1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu về những anh hùng tình báo

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kienpc, 29/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trond

    trond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn nghĩ là cho dù PNT có đảo chánh thành công ở lần 2, ông ta cũng chỉ đóng vai trò tương tự như Koongle xứ lào mà thôi. Khó có thể hơn được. Tuy nhiên cũng không nên bỉ bai các nhân vật lịch sử như cách MDB nêu ra. Lật ngược vấn đề như MDB cũng có cái hay, nhưng cũng nên tôn trọng cái nền lịch sử, không nên đẩy vấn đề qua lố ---> không còn hay ho gì nữa.
    Chuyện Phạm Ngọc Thảo đóng vai mưu sĩ, lý thuyết gia của Đảng Cần Lao Nhân Vị cho trào Ngô Tổng không phải là chuyện tiểu thuyết đâu MDB ạ.
    MDB đang ở bển ? Chú nên vào thư viện tìm loạt bài kỷ niệm 10 năm ngày đảo chánh 1/11/63 -1/11/73 ( QK của đệ nhị cộng hoà) ở các báo Trắng Đen, Sóng Thần,.... đặc biệt là tờ khỉ gió gì do Tôn Thất Đính làm chủ bút - Thần Chung (?-lâu quá không còn nhớ chính xác) có đến 3 bài nhắc đến Phạm Ngọc Thảo. Một trong 3 bài đó do chính Tôn Thất Đính viết, ca ngợi nhiều. Những thông tin về nhân vật Phạm Ngọc Thảo thời ấy sẽ dễ giúp ta dựng lại hình ảnh gần với sự thật của nhân vật lịch sử này hơn những lời võ đoán.
    Buồn cười nhất là BBC đầu thập kỷ 80 còn "bị mắc lừa", đến khi Ván Bài Lật Ngửa tập 1 xuất hiện, BBC việt ngữ thời ông Xuân Kỳ, Vĩnh Phúc ...... vẫn cho là Phạm Ngọc Thảo là người đứng trên cả Quốc _Cộng và lợi dụng cả 2 bên cho mục đích của mình. Họ thần tượng PNT không phải không có lý do.
  2. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Bà Đinh Thị Vân là một người phụ nữ,nhưng ******** báo chiến lược nổi tiếng của Việt nam.Tài liệu có cả ở thư viện bên này,mục Việt nam.
  3. maple_leaf

    maple_leaf Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    25
    Trước khi rút ra khỏi VN, toà Đại Sứ Mỹ ở SG đã để lại rất nhiều tài liệu giả. Khi VC chiến thắng, vớ phải mớ tài liệu này tưởng là thật nên có rất nhiều đồng chí đã bị xử lý. Mãi đến năm 85 mới điều tra ra được. Tụi Mỹ cũng hay thật, CIA không chỉ có hư danh.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Từ năm 1948 đến năm 1954, ngôi nhà số 11 Hàng Da (nhà của nhà văn Vũ Bằng) trở thành cơ sở của các cán bộ hoạt động bí mật. Hồi đó Vũ Bằng viết chủ yếu cho tờ Tiểu thuyết Thứ Bảy. Nhưng thi thoảng ông có viết cho tờ Liên Hiệp của Pháp. Đây là tờ báo tuyên truyền chống Cộng do Nguyễn Văn Tuyên làm chủ bút. Tuyên là cộng tác viên đặc biệt có ăn lương của Đài Pháp Á. Vũ Bằng viết cho tờ này để tạo vỏ bọc cho hoạt động tình báo. Con người Vũ Bằng không phải vậy mà ông phải làm vậy. Không ai biết việc ông làm, ngoài tổ chức. Công tác hoạt động tình báo đòi hỏi ông phải hy sinh bao quyền lợi chính đáng khác. Ngày đó, ông quan hệ rộng với nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt là tầng lớp trí thức ở Hà Nội. Có hai người rất quan trọng trong mạng lưới tình báo mà Vũ Bằng hoạt động. Một trong hai người đó là ông Nguyễn Văn Thu. Ông Thu có tên thường gọi là Sáu. Ông Sáu hồi đó thuộc đơn vị DV19. Ông được phân công đặc trách mạng lưới AS9. Ông Sáu đã nhiều lần đến nhà của Vũ Bằng để truyền đạt chỉ thị của trên. Cũng có những lần ông ở lại ngôi nhà của nhà văn nổi tiếng để điều hành công việc bí mật.
    Trong mạng lưới AS9 có rất nhiều đầu mối, nhưng nhà số 11 phố Hàng Da là địa chỉ tin cậy và an toàn nhất. Và cũng chính đó là nơi mà các nhà văn nổi tiếng, các nhà báo sành tin, và các trí thức có vị trí trong xã hội thường xuyên tụ hội trò chuyện và bàn luận thời thế. Chính vì thế mà các cán bộ tình báo có thể khai thác được nhiều loại tin. Do yêu cầu của tổ chức, Vũ Bằng đã bày ra bàn mạt chược và tổ chức các trò vui khác. Vì chuyện này, sự ?oăn chơi? của ông lại càng thêm nổi tiếng. Trong ký ức của nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn: Hồi đó, ông Sáu cao to, ăn mặc lịch sự và trông như Tây. Thấy những người sang trọng, giàu có như vậy hay qua lại nhà mình, nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn nghĩ cha mình hoạt động cho Pháp. Trong truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao có nhân vật Hoàng. Đã có một thời gian rất dài, người đọc nói với nhau rằng, Hoàng chính là nhà văn Vũ Bằng. Một trí thức thành phố nhìn người nông thôn bằng nửa con mắt và bàn về cách mạng với giọng hài hước. Trong nhiều trường học, các thầy cô giáo cũng dạy học sinh như thế. Trong hồi ký của nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn có viết: Vào một đêm lạnh, chú Nam Cao đến chơi và từ biệt ra về. Tôi có linh cảm đó là lần cuối. Cha tôi và Nam Cao ngồi rất lâu bên ngọn đèn dầu ở thềm nhà. Hình như giữa cha và chú có thống nhất một điều gì đó-một dự định viết về người trí thức trong cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta. Nam Cao ngồi nghe, thỉnh thoảng thấy chú cười và lại xoa đầu tôi. Tôi nằm trên chõng gối đầu vào đùi chú. Chuyện nhân vật Hoàng trong Đôi mắt có gì liên quan đến Vũ Bằng hay không tôi không rõ. Nếu Vũ Bằng có những điểm như thế thì cũng như những gì ông phải làm để che mắt địch. Và Nam Cao có viết về Vũ Bằng như thế cũng bởi ông không dối được lòng mình. Cả hai nhà văn lớn đều sẵn sàng hy sinh cá nhân mình cho sự nghiệp chung. Nam Cao lên tiếng để bảo vệ cách mạng, còn Vũ Bằng đã im lặng giấu mình để bảo vệ cách mạng.
    Có một người rất quan trọng nữa trong mạng lưới tình báo mà Vũ Bằng hoạt động, người mấy năm gần đây đã cùng ông Sáu làm mọi việc để có được văn bản công nhận của Tổng cục II, Bộ Quốc phòng đối với nhà văn Vũ Bằng. Tên ông là Trần Văn Hội, tên thật của ông là Hàn Ngọc Cẩm. Ông Hội năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ông Hội kể (theo sự ghi chép của tác giả Văn Giá): ?oTrước khi tôi vào trong thành gặp Vũ Bằng, thì ông Vũ Bằng đã ở trong mạng lưới hoạt động của ta rồi. Chúng tôi nằm trong một tổ chức tình báo do anh Trần Hiệu phụ trách, anh Mười Hương làm phó cho anh Hiệu. Năm 1954, chúng tôi được lệnh đi vào Nam, anh Mười Hương đi cùng. Vũ Bằng đi đợt này. Lần này đi khá đông vì cứ nghĩ là đánh nhanh thắng nhanh rồi ra sớm, chứ ai nghĩ lại lâu như vậy. Khi tôi vào tới Sài Gòn biết tin Vũ Bằng đã đến trước đang ở nhà Thượng Sỹ, tôi tới liền. Tôi được tổ chức phân công phụ trách một mạng lưới hoạt động nội thành mà Vũ Bằng là một mắt lưới, được phân công là một cơ sở tin tức. Trong tổ chức này có người là thành viên cốt cán, đi sâu hoạt động ngầm, có người hoạt động nổi với tư cách là cơ sở. Công việc của Vũ Bằng là tận dụng ưu thế của nghề viết: giao du rộng, nắm tình hình nội bộ của triều chính Mỹ-Diệm, rồi báo cáo lại cho tôi. Công việc của Vũ Bằng hằng ngày là viết báo. Ông viết cho nhiều báo với cả tổ chức Việt Tấn Xã (tên gọi tắt của cơ quan thông tấn quốc gia dưới thời Mỹ-Diệm do Tổng trưởng Nha thông tin Phan Quang Đán phụ trách). Từ đây Vũ Bằng biết được nhiều tin tức lắm. Năm 1958, tôi bị bọn Diệm bắt do tổ chức vỡ, có kẻ khai báo. Anh Mười Hương cũng bị bắt. Chúng tôi bị giam suốt cho đến năm 1964 nhân cuộc đảo chính Diệm, mới được thả ra. Ông Vũ Bằng cũng bị chúng để ý, theo dõi nhưng không có chứng cứ gì nên không bị bắt. Từ năm 1964 đến năm 1969 tôi vẫn đi lại bí mật giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ với nội thành Sài Gòn. Lần nào về Sài Gòn tôi cũng đến gặp Vũ Bằng để lấy tin tức?.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong hồi ký của ông Trần Văn Hội do nhà phê bình Nguyễn Hoà cung cấp mới đây có tên: MẸ BỐ THẰNG ĐỜI! Oh! C?Test la vie! Có đoạn viết: ?oKhi tôi được phan công vào địch hậu (Hà Nội) năm 1952, anh Vũ Bằng đã là một nhà văn có tên tuổi được nhiều độc giả mến mộ, còn tôi vẫn là một thanh niên trẻ, chưa học văn phạm. Trong quan hệ với anh, để vừa hợp pháp vừa linh hoạt, anh bảo tôi: viết bài đi, vô khối loại đề tài, cái gì mình có hứng được cứ viết, chú ý sửa đi chút đỉnh cho hợp với phong cách của từng tờ báo. Về môn viết báo, anh đúng là ông thầy của tôi. Từ đó tôi cũng bập bẹ vừa học vừa làm, rồi cũng quen, tuy kết quả chẳng ra làm sao, có lẽ vì không có năng khiếu. Tuy nhiên, chúng tôi rất thân nhau vì ngoài cái tình đồng liêu, chúng tôi còn có tình đồng đội nữa. Trong quan hệ công tác, theo qui định, mỗi tuần chúng tôi gặp nhau một lần. Mỗi lần lại ở một địa điểm khác nhau sao cho phù hợp với lối giao dịch, hò hẹn của những sinh hoạt trong xã hội địch lúc đó. Khi thì chúng tôi vào quán bia, quán phở, khi thì mở hội ?oxì phé? sát phạt còm dăm ba hào, một đồng, hoặc tụ tập nói chuyện dông dài, ?ochửi thề trời đất? hay bàn chuyện cấu xé trong xã hội. Hôm nào ngoài công việc mà muốn tâm tình dài dài, tôi lại xuống nhà riêng Vũ Bằng nằm suốt đêm. Qua các câu chuyện phiếm với nhau, mới càng rõ Vũ Bằng là người sành ăn, sành chơi, ở đâu có món ngon, hỏi ra, anh đều đến và nếm cả, rồi còn khen chê rất có bài bản, khó mà bác lại được. Về chuyện viết lách, có lần tôi hỏi anh sao viết nhanh và giỏi vậy. Anh cười khì: ?oCái gì cũng phải có phép mới làm được. Cái khó nhất là cái vốn. Còn khi viết theo mạch mà đi. Khi đã viết quen tự nó sẽ bỏ đi cái sai. Quan trọng là việc như thế nào thì viết thế, đừng lắt léo dễ bí lắm. Tất nhiên là phải lách rồi. Viết cho dân mình đọc nhưng thằng địch thì phải lờ đi, không bắt bẻ là được. Bao giờ cũng phải ?ohành chính đao?, nửa úp nửa mở, nhưng phải là việc thật. Nhiều khi không cần nhìn thẳng để thấy mà lại liếc ngang, mình chẳng viết ra mà người đọc cũng phải nghĩ ra. Khó lắm, phải có nghề. Nhất là những vấn đề chính trị của bọn *********, nó muốn giấu mà mình lại khui cho xì ra thì phải hiểu chữ ?olách? trong thời buổi này đề xì ra từng tí, từng tí một. Tốt nhất là không nên bàn trực tiếp mà viết để xúi chúng nó chửi nhau. Trừ khi mình viết về cái riêng của cách mạng lại là chuyện khác?.
    Vào Sài Gòn, Vũ Bằng hoạt động dưới vỏ bọc là một nhà văn và nhà báo tự do. Ngoài những tác phẩm văn học, ông viết rất nhiều cho báo với nhiều bút danh như: Vũ Tường Khanh, BS Hoàng Thị Trâm, v.v? với những cuốn sách: Các cô gái dậy thì nên biết, Các cô gái lấy chồng nên biết, Thuận vợ thuận chồng? Công việc viết báo như vậy vừa là để che mắt sự theo dõi của hệ thống Cảnh sát đặc biệt Sài Gòn, vừa để kiếm sống. Trong lúc đó, ông Trần Văn Hội mở hiệu giày dép. Năm 1955, bà Nguyễn Thị Quỳ, vợ nhà văn, từ Hà Nội vào thăm ông. Đây không chỉ là chuyến thăm thông thường mà là cuộc chuyển tài liệu tin tức của mạng lưới tình báo này ra miền Bắc. Việc đi lại giữa hai miền lúc đó đã trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng viên sĩ quan phụ trách đồn cảnh sát ở Vĩ tuyến 17 lại là người quen của Vũ Bằng. Viên sĩ quan này đã giúp bà Nguyễn Thị Quỳ vào thăm chồng và khi ra mang theo báo cáo về tình hình Mỹ-Diệm tại Sài Gòn. Ông Trần Văn Hội, người thợ giày ở đường Dusco (sau đổi thành đường Triệu Đà), đã cho báo cáo đó vào trong đế giày của bà Quỳ và dặn bà Quỳ sau khi về tới Hà Nội thì đưa đôi giày đó cho cấp trên. Bà Quỳ đã thực hiện thành công cuộc chuyển tài liệu đó. Và chuyến đi Sài Gòn năm đó cũng là lần cuối cùng bà gặp người chồng thương yêu của mình.
    Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn không thể nào quên những năm tháng mà ông và mẹ ông, bà Nguyễn Thị Quỳ, phải chịu đựng: ?oTôi nhớ cái ngày khủng khiếp ấy sau mấy tháng vượt tuyến vào Nam, rồi vượt tuyến ra Bắc sau mấy tháng. Tôi vừa về đến nhà, leo lên cầu thang thấy mẹ tôi đang ngồi với một người khách có bộ mặt ?ohình sự?. Tiếng người khách như chất vấn, hỏi cung mẹ tôi: Tại sao chị lại ra được? Chị đã vượt tuyến trái phép, lại còn ở lại trong Nam một thời gian, vậy mà vẫn ra được, ai cho chị ra? Sao chị không đến trình diện ngay?... Mẹ tôi chỉ im lặng. Từ đó tôi có cảm giác tai hoạ lúc nào cũng có thể giáng xuống đầu. Bao nhiêu sự hoài nghi đổ lên đầu mẹ tôi. Bây giờ tôi mới hiểu thế nào trước những sự nghi ngờ của bà con lối xóm. Riêng về phần mình, sau đó tôi rất sợ những ai đến thăm mẹ con tôi. Điều đáng sợ nhất là mang tiếng nghi vấn tại sao vượt tuyến vào Nam rồi lại vượt tuyến ra Bắc trong thời gian đó. Ai biết được công việc thầm lặng, hiểm nguy trong lần vượt tuyến chuyển tài liệu trao tận tay cấp trên an toàn. Chúng tôi sống trong sự nghi ngờ suốt hai mươi năm trời đằng đẵng. Âu đó cũng là điều dễ hiểu của một thời chiến tranh".
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong những năm tháng sau này, cuộc sống vật chất và tinh thần của vợ con Vũ Bằng ở miền Bắc thật vô cùng khó khăn. Bởi vì có người cha ?ophản bội Tổ quốc? nên việc học hành của nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn gặp nhiều trắc trở. Để được vào đại học, cậu học sinh Vũ Hoàng Tuấn phải đi lao động ở nhiều công trường khác nhau. Ngôi nhà số 11 phố Hàng Da của họ cho những người khác thuê. Nhưng những người thuê nhà này cũng luôn khinh bỉ họ, đôi khi còn đe nẹt, doạ dẫm họ. Họ chỉ biết sống trong im lặng chịu đựng. Đặc biệt là bà Nguyễn Thị Quỳ. Khi Vũ Bằng vào Nam, bà vẫn còn trẻ. Bà là một phụ nữ đoan trang và xinh đẹp. Bà đã phải sống xa chồng suốt 13 năm cho đến ngày tạ thế. Hơn thế, bà không được phép nói ra sự thật công việc của chồng mình. Năm 1964, bà có viết cho Vũ Bằng một bức thư theo hình thức bưu thiếp. Cả trong bưu thiếp này, và cũng phải giấu tên thật của mình. Bưu thiếp đề tên người gửi là bà Tiến Phát gửi cho bà Lê Khanh (Lê Khanh và Vũ Bằng ở số 154/37, Nguyễn Biểu, Sài Gòn Nam Việt Nam). Nội dung bức bưu thiếp như sau: ?oTôi kính chúc hai bác vui mạnh và thêm cháu giai, bác cho tôi biết tin ông Ba vì đã lâu không được tin gì. K.L nhắc đến ông Ba và bác luôn. Chúng tôi vẫn thường thôi. K lấy vợ đã năm năm nay, vẫn chưa có con. L chưa lấy vợ, Chấn ở chỗ khác rồi. Ông Tế? và chúng tôi vẫn chỉ có ba con gái, chưa có con giai, vẫn gầy thế, vợ thì vẫn béo như trước, lúc nào cũng như là mọt đống thịt biết đi. Béo quá không thây chân tay mắt mũi nữa, đã béo lại lùn, trông lúc nào cũng đến buồn cười. Có bao giờ bác gặp bà Chánh nhà tôi không hở bác và bác có gặp cháu Hoan không, báo cho tôi biết tin nhé. Cám ơn bác trước. Chúc bác vạn an, luôn luôn mạnh khoẻ?.
    Tiến Phát là tên hiệu sách của gia đình Vũ Bằng và trong bưu thiếp này được coi như tên bà Nguyễn Thị Quỳ. Còn ông Ba chính là đồng chí Trần Văn Hội. Các chữ viết tắt như K hay L là các con của Vũ Bằng. Tất cả mọi thông tin, tình cảm của hai vợ chồng chỉ nói được vài lời như thế. Cuộc đời bà Nguyễn Thị Quỳ, vợ một chiến sĩ tình báo, sống trong im lặng và lá thư cũng ?oim lặng? như thế. Bà không được gọi tên người chồng yêu dấu của mình. Bà không được oà khóc để vơi đi một chút khổ đau trong lòng. Bà sống như không có ông trước bao người. Đối với người phụ nữ hỏi có gì mất mát hơn thế. Trong suốt 13 năm sống xa Vũ Bằng, bà luôn luôn mang theo bên mình bọc quần áo cũ của Vũ Bằng để lại. Khi đi ngủ, bọc quần áo đó là gối của bà. Trong những năm Mỹ đánh phá Hà Nội bằng không quân, mỗi khi có máy bay địch phải xuống hầm trú ẩn, bà đều mang theo bọc quần áo cũ đó. Bà Nguyễn Thị Quỳ mất năm 1967 vì bệnh lao. Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn kể: ?oSuốt đêm ấy ngoài trời mưa to. Mẹ tôi biết đó là lúc mẹ tôi sắp ra đi. Mẹ tôi giở từng tờ bưu thiếp có chữ của cha tôi đưa sát vào mắt, miệng thều thao than vãn không biết cha tôi sinh sống như thế nào, sức khoẻ ra sao. Rồi mẹ tôi khóc và nói với tôi là mẹ không thể sống để chờ ngày gặp cha tôi được nữa. Rồi mẹ tôi dặn khi chôn mẹ phải chôn theo bọc quần áo của cha tôi. Chúng tôi đã thực hiện lời trăng trối duy nhất ấy?.
    Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Nhưng có lẽ những ngày tháng sau đó, Vũ Bằng lại sống những ngày tháng cô đơn hơn bao giờ hết. Ông sống như muôn vàn người dân lao động khác của Sài Gòn trong ngôi nhà không một chút của cải ở 476 đường Trịnh Minh Thế. Bạn bè văn chương ngoài Bắc vào Sài Gòn không dám đến thăm ông. Trên báo Văn Nghệ, nhà văn Kim Lân nói: ?oSau khi giải phóng miền Nam, tôi với ông Nguyễn Công Hoan vào Sài Gòn rất muốn gặp Vũ Bằng, nhưng lúc đó ?othật khó? mà gặp được ông?. Tháng 7-1975, nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn vào Sài Gòn tìm cha. Hai cha con ôm nhau khóc trong ngôi nhà tồi tàn. Nước mắt họ vừa hạnh phúc vừa cay đắng. Lúc đó Vũ Bằng có sáu người con với bà vợ sau, cùng một đứa con riêng của bà này là bảy. Cuộc sống của Vũ Bằng vô cùng khó khăn. Hằng ngày, ông la cà ngồi uống cà phê, một loại cà phê rẻ tiền. Trong khi uống cà phê thì dò hỏi xem ai bán gì, mua gì rồi môi giới ăn hoa hồng. Năm 1976, thấy Vũ Bằng thiếu ăn, ông Trần Văn Hội đã đề nghị tổ chức trợ cấp cho gia đình Vũ Bằng một tạ gạo. Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện của bốn chiến sĩ lái chiếc xe tăng vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 đã phải lang thang làm đủ nghề để sống. Nhưng họ là những người đã góp phần làm ra lịch sử và lịch sử ấy cuối cùng đã công nhận họ.
    Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn đã năn nỉ mời cha trở về Hà Nội của ông, để thăm lại ngôi nhà xưa, phố phường xưa, để được sống lai trong heo may, mưa phùn gió bấc Hà Nội, để được thưởng thức những món ăn đầy hương vị thiên nhiên và tình người mà từ đó ông viết nên một cuốn sách nổi tiếng, và để thắp một nén hương trên mộ của người vợ yêu dấu, người đã không một giấy phút nào nguôi thương nhớ và đợi chờ ông từ buổi ông lên tàu ở Hải Phòng vào Nam cho tới giây phút cuối cùng của cuộc đời bà. Trong ngôi ngà của Vũ Bằng, trên bàn thờ, nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn không thấy có ảnh của mẹ. Vũ Bằng nói: ?oCha luôn nhớ mẹ trong tâm tưởng và hình bóng mẹ được cha trải dài trên mỗi hàng chữ, trong mỗi trang văn trong cuốn THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI?. Bây giờ cuốn sách đó luôn luôn nằm trên bàn thờ bà Nguyễn Thị Quỳ với những dòng chữ của Vũ Bằng: ?oBắt đầu viết cuốn sách này thì là nhớ. Viết đến câu cuối bài Tháng Chín thì là thương. Thương không biết bao nhiêu. Nhớ không biết ngần nào người bạn chiếu chăn: ?oNguyễn Thị Quỳ. Thành mến tặng Quỳ cuốn sách này để thay lời ai điếu?. Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn nói không đủ tiền mua vé máy bay cho cha, ông muốn mời cha ra Hà Nội bằng tàu hoả. Nhưng ông nghẹn ngào nói: ?oMoa ra bằng thể chế gì và biết nói thế nào với anh em ngoài đó?. Trong mọi cuộc trò chuyện sau ngày hai cha con gặp nhau, Vũ Bằng không xưng cha con với con trai mình mà ông dùng Moa và Toa. Khi nhà văn Vũ Bằng còn sống, ông Trần Văn Hội đã viết giấy giới thiệu Vũ Bằng với Thành uỷ. Vũ Bằng đã cầm tờ giấy này đưa cho chính quyền phường nơi ông ở. Nhưng phường đã vứt đi đâu mất và cũng chẳng đả động gì nữa. Vũ Bằng đã không trở về Hà Nội. Đó chính là nỗi đau đớn của ông. Bởi lúc đó, ông thấy ông bị thừa ra giữa những người chiến thắng. Sau này, nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn nói: ?oGiá như sau giải phóng, tổ chức có một tác động gì đó thì cha tôi đã thanh thản ra Hà Nội".
    Vào lúc 4 giờ 30 phút ngay 8-4-1984, Vũ Bằng đã vĩnh viễn ra đi trong mặc cảm. Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn đã mang cáo phó đến một số tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh mở đầu với dòng chữ: Nhà văn Vũ Bằng sinh năm? tạ thế ngày? Nhưng các tờ báo đó đã không cho in chữ nhà văn mà chỉ dùng chữ ông?
    Nhưng sự thật mãi mãi là sự thật. Những người cùng hoạt động với Vũ Bằng đã làm hết sức mình để Vũ Bằng được trở về với nhân dân và nhân dân được đón nhận người con ưu tú của mình đã một thời bị lãng quên. Ông Trần Văn Hội, đại tá quân đội nay đã nghỉ hưu, đã viết giấy xác nhận Vũ Bằng ngay từ năm 1976: ?oTôi Trần Văn Hội, cán bộ đơn vị 1752, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến năm 1969, phụ trách một bộ phận công tác nội thành, chứng nhận ông Vũ Bằng, nhà văn, hiện cư ngụ tại số 176 đường Trịnh Minh Thế, quận 4, Sài Gòn, là một cơ sở quan hệ công tác từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông vào miền Nam năm 1954 và tiếp tục liên lạc với tôi trong suốt thời gian tôi công tác tại Sài Gòn". Và trong lá đơn đề ngày 8-12-1999 gửi ông Vũ Chính, Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, ông Nguyễn Văn Thụ viết: ?oTôi một lần nữa xác nhận Vũ Bằng là một nhà văn, nhà trí thức chân chính, giàu lòng yêu nước, công tác rất nhiệt tình, ông đã chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, yêu cầu của đơn vị, thường xuyên báo cáo những tin tức cho ta, ông rất chân thành, yêu chế độ và giữ vững liên lạc với ta. Để thêm một tiếng nói với đồng chí Ba Hội, một lần nữa tôi mong đồng chí xem xét và giải quyết quyền lợi cho nhà văn?.
    Và sau gần một phần tư thế kỷ, kể từ ngày ông Trần Văn Hội viết giấy xác nhận và đề nghị đến nay, nhà văn Vũ Bằng mới được trở về đích thực một con người yêu nước chân chính. Vũ Bằng cũng như gia đình ông không nhận được quyền lợi cá nhân nào ngoài quyền lợi của cả dân tộc được sống và yêu trong hoà bình.
    Nguyễn Quang Thiều
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trà? lơ?i theo yĂu cĂ?u cù?a bàc metamodel: Đùng như bàc nòi, bà?i viẮt nà?y 'fng trĂn ANTG sẮ TẮt 2002. Em cò?n nhớ là? sau 'ò cò?n mẶt bà?i nưfa vĂ? Đài tà NguyĂfn Minh VĂn nhưng giơ? chưa tì?m ra. Tàm thơ?i cứ gư?i bà?i nà?y 'àf.
    TĂc phẩm â?oS'ng trong m"â? 'Ă ra 'ời như thế nĂo?
    CĂch 'Ăy 30 nfm, truy?n thơ â?oS'ng trong m"â? của Nguy.n DĂn Trung (NXB Vfn học-1973) 'Ă tạo nĂn mTt â?ocĂ s'câ? vĂ gĂy chấn 'Tng dư luận cả nư>c. ĐĂ cĂ hĂng chục bĂi bĂo viết về nTi dung tĂc phẩm 'Ă cĂng tĂc giả của nĂ. Tuy nhiĂn, rất Ăt người biết rằng bản thảo của truy?n thơ n.i tiếng nĂy 'Ă phải chi 3.000 cĂu!
    Những cĂu thơ 'Ă 'ược lĂm trong hoĂn cảnh hết sức 'ặc bi?t, vĂ thật khĂ chọn 'ược cĂi tĂn nĂo chĂnh xĂc hơn lĂ â?oS'ng trong m"â?! Được biết, cĂ 12 người bi cĂi â?ohầm mTâ? nh>p nhĂa bĂn 'ất, dĂi 1,5 m (ch? 'ủ nằm co chĂn), rTng 0,6 m, sĂu hun hĂt, n"ng nặc uế khĂ, cả 'Ăm lẫn ngĂy 'ều t'i như â?oĂm phủâ?, mĂa 'Ăng lạnh cĂng, mĂa hĂ nĂng hầm hập; lại fn u'ng thất thường toĂn cơm hẩm trTn mu'i, 'ất cĂt hoặc dầu hĂi; ngủ khĂng cĂ mĂn, phải liĂn tục 'Ănh nhau v>i mu-i, chuTt vĂ rắnâ? thĂ chuy?n gĂ sẽ xảy ra? Sau nĂy, Nguy.n Minh VĂn 'Ă tĂm sự: Nếu khĂng lĂm thơ thĂ chĂnh Ăng nếu khĂng chết cũng sẽ phĂt 'iĂn, vĂ khĂng chn về thf xĂc vừa lĂm thơ, Nguy.n Minh VĂn 'Ă cĂ 3.000 cĂu thơ 'ầy mĂu vĂ nư>c mắt.
    Ngay sau khi thoĂt khỏi 'i lỏng kĂm kẹp sau sự ki?n 'ảo chĂnh thĂng 11-1963, anh em tĂ 'Ă kiếm giấy bĂt vĂ thay nhau canh gĂc bảo v? cho Nguy.n Minh VĂn bĂ mật ng"i chĂp lại toĂn bT tĂc phẩm â?oS'ng trong m"â? v>i gần 200 trang giấy kh. nhỏ.
    Truy?n thơ 'ược chia lĂm 3 phần (mĂ tĂc giả gọi lĂ â?oTậpâ?) như sau:
    -Phần mTt: DĂi 1.2000 cĂu, cĂ tĂn lĂ NgĂy thứ nhất trong m", kf lại cảm nhận của tĂc giả trong ngĂy 'ầu tiĂn bi mTt cơ sY Y SĂi GĂn. Chưa yĂn tĂm vĂ sợ thất lạc, mấy tuần sau tĂc giả cĂn kỳ cĂng ng"i chĂp lại tĂc phẩm của mĂnh lần thứ 2 vĂ gửi mTt người khĂc mang ra khỏi nhĂ laoâ? Kết quả sau 2 lần gửi ấy, cĂ mTt bản 'Ă chuyfn ra t>i chiến khu, 'ược lưu giữ tại J22 (mật danh của Ban TĂnh bĂo Nam BT trong khĂng chiến).
    ThĂng 5-1964, nhờ khĂn khĂo 'ấu tranh, Nguy.n Minh VĂn 'Ă 'ược thả tại SĂi GĂn, cĂng mTt s' '"ng chĂ khĂc.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hành trình của bản thảo tới bạn đọc
    Cuối tháng 6-1964, lợi dụng việc quân đảo chính tự xưng là ?oCách mạng? mở phiên toà xét xử ?oVụ án Dương Văn Hiếu và mật vụ miền Trung?, nhật báo Chuông Mai xuất bản ở Sài Gòn đã in một loạt bài kể lại câu chuyện về ?oNgười âm phủ?-?oNgười hầm? cùng một số đoạn thơ trích từ ?oSống trong mồ?. Lần đầu tiên địa ngục ?oChín hầm? bị đưa ra ánh sáng, đã khiến cho dư luận hết sức phản đối.
    Tháng 4-1966, Nguyễn Minh Vân được gọi về chiến khu B2 để chuẩn bị ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Anh lập tức tìm lại tập bản thảo ?oSống trong mồ? rất may mắn nó đã được bộ phận sao lưu trao lại gần như nguyên vẹn.
    Sau cuộc đi bộ vượt Trường Sơn ra Bắc ròng rã nửa năm trời, tháng 3-1967, Nguyễn Minh Vân về tới Hà Nội. Vì bị địch bắt, giam giữ đã lâu, theo nguyên tắc tổ chức, anh được đưa về ở tạm tại số 6 Nguyễn Huy Tự (Hà Nội) chờ thẩm tra xử lý kết luận. Sau khi nộp bản ?oBáo cáo quá trình ở tù? dài mấy trăm trang đã viết sẵn từ những ngày nằm ở chiến khu B2 để gửi cấp trên, Nguyễn Minh Vân rụt rè hỏi Trung tướng Phan Bình, người thủ trưởng trực tiếp của mình:
    -Khi ở trong tù, tôi có viết được mấy nghìn câu thơ. Tôi muốn xin phép trong thời gian được nghỉ ngơi sẽ liên hệ với bên các anh ở Hội Nhà văn để xuất bản.
    Vị tướng nhìn cấp dưới của mình cười cười:
    -Quan hệ với bên Hội Nhà văn cũng tốt chứ sao. Nhưng theo tôi, cậu nên nghỉ ngơi chờ xử lý xong rồi tiếp tục nhận công tác mới. Chuyện thơ phú đợi khi nào về hưu rồi hãy tính.
    ?oNhà thơ trẻ? buồn thiu khi ngồi một mình ngắm tập bản thảo đầy công phu. Một hôm, có người bạn học là giáo sư Hoàng Tuệ đến nhà chơi, Nguyễn Minh Vân mang tập bản thảo ra khoe. Hoàng Tuệ đọc qua thích quá, liền sốt sắng đem tập thơ đến giới thiệu với nhà thơ Hoàng Trung Thông.
    Một tuần sau gặp lại, Nguyễn Minh Vân hồi hộp hỏi bạn: ?oHoàng Trung Thông có nói gì không??. Hoàng Tuệ lắc đầu: ?oÔng ấy chỉ bảo được đấy, cứ tiếp tục làm tiếp đi? thế thôi?. Một lần nữa ?oNhà thơ trẻ? lại thở dài. Tập bản thảo đành phải xếp lại và chờ đợi chưa biết đến bao giờ.
    Năm 1970, nhà báo quân đội Phú Bằng trước khi vào chiến trường miền Nam công tác đã được nhà thơ Tố Hữu (khi đó đang đảm nhiệm trọng trách công tác tư tưởng-văn hoá của Đảng) căn dặn: ?oNhớ lưu ý tìm hiểu, sưu tầm, đặc biệt là những người làm thơ đang trực tiếp cầm súng hay hoạt động trong lòng địch??. Phú Bằng hăng hái khoác balô, máy ảnh vào chiến trường. Tới đâu anh cũng hỏi: ?oĐơn vị này có ai biết viết văn, làm thơ không??.
    Trong một trận đánh ở Huế, không may Phú Bằng bị thương. Anh được đưa về cứu chữa ở một trung đoàn. Trung đoàn trưởng Tư Sắc là người rất mê văn nghệ. Một lần, tình cờ trong câu chuyện, Tư Sắc bảo: ?oTìm người làm thơ hả? Khó gì, tôi biết có người làm được tới 3.000 câu thơ trong ngục ?oChín hầm?. Ông ấy vừa ra Hà Nội rồi?. Mừng quá, năm 1972 khi trở về toà soạn, nhà báo Phú Bằng đã hỏi thăm ngay tới địa chỉ của Nguyễn Minh Vân? Thì ra hai người còn là bà con họ hàng. Anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng.
    Tập bản thảo ?oSống trong mồ? đã được Phú Bằng trân trọng giới thiệu với Tố hữu. Mới đọc qua, nhà thơ lớn của cách mạng đã không kìm được xúc động. Ông lập tức cho ý kiến giới thiệu với NXB Văn học. Nhà thơ Tế Hanh đang là cán bộ biên tập ở đấy kêu lên: ?oTrời ơi, ông này là bạn cùng Trường Quốc học Huế với tôi đây mà?! Và công việc biên tập, sửa chữa bản thảo bắt đầu được triển khai. Nhà thơ Hoàng Minh Châu được giao nhiệm vụ làm việc trực tiếp với tác giả.
    Ngoài việc giới thiệu tập bản thảo với NXB Văn học, nhà thơ Tố Hữu còn có ý kiến với đồng chí Lê Quang Đạo (hồi đó công tác ở Tổng cục Chính trị) đề nghị Cục Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu tạo điều kiện và thời gian cho Nguyễn Minh Vân, cho phép anh nghỉ hẳn một năm để sửa chữa và hoàn chỉnh tác phẩm.
    Rồi cuối cùng ?oSống trong mồ? đã hoàn thành. Đầu tiên, Nguyễn Minh Vân định lấy bút danh là Nguyễn Dân Nam (nghĩa là: Một người dân của miền Nam, họ Nguyễn). Nhưng sau, anh quyết định lấy tên tác giả là Nguyễn Dân Trung, chẳng là khi ở B2, anh có bí danh là Năm Trung. Hơn nữa, anh đã sinh ra và lớn liên ở miền Trung. Và những câu thơ ?oSống trong mồ? cũng được viết ra ở vùng đất đầy máu lửa ấy?
    Trước khi được xuất bản thành sách, ngày 27-10-1972, Tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam đã trích đăng ba đoạn trong truyện thơ ?oSống trong mồ? với lời giới thiệu trang trọng của nhà thơ Tế Hanh. Tiếp đó, ngày 10-12-1972, Báo Quân đội nhân dân cũng có bài của Phạm Hồi viết về sự tích 3.000 câu thơ ở ?oChín hầm?. Đặc biệt, ngày 9-3-1973, Báo Nhân dân đã đăng bài thơ dài Tiếng thét hờn căm từ địa ngục chín hầm, (sau này được in ở phần đầu tập ?oSống trong mồ?) của Nguyễn Dân Trung, với lời giới thiệu của nhà thơ Tố Hữu (xem ảnh bút tích).
    Ngày 20-12-1973, truyện thơ ?oSống trong mồ? của Nguyễn Dân Trung đã được NXB Văn học phát hành với số lượng in 15.200 bản. Tác phẩm đã được hàng loạt báo chí giới thiệu, được trích dịch ra tiếng Pháp. Thậm chí còn được giới thiệu trích giảng trong nhà trường? nên gây được tiếng vang lớn trong đời sống văn học một thời.
    Tâm nguyện cuối cùng của tác giả ?oSống trong mồ?
    Cần phải nói thêm điều này: Tác phẩm ?oSống trong mồ? mà NXB Văn học phát hành năm 1973 chỉ có 1.200 câu thơ, nghĩa là mới chỉ có ?oTập một? trong 3.000 câu thơ của Nguyễn Dân Trung được ấn hành. Và đó cũng là lần in duy nhất, vì từ đó đến nay tác phẩm không được tái bản lần nào nữa. 1.800 câu thơ còn lại vẫn được coi là ?obản thảo chưa hoàn chỉnh?, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng.
    Được biết, vào năm 1984 có hai NXB là Văn Nghệ (TP.Hồ Chí Minh) và Thuận Hoá (TP.Huế) đã có kế hoạch tái bản toàn bộ 3.000 câu thơ ?oSống trong mồ?. Nhưng có lẽ do khó khăn bởi cơ chế thị trường, sách không tìm được ?ođầu ra?, nên những kế hoạch tốt đẹp đó đều không trở thành hiện thực!
    Mùa xuân năm Nhâm Ngọ này, Đại tá tình báo Nguyễn Minh Vân đã sắp bước sang tuổi 80 (ông sinh năm 1923), nhưng đầu óc vẫn còn minh mẫn và trí nhớ thật tuyệt vời. Một buổi sáng chủ nhật, từ số máy (04) 8211406, ông điện thoại cho tôi: ?oMời anh đến nhà đi, tôi sẽ kể hết chuyện ?oSống trong mồ? cho nghe?.
    Với giọng Huế nhỏ nhẹ, Nguyễn Minh Vân đã nhớ lại từng chi tiết nhỏ khi viết ?oSống trong mồ? đã bị đổi do yêu cầu nghiệp vụ. Nếu có điều kiện tái bản cuốn sách, nhất định tôi sẽ lấy lại tên thật của họ; đồng thời đề nghị in đủ cả 3.000 câu thơ? Có lẽ đó cũng là cách tốt nhất để tri ân với những linh hồn đồng chí mình đã hy sinh trong địa ngục ?oChín hầm? và những nhà tù của Mỹ-nguỵ năm xưa?.
    Nhưng (lại phải ?onhưng?), thời buổi kinh tế thị trường, nếu muốn tái bản thì ông phải có khoảng 10 triệu đồng nộp cho NXB. Đó là số tiền lớn, vượt quá khả năng đối với một cán bộ đang hưởng lương hưu như ông. Có quý vị ?oMạnh Thường Quân? nào giúp được việc này không?
    Hà Nội, tháng 1-2002
    Đặng Vương Hưng
  9. tmkien3

    tmkien3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Ông Vũ Bằng viết truyện thì tuyệt nhưng nếu phong ông là anh hùng tình báo thì e hơi quá. Ông chắc cũng lượm được một số tin tức từ thông tấn xã vỉa hè thôi vì đâu có quan chức gì đâu. Đọc văn của ông xong rồi thì khó mà nghĩ ông là tình báo, tình biếc gì được. Nói chung văn chương mới là cái quí giá nhất của vũ Bằng để lại cho đời, khiên cưỡng bắt ông ******** báo làm gì! Chả cần thiết lắm. Đâu cứ phải ******** báo mới là yêu nước! Cứ viết văn hay là tốt lắm rồi!
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Có thể cho biết thêm chi tiết được không? CIA thì đương nhiên là ko vừa rồi. Dù là phe nào, nước nào đi nữa, mà hễ nhắc đến CIA thì đều phải đau đầu rồi.
    To tmkien: Nói ông Vũ Bằng chỉ là nhà văn thôi, ko thể ******** báo thì ko đúng. NGoài một số ông thật "gộc" nhất, ngồi cao leo sâu vào trong, thì ông Mười Hưong chẳng hạn, hoặc ông Nguyễn Văn Linh đâu có cần phải leo sâu vào hàng ngũ địch đâu mà vẫn là tình báo đấy thôi? Nếu ông Bằng ko phải tình bào thì ko cần nói làm gì. Nhược bằng ông đúng là tình báo thì cần phải trả lại sự thật cho lịch sử chứ?
    Được masktuxedo sửa chữa / chuyển vào 05:00 ngày 21/01/2006

Chia sẻ trang này