.
    Giờ em sẽ gửi bài đầu tiên về Anh hùng LLVT Nguyễn Tài.
    Ngày 10-6-2002, tại TP.Hồ Chí Minh, lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND cho đồng chí Nguyễn Tài, tức Tư Trọng, nguyên Trưởng ban An ninh khu Sài Gòn-Gia Định, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, đã được Bộ Công an và Công an TP.Hồ Chí Minh tổ chứ long trọng.
    Đồng chí Nguyễn Tài sinh ngày 11-12-1926 tại Xuân Cầu, Văn Giang, Hải Hưng-một vùng quê nghèo có nhiều bậc túc nho, văn sĩ? Cụ thân sinh của ông là nhà văn lớn Nguyễn Công Hoan. Thừa hưởng truyền thống của quê hương và gia đình, ông đã sớm giác ngộ cách mạng và gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc năm 1944 tại Hà Nội. Chưa đầy một năm sau, tháng 3-1945, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
    Có thể nói, ông là một trong số những người đã có công đặt nền móng đầu tiên cho ngành An ninh non trẻ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cũng như ông, những người thầy đầu tiên của ông về công tác công an cũng là những người chưa hề học qua một ngày về công tác phức tạp đó. Lúc mới vào Đảng, ông may mắn được đồng chí Lê Đức Thọ tận tình truyền đạt cho rất nhiều kiến thức cách mạng thực tiễn. Tại chiến khu Tân Trào những tháng ngày trước Cách mạng tháng 8-1945, chính các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái-những vị tướng, nhà quân sự lừng lẫy sau này-đã trở thành thầy giáo ?ovỡ lòng? cho ông về quân sự.
    Tháng 9-1945, khi ngành Công an vừa thành lập, trở về Hà Nội, ông được phân về Sở Liêm phóng Bắc Bộ. Người thầy thật sự của Nguyễn Tài về nghề công an là cụ Bùi Đức Minh, Chủ sự Phòng Chính trị của Sở Liêm phóng. Là một người đã nhiều lần bị mật thám săn đuổi, tù đày, tra tấn trong nhiều năm, ?oCụ Minh già?-như cách gọi thân thương của Nguyễn Tài-có một kho kinh nghiệm về đối phó với những mánh khoé của nghề sen đầm và ngược lại. Kinh nghiệm đó đôi khi là một mẹo hoá trang: một miếng sáp ong bằng ngón tay, độn vào trong miệng, khuôn mặt đã trở nên khác hẳn?
    Với tất cả tấm lòng vì nước vì dân, bầu máu nóng của tuổi 20 và một ít kinh nghiệm sơ khai như thế, người thanh niên Nguyễn Tài đã đi trọn đời mình với sự nghiệp của ngành Công an. Lúc mới khởi đầu, ông đã nhanh chóng được giao trọng trách Trưởng văn phòng Công an Khu đặc biệt Hà Nội những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Vừa học vừa làm, vừa tích luỹ kinh nghiệm, ông đã đóng góp nhiều công lao to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chín năm. Sau năm 1954, ông lần lượt được giao phó các trọng trách Phó văn phòng rồi Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị-Bộ Công an. Với những cương vị ấy, ông đã góp phần làm chuyển biến tốt công tác tình báo, phản gián của lực lượng Công an, đã chỉ đạo lực lượng trinh sát thu được nhiều tài liệt tuyệt mật của địch, báo cáo Đảng và Nhà nước phục vụ công tác đánh địch trước mắt và lâu dài. Giai đoạn 1955-1959, Nguyễn Tài là một trong những người tham gia chỉ đạo Chuyên án C30 nổi tiếng, phá tan vụ án này, đưa Trần Minh Châu (tức Cáp)-tên cầm đầu-và đồng bọn ra công khai xét xử.
    Tư? một nha? hoạt động thực tiêfn được đa?o luyện trong đấu tranh, với trí thông minh tuyệt vơ?i, Nguyêfn Ta?i đaf trơ? nên một nha? hoạt động an ninh gia? dặn. Ông đaf có nhiê?u đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện thành công kh hạn chế hoạt động của bọn ********* nguy hiểm, tạo điều kiện cho quần chúng giáo dân đi theo con đường kháng chiến của Đảng và dân tộc. Chính ông cũng là người đã tham mưu giúp Ban Bí thư Trung ương Đảng khởi thảo Chỉ thị 05 về hoạt động tình báo ở miền Nam, được các lực lượng an ninh và tình báo ở miền Nam thực hiện có hiệu quả. Tiếp đó, ông cũng là người đã lãnh đạo công tác đấu tranh chống biệt kích do Mỹ-nguỵ ồ ạt tung ra miền Bắc những năm đầu thập kỷ 60, bắt gọn nhiều toán gián điệp thâm nhập. Ngoài ra, ông cũng đã cùng với Cục Cảnh vệ đi tiền trạm để chuẩn bị tốt cho chuyến thăm 3 nước Ân Độ, Miến Điện, Inđônêxia và Bác Hồ diễn ra an toàn, thắng lợi.
    Năm 1964, chiến trường miền Nam ngày càng trở nên ác liệt, Nguyễn Tài tình nguyện và được Đảng chấp thuận cử vào chi viện cho miền Nam. Trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm thu gom suốt một chặng đường dài của ông đã trở thành những bài học, tài liệu quý cho các lớp bồi dưỡng công tác điệp báo và an ninh đô thị của các khu, tỉnh thuộc chiến trường B2.
    Sau Tết Mậu Thân, các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Sài Gòn-Gia Định, ngày càng trở nên ác liệt hơn. Địch kiểm soát gắt gao, chốt chặn tất cả các ngõ ra vào nội ô Sài Gòn, trong khi các lực lượng vũ trang của ta đều bị hao hụt chưa kịp khôi phục. Tuy vậy, lực lượng An ninh Sài Gòn-Gia Định do ông phụ trách vẫn có nhiều cố gắng, vừa xây dựng cơ sở, vừa chuyển vũ khí vào thành, tạo nên các tiếng nổ kinh hoàng đánh thẳng vào Tổng nha Cảnh sát nguỵ? khiến đầu não địch hết sức hoang mang và đồng bào đô thành hả dạ.
    Để trả đũa, địch đã tìm cách đưa nội gián vào hàng ngũ của ta. Nhưng lực lượng An ninh T4 do Nguyễn Tài phụ trách đã không để cho chúng thực hiện được âm mưu. Chính ông đã chỉ đạo phá rã nhiều vụ nội gián, trong đó có vụ tên Hồng, một tên đã chui vào phá hoại cơ sở của llvt Thành đoàn suốt nhiều năm?
    Công việc đang tiến triển mạnh thì ngày 23-12-1970, trên đường đi công tác bằng đường công khai (dùng giấy tờ giả), Nguyễn Tài bị địch bắt. Suốt 6 tháng trời, ông đã thành công trong việc che giấu tung tích, khiến địch cứ đinh ninh rằng kẻ bị chúng bắt là Đại uý tình báo Nguyễn Văn Hợp, mới vào Nam hoạt động đơn tuyến chưa lâu nên chưa có gì đáng để khai thác. Trong khi đó, trong hầm tối biệt giam, tinh thàn cảnh giác, mưu trí đã giúp Nguyễn Tài phát hiện được một tên chiêu hồi để sau năm 1975 báo cáo với Đảng và Bộ Công an xử lý.
    Sau 6 tháng, địch mừng húm khi phát hiện ông chính là Đại tá Nguyễn Tài, một bộ óc đã khiến chúng phải mất ăn mất ngủ. Hết nguỵ rồi Mỹ thay nhau tra tấn bằng đủ loại cực hình tinh vi và man rợ nhất, ròng rã trong suốt 8 tháng trời, nhưng chúng đã không hề lung lạc được ông. Tinh thần bất khuất của người Cộng sản Nguyễn Tài đã khiến Mỹ-nguỵ bó tay, không moi được bất kỳ một thông tin nào về cơ sở, tổ chức của Đảng. Những cái bẫy chính trị chúng giăng ra cũng bị nhà tình báo lão luyện phát hiện và vô hiệu hoá. Từ tức tối hành hạ, dần dần những tên đồ tể cả Mỹ lẫn nguỵ đã bị tinh thần thép của nhà tình báo Cộng sản khuất phục, chúng đâm ra nể trọng và khâm phục ông. Vì thế, nhiều lần định thủ tiêu Nguyễn Tài, địch đã không làm nổi.
    Trong khi đó, ở bên ngoài, cả Bộ Công an lẫn Khu uỷ Sài Gòn-Gia Định đều rất lo lắng cho tính mạng của người đồng chí, đồng đội. Cuối năm 1971, theo sáng kiến của đồng chí Trần Quốc Hoàn-Bộ trưởng Bộ Công an, lực lượng An ninh đã bí mật tiếp xúc trực tiếp Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thoả thuận sẽ trao đổi Nguyễn Tài lấy một đại tá Mỹ bị ta bắt. Nhưng nửa chừng, địch lật lọng. Cuộc giải cứu bất thành nhưng cũng đủ cho địch không dám lên kế hoạch thủ tiêu ông như đã định.
    Ngày 30-4-1975, Nguyễn Tài được bộ đội vào giải phóng Sài Gòn giải thoát, trước khi lệnh thủ tiêu ông của địch chưa kịp thực hiện. Trong thời bình, người Anh hùng trong lửa đạn chiến tranh đã tiếp tục hoàn thành tốt nhiều trọng trách khác của Đảng và nhân dân giao phó, từ Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội v.v? Ở cương vị nào, ông cũng luôn tỏ ra là một con người tận tuỵ và xuất sắc, hết mình vì công việc.
    Khi nhắc đến những anh hùng, người ta thường muốn nói nhiều đến những chiến công của họ. Với Anh hùng Nguyễn Tài, tôi muốn dừng lại ở chính quãng lặng của chính ông. Đó là khi ông đọc lời đáp từ ngắn gọn trong lễ đón nhận danh hiệu của mình. Không nói nhiều về bản thân, ông đã dành tất cả tấm lòng để cảm ơn tất cảm, nhữn đồng chí, đồng đội qua các thời kỳ, đến cha mẹ, anh em và cả những người đang sống hoặc đã hy sinh cho cùng một sự nghiệp mà ông chưa hề gặp mặt? Khi tất cả những nghi thức cần thiết đã hoàn tất, ông đã lặng lẽ chậm rãi tiến về phía chỗ ngồi của người bạn đời đã đội lên đầu tóc tuyết. Ông trao tấm bằng cho bà. Và họ ôm lấy nhau trong nước mắt sung sướng, cảm động chảy dài.
    Nguyễn Hồng Lam
  5. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Vừa qua, Ban chấp hành Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ban liên lạc Cựu cán bộ Đoàn đã tổ chức giới thiệu cuốn sách: ?oThế hệ anh hùng chiến thắng vẻ vang? tập II. Đây là cuốn sách viết về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong những năm chống Mỹ cứu nước.
    Chỉ đạo để cho ra đời cuốn sách này là những nhà văn, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, đã từng giữ các cương vị lãnh đạo phong trào Đoàn thanh niên của miền Nam thời kỳ khói lửa như: Phan Minh Tánh, Lê Quang Thành, Trần Bạch Đằng, *****************, Lê Minh Thu, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Chí Trung.
    Các bài viết trong cuốn ?oThế hệ anh hùng chiến thắng vẻ vang? tập II, đã tái hiện lại cuộc chiến đấu anh dũng, hào hùng của các thế hệ thanh niên Việt Nam trên chiến trường chống Mỹ. Ngay từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, những công việc khó khăn để các chiến sĩ ta nhận dạng kẻ thù, hoạt động bí mật trong lòng địch, xây dựng cơ sở cách mạng và chống phá âm mưu của địch trong các ấp chiến lược, cũng như chuẩn bị Đại hội Đoàn TNNDCM Việt Nam lần thứ Nhất ở miền Nam đã được đồng chí Phan Minh Tánh-Nguyên Bí thư TW Đoàn TNNDCM Việt Nam kể khá chi tiết trong bài ?oĐi vào cuộc chiến đấu mới?.
    Với đồng chí Lê Quang Thành-Nguyên Bí thư TW Đoàn TNNDCM Việt Nam khóa I rất tâm đắc với cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 ở vùng ?oĐất thép? Củ Chi. Trong tác phẩm ?oNhớ mãi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân trên đất thép?, tác giả đã miêu tả sinh động cuộc chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo của các chiến sĩ ở một trong những nơi gian nan, ác liệt nhất trên chiến trường Nam bộ. Ở đây sáng lên những tấm gương kiên trung, bất khuất, quả cảm của các cán bộ, đoàn viên như Tư Tươi, Chín Bình. Đọc cuốn sách ?oThế hệ anh hùng chiến đấu vẻ vang?, chúng ta thấy rất nhiều câu chuyện về gương chiến đấu dũng cảm của các đoàn viên, thanh niên. Câu chuyện ?oAnh hùng LLVT nhân dân Đoàn Thị Liên? của tác giả Trần Khắc Minh đã vẽ lên hình ảnh cô gái Đoàn Thị Liên ở quê hương Bến Cát-Bình Dương, là đoàn viên của Đội TNXP Phú Lợi (Thủ Dầu Một) vừa đẹp người, đẹp nết lại rất chịu khó trong vận tải đạn dược, lương thực, cứu giúp đồng đội lúc bị thương và trực tiếp tham gia phục vụ 12 trận đánh lớn. Đoàn Thị Liên đã anh dũng hy sinh năm 1966 trong khi lấy thân mình che chở cho thương binh. Câu chuyện về đoàn viên Thu Trang-một nữ biệt động vùng Tây Ninh, sau là biệt động Sài Gòn của Thu Thủy, nguyên là đội trưởng đội biệt động Thanh niên trực thuộc BCH Đoàn huyện Trảng Bàng có nhiều chi tiết hay về hình ảnh các chiến sĩ chiến đấu trong lòng địch. Nhân vật Thu Trang rất thật và dũng cảm trong những lần đi diệt bọn ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng trong sinh viên, học sinh, công nhân ở nội ô. Chị Thu Trang đã trực tiếp tiêu diệt 150 tên sĩ quan cấp úy và cấp tá của Mỹ-ngụy, đến năm 1976 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu ?oAnh hùng LLVT nhân dân?.
    Cuốn sách có những bài viết về những tấm gương đoàn viên, thanh niên trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu như tác phẩm ?oVõ Hường-Dũng sĩ diệt Mỹ, diệt xe tăng? của Đức Lân, ?oHồ Văn Nhánh mưu trí, dũng cảm? của Trần Thanh Hải. Cuốn sách còn có nhiều câu chuyện tình cảm nói về tình đồng chí, đồng đội ở chiến trường, trong ngục tù và cả những mối tình nồng cháy trong thời kỳ máu lửa. Hồi ký ?oMiếng thịt mỡ ở địa ngục trần gian? của đồng chí Đỗ Hoàng Hải-Nguyên UVBCH Khu đoàn Sài Gòn-Gia Định đã miêu tả khá chi tiết cuộc sống của các tù nhân tại các nhà giam Côn Đảo. Ở nơi ?oĐịa ngục trần gian? này, người chiến sĩ cách mạng không chỉ nêu cao tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, mà còn sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo, đùm bọc đồng chí, đồng đội trong các chuồng cọp, xà lim và những chỗ lao động khổ sai khác. Bút ký ?oTiếng hát, lời thơ từ phòng biệt giam? của Võ Thị Hồng Sa lại nói nên tinh thần lạc quan, yêu đời của các đoàn viên, thanh niên cách mạng ở trại giam quân đoàn III ngụy tại Biên Hòa. Mặc dù phải chịu những cực hình dã man, tàn bạo, giam giữ chặt chẽ, nhưng chiến sĩ ta vẫn ca hát, làm thơ tạo ra sự tự tin, phấn chấn, sẵn sàng chịu đựng mọi nhục hình và đấu tranh để chiến thắng kẻ thù.
    Khi đọc ?oThế hệ anh hùng chiến thắng vẻ vang?, bất kỳ ai cũng có thể dâng lên lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Bởi vì trong những bài viết ấy chứa đầy những năm tháng gian lao, nhưng thổi bùng lên ngọn lửa truyền thống anh hùng cách mạng với khí phách Việt Nam, dáng đứng Việt Nam ?oTạc vào thế kỷ?. Điều đáng trân trọng, yêu quí ở tập sách là tính chân thực, gần gũi do vậy, có sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc tìm về truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước.
  6. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Theo chủ đề về anh hùng LLVT của ptlinh chúng ta cùng tìm hiểu về một người anh hùng Người bảy lần được gặp Bác Hồ/
    Anh hùng Hồ Kan Lịch.
    A Lưới, chon von vắt vẻo ở lưng chừng dãy Trường Sơn hùng vĩ, là nơi sinh sống của các dân tộc anh em Pa Kô, Vân Kiều, Pa Hy, Cơ Tu... Trong kháng chiến, mảnh đất này đã sinh ra tám AHLLVT, trong đó có nữ Anh hùng Hồ Kan Lịch người Pa Cô.
    Căn nhà của Kan Lịch nép mình bên đường Hồ Chí Minh. Tận dụng điều này, chị mở quán cà phê kiếm đồng ra đồng vào. Không có khách, quán tồn tại được hai tháng thì đóng cửa. Kan Lịch bảo đây là lần làm ăn thất bại thứ... nhiều rồi, chị không thức thời với thị hiếu thì đành chịu vậy, chỉ một thứ mà ba chục năm nay giúp kinh tế gia đình bớt khó khăn, con cái học hành tới nơi tới chốn, dựng vợ gả chồng được cho chúng... là các mùa rẫy.
    Kan Lịch nói: ?oLàm rẫy là tốt nhất, rẫy đã nuôi mình trưởng thành để chiến đấu, cũng như nuôi sống những đồng bào anh em khác trong vùng, rừng núi Trường Sơn đâu có phụ bạc mình?.
    63 tuổi, chị vẫn từng ngày lên nương. Tôi theo chân chị lên núi A Bung, nơi Kan Lịch chuẩn bị thu hoạch gần 5ha sắn, cà phê và nhiều thứ cây khác. Bước chân chị vượt dốc thoăn thoắt, nước da đồng hun càng đi càng đỏ au. Dọc đường, chị chẳng nói nhiều về thành tích, gặng mãi tôi mới nghe kể đôi điều, sau những làn thuốc rê.
    Anh hùng Hồ Kan Lịch sinh năm 1943, 13 tuổi theo cách mạng làm liên lạc bí mật, năm 14 tuổi bị bắt giam cùng chú ruột là AHLLVT Hồ Đức Vai. 18 tuổi, Kan Lịch đã là nữ Đảng viên cộng sản đầu tiên của dân tộc Pa Kô rồi. Lúc thoát khỏi nanh vuốt chúng, chị chiến đấu trong tình thế không có cơm ăn, nước uống luôn thiếu nhưng vẫn bắn cháy máy bay Mỹ (1967) ngay cạnh sân bay A Lưới, tiêu diệt 60 lính Mỹ chuẩn bị đi càn.
    Kan Lịch chiến đấu giỏi nên 160 chị em du kích người dân tộc ở A Lưới theo chị. Giặc Mỹ mỗi lần nghe đến đội du kích Kan Lịch là run sợ bỏ chạy không dám giáp mặt. Những thành tích đó Kan Lịch cứ nói là thành tích của tập thể, chẳng nhận riêng về mình.
    Sau Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần hai, nữ AHLLVT người Pa Kô Hồ Kan Lịch được vinh dự ra Bắc gặp Bác Hồ. Trên đường đi dọc đại ngàn Trường Sơn, Kan Lịch bị sốt rét hành hạ đến mức tự cắn... đứt lưỡi, may có những bác sĩ giỏi giúp Kan Lịch nối lại lưỡi để nói chuyện được với Bác Hồ.
    Tuy đã 63 tuổi nhưng Anh hùng Hồ Kan Lịch vẫn hàng ngày lên nương lên rẫy chăm lo sản xuất.
    Kan Lịch kể rằng: ?oBiết mình là người Thừa Thiên - Huế nên Bác đã dặn nhà thơ Tố Hữu bảo nhà bếp chuẩn bị món ăn Huế. Nhìn Bác gắp thức ăn và lo cho mình ăn, mình chỉ biết nhìn Bác khóc rồi thưa rằng: Cháu là người dân tộc, tuy ở Huế nhưng sống khổ trong núi quen rồi, ăn gì cũng được, không cần cầu kỳ đâu Bác ạ! Mình thật vinh dự và sung sướng khi trong hai năm 1967-1968 được bảy lần gặp Bác Hồ, trong đó có năm lần được ăn cơm cùng Bác.
    Bác còn dặn mình: Cháu trở về trong đó nhớ chuyển lời Bác thăm hỏi đồng bào, cháu nói với các dân tộc anh em rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta nhất định thắng lợi, hãy đoàn kết để đánh thắng giặc. Cháu Lịch à, làm ra Anh hùng đã khó mà giữ Anh hùng lại khó hơn. Những câu nói đó, mình ghi trong dạ suốt đời?.
    Hôm ấy, mỗi người được Bác Hồ tặng một chiếc đồng hồ. Riêng Kan Lịch, Bác tặng thêm chiếc đài bán dẫn để chị về cùng đồng bào nghe thời sự, để có cảm giác gần Bác và miền Bắc hơn.
    Khi được Bác hỏi về chuyện có thích đi học tập ở Liên Xô không, Kan Lịch thưa: ?oThưa Bác, cho cháu xin được trở về miền Nam chiến đấu, đợi đến ngày hai miền Nam - Bắc đoàn tụ, cháu đón Bác vào thăm miền Nam được rồi thì đi học mới ưng cái bụng!?. Khi ấy, mọi người thấy Bác Hồ rơi nước mắt...
    Sau ngày nghỉ hưu, người dân A Lưới ngày nào cũng thấy Kan Lịch lên nương lên rẫy chăm lo sản xuất. Cơ ngơi của chị nay có nhiều trâu trên núi, lắm bò bên đồi, ruộng nước luôn cho lúa năng suất cao, sắn bắp luôn sẵn trong nhà không khi nào thiếu đói. Chị không những cật lực làm cho gia đình mình mà còn hướng dẫn bà con, các đồng bào anh em cùng làm. Chị tất bật trong mọi công việc xã hội, vừa nói vừa làm nên được nhân dân trong vùng tin yêu, họ coi chị như ngọn đuốc sáng dẫn đường cho bà con noi theo để tiến kịp miền xuôi.
    Gia đình Kan Lịch được đánh giá là gia đình gương mẫu nhất A Lưới, chỉ sinh hai con, con trai đầu sinh năm 1974 hiện làm công an tại thị trấn, con gái út làm truyền thông kế hoạch hóa gia đình. Nuôi con ăn học thành người, chị còn nuôi thêm 6 đứa cháu mồ côi. Nay các cháu đã trưởng thành, ai cũng ra riêng và được Kan Lịch làm cho căn nhà để bắt đầu xây dựng cuộc sống riêng.
    Dân bản vùng A Lưới mỗi khi nhắc về thiếu tá Kan Lịch thường tự hào kể rằng mỗi tháng, khi nhận lương hưu hai triệu mốt (hai triệu một trăm ngàn đồng), chị phân phát cho những người khó khăn trong vùng như sự hỗ trợ về vốn để đồng bào làm ăn.
    Chị làm tự giác, không lấy lãi, thậm chí có khi không đòi lại vốn. Chúng tôi hỏi chuyện này, chị nhoẻn cười: ?oDân bản mình nghèo, Kan Lịch có cái gì thì bà con có cái đó mà?. Nghe vậy chúng tôi nói vui: ?oBác Hồ bảo làm ra Anh hùng đã khó, giữ được Anh hùng lại khó hơn, Hồ Kan Lịch làm được rồi đấy...?.
    Hồn hậu như bông hoa rừng, Kan Lịch nói: ?oChưa đâu, mình phải đảm đang việc nhà, việc xã hội đến khi chết mới nói là giữ được danh hiệu Anh hùng?.
    theo nhân dân : http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&article=49938
  7. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề của Ptlinh là chủ đề những anh hùng tình báo hoặc về những chiến sĩ tình báo chưa được tuyên dương, không phải là Anh hùng LLVT trang đâu bạn ơi. Có lẽ, phần của bạn sẽ chuyển sang một topic khác vậy.
    Tôi cũng đổi tên chủ đề thành Tài liệu về những anh hùng tình báo
    Được mltr_sg sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 12/01/2006
  8. tmkien1

    tmkien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Bác nào thích tham khảo về tướng Nguyễn Tài nên lên talawas đọc Hồi ký của ông này trong giai đoạn bị đình chỉ chức vụ vì bị nghi là đã hợp tác với CIA trong giai đoạn bị bắt. Đọc rất nhức đầu và nhiều chi tiết vụn vặt nhưng chính vì những chi tiết vụn vặt này mà ông Nguyễn Tài đã tự minh oan cho mình. Tuy nhiên, đọc xong sẽ thấy có nhiều thất vọng về cách làm việc của cơ quan an ninh Việt Nam dù đối tượng điều tra là cán bộ cấp cao (cỡ Thứ trưởng Bộ Công an). Đọc xong mới thấy đúng là ông Nguyễn Tài này rất vững về nghiệp vụ an ninh.
  9. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Bác ptlinh ơi! Thế cụ Mười Hương ra tù thế nào nhỉ?
    Bác nào biết phổ biến thêm thông tin cho anh em về hoạt động của các chiến sĩ tình báo ở mình cũng như nước ngoài với:
    - Phương thức liên lạc?
    - Nguồn tuyển mộ cán bộ?
    - Cách lựa chọn, thẩm định thông tin?
    - Chẳng may mà cấp trên trực tiếp "tèo" thì bản thân mình+đường dây của mình làm sao liên lạc tiếp với tổ chức?
    Nói túm lại làm cái nghề tình báo em thấy lúc nào cũng như "đi trên dây" đã thế lại bị mang tiếng "theo giặc" và em cũng chắc là đến giờ rất nhiều chiến sĩ TB vẫn chưa được Nhà nước công nhận cũng như nhiều kẻ phản bội hoặc "hai mang" vẫn ung dung dưỡng già
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    To Thuyê?n trươ?ng 1080: Bác có thê? vê? trang 2, xem lại phâ?n "Người anh hùng trở về" đê? rof vê? việc ra tu? cu?a cụ Mươ?i Hương!
    Bác ho?i mấy câu khoai quá, dân nghiệp dư tra? lơ?i mấy câu na?y mệt lắm. Nhưng em cư? thư? tra? lơ?i xem sao:
    - Phương thức liên lạc? => Cái na?y phụ thuộc va?o việc điệp viên hoạt động ơ? đâu: trong nước hay ngoa?i nước? Môi trươ?ng hoạt động như thế na?o: có nguy hiê?m hay không? Tư cách cu?a điệp viên ra la?m sao: đi công khai (theo một chức danh gi? đó, thậm chí la? đi du lịch), cái na?y du?ng rất nhiê?u trong hoặc bi?nh hoặc chiến tranh lạnh hoặc bí mật (bí mật xâm nhập-cái na?y thươ?ng du?ng trong chiến tranh nóng la? nhiê?u co?n thơ?i bi?nh cufng có, nhưng ít thui). Tư? đó ma? Trung tâm va? điệp viên có phương thức liên lạc cho phu? hợp. Nếu ơ? xa có thê? du?ng điện đa?i nhưng cái nâ?y cô? lôf rô?i co?n hiện đại thi? em không rof. Co?n các điệp viên tại nơi hoạt động liên hệ với nhau hoặc điệp viên liên hệ với các nguô?n tin cu?a mi?nh thi? họ thươ?ng du?ng kiê?u ho?m thư mật. Hoặc khi có việc câ?n thi? thị gấp hoặc câ?n biết tin quan trọng thi? họ có thê? gặp trực tiếp nhau. Cách thức đê? gặp nhau thi? cufng pha?i tuân theo các quy tắc an toa?n đê? tránh cơ qua?n pha?n gián sơ? tại.
    - Nguồn tuyển mộ cán bộ? => Cái na?y phụ thuộc va?o việc câ?n điệp viên công tác ơ? đâu, nhiệm vụ gi?, thơ?i gian bao lâu... Nhưng ma? thươ?ng nhưfng ngươ?i thật gio?i vê? một lifnh vực na?o đó thi? sef la? đối tượng ma? các cơ quan ti?nh báo muốn tuyê?n. Ví dụ: chi? câ?n gio?i be? khóa cư?a, giết ngươ?i cực nhanh, đóng gia? tốt... nói chung đó pha?i la? một ngươ?i gio?i.
    - Cách lựa chọn, thẩm định thông tin?
    - Chẳng may mà cấp trên trực tiếp "tèo" thì bản thân mình+đường dây của mình làm sao liên lạc tiếp với tổ chức?
    => Hai câu sau khó quá́! Cái na?y pha?i được học thi? mới biết chứ?
    Nói túm lại làm cái nghề tình báo em thấy lúc nào cũng như "đi trên dây" đã thế lại bị mang tiếng "theo giặc" và em cũng chắc là đến giờ rất nhiều chiến sĩ TB vẫn chưa được Nhà nước công nhận cũng như nhiều kẻ phản bội hoặc "hai mang" vẫn ung dung dưỡng già
    => Đúng đúng ạ! Nhưng vâfn co?n nhiê?u ngươ?i la?m nghê? na?y chứ, vi? có nhiê?u nguyên nhân khác nhau: yêu nước, yêu lý tươ?ng, chu? nghifa gi? gi? đó, hoặc muốn thoát tội chết (giết ngươ?i chuyên nghiệp chă?ng hạn).... nói chung có ty? thứ lý do.

Chia sẻ trang này