1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI QUÊN LÃNG CHỮ NHO NHƯ VẬY?

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi lively_85, 30/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lively_85

    lively_85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    TẠI SAO CHÚNG TA LẠI QUÊN LÃNG CHỮ NHO NHƯ VẬY?

    Hiện nay chúng ta vẫn nói với nhau phải giữ gìn bản sắc dân tộc, lưu lại những giá trị văn hoá cho muôn đời sau. Vậy tại sao chúng ta lại không cho khôi phục lại chữ "nho" học nó như 1 ngôn ngữ thứ 2 của dân tộc??
    Tôi nhận thấy nhiều nước ở Châu Á đã có hình thức đó. Ngoài việc học chữ quốc ngữ (phổ thông) họ còn được học kiểu chữ gần giống chữ Trung Quốc chẳng hạn như Hàn Quốc, Nhật Bản...
    Tôi thiết nghĩ thư pháp là phải viết chữ nho thì mới gọi là thư pháp chứ! Hiện nay nhiều nhà thư pháp chúng ta lại viết thư pháp, viết chữ nghệ thuật là kiểu chữ quốc ngữ, thực sự tôi thấy chả đẹp chút nào? tại sao chúng ta không quay lại thời xưa viết thư pháp kiểu như các ông đồ đó. Tôi nghĩ đó mới đích thực là bản sắc dân tộc, mới là thư pháp, là nghệ thuật xứng đáng để gìn giữ.
  2. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ vấn đề lãng quên ngôn ngữ đều có lý do. Cho dù hệ ngữ vựng Việt Nam có hơn 60% từ Hán Việt, việc học tập chữ Nho đã dần dần bị lãng quên từ lâu.
    Lý do của sự bỏ chữ Nho bắt đầu từ chữ quốc ngữ ra đời, hệ thống chữ viết theo hệ ký tự Latin có thể ghi được toàn bộ lời ăn tiếng nói của dân tộc, cộng với khả năng dễ học dễ thuộc đã chứng tính ưu việt và người dân nhanh chóng sử dụng.
    Ngày xưa, khi chế độ giáo dục khoa cử theo hệ thống Nho giáo, với chữ Hán là ngôn ngữ chính thức của đất nước, số người được xem là biết chữ của nước ta rất thấp. Biết chữ - thời đó - là cả một vấn đề vinh hạnh, một sự văn minh hơn người, một đặc điểm phân biệt giới thượng lưu với người bình dân. Đó là sự tồn tại của một thời đoạn lịch sử.
    Biết chữ - lẽ ra phải là một nhu cầu bình thường của người dân. Biết đọc biết viết trình độ học vấn sơ đẳng của người dân một quốc gia khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Với hệ thống chữ quốc ngữ, việc phổ cập giáo dục, đáp ứng nhu cầu biết đọc biết viết của người dân được dễ dàng và nhanh chóng. Sự tiện lợi của chữ quốc ngữ đã được khẳng định hơn một thế kỷ qua. Do vậy, hệ thống chữ quốc ngữ bằng ký tự Latin như chúng ta đang sử dụng hiện nay sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
    Còn duy trì chữ Nho như thế nào, sẽ xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội. Nếu những nhà lập chương trình giáo dục cho rằng: học chữ Hán sẽ là một trong những phương pháp giúp học sinh hiểu rõ hơn hệ ngữ vựng Việt Nam, chắc là chương trình giáo dục các cấp sẽ có nội dung học chữ Hán. Còn hiện tại thì có lẽ những tay viết thư pháp cần học chữ Hán nhất, bởi lẽ ngoài việc viết và treo chữ quốc ngữ bằng hình thức thư pháp, việc viết và treo chữ Hán dưới dạng thư pháp cũng đang là một nhu cầu có thật. Do vậy, chắc là các tay viết chữ sẽ học tập chữ Nho nhiều hơn để "hoạt động nghề nghiệp".
  3. lively_85

    lively_85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Ý tôi không phải như vậy. Tôi chỉ muốn chúng ta học thêm chữ Nho như 1 ngôn ngữ thứ 2 nhưng ko phải dùng để giao tiếp mà học nó chỉ như 1 cách để gìn giữ và thấu hiểu những cái gì gì đó được coi là truyền thống mà thôi. Bạn kô thấy là trong hầu hết tất cả những đền chùa miếu mạo... ở VN hay những bức phù điêu trạm khắc đều viết bằng tiếng Hán đó sao. Nó được đặt trên đất nước Việt Nam do người Việt Nam quản lý, mà chúng ta cũng mang tiếng là người Việt Nam đấy nhưng có hiểu được nó viết gì, có ý nghĩa như thế nào đâu?
    Theo bạn thì chỉ cần " các tay viết chữ sẽ học tập chữ Nho nhiều hơn để "hoạt động nghề nghiệp"." Thể chả nhẽ chỉ có những người này mới cần học mới cần hiểu chữ Nho thôi sao, còn chúng ta không cần hiểu à? nếu như bạn mang 1 tác phẩm thư pháp, hay 1 đôi câu đối về nhà treo, nhưng chả hiểu được lời hay ý đẹp, ý tư sâu xa hàm chứa trong nó, thì nó coi như cũng còn gì gọi là giá trị nữa chứ? Và từ chỗ ko hiểu như vậy liệu bạn còn coi trọng nó như lúc ban đầu ko?
    Đối với những người am hiểu nghệ thuật thì có thể tác phẩm thư pháp hay đôi câu đối đó có giá trị rất cao về mặt nghệ thuật và ẩn chứa nhiều ý tư sâu xa, nhưng đối với tôi và bạn chắc nó chả có giá trị gì hết.
    Chính vì vậy tôi mới đặt ra vấn đề này chỉ như 1 lời thắc mắc mà thôi chứ ko có ý định lôi xã hội này trở về thời phong kiến ngày xưa (mà có cố lôi thì cũng ko được nó đang thay đổi ầm ầm tiến nhanh vùn vụt, chạy theo còn chả kịp thì sức đâu mà kéo lại)
  4. wind_t

    wind_t Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Ừ, chúng ta quan tâm đến giá giá trị văn hoá hay nghệ thuật hay nghiên cứu của nó thôi.
    Tiện thể xin hỏi, chữ Nho là cả chữ Hán và chữ Nôm ấy hả? (hình như hỏi ngu như bò thì phải )
  5. dazaikitano

    dazaikitano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Em ủng hộ ý kiến của các anh các chị. Chữ Nho là một phần văn hoá việt của VN. Nếu chữ nôm có chữ quốc ngữ thay thế nhưng phần lớn văn học ngày xưa đều là chữ Hán người ngày nay có đọc thì cũng chỉ là bản dịch kể cả nhưng bài văn nổi tiếng như Hịch tướng sĩ và bình ngô đại cáo. Chùa chiền kinh kể, bàn thờ đến ngay cả trong nhà mọi người có hàng chục chữ hán viết theo lối thư pháp.
    Anh chị nào cho em biết lớp học chữ Hán, thư pháp ở đâu cho em đi với.
    Tặng box 1 bông hoa ( ưu tiên các chị em)
  6. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng, chúng ta đừng nên chỉ đặt câu hỏi không mà không đi tìm cội rễ sâu xa của vấn đề. Thực sự, trong cuộc sống hiện nay, đối với những người không phải làm về chuyên ngành Hán Nôm, hoặc những người "hoài cổ" thì học làm gì cho mất công. Bây giờ, thời gian đâu thể dành cho những vấn đề KHÔNG THỰC TẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN TỪNG NGƯỜI được. Vả lại, để học được nó, đâu phải chỉ một sớm một chiều. Các cụ bảo rằng, chữ Thánh hiền mà ngô nghê vài chữ thì THỐI lắm. Tôi cũng là người hoài niệm về những cái gì vang bóng 1 thời nhưng muốn đi học cũng chả có nơi mà học. Ôi, chúng ta đừng nên than thở về những cái gì tất yếu sẽ xảy ra như thế. Nên nghĩ đến yếu tố ĐỜI hơn một chút.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ôi trời ơi! Chết cười.
    Hay hay! Lâu lắm vào box thư pháp, thấy hay thế này!!!
  8. dazaikitano

    dazaikitano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mình học tiếng trung cũng được có sao không
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Sắp tới Nhóm Nhị Thập Bát Tú cùng nhà thư pháp Trẻ tài năng Lê Quốc Việt sẽ có 1 buổi triển lãm Thư Pháp Nôm tại vài đại điểm, một trong những nơi đó là Văn Miếu_ Quốc Tử Giám, đay là một hoạt động văn hoá có lẽ sẽ là nổi bật nhất trong năm của những người đam mê nghiên cứu và hoàng dương bộ môn nghệ thuật Thư Pháp nước nhà !
    Lại một lần nữa những đam mê được bùng cháy !
  10. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Chữ màu vàng viết không đúng hay sao ấy bác nhỉ

Chia sẻ trang này