1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tai , mũi , họng ( dị ứng , viêm xoang etc... ) xin đặt câu hỏi ở đây

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Milou, 11/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theanhBUI

    theanhBUI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bài of [nick] botom [/nick]
    Tôi bị viêm họng mãn tính, chữa mãi không khỏi. Mỗi năm phải bị vài lần, mỗi lần kéo dài cả tháng. Lần nào cũng phải uống kháng sinh liều cao. Sau đó là phải uống thuốc long đờm, rồi còn phải chịu sự ngứa họng, ho khan, rồi ngứa lan cả sang tai nữa chứ. Mà tôi ngày nào cũng chịu khó xúc miệng, hít nước muối, thế mà không ăn thua. Cứ đổi mùa là thể nào cũng bị viêm họng.
    Có ai biết cách nào chữa trị dứt điểm, hoặc biết bác sỹ tai mũi họng nào giỏi không? Chỉ cho tôi với.
    Cảm ơn nhiều nha.
    Gửi lúc 08:14, 20/05/04
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Bạn botom thân mến,
    Viêm họng mãn tính là bệnh rất thường gặp ở VN do thời tiết thay đổi đa dạng theo mùa (nhất là ở miền Bắc) và do không khí ô nhiễm. Theo như bạn mô tả thì có khả năng bạn bị vài đợt cấp của viêm họng mãn tính những lúc đổi mùa. Tuy nhiên cần phân biệt viêm họng mãn tính và viêm amygdale (amiđan) mãn tính vì điều trị có khác nhau.
    Viêm amygdale mãn tính: trong đợt cấp sẽ có sốt, ho, đau rát họng, nuốt đau. Khám họng thấy amygdale to, đỏ, có chấm mủ. Về điều trị đợt cấp cần uống kháng sinh với liều phù hợp (liều thấp sẽ gây nhờn thuốc và liều cao gây mệt), có thể dùng các biện pháp hỗ trợ khác như uống thuốc long đờm, kháng viêm dạng enzym, kháng viêm hạ sốt giảm đau (paracetamol), xúc miệng bằng nước muối (pha loãng và nhạt như nước canh, có thể uống được) hoặc các dung dịch sát khuẩn (Eludril, Givalex...). Nếu các đợt cấp xảy ra thường xuyên (4-5 lần/năm) cần đi cắt amygdal tại BV.
    Viêm họng mãn tính: đợt cấp thường ko sốt (trừ khi bạn bị cảm cúm kèm theo), khám họng thấy họng đỏ, có thể có các hạt nổi lên ở thành sau họng. Điều trị như viêm amygdale đợt cấp nhưng ko cần uống kháng sinh. Còn điều trị viêm họng mãn thì khó, chủ yếu bạn nên dự phòng các đợt cấp là chính (đeo khẩu trang chống bụi khi ra đường, giữ ấm cổ khi thời tiết thay đổi, xúc miệng nước muối nhạt ...). Ngoài ra bạn cần phát hiện và điều trị các bệnh dị ứng hoặc viêm mũi xoang (nếu có) vì các bệnh này là yếu tố thuận lợi gây viêm họng mãn tính.
    Chú ý: trong viêm họng mãn tính có 1 dạng gọi là viêm họng hạt, dạng này có thể điều trị bằng cách dùng laser hoặc nhiệt đốt các hạt. Tuy nhiên cần thận trọng vì dạng này ít gặp, còn nhiều BN (và cả BS) thấy có hạt do phản ứng ở thành sau họng là đốt luôn, điều này rất có hại vì đốt ko đúng chỉ định sẽ gây sẹo tạo cảm giác luôn luôn vướng ở trong họng.
    Chúc bạn khoẻ.
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 31/07/2004
  2. theanhBUI

    theanhBUI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bài of [nick] botom [/nick]
    Tôi bị viêm họng mãn tính, chữa mãi không khỏi. Mỗi năm phải bị vài lần, mỗi lần kéo dài cả tháng. Lần nào cũng phải uống kháng sinh liều cao. Sau đó là phải uống thuốc long đờm, rồi còn phải chịu sự ngứa họng, ho khan, rồi ngứa lan cả sang tai nữa chứ. Mà tôi ngày nào cũng chịu khó xúc miệng, hít nước muối, thế mà không ăn thua. Cứ đổi mùa là thể nào cũng bị viêm họng.
    Có ai biết cách nào chữa trị dứt điểm, hoặc biết bác sỹ tai mũi họng nào giỏi không? Chỉ cho tôi với.
    Cảm ơn nhiều nha.
    Gửi lúc 08:14, 20/05/04
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Bạn botom thân mến,
    Viêm họng mãn tính là bệnh rất thường gặp ở VN do thời tiết thay đổi đa dạng theo mùa (nhất là ở miền Bắc) và do không khí ô nhiễm. Theo như bạn mô tả thì có khả năng bạn bị vài đợt cấp của viêm họng mãn tính những lúc đổi mùa. Tuy nhiên cần phân biệt viêm họng mãn tính và viêm amygdale (amiđan) mãn tính vì điều trị có khác nhau.
    Viêm amygdale mãn tính: trong đợt cấp sẽ có sốt, ho, đau rát họng, nuốt đau. Khám họng thấy amygdale to, đỏ, có chấm mủ. Về điều trị đợt cấp cần uống kháng sinh với liều phù hợp (liều thấp sẽ gây nhờn thuốc và liều cao gây mệt), có thể dùng các biện pháp hỗ trợ khác như uống thuốc long đờm, kháng viêm dạng enzym, kháng viêm hạ sốt giảm đau (paracetamol), xúc miệng bằng nước muối (pha loãng và nhạt như nước canh, có thể uống được) hoặc các dung dịch sát khuẩn (Eludril, Givalex...). Nếu các đợt cấp xảy ra thường xuyên (4-5 lần/năm) cần đi cắt amygdal tại BV.
    Viêm họng mãn tính: đợt cấp thường ko sốt (trừ khi bạn bị cảm cúm kèm theo), khám họng thấy họng đỏ, có thể có các hạt nổi lên ở thành sau họng. Điều trị như viêm amygdale đợt cấp nhưng ko cần uống kháng sinh. Còn điều trị viêm họng mãn thì khó, chủ yếu bạn nên dự phòng các đợt cấp là chính (đeo khẩu trang chống bụi khi ra đường, giữ ấm cổ khi thời tiết thay đổi, xúc miệng nước muối nhạt ...). Ngoài ra bạn cần phát hiện và điều trị các bệnh dị ứng hoặc viêm mũi xoang (nếu có) vì các bệnh này là yếu tố thuận lợi gây viêm họng mãn tính.
    Chú ý: trong viêm họng mãn tính có 1 dạng gọi là viêm họng hạt, dạng này có thể điều trị bằng cách dùng laser hoặc nhiệt đốt các hạt. Tuy nhiên cần thận trọng vì dạng này ít gặp, còn nhiều BN (và cả BS) thấy có hạt do phản ứng ở thành sau họng là đốt luôn, điều này rất có hại vì đốt ko đúng chỉ định sẽ gây sẹo tạo cảm giác luôn luôn vướng ở trong họng.
    Chúc bạn khoẻ.
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 31/07/2004
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Viêm cổ họng do dị ứng gây ra thì thực không dễ chụi ... cách chữa là bạn phải chặn cơn nước mũi chảy xuống cổ họng ... chất nhờn trong nước mũi tạo điều kiện cho vi trùng bám vào và đưa đến viêm , ngứa cổ họng ...uống nước nhiều sẽ làm lỏng chất nhờn , dễ chụi hơn .
    Khi hệ thống miễn nhiễm IgE bắt đầu làm việc , mỗi ngày sẽ càng nhạy cảm hơn , cách chữa bệnh dị ứng là ngoài việc dùng thuốc bạn còn phải để ý đến hoàn cảnh chung quanh ... ăn thức ăn nào hoặc đi đến chổ nào thì bệnh nặng hơn ...đây là cách tránh được bệnh ngày càng nặng hơn .
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Viêm cổ họng do dị ứng gây ra thì thực không dễ chụi ... cách chữa là bạn phải chặn cơn nước mũi chảy xuống cổ họng ... chất nhờn trong nước mũi tạo điều kiện cho vi trùng bám vào và đưa đến viêm , ngứa cổ họng ...uống nước nhiều sẽ làm lỏng chất nhờn , dễ chụi hơn .
    Khi hệ thống miễn nhiễm IgE bắt đầu làm việc , mỗi ngày sẽ càng nhạy cảm hơn , cách chữa bệnh dị ứng là ngoài việc dùng thuốc bạn còn phải để ý đến hoàn cảnh chung quanh ... ăn thức ăn nào hoặc đi đến chổ nào thì bệnh nặng hơn ...đây là cách tránh được bệnh ngày càng nặng hơn .
  5. botom

    botom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã tư vẫn cho tôi. Hôm trước tôi lại vừa đi khám, bác sỹ cho một loại thuộc xịt họng, kháng sinh tại chỗ và hẹn sau 5 ngày quay lại, khám lại xem có thể dùng laser đốt hạt trong họng được không.
    Chắc trường hợp của tôi giống như bạn theanhBUI nói, có hạt trong họng, nhưng bác sỹ không chắc là hạt mãn tính hay hạt do phản ứng nên hẹn 5 ngày quay lại để quyết định có đốt hay không.
    Một lần nữa cảm ơn bạn theanhBui và bạn Gerbich!
  6. botom

    botom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã tư vẫn cho tôi. Hôm trước tôi lại vừa đi khám, bác sỹ cho một loại thuộc xịt họng, kháng sinh tại chỗ và hẹn sau 5 ngày quay lại, khám lại xem có thể dùng laser đốt hạt trong họng được không.
    Chắc trường hợp của tôi giống như bạn theanhBUI nói, có hạt trong họng, nhưng bác sỹ không chắc là hạt mãn tính hay hạt do phản ứng nên hẹn 5 ngày quay lại để quyết định có đốt hay không.
    Một lần nữa cảm ơn bạn theanhBui và bạn Gerbich!
  7. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Thế viêm họng hạt thì fải chữa thế nào ạ?
    Em đang fát ốm vì nó đây... bực mình quá.
  8. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Thế viêm họng hạt thì fải chữa thế nào ạ?
    Em đang fát ốm vì nó đây... bực mình quá.
  9. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    "Chữa viêm họng hạt bằng súc họng nước muối"
    Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
    Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)
    Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
    Cách súc họng
    Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.
    Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
    Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
    Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.
    BS Vũ Nhất Minh, Sức Khỏe & Đời Sống
  10. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    "Chữa viêm họng hạt bằng súc họng nước muối"
    Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
    Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)
    Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
    Cách súc họng
    Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.
    Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
    Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
    Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.
    BS Vũ Nhất Minh, Sức Khỏe & Đời Sống

Chia sẻ trang này