1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI QUÊN LÃNG CHỮ NHO NHƯ VẬY?

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi lively_85, 30/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Ối Bố Vô tổ chức ạ... bố chọc cái gì ko chọc , chọc cái nì để nàm cái giề ?
  2. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời, em chọc gì bác mà bác nóng thế, chấp quá cơ lão bác!!!
    Chúng ta già quá rồi bác nhỉ!!!
  3. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Tất cả là ở sự thực dụng(theo nghĩa tích cực), nghĩa là cái gì thuận lợi, đem lại kiến thức và việc làm nhanh thì dân đua nhau làm ngay. Điểm này thì chữ quốc ngữ đương nhiên được chọn. Cũng không thể ép ngành giáo dục đào tạo phải dạy chữ Nho. Trước đây tiếng Nga là số một nhưng khi thời thế đổi thay, phải nhường ngôi cho tiếng Anh cũng là một ví dụ. Nếu chữ Nho làm được những điều như trên, nó sẽ trở lại vị thế của nó ở thời vàng son. Bây giờ quan hệ tốt với Trung Quốc, nhu cầu chữ Nho có nhiều cơ hội thể hiện mình.
  4. hongtrantieu

    hongtrantieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Em thời em cũng muốn vỗ tay ủng hộ cái ý kiến học chữ nho và hoằng dương cái nền Hán học nước nhà lắm (viết đúng là thế này hả).
    Ai đó bên trên nói cái chữ nho nó không thực dụng đối với từng cá nhân, đề nghị xét lại!
    Tiếng Việt ta có khoảng 3/4 số chữ là mượn từ tiếng Hán, nếu bác không hiểu cái 3/4 đó (mà chả chắc đã hiểu hết 1/4 còn lại) thì không rõ có được gọi là người Việt không nữa. Đó là vấn đề về ngôn ngữ của chính người dân nước ta. Báo đài nước ta nói sai đọc sai viết sai từ Hán Việt vô khối, đó là do không hiểu hết ý nghĩa của các từ đó vậy!
    Thêm nữa, học chữ Hán và chữ Nôm (chữ Nho là để chỉ chữ Hán thôi bác ạ) thì đọc được các văn bản, thư tịch cổ, đọc được thì sẽ hiểu được tổ tiên ta ngày xưa nghĩ gì, nói gì. Đến tổ tiên mình từng nghĩ gì, viết gì, nói gì trong các trước tác mà còn không biết thì có còn là dân nước Việt không đây?
    Em đồng ý là học chữ Nho không phải để giao tiếp (tiếng Trung hiện đại mới là để giao tiếp), mà học chữ nho để góp phần bảo lưu cái vốn cổ của chính dân tộc ta đó thôi.
    Chúng ta hãy cùng giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của cha ông ta, đừng có ai cãi rằng không nên học chữ nho nữa đi!
  5. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Bạn yêu nướclà điều rất đáng hoan nghênh. Nhưng khi trao đổi, bạn đã nhầm giữa tiếng Việt và chữ Việt rồi. Hai cái đó khác hẳn nhau đấy nhé. Tiếng Việt là ngôn ngữ, âm thanh. Chữ là hình thức biểu diễn điều đó. Ngày xưa, không có chữ, cha ông ta đã mượn chữ Nho để ghi lại các văn bản. Tuy nhiên loại chữ này khi phổ biến gặp rất nhiều khó khăn vì học chữ nào biết chữ ấy. Quá trình học rất lâu dài. Khi gặp các tên riêng hoặc khái niệm gì đó cần giữ nguyên âm thanh, người Trung Quốc (vì không có chữ ghi âm) đã buộc phải dùng những chữ hao hao giống âm thanh đó. Kết quả là âm thanh nghe rất hài. Thí dụ cô ca cô la, thì người Tàu đọc là khứa khấu khửa lưa (khả khẩu khả lạc. Tiếng Trung đã khó khăn thế, khi sang tiếng Hán Việt, nó sinh ra rất nhiều âm thanh xa cách với nguyên gốc như sếchxpia thành Sa tĩ kỉ á, rồi thì Nga La Tư, rồi thì Hoa Thịch Đốn. Tiếng Việt nếu không dùng chữ Nho để diễn tả, thì diễn tả bằng N loại chữ khác trên thế giới. Mẫu chữ La tinh là một thí dụ. Nếu bạn đã học tiếng Trung rồi, thì chắc chắn bạn đồng ý với tôi ở chỗ: Muốn học được cách đọc tiếng Trung, người Trung Quốc ngày nay cũng có chữ phiên âm la tinh, biểu diễn đầy đủ 4 thanh của người Trung Quốc. Với cách này, bạn có thể học tiếng Trung giao tiếp nhanh chóng.
    Quay lại với chữ Quốc Ngữ. Rất may là người Việt đã có được nó từ những nhà truyền đạo Tây Âu. Chữ Quốc ngữ ghi âm cực kỳ chính xác những gì ta muốn nói. Nó là một công cụ lợi hại để phổ cập kiến thức. Nó dễ học dễ nhớ đến nỗi, một người mù chữ có thể diễn tả được tất cả mọi suy nghĩ của mình trong vài tháng học tập. Nạn mù chữ của nhân dân ta(90% trước cách mạng) đã được thanh toán một cách gần như hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Từ đó, người dân và trí thức nước ta có thể đón nhận những thành tựu khoa học của nhân loại một cách dễ dàng.
    Có được điều này là nhờ công lớn của những người làm cách mạng. Tất nhiên không thể quên ơn những bậc tiền bối như Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh vv...
    Có một bộ phận không biết dùng chữ nghĩa sao cho đúng là vì họ không chịu học hỏi, chứ không phải vì học chữ Quốc ngữ mà viết, nói sai. Điều này cần phân biệt cho rõ.
    Chữ Nho có thế mạnh và cái đẹp của nó. Chữ Quốc ngữ cũng không kém. Không có định nghĩa nào là học chữ Nho thì yêu nước, còn học chữ Quốc ngữ thì ngược lại. Bạn đừng chụp mũ cho những người ủng hộ chữ Quốc ngữ là kém yêu nước nhé. Để bạn có thể phát biểu dễ dàng trên diễn đàn TTVNOL này cũng là nhờ chữ Quốc ngữ đấy nhé. Đừng quên điều đó!
  6. hongtrantieu

    hongtrantieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Vâng, xin ghi nhận luôn.
    Tôi không định chụp mũ cho những người ủng hộ chữ Quốc ngữ, tôi cũng không phản đối thư pháp Việt bao giờ. Và như bạn nói, không có định nghĩa nào là chữ Nho thì yêu nước, còn học chữ Quốc ngữ thì ngược lại, vậy tôi xin hỏi những người đang kêu gào bỏ thư pháp Hán hay đừng học chữ Hán kia rằng, kêu lên như thế là yêu nước chăng?
    Xin không tranh luận về chữ Việt hay tiếng Việt, tôi đồng ý rằng mỗi loại chữ có cái hay (và cả cái dở) riêng của nó, rằng chúng ta rất cần chữ Quốc ngữ, điều này tôi không có gì phản đối cả.
    Tôi muốn nói đến việc có nên học chữ Hán hay không. Tại sao không khi mà học chữ Hán có thể làm giàu cho vốn ngôn ngữ của bản thân, có thể đọc hiểu, am tường những trước tác của tổ tiên xưa kia để lại? Tôi đâu có bảo phải bỏ chữ Quốc ngữ đâu nhỉ?
    Có thể chúng ta đang viết chữ Quốc ngữ, chúng ta đang lên mạng, chúng ta chat, chúng ta viết blog, cái đó có ai phản đối được không? Không ai phản đối cái mới, cái hiện đại cả. Chỉ có điều xin đừng quên những cái cũ, cái truyền thống. Có thể ai đó không thích học, không có điều kiện học chữ Nho, nhwng xin đừng kêu gọi rằng hãy bỏ hẳn chữ Nho của các cụ đi, như vậy là quên tổ tiên, quên nguồn cội đấy.
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Topic này cũng khá dài rồi các bác nhỉ? Tuy nhiên, nhìn chung thì cũng vẫn là những chuyện đã bàn qua bàn lại từ buổi đầu lập box đến bây giờ.
    Quản tôi là một người biết ít, học hành cũng chẳng ra môn ra khoai. Mặc dầu có cầm bút lông viết chữ Quốc ngữ, người ưu ái thì gọi là Thư pháp Quốc ngữ, người khó tính thì bảo vẽ vời nhăng cuội, sao cũng được. Tuy nhiên, tận đáy lòng, tôi cũng rất mong có thời gian, có điều kiện để theo học chữ Nho (chữ Hán) và chữ Nôm của ông cha. Bởi ở đó chứa đựng cả một kho tàng tri thức cổ, mà nếu không có một vốn liếng nhất định về chữ Nho hẳn khó tường thông hiểu được.
    Sự phát triển nào cũng phải dựa trên nguyên tắc kế thừa và sáng tạo. Phú lấy tiện làm gốc, cao lấy thấp làm nền, ấy là cái nền của sự tiến bộ đó chăng?
    Dẫu biết, nước ta hiện nay lấy chữ Quốc ngữ làm chính tự, toàn bộ hệ thống văn bản đều đã được thống nhất và không sử dụng Hán tự để trình bày hay Nôm tự để ghi âm. Nhưng nếu có điều kiện, hãy nên học những loại chữ ấy, cứ xem như là một ngoại ngữ, để tham khảo các nguồn thư tịch cổ, há chẳng hả bụng lắm ru?
    Tôi có dịp được đến thăm nhà Thiếu tướng Huỳnh Phương Bá (Đà Nẵng), nơi ông cùng gần chục cán bộ hưu trí tự mở lớp và tự dạy cho nhau chữ Hán, người biết nhiều chỉ lại cho người biết ít, và với tiêi chí "mỗi ngày một chữ Nho", sau hơn một năm, các cụ đã có thể đọc và tra cứu được rất nhiều nguồn tư liệu quý giá. Thật là một tấm gương hiếu học đáng để lớp trẻ chúng tôi noi theo.
    Thay bằng chúng ta tốn thời gian cho những việc qua lại vô bổ trên đây, mỗi người hãy thu mình lại và đặt ra cho mình một kế hoạch học tập, tôi tin chúng ta sẽ tìm được một niềm vui bổ ích.
    ____________
    P/S: Cuối năm rồi, nhân đây, xin gửi đến các anh Thanh Tùng (Xuannhuy), Ân Xuyên, Nam Long, v.v...lời cảm ơn chân tình nhất của tôi, bởi các anh đã giúp tôi trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc tiếp cận Nghệ Thuật Thư Pháp Hán cũng như những nét đẹp tinh tuý trong bể học vô tận của tiền nhân, mà các anh đã dày công sưu tầm, giới thiệu trên website: www.thuhoavietnam.com.
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 04:16 ngày 10/01/2007
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tôi có nghe nói là học chữ Hán rất khó và lâu dài, cần phải có sự kiên nhẫn. Mà khi đã học được thì nhớ rất dai, khó mà quên được Vì là chữ tượng hình và theo quy luật đồng âm thông giả nên cũng phải có cái đầu thông minh mới học chóng hiểu không như chữ quốc ngữ Latinh. Ngày xưa, các cụ thông Nho học chữ Hán rồi sáng tạo ra chữ Nôm, mỗi cái có một cái tiện lợi riêng, nhưng vai trò của chữ Hán là không thể thay thế được. Chính thế mà các tác phẩm văn thơ bất hủ Việt Nam phần lớn viết bằng chữ Hán như Nam Quốc Sơn Hà, Bình Ngô Đại Cáo...
    Nói chung, chữ Hán tổ tiên người Việt tiếp nhận nó và trở thành một di sản văn hoá cũng như ở các nước Hàn, Nhật vậy.
    Hiện nay người biết chữ Hán rất ít, đó là có nguyên do chiến tranh loạn lạc ở thế kỉ 20 vừa rồi, với lại chính quyền không cho giảng dạy ở phổ thông, đó là điều đáng tiếc.
    Khi học trên nhà trường, các tác phẩm văn học hay của Việt Nam và Trung Quốc thời xưa đều viết bằng chữ Hán, phải hiểu chữ Hán mới cảm thụ hết cái hay cái đẹp của các tác phẩm đó.

Chia sẻ trang này