1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao ban đêm trời tối nhỉ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi roman_king, 02/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roman_king

    roman_king Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tại sao ban đêm trời tối nhỉ?

    Các bạn ơi, sao ban đêm trời lại tối thế? Câu hỏi của tớ có ngớ ngẩn không nhỉ?
    Các bạn có ý kiến gì không?
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bạn hãy thử trả lời xem tại sao ban ngày trời lại sáng thì sẽ biết ngay thôi mà.
  3. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Sao lại hỏi vậy chứ .... không nghiêm túc rồi
  4. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Không có gì là không nghiêm túc ở đây đâu Nhện ạ. Câu hỏi này đã được trả lời từ lâu và chính từ câu trả lời của nó đã cho chúng ta có một cái nhìn về vũ trụ như ngày nay.
    Cái này cũng đã được thảo luận vài lần rồi trong box này, phần câu hỏi vật lý phổ thông, và một vài chỗ khác. Để mình tìm link cho bạn nhé :
    http://ttvnol.com/vatly/91125/trang-23.ttvn
    Chỉ có điều là bạn lập topic mới thì hơi tốn đất
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Không nghiêm túc là ở chỗ câu hỏi đưa ra một cách vu vơ như thế anh ạ. Còn nghịch lí Olbers được biết đến trước khi thuyết BIGBANG ra đời, sau đó nó hiển nhiên trở thành một trong những bằng chứng chứng minh cho lí thuyết BB này. Có điều là nếu như thế thì nên hỏi là "tại sao lại có đêm?" vì khái niệm đêm và ngày cũng chỉ khác nhau ở sự sáng và sự tối mà thôi
  6. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Trong cuốn La Mélodie Secrète giáo sư Trịnh Xuân Thuận có đưa ra vài giải thích. Bác nào đã đọc post lên đây cho bà con xem với.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tôi chưa có dịp đọc sách của giáo sư Trịnh Xuân Thuận nhưng cái này đã có từ lâu lắm rồi, bạn hãy vào link do anh NoHellandHeaven đưa ở trên ấy, đó là giải thích ngắn gọn và dễ hiểu lắm rồi.
  8. roman_king

    roman_king Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn các bạn đã cho ý kiến thảo luận và phê bình. RK thấy đúng là mình đã chưa hiểu "đất" ở đây, nên cứ cho xây dựng "lều quán" thiếu quy hoạch, nên đúng là tốn đất thật. Xin lỗi các bạn nhé. Tuy nhiên, theo bạn RAGNAROK nói rằng như thế này thì không nghiêm túc thì có lẽ hơi "nặng lời". Các thầy giáo thường nói rằng: "there is no stupid question, but stupid answers". Cám ơn lời phê bình của bạn.
    Cũng cám ơn bạn NoHellandHeaven đã chỉ ra cho mình nơi đã có thảo luận về câu hỏi này. Mình đọc thấy thật thú vị và ý tưởng thật hay. Các bạn siêu thật, biết về tên của nghịch lí là Olbers. Chứ mình thì chịu.
  9. roman_king

    roman_king Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên theo mình thì cách lập luận như trên đây có phần có thể gây tranh cãi. Đó là chắc Vũ trụ phải lớn lắm, lớn hơn 15 (chính xác theo NASA mới đây là 13.5) tỉ năm ánh sáng về bán kính? Cũng có nghĩa là vật chất còn chuyển động nhanh hơn cả ánh sáng, vì khởi đầu vũ trụ chỉ gần như một điểm cơ mà? Như vậy mâu thuẫn với tiên đề lý thuyết tương đối. Theo mình thì đó là các ngôi sao có tuổi trẻ hơn vũ trụ rất nhiều, chúng được sinh ra trên "đường chạy" xa khỏi tâm vũ trụ, và điểm mà chúng được sinh ra quá xa với trái đất để ánh sáng từ chúng phát ra, cho dù có đi cả quãng thời gian từ lúc chúng sinh ra thì cũng không thể đến kịp được.
    Nhưng nói chung, để giải thích một cách đầy đủ và cặn kẽ, theo tôi cần đến các chuyên gia về lĩnh vực Vật lý Năng lượng cao và Vũ trụ học. Chắc chăn cuốn sách của GS Nguyễn Xuân Thuận sẽ là một trong những cuốn sách rất hay về vấn đề này.
    Tóm lại câu chuyện này ngụ ý 3 điều: 1) Tuổi Vũ trụ là có hạn, 2)Vũ trụ đang giãn nở, và 3) Tốc độ ánh sáng là có hạn (một trong 2 tiên đề của lý thuyết Tương đối hẹp).
    Được roman_king sửa chữa / chuyển vào 01:42 ngày 06/11/2004

Chia sẻ trang này