1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao bong bóng khí lại nổi được

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Nakata, 24/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nó có hình cầu vì khí nở đều ra mọi phía. Khi nổi lên đến gần mặt nước áp suất phía trên giảm dần, độ giản nở gia tăng. Nếu tốc độ giản nở nhanh hơn độ giảm áp suất thì bóng sẽ vỡ...
  2. xuytuyet

    xuytuyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    1
    Nó có hình cầu vì khí nở đều ra mọi phía. Khi nổi lên đến gần mặt nước áp suất phía trên giảm dần, độ giản nở gia tăng. Nếu tốc độ giản nở nhanh hơn độ giảm áp suất thì bóng sẽ vỡ...
    [/quote]
    , Dzưng mà các bác kia lại bảo là sức căng mặt ngoài chất lỏng cơ.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    , Dzưng mà các bác kia lại bảo là sức căng mặt ngoài chất lỏng cơ.
    [/quote]
    Này nhé, bạn tưởng tượng đang thổi một quả bóng bay. Bóng càng to thì lực thổi càng phải mạnh, đó là áp suất của khí lớn hơn làm cho bạn thổi khó khăn hơn. Áp suất đó từ đâu mà có? Đó là do màng cao su của quả bóng co lại mà thành. Đó chính là ''sức căng của màng cao su'' . Bong bóng xà phòng cũng tương tự thế. Nếu chất lỏng không có SCBM thì làm sao nó tròn căng ra đuợc, nó sẽ ỉu xìu như bạn thổi một cái túi bóng đựng kẹo nhưng chưa đủ độ căng.
    Bóng xà phòng trong không khí sẽ bay hơi dần, màng chất lỏng mỏng đi nên ko chịu được áp suất sẽ bị vỡ. Mà bạn dùng ống muống thổi bóng xà phòng quá to nó cũng bị vỡ thôi.
    Tạm thời có ví dụ trên để bạn dễ hình dung. Còn lý thuyết của nó thì phức tạp và dài dòng. Bạn nên tầm vài cuốn vật lý mà nghiền ngẫm.
  4. xuytuyet

    xuytuyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    1
    Bác đọc lại câu hỏi đê, cái bong bóng xà fòng trẻ con nó cũng hiểu.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nói bong bóng xà phòng trẻ con cũng hiểu thì hơi khinh người rồi đấy. Nếu trẻ con hiểu thì bạn thử giải thích tại sao nước xà phòng tạo bọt trong khi nước tinh khiết không thể, tại sao thuỷ ngân cũng không thể tạo bọt được? Đó là do cái gì?
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Mình chỉ muốn kéo mấy thành viên box toán sang đây cho vui thôi, các bạn biết đấy, học thì cuối cùng cũng có mục đích là ứng dụng, và Vật lý chính là nơi ứng dụng rộng rãi nhất của Toán. Gặp xuytuyet bên box toán nhiều rồi, hôm kia mới thấy sang bên này, nhắn một câu thì bị cho là nói kháy! Chẳng hiểu bạn con trai hay con gái mà hẹp hòi vậy?
    Nói về kiến thức vật lý thì chẳng ai hơn ai, tôi cũng chẳng dám kẻ cả với kẻ thứ với ai bao giờ đâu? Chẳng qua là bạn đọc bài tôi không kỹ, có nhiều cái tôi giải thích rồi, bạn vẫn chưa thoả mãn, đáng lẽ bạn phải hỏi tại sao nó thế này, tại sao nó thế kia, hoặc là ít ra cũng hỏi "Sức căng mặt ngoài là cái gì?", bạn lại phán một câu nhận xét về câu mà sách vật lý nào cũng viết rồi là "không ổn lắm" thì mới nhắn bạn đọc lại chứ có gì đâu!
    Giải thích cho việc bong bóng vỡ trước khi lên mặt nước như bác Tran_Thang có vẻ ổn!
  7. xuytuyet

    xuytuyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    1
    Làm bác Dangiathong giận rồi
    Thực ra cái bác giải thích em hiểu mà, cái này trường phổ thông nào chả dạy, sức căng mặt ngoài chất lỏng thì cũng ko có gì(có thể coi là kiến thức phổ thông đc)...Nhưng vấn đề là cái đấy ko giải thích cái vấn đề chủ topic hỏi nên em mới post bài hỏi lại xem các bác có thấy... lạc đường ko???
    Kiến thức về cái bọt xà phòng thì đại khái ai cũng đc học bác Thory à, tôi có nói ko hiểu đâu mà bác cứ giải thích với ví dụ. Ở đây hỏi cái bóng khí ở trong lòng chất lỏng cơ mà. Cũng xin trả lời luôn theo tôi thì khí bị chất lỏng nén đều(nếu coi bong bóng nhỏ so với V chất lỏng) từ các phía nên có hình cầu. Bác hãy ngĩ đến ông thợ lặn chứ đừng nghĩ mãi về cái bọt xà phòng.
  8. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    trả lời bạn xuytuyet:
    ở mặt phân cách giữa 2 môi trường, 1 phân tử chất lỏng chịu sự tương tác của các phân tử cùng loại (nằm về 1 phía ) và ở phía bên kia là các phân tử khác loại. Lực tổng cộng tác dụng lên phân tử đó sẽ làm cho phân tử đó bị kéo lên hay đẩy xuống.
    Ví dụ trường hợp bị đẩy xuống như con nhện nước, mặt căng lõm vào lòng chất lỏng:
    [​IMG]
    còn trường hợp ngược lại như là giọt nước, nó lồi ra:
    [​IMG]
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bọt khí trong lòng chất lỏng và bong bóng trong khí có điểm chung, đó là liên quan tới SCBM.
    Nào bạn xuytuyêt, nếu trẻ con cũng biết thì bạn (chắc hơn trẻ con) hãy giải thích thắc mắc trên đi?
  10. xuytuyet

    xuytuyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    1
    Bọt khí trong lòng chất lỏng và bong bóng trong khí có điểm chung, đó là liên quan tới SCBM.
    Nào bạn xuytuyêt, nếu trẻ con cũng biết thì bạn (chắc hơn trẻ con) hãy giải thích thắc mắc trên đi?
    [/quote]
    Uhm! Ko hiểu ý bạn lắm. Bạn ko đọc bài tôi post à?Vấn đề bọt xà phòng đã xong, bạn giải thích đúng, nhưng tôi có hỏi nó đâu, nói mãi mà vấn đề chưa rõ à? Tôi chỉ băn khoăn là bọt khí trong nước lúc ở đáy thì nó ko vỡ lên cao gần mặt thoáng nó vỡ thì giải thích bằng SCBM ko thoả đáng thế thôi.
    Các bác cứ nói đúng,trúng vấn đề là em ok ngay, chứ ko kéo dài lê thê quá lại chưa đc gì.

Chia sẻ trang này