1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao ánh sáng có 2 tính chất sóng và hạt?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zaizai3, 09/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Đúng là em có nhiều thiếu sót như Rag đã nói. Còn về đường thẳng và đường cong thì anh nghĩ rằng có vài điều em chưa có cái nhìn khái quát.
    Với đường thẳng chẳng hạn: Em nói nó có dạng ax + by +c = 0. Nhưng đã nói đến hệ toạ độ thì phải có trục toạ độ. Trục toạ độ của em là đường gì. Nó có thể là đường thẳng hoặc đường cong. Một lần nữa, đường thẳng, đường cong là gì?
    Theo anh hiểu, ta nói nó thẳng thì nó thẳng, nói nó cong thì nó cong. Thường thì người ta nheo một mắt lại để xác định một đường có thẳng không. Cơ sở của việc đó là xem đường truyền của ánh sáng là đường thẳng. Bây giờ nếu nói đường truyền của ánh sáng là không thẳng nữa thì tiều chuẩn "thẳng" ở đây là gì?
    Điều này chẳng có gì mới cả nhưng anh cũng muốn nói với em. Anh biết em chưa nghĩ ra điều đó.
    Chúc vui ve!
  2. kittyone

    kittyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này chính ra rất lý thú nhưng tìm thì chẳng thấy gì và suy luận thì mỗi người một kiểu. Người bảo về đọc sách người bảo về học thêm lol nhưng chẳn có quan điểm nào hết. Forum dựng lên để mọi người học hỏi trả lời kiểu vậy thì hơi thiếu xây dựng.
    Theo như ý kiến của tôi thì tính chất sóng-hạt của ánh sáng có quan hệ đến bản chất của mô hình vũ trụ chứ không liên quan gì đến thuyết tương đối cả. Phần đông theo tôi nó liên quan đến thuyết lượng tử thì đúng hơn. Tại sao thế? xin trả lời là theo thuyết lượng tử thì một hạt ví dụ như electron khi quay quanh hạt nhân nó có thể có mặt ở tại nhiều vị trí theo kiểu một đám mây điện tử. Người ta chỉ xác định được hoặc vì trí hoặc vận tốc của nó thôi. Liên quan một phần đến cái gọi là siêu vị trí (superposition) trong cơ học lượng tử (nghĩa là một hạt đồng thời có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau). Nếu hiểu theo nghĩa như vậy thì ánh sáng tuy là hạt lại cư sử như sóng hoặc ngược lại mới thấy có lý. Tiếp đấy từ quan sát tính chất sóng-hạt của ánh sáng nói riêng hay hiện tượng siêu vị trí nói chung người ta đề ra lý thuyết đa thế giới ,trong đó nói tóm tắt là tồn tại nhiều thế giới song song với nhau. Điều gì có thể đều tồn tại trong các thế giới này hoặc thế giới khác.
    Vài điều hy vọng bạn thấy lý thú.
  3. alphaplanet

    alphaplanet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Đọc mà chẳng hiểu gì cả .
    Thứ nhất : lý thuyết sóng hạt là lý thuyết lượng tử . Nó là giả thuyết lượng tử sau đó mới được dùng trong thuyết tương đối . Vì vậy hãy suy nghĩ lại
    Thứ hai : Xin kể một chuyện, câu chuyện này là do thầy tôi kể cho chúng tôi nghe : Lý thuyết sóng hạt ban đầu là giả thiết . Cái này có thể hiểu đơn giản hơn như sau : Nếu coi ánh sáng là một cô gái .Một hôm bạn thấy cô ta là một người mẫu rất đỏng đảnh . Bạn có thể nghĩ đây là một phụ nữ chẳng biết làm việc gì cả . Nhưng một hôm bạn được anh chàng đồng nghiệp mời đến nhà ăn tối . Khi bạn đến nhà thì thấy cô người mẫu hôm trước đang làm bếp . À vậy là cô ta là một người đẹp hoàn hảo . Vừa xinh vừa biết lo lắng công việc gia đình .
    Thứ ba : ánh sáng có tình chất sóng vì nó có khả năng giao thoa , tức không có vị trí xác định trong không gian - thí nghiệm cho thấy dễ dàng . Ánh sáng có tính chất hạt xuất hiện trong tượng vat den tuyệt đối , hiện tượng tán xạ Comton
  4. xbaby

    xbaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    :D
    Được xbaby sửa chữa / chuyển vào 02:54 ngày 03/11/2006
  5. xbaby

    xbaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0

    Cái này cao siêu quá , em chẳng dám bán nhiều .
    Thấy nhắc tới ánh sáng bị hút và lực hấp dẫn , nên em viết chép mí cái này ra
    Ánh sáng bị bẻ cong khi tới gần mặt trời là do vùng không gian quanh mặt trời bị cong ( không gian ở gần các vật có khối lượng đều bị cong )
    Ta có thể hình dung không gian như 1 tấm khăn căng ra , nếu ko có vật gì trên thì tấm khẳn thẳng , nhưng nếu ta đặt 1 vặt nặng vd :quả tạ lên chiếc khăn , chỗ bị đặt sẽ lõm xuống (có thể nói lõm xuống nên thành của chỗ lõm là 1 cái dốc cho trực quan sinh động ). Khi đó , nếu có một viên bi chuyển động trên mặt khăn đến gần quả tạ , nó sẽ bị ảnh hưởng bởi cái dốc do quả tạ tạo ra . Nếu chuyển động chậm ~~> lăn xuống dốc và đâm vào quả tạ , nếu chuyển động đủ nhanh và tất nhiên là đủ xa quả tạ thì đường đi chỉ bị cong khi đến gần quả tạ .
    Ở đây mặt trời đóng vai trò là quả tạ . :D
    Với cách này , lí thuyết hấp dẫn có thể thống nhất với lí thuyết sự cong không gian.
    ~~> do đó ta thấy ánh sáng bị cong khi đến gần mặt trời :D
    Thực ra , không gian , thời gian là gì .....em càng lơ mơ .
    Vì thế bàn đến không gian cong , hay thẳng cũng chỉ là bắt chước người ta mà thôi ^ ^ !
    Được xbaby sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 03/11/2006

Chia sẻ trang này