1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao ánh sáng có 2 tính chất sóng và hạt?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zaizai3, 09/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    OK các anh nói thế thì thằng em xin nghe
  2. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Anh Rag cho em hỏi thêm cai'' này, nếu anh bảo ánh sáng ko cứ gì dạng hạt thì mới bị tác dụng bởi lực hấp dẫn thì nó chịu lực hấp dẫn như thế nào anh có thể nói rõ không
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    anh ko thể trả lời em khi hôm nọ anh hỏi em 2 câu em đều không trả lời:
    1- tại sao em nói chỉ khi nó là dạng hạt nó mới bị hấp dẫn tác dụng? cơ sở ở đâu?
    2- em hiểu thế nào thì được gọi là 1 "hạt"
    Chưa học đủ để nói chính xác thì cứ diễn giải thế nào cho đúng cách hiểu của em là đc.
  4. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, zaizai!
    Tôi muốn trả lời câu hỏi của bạn theo quan điểm của tôi. Nhưng trước hết tôi muốn nói rằng, diễn đàn vật lí là nơi chúng ta trao đổi quan điểm với nhau, chắc chắn có sự không đồng nhất trình độ và quan điểm. Vật lí không phải chỉ đọc, đọc, rồi "chứng minh". Có nhiều người "không thèm tranh cãi", có người luôn cho là chỉ có mình mới là nhất. Lại có người chỉ viện dẫn chữ nghĩa vào trong này thôi chứ đọc qua thì thấy chẳng có suy nghĩ gì!
    Với tôi, câu hỏi của bạn rất có lí. Nhưng bạn nói tính chất hạt của ánh sáng thể hiện ở hiện tượng phản xạ thì ...có đúng không nhỉ? Phải là hiện tượng quang điện chứ?

    Tôi cho rằng, thuyết tương đối là lí thuyết nói đến sự biến khối lượng của các hạt và tính chất của không thời gian. Hạt là gì thì chỉ có thể đưa ra định nghĩa một cách trực quan, như hòn sỏi, hạt cát, hạt nhân... Trong khi đó, ánh sáng là một môi trường. Nếu có ý định dùng thuyết tương đối cho ánh sáng, chúng ta phải dùng cho một phần tử của môi trường đó. Hãy thử xem: Một photon chuyển động với vận tốc c và có khối lượng bằng 0.
    Trong công thức biến đổi về khối lượng, chúng ta thấy rằng khối lượng của nó bất định. Chỉ hợp lí nếu ta cho nó bằng 0.
    Còn các công thức về không gian và thời gian, thì đó là biến đổi chung khi chúng ta đổi hệ quy chiếu, nó không phụ thuộc vật đang xét là photon của chúng ta.
    Có thể những diễn giải của tôi sẽ làm các bạn không đồng ý. Ý kiến của các bạn là gì?
    Được cadzot sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 15/10/2006
  5. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0

    To Dark_Ranger_killer
    Nghe ông rangarok giới thiệu em mới học lớp 10, anh thấy rất thú vị. Mới lớp 10 đã thể hiện sự say mê và nhận thức như vậy thì thực sự anh rất nể!
    Dù vậy, anh sẽ nói với em vài điều, được không?
    - Trong các trình bày của em, nó mang tính kinh viện. Người thông minh là người diễn giải các thứ phức tạp bằng cách đơn giản. Nhất là khi chúng ta nói chuyện trong khung cảnh các diễn đàn. Ngôn ngữ khó hiểu, chuyên nghành nên dùng chỗ khác.
    - Anh cũng không biết là em có thực hiểu các điều em nói ra không. Được biết trên thế giới không nhiều người hiểu được thuyết tương đối rộng. Em có thể giải thích đường thẳng, đường cong là gì không? Mức độ cong của các đường cong? Với lại, không gian 4 chiều là cái quái gì thế mà anh không hình dung ra?
    Thế nhé, chúc em luôn tiến bộ!
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Cái định nghĩa trên chỉ tạm chấp nhận đc nếu là định nghĩa về thuyết tương đối hẹp. Ngày nay người ta chỉ quan tâm đến thuyết tương đối rộng thôi.
    Khối lượng của photon là 0, và không được phép đưa photon vào trong phép biến đổi Lorentz
  7. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    To Rag:
    em có ý kiến là ánh sáng dạng hạt nên bị lực hấp dẫn tác động vì ánh sáng có cấu tạo chủ yếu từ các hạt proton.Các hạt này tuy bé nhưng nó có khối lượng dù rất bé. Năm 1918 khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt anpha nhà khoa học Ra-di-pho đã thấy xuất hiện một hạt nhân nguyên tử oxi và hạt mang điện tích dương đó là hạt proton.Nó có khối lượng là 1,6726 x 10 mũ -27 kg.
  8. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    to cadzot
    em xin phát biểu như sau:
    Trong hệ toạ độ thì đường thẳng là đường có phương trình sau:
    ax+by+c = 0 với a² + b² khác 0
    Còn với đường về phương trình đường cong thì có dạng phương trình của đường prabon hay hypebol có dạng phương trình trong toạ độ như sau
    prabon ta có y² = 2px với p > 0 và hypebol có dạng phức tạp hơn đó là x²/a² - y²/b² = 1 với a>0 và b>0
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ngay đến những kiến thức sơ đẳng nhất về ánh sáng cũng không biết, kiến thức đó thuộc về lớp 12, em học không ra thứ tự gì cả đã vào tranh luận về thuyết tương đối như ... thật.
    Em nên học ít nhất hết lớp 12 hãy vào đây nói về ánh sáng, anh chỉ đính chính giúp em không nhầm lẫn thêm:
    proton là các hạt trong hạt nhân nguyên tử, còn ánh sáng tạo thành từ các hạt photon hoàn toàn không có khối lượng, điện tích và chả có điểm gì chung với proton cả.
    Học hết lớp 12 hãy quay lại đây nói
  10. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Rag đã góp ý qua chát và qua diễn dàn em xin nhận là em đã sai trong cuộc tranh luận này. Có lẽ với em cái định nghĩa vì photon vẫn còn khá mới mẻ. Em vẫn nghĩ ánh sáng được cấu tạo từ proton. Cám ơn cánh anh đã chỉ cho em cái sai, chính vì sự hiểu nhầm này em vẫn nghĩ ánh sáng bị lực hấp dẫn tác động là do nó có dạng hạt. Em xin rất lại tất cả các bài viết trong topic này coi đây như một bài học cho mình mong các anh trong box vật lý chiếu cố cho cái topic mà lần đầu em tranh luận về vấn đề mà em cũng chưa nắm chăc.Các bài viết trên đều không còn giá trị trừ bài viết này

Chia sẻ trang này