1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai
    Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011. By The Observer 07/02/2015
    Tác giả: Leon Aron

    (Tiếp & sẻ Tiếp)
    Vâng, tình trạng đình đốn kinh tế của Liên Xô là hiển nhiên và đáng lo ngại. Nhưng như Giáo sư Đại học Wesleyan, ông Peter Rutland, đã chỉ rõ, “Dẫu sao, những chứng bệnh kinh niên của Liên Xô không nhất thiết đe dọa sinh mệnh của nước này”. Ngay cả nhà nghiên cứu hàng đầu về các nguyên nhân kinh tế của cuộc cách mạng này, ông Anders Aslund, cũng ghi nhận rằng từ năm 1985 đến năm 1987, tình hình “là không mảy may sôi động”.

    Từ quan điểm của chính quyền, tình hình chính trị lúc bấy giờ thậm chí ít đáng lo ngại hơn trước. Sau 20 năm liên tục đàn áp đối lập chính trị, gần như tất cả những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đã bị cầm tù, lưu đày (như trường hợp Andrei Sakharov từ năm 1980), buộc phải ra sống ở nước ngoài, hay chết trong các trại cải tạo và nhà giam.

    Cũng gần như không có bất cứ một dấu hiệu nào khác báo trước một cuộc khủng hoảng tiền cách mạng (pre-revolutionary crisis), kể cả một nguyên nhân truyền thống thường được coi là có thể dẫn đến sự suy sụp của một quốc gia – đó là sức ép từ bên ngoài. Trái lại, thập niên trước đó được các học giả đánh giá đúng đắn là thời kỳ Liên Xô “đã thực hiện được tất cả những tham vọng quân sự và ngoại giao quan trọng”, như nhà sử học và ngoại giao Mỹ, ông Stephen Sestanovich, đã viết. Tất nhiên, lúc bấy giờ Afghanistan ngày càng cỏ vẻ là một cuộc chiến lâu dài, nhưng đối với một quân lực gồm 5 triệu binh sĩ như của Liên Xô, sự thiệt hại tại đó là không đáng kể. Thật vậy, mặc dù gánh nặng tài chính khổng lồ do việc duy trì một đế quốc về sau trở thành một vấn đề chính trong các cuộc tranh luận sau năm 1987, nhưng bản thân những chi phí cho cuộc chiến Afghanistan không làm cho quốc gia kiệt quệ: Được ước tính vào khoảng 4 đến 5 tỉ đôla vào năm 1985, đó là một phần không đáng kể trong tổng sản lượng nội địa (GDP) của Liên Xô.

    Hoa Kỳ cũng không phải là một lực tác động cho cuộc cách mạng. “Học thuyết Reagan” bao gồm nỗ lực chống lại và, nếu có thể, đảo ngược những bước tiến của Liên Xô trong Thế giới Thứ ba quả có tạo được sức ép chung quanh đế quốc này, ở những nơi như Afghanistan, Angola, Nicaragua, và Ethiopia. Tuy nhiên, những khó khăn của Liên Xô ở đó cũng chẳng có gì nghiêm trọng để trở thành một nguy cơ cho chế độ.
    ( sẻ Tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về Chủ tịch Trung Quốc Tập_Cận_Bình. Ảnh: AP

    Con Đường Quan & Hoạn Lộ của Ông Tập_Cận_Bình và những dấu ấn
    Trải qua thời thanh, thiếu niên gian khó, ông Tập_Cận_Bình đã vươn lên trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

    Gia đình ông Tập_Cận_Bình từng bị bức hại trong Đại Cách_mạng Văn hóa như thế nào?
    Khi Những thông tin hữu quan xung quanh gia đình ông Tập_Cận_Bình, người từng được Tạp chí Time bình chọn (năm 2009) là 1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới đều được dư luận quan tâm, tìm hiểu.
    Một trong những vấn đề được dư luận chú ý là những oan khiên mà nguyên Phó thủ tướng Tập_Trọng_Huân, thân phụ chủ_tịch nước TQ Tập_Cận_Bình từng gặp phải trong Đại Cách_mạng Văn hóa.

    Đường dẫn bài viết:
    http://petrotimes.vn/gia-dinh-ong-t...-dai-cach-mang-van-hoa-nhu-the-nao-60130.html

    Thuở "hàn vi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập_Cận_Bình
    Đường dẫn bài viết:
    http://soha.vn/quoc-te/thuo-han-vi-cua-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh-20141119202149633.htm

    Hải Võ | 05/11/2015
  3. theblue95

    theblue95 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    2
    có lẽ là phù hợp :)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Bài phát biểu của ông Tập_Cận_Bình trước Quốc hội Việt Nam ngày 6/11/2015 nhận được nhiều sự chú ý khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tạo điểm nhấn bằng nhiều thành ngữ, ngạn ngữ và thơ cổ.

    Bài phát biểu của ông Tập kéo dài khoảng 20 phút trong khi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc một hôm trước đó thông báo với báo giới rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc 'sẽ phát biểu khoảng 10 phút'.

    Trong khi Đài truyền hình Việt Nam, vì một lý do nào đó, không truyền trực tiếp bài diễn văn của nhà lãnh đạo Trung Quốc thì CCTV, Truyền hình nhà nước Trung Quốc phát và thậm chí dịch trực tiếp ra tiếng Anh và đưa lên mạng.

    Rất hiếm trường hợp nguyên thủ nước ngoài sang thăm có cơ hội phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, vì vậy có thể xem đây là cơ hội lớn để ông Tập_Cận_Bình chuyển tải thông điệp về tư tưởng, chiến lược của mình.

    Việc ông nhận được sự đón tiếp chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thể hiện rõ sự nhấn mạnh mối quan hệ hai Đảng trong chuyến thăm này."

    Đặc biệt, khi ông Tập nói điều này trước Quốc hội - cơ quan quyền lực tối cao đại diện cho nhân dân Việt Nam, ông có thể chuyển tải thông điệp đến toàn bộ người dân Việt Nam.

    Tuy nhiên, Hôm 7/11, chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi ông rời Việt Nam nơi ông được đón tiếp với nghĩ lễ có thể xem trang trọng nhất từ trước tới nay; phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, ông Tập_Cận_Bình nhắc lại tuyên bố từng đưa ra trong chuyến thăm Mỹ mới đây rằng những hòn đảo trên Biển Đông 'thuộc lãnh thổ Trung Quốc' từ thời cổ đại.

    Tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc về chủ quyền ‘từ xa xưa’ ở Biển Đông gây phẫn nộ tại Việt Nam.

    (co`n Tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần III
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    Tôi (A. Chieng) bảo vệ những lợi ích của Một nhà công nghệ Pháp là khách hàng của tôi muốn mua lại một nhà máy ở Thượng Hải thuộc về một liên hiệp tài chính (TRUST/tờ-rớt) nhỏ của tòa thị chính, người chủ của nó giải thích rằng, có điều không may là không thể bán toàn bộ nhà máy bởi vì nó sử dụng nhân công tàn tật và do vậy được hưởng những sự giảm thuế đáng kể.
    Nếu như nhà máy chuyển sang sự kiểm soát của người nước ngoài thì không những nó mất vị thế được giảm thuế, mà nó còn phải bù lại toàn bộ những số tiền giảm thuế mà nó đã được hưởng, số tiền này không phải là nhỏ đâu.
    Để kết luận, ông đưa ra công thức như sau: nhà công nghệ Pháp chỉ làm liên doanh với một bộ phận của nhà máy thôi, bộ phận kia vẫn tiếp tục tồn tại như trước. Như vậy nhà công nghệ người Pháp có thể hợp tác với nhà máy và vấn đề thuế má được giải quyết 1 cách khéo léo.
    Khách hàng của tôi bèn tra cứu, tìm hiểu và phát hiện ra rằng trong luật TQ, không có khoản đền bù mà người chủ (TRUST/Tờ-rớt) nói đến. Cho dù nếu như có một sự quy định có tính chất địa phương đòi hỏi như vậy thì có thể thương lượng về quy định này. Khi phát hiện ra sự việc này, khách hàng của tôi muốn tìm gặp ngay lập tức người đối thoại và bác bỏ những lý lẽ của ông ta.
    Tôi ra sức thuyết phục bạn hàng của tôi đừng có làm như vậy. Trên thực tế người chủ TQ k0 phải là k0 biết những điều mà người đối tác Pháp đã phát hiện. Thái độ của ông ta chủ yếu cho thấy rằng ông không thích sự dàn xếp do phía Pháp đề nghị và nếu như lý do của sự bác bỏ này chưa tìm ra được, thì việc gì phải bác bỏ một cái lý rõ ràng là không đúng với những suy nghĩ thực của ông! Trước khi đến gặp ông, cần tìm hiểu rõ hơn về những động cơ đích thực của ông.

    F. Jullien có viết một đoạn hấp dẫn về tính VÒNG VO này, có nhan đề: Để cho tự hiểu, tránh nói ra hay là đọc giữa những dòng như thế nào. Những nhà kinh doanh làm việc ở TQ biết khá rõ rằng: những ng TQ tránh nói không và họ tìm đủ thứ mưu mẹo để tránh nói cái từ cực chẳng đã này.

    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 21/12/2015
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai
    Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011. By The Observer 07/02/2015
    Tác giả: Leon Aron
    (Tiếp & sẻ Tiếp)
    Trong một màn giáo đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang có tiềm năng gây ra nhiều tốn kém cho đối phương, Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược [hay lá chắn nguyên tử] do Reagan đưa ra thực sự có ý nghĩa nghiêm trọng – nhưng đề xuất này không hề báo hiệu một sự thất bại quân sự cho Liên Xô, vì Điện Cẩm Linh biết chắc rằng việc triển khai hữu hiệu HỆ THỐNG phòng thủ không gian của Mỹ cũng mất vài thập kỷ nữa mới thực hiện được.
    Tương tự như thế, mặc dù cuộc nổi dậy chống +Sản bất bạo động của công nhân Ba Lan là một tình hình rất bức xúc cho giới lãnh đạo Xô-viết, làm nổi bật sự mong manh của đế quốc của họ tại châu Âu, nhưng vào năm 1985 Phong trào Đoàn kết (Soli***ary) tỏ ra đã kiệt lực. Liên Xô hình như thích nghi được với việc tung ra các “đợt bình định” đẩm máu cứ 12 năm một lần – Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, và Ba Lan năm 1980 – bất chấp dư luận thế giới.

    Nói thế khác, đây là một Liên Xô đang ở trên đỉnh cao quyền lực và thanh thế toàn cầu của mình, theo quan điểm của chính nó lẫn quan điểm của thế giới còn lại. Sau này, sử gia Adam Ulam đã nhận xét “Chúng ta thường quên rằng vào năm 1985, không một chính phủ của một quốc gia quan trọng nào tỏ ra có quyền lực vững chắc và có đường lối chính sách rõ ràng như chính quyền Liên bang Xô-viết”.

    Hẳn nhiên, có nhiều lý do thuộc về cơ chế – kinh tế, chính trị, xã hội – cho biết tại sao Liên Xô phải sụp đổ như nó đã sụp đổ; tuy nhiên, những lý do này không thể giải thích đầy đủ biến cố này diễn ra như thế nào và diễn ra khi nào. Nghĩa là, làm sao trong một thời gian từ năm 1985 đến năm 1989, trong lúc không gặp phải những tình trạng tồi tệ gay gắt về kinh tế, chính trị, dân số, và các vấn đề cơ chế khác, mà nhà nước và HỆ THỐNG kinh tế Xô-viết bỗng dưng bị một quần chúng đủ đông đảo coi là ô nhục, thiếu tính chính danh, và hết chịu nỗi để phải sụp đổ?

    Gần như hầu hết mọi cuộc cách mạng hiện đại, cuộc cách mạng Nga gần đây nhất được khởi động bằng một tiến trình tự do hóa khá do dự “từ trên xuống” – và lý do căn bản của nó vượt quá nhu cầu sửa sai nền kinh tế hoặc làm cho môi trường quốc tế tốt đẹp hơn. Cái cốt lỏi trong sáng kiến của Gorbachev là rất lý tưởng, đó là điều không thể chối cãi: Ông muốn xây dựng một Liên Xô có đạo lý&_Niềm_Tin hơn.

    Vì mặc dù chiêu bài đưa ra là cải thiện kinh tế, nhưng rõ ràng là Gorbachev và những người ủng hộ ông trước hết muốn sửa chữa những sai lầm đạo lý &_ Niềm_Tin hơn là sai lầm kinh tế. Hầu hết những điều họ tuyên bố công khai trong những ngày đầu của chương trình tái cơ cấu (perestroika), bây giờ nhìn lại, có vẻ chỉ là một cách biểu lộ nỗi khổ tâm của họ về sự suy đồi tinh thần và những hệ quả xói mòn đạo lý&_Niềm_Tin của thời đại Xít-ta-lin. Đó là bước khởi đầu của một sự liều lĩnh đi tìm kiếm những câu trả lời cho các vấn nạn to lớn mà mọi cuộc cách mạng vĩ đại thường bắt đầu: Thế nào là một cuộc sống tốt đẹp, hợp với nhân phẩm? Cái gì tạo ra một trật tự kinh tế và xã hội công chính? Một nhà nước chính danh và đàng hoàng là như thế nào? Quan hệ của một nhà nước ấy với xã hội dân sự phải như thế nào?

    ( sẻ Tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & co`n Tiếp)

    Một loạt báo tại Việt Nam đã phê phán Chủ tịch Trung Quốc Tập_Cận_Bình vì tuyên bố nhận chủ quyền Biển Đông khi phát biểu ở Singapore chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi ông rời Việt Nam

    Báo PetroTimes viết: “Mặc dù dư luận không lấy làm lạ trước những lời lẽ xảo ngôn, đại bá trên của lãnh đạo Trung Quốc, bởi trước chuyến thăm Mỹ và Anh lần lượt vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, ông Tập cũng đã thốt ra được chúng.”

    “Chỉ có điều, phát ngôn của ông Tập tại Singapore lần này được chú ý hơn bởi ông mới vừa rời Việt Nam xong, vừa mới phát biểu trước Quốc hội Việt Nam là “chữ tín là nền tảng để làm bạn” xong.”, nơi ông được đón tiếp với nghĩ lễ có thể xem trang trọng nhất từ trước tới nay.

    Dư luận không lấy làm lạ trước những lời lẽ xảo ngôn, đại bá trên của lãnh đạo Trung Quốc
    PetroTimes
    Trang Giáo dục Việt Nam chạy tít “Thiện chí chót lưỡi đầu môi”:

    “Trung Quốc vẫn cứ làm theo ý mình trong khi mong muốn và tìm cách ép các bên liên quan, bao gồm Việt Nam phải theo luật chơi của họ.”

    “Nếu thực sự trân quý hòa bình, thượng tôn công lý và lẽ phải, Trung Quốc nên từ bỏ cách tiếp cận hung hăng, áp đặt và leo thang tranh chấp.”

    Trong khi đó, trang tin Zing nhận định “ông Tập lại nói vô căn cứ về Biển Đông”.

    Báo Pháp Luật TP. HCM nói ông Tập đã “ngang ngược” khi tuyên bố rằng các đảo trên biển Đông là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.

    Điểm đáng chú ý là bài phát biểu của ông Tập_Cận_Bình toát lên lập trường rằng Việt Nam và Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp chủ quyền qua cơ chế song phương trong khi Việt Nam đã và đang muốn đưa tranh chấp này ra thành chủ để đa phương, thông qua ASEAN và các diễn đàn an ninh khu vực…
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần III
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007
    (Tiếp & còn Tiếp)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    Có 1 trường hợp, Tôi (André Chieng) bảo vệ những lợi ích của một công ty Pháp đương tìm cách bán một thiết bị lớn cho một công ty Trung Quốc sản xuất điện quan trọng. Chúng tôi chỉ có một người cạnh tranh nguy hiểm và tôi biết rằng người cạnh tranh này đã có những quan hệ hết sức mật thiết với tổng giám đốc của khách hàng của chúng tôi. Tạm gọi vị giám đốc là ông G… Điểm lại những quan hệ của tôi, tôi tìm được một người phụ nữ trẻ thuộc một gia đình rất có thế lực trong ngành năng lượng của Trung Quốc, chị ta lại quen biết thân thiết G… Khi tôi nói đến vấn đề của tôi thì chị ta đề nghị tổ chức một cuộc gặp mặt giữa chúng tôi để chúng tôi có thể bàn trực tiếp một cách thoải mái về vấn đề mà tôi quan tâm. Mấy ngày sau, chị ta hoan hỉ gọi điện thoại cho tôi nói với tôi rằng G… vui lòng nhận lời ăn cơm trưa với tôi. Ngày giờ đã được hẹn. Tối hôm trước ngày hẹn ăn cơm, người phụ nữ trẻ gọi điện cho tôi, hơi bối rối nói rằng G… ngày mai phải đi dự một cuộc họp bất ngờ và rất quan trọng. Ông ta xin lỗi không thể ăn cơm trưa với tôi, nhưng liền sau đó hẹn ngày giờ khác cho bữa cơm trưa. Tối hôm trước của ngày hẹn gặp mới này, cô bạn của tôi lại gọi điện thoại báo tin rằng G… bị ốm và phải nằm nhà cho đến ngày hôm sau. Nhưng chị ta cũng khẩn khoản đề nghị hẹn gặp một lần thứ ba. Lần này là một bữa cơm tối và ngày giờ hẹn không thích hợp với tôi: đó là buổi đêm hôm trước lễ Noel, tôi bị mắc kẹt, nhưng dẫu sao tôi cũng nhận lời. Cho đến sáng ngày hôm sau, tôi chẳng nhận được tin gì và tôi tự hỏi không biết tính sao đây, bỗng dưng cô bạn của tôi gọi điện thoại tin cho tôi biết rằng bố vợ của G… vừa bị tai nạn, bị thương. Chẳng may vợ của G… lại vắng mặt và thế là G… phải đưa ông bố vợ đến bệnh viện? Sau chuyện này, tôi đặt cho G… biệt hiệu “Người con rể tốt”. Ông ta không hề từ chối gặp tôi nhưng chẳng bao giờ có buổi gặp mặt giữa ông và tôi.

    Có nhiều cuốn sách nói về phong tục tập quán Trung Hoa nói một cách nhẹ nhàng rằng ở Trung Hoa “nói không là vô lễ”. Nếu ta phân tích câu chuyện "người con rể tốt G...", ta sẽ thấy rằng không chỉ có vậy mà còn là hơn thế nữa. Nếu như chỉ có chuyện lễ độ thì G… vẫn có thể tiếp tôi và nói với tôi rằng ông sẽ căn cứ vào ý kiến của một hội đồng những chuyên gia sẽ có ý kiến về thiết bị nào là thích hợp nhất nhưng sự can thiệp của cô bạn của tôi đã thay đổi những dữ kiện của vấn đề. Cô bạn của tôi không thể bằng lòng với một câu trả lời như vậy, chị ta hiểu quá rõ những tập quán Trung Hoa, chị ta biết rằng một quyết định không bao giờ có tính chất thuần kỹ thuật hoặc kinh tế, nó còn có tính chất chính trị nữa. Khi cuộc chiến có tính chất gay go thì trọng lượng của chính trị càng nặng ký. Mà thiện cảm của G… thiên về người cạnh tranh với chúng tôi. Ông không thể nói toạc ra với chúng tôi như vậy.
    Thái độ của ông là đúng quy cách hơn cả: không từ chối gặp tôi nhưng hoãn đi hoãn lại buổi gặp mặt, thế là ông tranh thủ thời gian và không khép lại sự thương thảo nào, ông tránh được khỏi phải trả lời những câu hỏi của cô bạn tôi. Đồng thời, ông cũng cho tôi hiểu rằng ông không muốn có buổi gặp mặt này. Không chỉ đơn thuàn là một dấu hiệu của sự lễ độ, hành vi của G… bắt nguồn từ một chiến lược có suy tính.

    ( còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai
    Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011. By The Observer 07/02/2015
    Tác giả: Leon Aron

    (Tiếp & sẻ Tiếp)

    “Một không khí đạo lý&_Niềm_Tin mới mẻ đang thành hình trên đất nước ta”, Gorbachev đã nói như thế trước Ủy ban Trung ương Đảng trong phiên họp tháng Giêng 1987, nơi ông tuyên bố rằng glasnost (chủ trương cởi mở) và tự do hóa sẽ làm nền tảng cho perestroika (chủ trương tái cơ cấu) xã hội Xô-viết của ông.

    “Việc thẩm định lại các giá trị và xét lại chúng một cách sáng tạo đang được tiến thành”. Sau này, khi nhắc lại cảm tưởng của ông rằng “chúng ta không thể tiếp tục như thế thêm nữa, và chúng ta phải triệt để thay đổi lối sống, dứt khoát với những sai trái trong quá khứ”, ông gọi đó là “lập trường đạo lý” của ông.

    Trong một bài phỏng vấn vào năm 1989, “người cha đỡ đầu của glasnost”, ông Aleksandr Yakovlev, nhớ lại rằng, vào lúc trở về Liên Xô sau 10 năm làm Đại sứ tại Canada, ông cảm thấy đã đến lúc người dân phải tuyên bố, “Đủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải được thực hiện theo một đường lối mới.
    Chúng ta phải xét lại tư duy, đường lối, quan điểm về quá khứ và tương lai của chúng ta… Một sự đồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta đã sống trước đây – một cách nhục nhã, ngoài mức chịu đựng”.

    Theo ý kiến của vị thủ tướng của Gorbachev, ông Nikolai Ryzhkov, “tình trạng đạo lý&_Niềm_Tin [nrastennoe] của xã hội vào năm 1985 là nét đặc trưng “hãi hùng nhất”:

    [Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và đưa hối lộ, GIAN_DỐI/LÁO KHOÉT trong các báo cáo, trên báo chí, GIAN_DỐI/LÁO KHOÉT từ các diễn đàn cấp cao, đắm mình trong GIAN_DỐI/LÁO KHOÉT, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những điều này đã diễn ra – từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

    Một thành viên khác trong nhóm thân cận sơ khởi và rất ít ỏi của Gorbachev gồm những nhân vật chủ trương tự do, Bộ trưởng Ngoại giao Edward Shevardnadze, cũng khổ tâm không kém vì tình trạng thiếu luật lệ và tham nhũng đều khắp. Ông nhớ lại đã nói với Gorbachev vào mùa đông 1984-1985: “Mọi thứ đã thối nát. Phải thay đổi thôi”.

    ( sẻ Tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần III
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007
    :-t!!!! ...Bài viết còn dài tí ti xíu!!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    (Tiếp & còn Tiếp)

    V – Mọi diễn ngôn là chiến lược. Điều này đúng trong mọi ngôn ngữ và trong mọi nước, nhưng có lẽ ở Trung Hoa là đúng hơn cả.
    Trong khi người phương Tây xem diễn ngôn như là một công cụ thông tin thì người Trung Hoa bao giờ cũng xem nó như là một quá trình.

    Thời gian đầu, tôi (A. Chieng) có nhiệm vụ làm trợ lý cho một trong những khách hàng của tôi, một nhà công nghệ ngành ôtô đương tìm cách thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Đây là vào khoảng đầu những năm 80 và chúng tôi phải tìm một đối tác công nghệ. Thời bấy giờ, mặc dù việc sản xuất ôtô chưa đến đâu cả nhưng đã có hàng trăm nhà máy tản mát trên khắp nước và việc lựa chọn một đối tác là việc hết sức gay go. Một trong những mục tiêu mà chúng tôi tìm được là công ty sản xuất ôtô ở thành phố Thiên Tân. Những buổi tiếp xúc đầu tiên tỏ ra đầy hứa hẹn và sự giao tiếp qua lại dễ dàng bằng thư điện tử và telex. Một hôm, người khách hàng Pháp của tôi tổng hợp những kết quả trao đổi và đưa ra một đề nghị mà ông ta gửi bằng văn bản cho công ty Trung Hoa. Một thời gian sau tôi có nhiệm vụ thăm dò công ty này xem họ nghĩ gì về lời đề nghị. Một người có trách nhiệm ở Thiên Tân trả lời với tôi rằng đề nghị này lý thú đấy nhưng vì một số lý do cần phải suy nghĩ trước khi có quyết định. Khi tôi nói lại sự trao đổi ý kiến này với người khách hàng của tôi, ông ta rất hiểu ý kiến của thông điệp nhưng ông ta gửi một lá thư cho nhà công nghệ Trung Hoa là để có một lời đáp bằng văn bản, cho dù lời đáp này không có tính khẳng định (tích cực).

    Quan điểm của người khách hàng Pháp của tôi cũng tự nhiên thôi: ông có nhiều đối tác để chọn, việc của ông là chọn người ông muốn thương thảo. Lập luận của ông là: “Có hai điều phải chọn một: hoặc nhận lời, hoặc từ chối. Nhận lời hay từ chối thì ông ta cứ nói thẳng ra với tôi”. Đối với nhà công nghệ Pháp, phúc đáp lá thư của ông là một vấn đề lễ độ: không thể nào nhận được thư của người ta mà không trả lời.

    Còn nhà công nghệ Trung Hoa thì xử sự như thế nào?

    Ông ta cho biết rằng những gì ông nói bằng miệng với tôi là câu trả lời của ông ta. Tôi là người đưa tin của ông ta và ông thấy nói miệng là đủ rồi, chẳng phải làm điều gì hơn nữa. Lập luận trong hai điều chọn một hoàn toàn không thích hợp với ông ta: té ra trong hoàn cảnh thời bấy giờ, ông chưa có thể trả lời đồng ý với lời đề nghị của đối tác Pháp, nhưng nếu ông ta viết ra điều này bằng văn bản, thế là ông đã chấm hết kết thúc những sự trao đổi, ông khép diễn ngôn lại. Làm như vậy không có lợi cho ông ta bởi tình thế có thể tiến triển ở phía ông ta cũng như ở phía Pháp và mỗi bên có thể thay đổi lập trường. Cớ sao lại chấm hết, kết thúc quá trình này?

    ( còn Tiếp)

Chia sẻ trang này