1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao Châu Âu lại thống trị thế giới mà không phải là ngược lại?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Pagan, 12/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Nếu có thể, bác có thể chia sẻ một phần nhỏ kiến thức của mình được không? Chứ đứng ngoài chê bai thì ai cũng làm được thôi.
    Được Pagan sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 28/03/2007
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trước ở box học thuật tôi có đọc 1 nhận định rất ấn tượng của bác Chitto, đại khái nếu không có Thiên Chúa thì Châu Âu đã có thể nuốt chửng cả châu Á và cả thế giới. Như thế bây giờ con người có lẽ đang lang thang du hành trong vũ trụ hay thế giới này đã bị hủy diệt ? Người Phương Tây luôn tìm kiếm 1 nền móng, một nền tảng cho tất cả mọi tư duy, hành động của họ (họ đã phát minh khái niệm biện chứng và logic học).Còn người Phương Đông lại "trọng" con người, lấy con người làm nền tảng. Thế mới có khái niệm Thiên Tử. Nhưng Thiên Tử của người phương Đông lại cũng chỉ người trần mắt thịt, chẳng phải Thánh Nhân chịu khổ nhục trên thập giá để cứu rỗi nhân loại. Truyền thống lại không trọng tri thức (như Kim Tự Tháp và Thiên An Môn họ cũng cho là công việc hạ tiện, để người khác làm). Chính sự hồi sinh của nền triết học Hy Lạp đã làm bừng tỉnh châu Âu khỏi đêm dài Trung Cổ. Nhưng chúng ta cũng nên xem xét những giá trị và vai trò của Thiên Chúa trong hành trình 500 năm trở lại đây của thế giới.
  3. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Chắc là bác đang nói đến chủ đề này bên diễn đàn Học Thuật: http://www9.ttvnol.com/hocthuat/603818/trang-1.ttvn
    Còn về chữ "nếu" thì có nhiều khả năng lắm, tương tự, ta cũng có thể đặt câu hỏi là nếu Khổng giáo không phát triển, hay Tần Thuỷ Hoàng không thống nhất Trung Quốc thì nó sẽ như thế nào.
    Đâu phải cứ không mắc sai lầm là sẽ thành công.
    Được Pagan sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 28/03/2007
  4. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Sao cậu bảo tớ chê bai? Cứ cho là tớ chê bai đi nhưng tớ là người á châu, thì làm sao tớ đứng ở ngoài trong vụ "chê bai" này được đây?
    Khi đọc cuốn sách trên người TQ đã phải công nhận ông Needham đúng, tức là họ cho rằng ông ta đã bắt đúng căn bệnh trì trệ của dân tộc mình nên họ mới gọi đó là một NAN ĐỀ, một câu hỏi lớn mà TQ cần phải giải quyết.
    Một trong những động lực để một xã hội có thể phát triển tốt, để một cá nhân có thể tiến bộ...đó là biết tự phê phán mình. Có biết tự phê thì mới biết mình như thế nào để còn sửa chữa. ***** đánh giá rất cao tính tự phê nói chung. Phàm là người cầu tiến thì đừng nên tự huyễn hoặc mình như bấy lâu ta đang làm mà phải biết cười nhạo bản thân.
    Tại sao Phương tây phát triển về mọi phương diện? Cả về tư tưởng, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật kiến trúc...? Người ta cho rằng đó là Phương Tây biết cách phủ định mình, họ không giáo điều cứng nhắc. Hãy để niềm tự hào dân tộc sang một bên để học họ cái đã.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 29/03/2007
  5. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Bài này bác viết cụ thể hơn bài trước, nhưng vẫn sai. Vì thứ nhất là ý của bác đã được nhắc đến nhiều lần trong bài (nói chung dân châu Âu là dân tộc thượng đẳng, dân châu Á là dân hạ đẳng), và thứ hai là nó đã bị chứng minh là sai trong nhiều trường hợp rồi.
    Được Pagan sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 29/03/2007
  6. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Dân châu Á chả có gì thua kém châu Âu về mặt nhân chủng học cả.
    Còn về vấn đề phát triển, đó chủ yếu là do giáo dục.
    Em muôn đặt câu hỏi chúng ta sẽ giáo dục một cách máy móc theo châu Âu, hay tăng cường các giá trị Á Đông như truyền thống gia đình, tôn trọng người già....
    Mong các bác trả lời.
    Do châu Âu phát triển rồi, ta không thể ngăn chặn. Nhưng tương lai là kinh tế tri thức, tức là giáo dục càng quan trọng hơn. Nếu chúng ta không nhanh, sẽ thua trên phía này.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.603
    Đã được thích:
    49
    Khó lắm Bác ạ !!!!! NGŨ HÀNH THAN! THAN! THAN! THAN! & nó là cái vòng Kim cô í !!!!!
    Theo người viết thì yếu tố TỔNG HỢP là cái quyết định :
    DƯỠNG _ DỤC (nuôi dưỡng _ giáo dục) & CHÍNH SÁCH môi trường:
    1 nhận định :
    Cùng 1 gốc VH & VM như nhau ;Tại sao tại Fương Tây:
    Bill Gaté chỉ có thể xuất hiện tại Mĩ mà tại sao sau vài chục năm trong EU ta không thể tìm được 1 Anh "Bill Gates thứ 2" nào cả tại lục đia Âu Châu !!!!!
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 02/04/2007
  8. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Bill Gates đúng là nổi tiếng thật, đi đâu ở Việt Nam cũng nghe thấy tên ông này, cứ có ai giỏi giang, thông minh một chút là được ví cho Bill Gates. Nhưng những người thần tượng Bill Gates có lẽ hầu hết không học về IT (hoặc có học nhưng chưa đến độ nắm bắt tình hình CNTT thế giới), vì nếu có, thì họ sẽ không còn tôn sùng ông này như trước nữa.
    Còn những người có thể so sánh được, thậm chí vượt hơn Bill Gates, chắc bác Hoailong chưa nghiên cứu kỹ, chứ có thể nói tới Linus Torvalds (người Phần Lan), cha đẻ của Linux kernel (nhân của nhóm hệ điều hành mã nguồn mở Linux), và người khởi xướng cho phong trào phát triển phần mềm mã nguồn mở đang diễn ra khắp nơi trên thế giới và thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT lên tầm cao mới. Ông là một người trí thức thật sự, đi lên từ hai bàn tay trắng và cống hiến cuộc đời cho lý tưởng cao đẹp. Chứ không như Bill Gates, khởi đầu từ hai bàn tay trắng và trí tuệ siêu việt, nhưng lại sử dụng thủ đoạn để làm giàu (như ăn cắp công nghệ của người khác về xào nấu rồi tự nhận là của mình), hậu quả là hiện nay cứ cách một vài tuần là Microsoft lại phải ra hầu tòa vài lần vì nhiều tội danh khác nhau.
    Cũng phải nói thêm, phong trào công hữu hóa tài sản trí tuệ đang diễn ra rất mạnh ở châu Âu đấy (ở Mỹ thì pháp luật có ngăn cấm nhưng không xuể), nên bác nào bảo tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Marx đã chết từ lâu có thể tự tát vào mặt mình một cái rồi.
    Được Pagan sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 02/04/2007
  9. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    trích từ bài của Pagan viết lúc 22:58 ngày 02/04/2007:------------------------------------------------------------------------------
    Cũng phải nói thêm, phong trào công hữu hóa tài sản trí tuệ đang diễn ra rất mạnh ở châu Âu đấy (ở Mỹ thì pháp luật có ngăn cấm nhưng không xuể), nên bác nào bảo tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Marx đã chết từ lâu có thể tự tát vào mặt mình một cái rồi.
    -----------------------------------------------------------------------------
    Bác giải thích cho em thêm về cái này được không? Em không rõ lắm ý này của bác?

    Được hatakekakashivn87 sửa chữa / chuyển vào 05:50 ngày 03/04/2007
  10. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Theo một thống kê năm 2005 thì gần một nửa cơ quan chính phủ của châu Âu có sử dụng phần mềm mã nguồn mở, ít thì một vài chương trình nhỏ lẻ, nhiều thì cả hệ điều hành hoặc chương trình quản lý cơ sở dữ liệu. Tuy động cơ của họ chỉ đơn giản là giảm chi phí sử dụng, và ngăn chặn nguy cơ bị chính quyền Mỹ xâm nhập hệ thống thông qua backdoor (Microsoft là công ty Mỹ nên rất có thể bắt tay với chính quyền Mỹ làm việc này), nhưng đã có tác dụng thúc đẩy rất nhanh chóng sự phát triển của cộng đồng mã nguồn mở (nhà nước làm gì thì dân chúng làm theo mà). Ngoài châu Âu ra, các đại gia ở các châu lục khác cũng đang dần mã nguồn mở hóa hệ thống chính phủ điện tử của mình, như Ấn Độ (nước xuất khẩu công nghệ thông tin lớn nhất thế giới) và Trung Quốc. Việt Nam nghe nói cũng đang nhen nhúm vụ này.
    Đấy là chính phủ, còn về dân chúng, có thể nói thẳng là nạn sử dụng phần mềm lậu (hay nói rộng ra là tài sản trí tuệ, bao gồm cả phần mềm, chương trình giải trí, tác phẩm nghệ thuật, v.v.) đã vượt quá mức kiểm soát rồi, chỉ cần tới một trang web chia sẻ ngang hàng (vd: 1 torrent server) là bác có thể download chúng về máy mà không mất một đồng nào; ở đó, mỗi người đều chia sẻ tất cả các loại tư liệu mình có với người khác, cả có bản quyền lẫn không bản quyền, và ngược lại; không ai tính đến lợi nhuận cả. Phong trào này phát triển mạnh đến nỗi chính quyền ở châu Âu cũng phải chịu thua, hiện tại ở châu Âu hầu như không ai còn bị bắt vì sử dụng phần mềm lậu (trừ trường hợp tội quá nặng), có thể nói, nếu bác thích nhà sản xuất thì có thể mua để ủng hộ họ, không thì thôi, chả ai cấm. Ở Mỹ thì vì đây là nơi chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh nhất, có rất nhiều những tập đoàn công nghệ thông tin đứng đầu thế giới, nên luật pháp về vấn đề này cũng khắt khe hơn, nếu bác bị bắt quả tang sử dụng phần mềm không bản quyền thì sẽ phải nộp phạt, nhưng vì không có cách nào theo dõi hành động phát tán này (trừ khi vi phạm một số luật khác, nghiêm trọng hơn) nên hiệu quả rất thấp.
    Cách giải quyết của các công ty phần mềm đối với vấn đề này là càng thắt chặt biện pháp bảo vệ bản quyền phần mềm của mình, bằng nhiều biện pháp cực đoan xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của khách hàng, càng khiến nhiều người tìm tới các dịch vụ chia sẻ dữ liệu kể trên (họ chia sẻ dữ liệu an toàn, đã bẻ tất cả các loại khóa của nhà sản xuất, không còn gây hại cho máy, và miễn phí). Các hãng phần mềm tỉnh táo hơn thì họ không làm gì cả, người dùng thích mua thì mua, không thì thôi, kết quả là doanh thu của họ có giảm một chút so với trước, nhưng không đáng kể (theo một số nghiên cứu thì phong trào sử dụng phần mềm không bản quyền không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu phần mềm như nhiều người tưởng). Còn các hãng phần mềm vừa và nhỏ, một là họ không thể cạnh tranh với các phần mềm mã nguồn mở (được phát triển bởi cộng đồng tin học, nên chất lượng cao hơn chỉ một người làm), hai là cũng bị nhiễm tư tưởng "tài sản cộng đồng" () nên cũng tham gia vào phát triển phần mềm nguồn mở, khiến hàng ngũ của cộng đồng này ngày càng lớn mạnh hơn.
    Rào cản duy nhất đối với phong trào công hữu tài sản trí tuệ, là sản phẩm phần mềm mã nguồn mở do cộng đồng phát triển chưa thể so sánh được với các phần mềm của các tập đoàn lớn nhất trên thế giới, và tính phổ cập chưa cao. Nhưng đấy chỉ là những rào cản tạm thời mà thôi, một khi phong trào phát triển đủ mạnh, vượt qua các tập đoàn lớn (không còn lâu nữa đâu), hoặc có một vài nhân vật trong cộng đồng lên nắm vị trí chủ chốt trong chính phủ, ra vài chính sách khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở là chủ nghĩa tư bản lại có thêm một điểm nữa giống chủ nghĩa xã hội đấy.
    Phong trào này cũng đã lan sang lĩnh vực âm nhạc, với mục đích trả âm nhạc về với nhiệm vụ ban đầu của nó, nghĩa là được viết ra để phục vụ cộng đồng, với kết quả rất khả quan.
    Bài này chắc gửi vào một chủ đề tin học thì thích hợp hơn .
    Được Pagan sửa chữa / chuyển vào 21:09 ngày 03/04/2007

Chia sẻ trang này