1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tại sao bây giờ những sáng tác văn học không còn được chất lượng và số lượng như trước ?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi minnie_b.l.p, 24/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. minnie_b.l.p

    minnie_b.l.p Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    tại sao bây giờ những sáng tác văn học không còn được chất lượng và số lượng như trước ?

    Văn học Việt Nam thời kì từ kháng chiến trở về trước đã đạt được những thành công rực rỡ nhưng tại sao bây giờ nền văn học Việt Nam không còn những áng văn gọi là kiệt tác như ngày nào thậm chí cả về số lượng cũng giảm hẳn Vậy nguyên nhân là vì sao?
  2. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Hãy hỏi các nhà văn xem sao!


    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  3. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ đơn giản là họ biết (hoặc đúng hơn là hiểu) thì ít mà nói thì lại quá nhiều, đâm ra vẩn vơ rồi nguỵ biện. Đọc vào thì thấy tối tăm mặt mũi, chả biết thế nào là đời nữa.
    Có 1 nguyên nhân nữa là cuộc sống ngày nay thay đổi nhiều quá, tư tưởng của các nhà văn nước ta không bắt nhịp kịp.
    Không thể nghĩ và viết theo lối cũ nữa, nhưng lối mới thì lại chưa định hình.
    Tired of thinking...
  4. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ là họ không định hình được khuynh hướng sáng tác. Nền văn học thời kỳ trước (lấy ví dụ giai đoạn 45-75) sở dĩ các sáng tác có thể đạt được đỉnh cao vì có nhiều lý do. Nhưng lý do quan trọng nhất là các nhà văn đều đi theo một đường lối tư tưởng duy nhất do Đảng Cộng Sản lãnh đạo (năm 1943 Đảng đã đưa ra đề cương văn hoá, phác thảo cương lĩnh về văn hoá, văn nghệ nước ta; đến năm 1960 Đại hội Đảng lần thứ 3 đã xác định nền văn học nước ta phải mang "nội dung xã hội chủ nghĩa" - nếu tôi nhớ không nhầm). Chính sự xác định, chỉ đạo "tương đối rõ ràng" đó đã tạo nên một sự thống nhất chung về tư tưởng và khuynh hướng trong nền văn học, nhà văn lúc đó phải quên đi cái Tôi cá nhân để hoà mình vào dòng chảy của thời đại, hướng ngòi bút của mình vào những mục đích mang tính xây dựng xã hội. Không có gì lạ khi có ý kiến cho rằng văn học thời kỳ này mang tính "phi ngã". Nhưng tôi không có ý định bàn về chuyện này ở đây. Chỉ muốn nói rằng, theo ý kiến chủ quan và non nớt của tôi, thì việc cả một thế hệ nhà văn khai thác sâu một đề tài, nếu không có được những tác phẩm chất lượng mới là lạ (gạn đục, khơi trong mà!). Và dĩ nhiên, một khi tư tưởng và chủ đề đã được xác định sẵn thì số lượng các tác phẩm nhiều và tương đối đồng đều về mặt nội dung là điều tất yếu.
    Còn các nhà văn hiện nay thì sao? Thực ra, cái thời kỳ văn học xây dựng đất nước sau chiến tranh, trung thành với lý tưởng của Đảng cũng chẳng mất đi đâu cả. Vấn đề là ở chỗ, khi xã hội được ổn định, khi cái Chung được "hoàn tất" thì cái Riêng lại đòi hỏi được khẳng định. Các nhà văn hiện nay được tự do suy nghĩ, tự do tìm đề tài. Đó vừa là cái dễ, nhưng cũng vừa là cái khó. Dễ vì nhà văn có thể thoải mái trình bày triết lý của mình về cuộc sống, về con người. Nhưng khó vì điều đó đòi hỏi người cầm bút phải thực sự trăn trở, thực sự tìm tòi một hướng đi riêng cho mình. Xác định được tư tưởng và hướng đi cho bản thân, cho ngòi bút không phải là một việc đơn giản. Và một điều quan trọng không kém là mọi sự tự do đều phải nằm trong giới hạn cho phép. Những điều này đòi hỏi các nhà văn phải nỗ lực rất cao trong các sáng tác của mình nếu không muốn các tác phẩm mình viết bị rơi vào quên lãng.
    Nhưng hiện thực thì sao? Có lẽ, cái Riêng nó nhỏ bé quá, không có tính chất tổng quát cho toàn xã hội nên hiện nay các tác phẩm giá trị thực sự không nhiều cũng như nhìn chung, sáng tác của các nhà văn hiện nay đều vụn vặt. Mỗi người đều cố gắng thể hiện rõ nét cái Tôi của mình trong các tác phẩm, trình bày tư tưởng của mình theo một cách riêng. Kết quả của sự thể hiện cái Tôi đó là ta có những tác phẩm rất có giá trị, nhưng xen lẫn với nó lại là những quyển sách hết sức tầm thường. Dĩ nhiên, điều này khiến nền văn học hiện nay không còn mang tính thống nhất chung như trước, không thống nhất từ tư tưởng cho đến giá trị nội dung.
    Hì hì, đây chỉ là cái ý kiến nhỏ bé, có phần hơi suy diễn của tôi sau khi ngồi ôn tập lại phần văn học VN giai đoạn 45-75 trong sách giáo khoa thôi. Nêu lên đây, hy vọng mọi người góp ý hộ, sửa chữa và bổ xung dùm. Cám ơn vì đã đọc những suy nghĩ linh tinh tôi viết.
    PS: Và có lẽ thêm một chút cho cái câu hỏi của bạn: sở dĩ ta biết nhiều về nền văn học VN từ năm 1975 trở về trước vì ta được tiếp cận nó chính thức trong sách giáo khoa , còn văn học hiện nay lại được rải rác trong các hiệu sách, mà quyển nào cũng đắt cả ---> chẳng thể có nổi một sự khái quát chung như trước. Tôi nghĩ giải thích như thế sẽ thực tế hơn cả!
    "... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có can đảm để bước qua những ranh giới ấy"
  5. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Cái thời kỳ trước, người ta sống để viết còn gần đây là viết để sống.
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  6. Wildcat

    Wildcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    Cảm xúc..thường tỷ lệ nghịch với vật chất...các cặp vợ chồng..lúc nghèo..thì yêu nhau tha thiết..lúc giàu..lại đưa nhau ra tòa..! Và các nhà văn..khi sống thoải mái qúa..cảm xúc bị chai sạn..Không nhìn thấy hết những vết đau..của cuộc sống..là lẽ đương nhiên!
    MEOHOANG _ 1980 CLUB
  7. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy ngược lại Wildcat à.
    Các nhà văn bây giờ đau thì ít mà kêu thì to. Bảo sao các tác phẩm của họ cứ lộn xà lộn xộn. Họ nói lên cuộc sống hiện tại mà mình chẳng thấy giống mấy, hoặc cũng giống nhưng làm gì mà đến nỗi thế. Hơi chán.

    Tequila sunrise

  8. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Theo cháu, các nhà văn thế hệ trước (cháu chỉ biết qua sách giáo khoa) đều đã trải qua một cuộc đời sóng gió trong đau khổ (trước chiến tranh) và hy sinh, nguy hiểm mà bừng bừng sức sống (trong chiến tranh) rồi mới thực sự cầm bút. Nghĩa là họ đã có một cuộc sống thực sự rồi mới viết về những điều mà chính họ đã sống. Còn bây giờ thì viết trước khí sống, viết về những điều nghe được, về những điều tưởng tượng ra thế nên chúng ta chỉ thấy nó giống thật, thường là quá cả thật (vì các câu truyện kể ngoài quán nước và tưởng tượng thường thế). Xin nói thêm là tôi chỉ dám bàn tới các nhà văn trẻ (mặc dù tôi rất ghét cái quan niệm này nhưng đành dùng vì bí từ) còn các nhà văn già rồi thì họ chắc đã hết vốn.
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  9. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    ĐƠn giản chỉ vì mộtlý do:
    Ngày xưa người ta đọc để sống, còn bây giờ người ta dọc để quên, để làm một việc vô ích đó là giết thời gian.
    Có những thời kỳ, Văn học cũng là một vũkhí để mọi người chiến đấu với chính mình trong những lúc nguy nan, những lúc đối diện với cái chết, còn bây giờ, người ta không còn cần đến nó nữa, hay nói đúng hơn, những người cần đến thứ vũ khí cổ xưa mà hiện đại đó đãkhông còn nhiều, mà chỉ còn lại những con người sống quá thực dụng, họ không thể hiểu được những gì mà một nhà văn chân chính có thể viết ra. Cho nên họ chọn những tác phẩm dễ nhai, dễ nuốt để tránh bị nghẹn trong khi ăn.
    Cờ bạc là bac thằng bần,
    cửa nhà bán hết đem thân vào cùm,
    về nhà vợ chửi um sùm,
    tiền không túi rỗng nhảy ùm xuống sông[/size=20]
  10. PDT

    PDT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    ĐƠn giản chỉ vì mộtlý do:
    Ngày xưa người ta đọc để sống, còn bây giờ người ta dọc để quên, để làm một việc vô ích đó là giết thời gian.
    Có những thời kỳ, Văn học cũng là một vũkhí để mọi người chiến đấu với chính mình trong những lúc nguy nan, những lúc đối diện với cái chết, còn bây giờ, người ta không còn cần đến nó nữa, hay nói đúng hơn, những người cần đến thứ vũ khí cổ xưa mà hiện đại đó đãkhông còn nhiều, mà chỉ còn lại những con người sống quá thực dụng, họ không thể hiểu được những gì mà một nhà văn chân chính có thể viết ra. Cho nên họ chọn những tác phẩm dễ nhai, dễ nuốt để tránh bị nghẹn trong khi ăn.

    ----> nói thế có phần hơi nặng chăng? Tôi thấy các nhà văn mình bây giờ cũng nỗ lực nhiều đấy chứ. Chỉ có điều do chưa có định hướng nên mới chỉ luẩn quẩn trong những vấn đề cá nhân nhỏ bé.
    Nico78 ơi, bạn có thể giải thích rõ hơn cái câu: "không thể hiểu được những gì mà một nhà văn chân chính có thể viết ra" của mình được không? Thế theo bạn, cuối cùng sức sáng tạo của các nhà văn bây giờ giảm nhiều phần lớn là do người đọc bây giờ kém hiểu biết, trình độ cảm thụ kém sao?
    "Ngày xưa người ta đọc để sống" ---> ý bạn muốn nói đến việc văn học góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu của nhân dân ta đúng không? Thế chẳng nhẽ, cái món ăn tinh thần bổ dưỡng đó bây giờ không còn cần thiết sao? "Đọc để quên, để làm một việc vô ích đó là giết thời gian" ---> cứ cho rằng ý bạn chỉ muốn nói văn học trước tiên có giá trị giải trí ---> nhưng nếu quy chụp hết tất cả mọi người bây giờ đọc một cách vô tội vạ, "giải trí" vô tội vạ thì thật là một sai lầm lớn!
    Xem nào, cuối cùng, ý bạn muốn nói là gì vậy, Nico78? Thực sự tôi không hiểu được có phải bạn đang phủ nhận sự nỗ lực của các nhà văn hiện nay, hay là đang lên án cách đọc sách bây giờ, hay chê trách những người đọc sách như chúng ta?
    Tôi thấy các bác lên án các nhà văn VN bây giờ ghê quá! Đâu đến nỗi tệ như thế đâu cơ chứ! Tôi thì thấy, nền văn học nào cũng có những giai đoạn nổi bật riêng của nó. Lấy ví dụ văn học Nga nhá, các nhà văn tên tuổi của Nga mà các bác cho là vĩ đại cũng chỉ sống trong giới hạn một khoảng thời gian nhất định. Tôi tự hỏi, các bác biết được bao nhiêu nhà văn Nga hiện đại bây giờ nào? Liệu có bao nhiêu tác phẩm văn học Nga hiện đại các bác đã đọc qua?
    Hay là quanh đi quẩn lại chỉ có Puskin, có Pautovski, Dontoievski...? Còn văn học Mỹ, nền văn học hiện đại các bác biết những ai? Hay vẫn chỉ là Hemingway, Margarite Mitchell...?
    Cũng như vậy thôi. Văn học VN trong lòng các bác cuối cùng đọng lại cũng chỉ là một chút ở các thời 1975 trở về tít tìn tịt quá khứ. Mà quá khứ đối với ai chẳng đẹp đúng không? Thế là mọi người cứ nhìn về quá khứ mà phủ nhận hiện thực, thật chẳng công bằng chút nào cả!
    Tại sao ở đây chúng ta không có cái nhìn tích cực hơn? Thay vì chỉ ngồi phê phán, hãy tìm hiểu xem, NGUYÊN NHÂN thực sự nằm ở đâu? Như vậy chắc có ích hơn nhiều!
    Anh Thắng ơi, trả lại nick Pittypat cho em!

Chia sẻ trang này