1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao các động tác quay lại khó thực hiện thế?

Chủ đề trong 'Dancing' bởi thanhndd, 06/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhndd

    thanhndd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Tại sao các động tác quay lại khó thực hiện thế?

    Chào các bạn.
    Gần đây tập trên HYEC, qua kinh nghiệm của bản thân và qua quan sát, tôi nhận ra một điều xin được nêu ra để mọi người cho ý kiến:
    Trong các điệu Standard, khi thực hiện các động tác quay ở vị trí nữ phía trong, nam phía ngoài, tôi thấy khó thực hiện hơn là ở ví trị ngược lại.
    Xin lấy ví dụ cụ thể:
    Ở điệu valse chậm, khi tập bước quay phải (Natural Turn), tôi thực hiện 3 nhịp đầu (bắt đầu bằng nam tiến, nữ lùi) dễ hơn so với 3 nhịp sau (bắt đầu bằng nữ tiến, nam lùi). Ở 3 nhịp sau, tôi gặp khó khăn trong việc quay đủ góc và sau khi quay thường bị lệch ra ngoài (không giữ được tư thế như khi vào đôi). Trong khi đó, ở 3 nhịp đầu, tôi và bạn cùng tập lại thực hiện tốt. Lúc đầu, tôi nghĩ chắc mình quay thiếu góc và vì thế cố tăng góc quay nhưng cũng không ăn thua. Sau đó, qua quan sát và được hướng dẫn, tôi thấy ở 3 nhịp này, người nữ khi lùi cần mở sang trái một chút (theo hướng lùi của nữ), thì người nam mới dễ dàng thực hiện 3 nhịp quay này.
    Việc khi lùi, mở sang trái như tôi nói ở trên không phải là một bí kíp gì bởi vì khi hướng dẫn, các vũ sư đều đề cập đến. Vấn đề là ở chỗ, tôi thấy các bạn nam thường thực hiện điều này tốt hơn các bạn nữ và kết quả là 3 nhịp đầu trong bước quay phải được thực hiện tốt hơn 3 nhịp sau.
    Tại sao lại như vậy?
    Theo ý kiến chủ quan của tôi thì đó là do các bạn nam phải dẫn nên quan tâm nhiều đến hơn đến các kỹ thuật để khi vào đôi có thể thực hiện tốt bước nhảy. Còn các bạn nữ thường chỉ quan tâm nhiều đến bước của mình. Và kết quả là phải mất nhiều thời gian và được sửa chúng ta mới khắc phục được lỗi này.
    Trên đây chỉ là một trường hợp, trong khi tập, tôi thấy còn có rất nhiều lỗi phát sinh khi chúng ta vào đôi. Những lỗi này hầu hết đều đã được người hướng dẫn cảnh báo nhưng chúng ta vẫn mắc phải. Và vì thế, tôi xin được góp ý rằng: các bạn tập khiêu vũ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc vào đôi (cả nam lẫn nữ) và nên chú ý khi vũ sư hướng dẫn. Bởi vì khi nhảy, chúng ta là một đôi chứ không phải là 2 người. Nếu bạn mới tập thì càng nên quan tâm bởi nó sẽ giúp bạn tập các bước mới nhanh hơn và đúng kỹ thuật hơn.


    Cám ơn đã quan tâm. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến!

    NDT

    Được thanhndd sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 06/06/2004
  2. daicathai

    daicathai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    .
    Đơn giản thôi , vì bạn không thực sự làm chủ mình ,không thực làm chủ bước đi của mình, bạn chưa có giữ được thăng bằng bước đi của bạn , hảy bước chậm chậm sao đó nhanh dần , tui nghĩ bạn sẽ làm được nếu như bạn bỏ ra thời gian , đừng gấp rút nha!
    ---------------------
    DZỰT TÓC BẤT ĐẠT .
  3. Coc_ghe2000

    Coc_ghe2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Cái này bạn có thể hỏi thầy của bạn...mình biết thầy của bạn rất chuyên sâu standard. Nhẩy standard vị trí chân cực kỳ chính xác...ko thể làm phiến là đc.
    Thân,
  4. TEdison

    TEdison Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này thường gặp ở của các góc quay trên 90 độ (trong trường hợp này là 135 độ) và đối với người quay ngoài. Ted thấy bảo là trong trường hợp này người quay trong lùi sang ngang một chút và bước lùi ngắn hơn một chút, còn người quay ngoài thì bước dài hơn và thường phải có một chút CBM, nếu có CBM thì các bước quay sẽ dễ hơn nhiều.
    Chắc là PantherSon sẽ dạy CBM trong khoá học Bronze 2 này của Hyec, đúng không PantherSon?
    Được Tedison sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 07/06/2004
  5. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    To bác TE: Kỹ thuật CBM tương đối khó, yêu cầu footwork và thăng bằng tốt, sẽ cố gắng đưa sớm vào khóa sau: Bronze 3.
    Trong Natural Turn và Reverse Turn của Waltz, nhịp 2 thường khó hơn nhịp 1, tức là nhịp lùi của Nam. Trong đó, nhịp 2 của Reverse Turn là khó hơn cả. Nói vắn tắt, có một vài lý do sau đây:
    - Lực swing của Nữ yếu --> không vượt được lên ngang với Nam ở bước sang ngang (bước thứ 2 trong nhịp quay)
    - Không có CBM. Tuy CBM chưa được dạy chi tiết nhưng nhiều học sinh chú ý quan sát và chịu khó tự tập đều thực hiện được tốt.
    - Bước sang ngang của người đi lùi (Nam, nếu ở nhịp quay thứ 2) lỗi. Thường lỗi này là do Nam khi sang ngang mở chân không hết nên chặn đường đi của Nữ --> Nữ bị giảm góc quay.
    Đó là 3 lý do chính. Còn nhiều lý do khác, dành cho các bác đã có "kinh nghiệm bản thân" đóng góp
  6. DanceFan

    DanceFan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Coc-ghe chấm điểm được Pant., thế thì là ai nhỉ???
    To bạn Thanhdd:
    Tập 1 mình thì dễ thành công hơn, nhưng vấn đề cuối cùng vẫn là làm sao khi nhẩy với partner phải trôi chẩy. Vậy nên vị trí của chân mình và vị trí tương đối với partner phải chính xác.
    Để cải thiện bạn nên chú ý đến dáng nhẩy (poisture) của mình trước tiên, sau đó đến connection với partner. 2 điều này đảm bảo bạn kiểm soát được partner trong tay mình, và bạn sẽ dần dần đạt được tất cả. Nếu chỉ chú ý vào góc quay... vân vân và vân vân... và chỉ nhảy bước của mình trong khi không chú ý đến sự tương quan với partner thì bước nhẩy dù chính xác cũng bị siêu vẹo, hoặc lục cục như khi bước với qua những viên gạch đặt trên 1 vũng nước.
    Hãy chăm tập luyện và nhạy cảm về chuyển động 1 chút, bạn sẽ nhảy giỏi. Nói cho cùng mọi chuyển động nó phải theo quy luật tự nhiên. Từ những ngày đầu các sư tổ của dancing cũng bằng sự suy xét về chuyển động qua những thực nghiệm mà rút ra những cái viết thành sách như ngày nay. Nếu chăm tập luyện, biết đâu bạn cũng có thể là người phát hiện ra những quy luật chuyển động nào đó mà chưa sư tổ nào cảm nhận được.
  7. bullfrog

    bullfrog Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    1.432
    Đã được thích:
    0
    Các bác nói sai bét!!! Cái này là tại khinh công chưa thuần nên bước quay chưa thoát, tấn ko vững nên khi dừng lại người bị xiêu vẹo!!.. Tóm lại là cần luyện thêm đứng tấn và tập khinh công là quay sẽ tốt!
  8. CHOCLO

    CHOCLO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/07/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    *Trong Natural Turn và Reverse Turn của Waltz, nhịp 2 thường khó hơn nhịp 1, tức là nhịp lùi của Nam. Trong đó, nhịp 2 của Reverse Turn là khó hơn cả
    Đúng như Pant đã nói, nhịp 2 là nhịp khó nhất - vì đó là cao trào của bước quay, khó là vì ta không tuân thủ một số yếu tố sau:
    - Ở nhịp đó người nào giữ vai trò tâm quay ( quay P là Men,quay T là Lady) phải quay trên gót (Heel turn), nếu đếm 1-&-2-3 thì quay trên gót được thực hiện ở "&".Toàn bộ quá trình quay là Mũi-Gót-Mũi.
    - Khi quay , Nữ phải tạo ra một lực đối trọng với lực của Nam.Ví dụ khi quay P, tay T Nam đẩy tay P Nữ sang P, phần lớn nữ hay lùi tay lại làm cho lực Nam triệt tiêu,hậu quả là bước quay lờ đờ. Nếu tay nữ P đẩy theo hướng Ra trước+sang Trái thì sẽ nhanh chóng vòng sang P rồi.Tương tự như vậy, tay T Nữ cũng phải đẩy vào bả vai P Nam, sao cho Nam cảm thấy sức ép từ bả vai T vào tay P mình.Khi quay lực ép từ cánh T Nữ xuống cánh tay P Nam cũng lớn hơn.
    - Trong mọi bước quay , đầu gối chân trụ quay chùng nhiều hơn bình thường, cột sống phần ngực cũng ngả nhiều hơn, ngả nhiều nhất lúc ở điểm giữa vòng quay, gần như song song mặt đất.
    - Kết thúc vòng quay ở cuối nhịp 2 chỉ nên duỗi đầu gối, không nên nhón cao gót ngay, rất mất thăng bằng,gót nâng cao nhất chỉ được thực hiện ở giữa nhịp 3 khi đã gần hết lực quay.
    - Khi quay, khớp háng+đầu gối+ cổ chân của chân Free vẫn giữ một trương lực nhất định, không Relax hoàn toàn. Toàn bộ khối này gắn liền với Body theo lực quay của chân trụ quay sang điểm mới, chứ không nên cố ý bước sang ngang ngay từ đầu, hãy để hông của chân Free làm việc đó, quán tính của hông Free lại phụ thuộc lực nén chân trụ và trạng thái CBM của phía body bên Free ở ngoài cùng tâm quay.
    Trời đất đến đây Choclo cũng không hiểu mình đang viết gì nữa,nói đến quay là chóng mặt rồi.Tại mọi người cứ động đến những nhược điểm mà Ch đang gặp phải.
    Anh Pant nhiều kinh nghiệm ( tức là đã có nhiều sai lầm)
    nên tham gia viết tiếp nhé, lâu nay im ...tay lặng ...chân quá !
  9. CHOCLO

    CHOCLO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/07/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Xin đính chính thêm một chút:
    Trong một số bước quay, vai trò làm tâm quay có sự trao đổi giữa 2 người,ví dụ ở Natural Spin Turn: nửa đầu Man làm tâm, nửa sau Lady làm tâm.Ở Double Reverse Spin Turn thì ngược lại...
  10. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Em đang vội nên trả lời nhanh phát, phải đi họp bây giờ:
    Tay chỉ nên vững thôi, chứ đừng có đẩy người ta [:((] Đối trọng ở đây chủ yếu là body weight, vì khi phần bả vai và khuỷ tay "khoá" lại rồi thì còn đẩy ai được nữa???
    Bác nói đúng thế [:))] Nhảy ít sai ít, nhảy nhiều sai nhiều, càng nhảy càng sai.
    Được cái học trò HYEC đa số có phương pháp học tốt, về sau chắc cũng được một vài người tiến xa hơn em
    Còn chuyện "im ...tay lặng ...chân quá" thì em nói rùi mà, hỏi đáp ở box Dancing chả mấy chốc mà lạc mất bài, đến lúc chính mình tìm lại cũng chẳng thấy đâu. Hôm trước bác Chọc Lỗ xui em mở cửa hàng kỹ thuật, em chả mở từ lâu rồi ạ, cho bác xem này: http://www.vietnamdancesport.com/forum/
    ế ẩm nặng hehe [:))]
    Quên, connection đúng là rất rất quan trọng, cơ mà phải có HAI NGƯỜI mới làm được, nên thôi chưa đề cập ạ

Chia sẻ trang này