1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao con ngoài giá thú lại được hưởng gia sản bằng những đứa con trong giá thú nhỉ ?

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Nuoc0511, 02/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nuoc0511

    Nuoc0511 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    1
    Tại sao con ngoài giá thú lại được hưởng gia sản bằng những đứa con trong giá thú nhỉ ?

    Mình rất thắc mắc 1 chuyện là tại sao những đứa con ngoài giá thú ( đứa con do những người thứ 3 sinh ra) lại được hưởng tài sản thừa kế ngang hàng như những đứa con trong giá thú ? Nhiều người nói là đây là sự nhân đạo của luật pháp Vn . Mình không cho là như thế. Đứa con đó có thể nhận trợ cấp của nguời cha cho đến khi trưởng thành đó là điêu đúng đắn nhưng còn gia tài cái mà nguời vợ chính thức kia cũng phải đóng góp không ít công sức cả 1 đời người xây dựng tại sao đứa con ngoài giá thú kia cũng được hưởng . Có thể mình chưa hiểu rõ lắm về luật pháp. Ai biết , ai hiểu chỉ giúp mình với . Vô lí quá , quá không công bằng với người vợ
  2. anon04

    anon04 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    luật củ chuối nào thế?? giấy tờ (khai sinh) đâu?? hay là mình chưa cập nhật thông tin nhỉ??
    vì mình cũng có 1 đứa ngoài giá thú!!
  3. Nuoc0511

    Nuoc0511 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    1
    có đấy bạn ạ. Chỉ cần chứng minh được đứa con đó là của ông bố thì nó sẽ được hưởng tài sản ngang hàng như những đứa con trong giá thú
  4. anon04

    anon04 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    vậy phải xét nghệm ADN à?? như Tây nhỉ?? vậy là các bác zai khỏi chạy làng!!
  5. NgVietTien

    NgVietTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2008
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Trong Luật thừa kế có quy định điều này: Cha mẹ, con (kể cả ngoài giá thú - tất nhiên là đã đc chứng minh huyết thống), vợ /chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
  6. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    mình cũng ko đồng tình với điều luật này.
    đa số những đứa con ngaòi giá thú là của những ông đi cặp bồ có.bà mẹ nó chẳng có cống hiến gì cho gia đình ông kia.nhưng sau này ông đó chết nó lại nghiễm nhiên đc hưởng 1 phần gia tài,lại đc liệt kê vào hàng thừa kế thứ nhất.điều này ko thể chấp nhận đc.
    nếu luật chỉ dừng lại ở phần chu cấp tiền nuôi nó,hay nuôi nó cho đến khi nó 18t thì ok.
  7. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    Tính nhân đạo của luật trong trường hợp này là:
    - Bản thân đứa con ngòai giá thú không có lỗi trong việc được sinh ra. Và bố (mẹ) của đứa con này phải có trách nhiệm với nó như những đứa con trong giá thú.
    - Phần tài sản mà đứa con ngòai giá thú được hưởng tính trên di sản do người sinh ra đứa con này (bố hoặc mẹ) chứ không phải là tài sản của cả hai vợ chồng (mà trong đó một người không phải là bố hoặc mẹ chúng).
    Ví dụ:
    Ông A và bà B lấy nhau sinh được ba đứa con m, n, l. Ông A có một đứa con ngòai giá thú với bà C là k. (giả sử bố mẹ ông A và bà B đã mất)
    + Ông A chết, bà B còn sống và C cũng còn sống. C chứng minh được mình là con của ông A theo đúng huyết thống.
    Vậy di sản do ông A để lại bao gồm các tài sản riêng của ông A và 1/2 tài sản của ông A với bà B tạo được trong quá trình hôn nhân (tài sản chung hợp nhất) được xem xét để chia thừa kế. (gọi là x)
    Bà C+ con m, n, l + con k = 5 người được hưởng thừa kế của ông A ở hàng thứ nhất. Tức: x/5 cho mỗi người.
    + Ông A chết, bà B đã chết trước và C còn sống. C chứng minh được mình là con của ông A theo đúng huyết thống.
    Vậy di sản do ông A để lại tài sản riêng của ông A (trong đó có phần di sản do bà B để lại chia đều cho 4 người (là ông A+con m, n, l)
    được xem xét để chia thừa kế. (gọi là y)
    Con m, n, l + con k = 4 người được hưởng thừa kế của ông A ở hàng thứ nhất. Tức: y/4 cho mỗi người.
    Tình cảm tổn thương thì lâu quên nhưng Lý - Tình không nên khuyết thiếu.
  8. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Thừa kế theo pháp luật được xây dựng trên cơ sở xem xét 03 mối quan hệ:
    -Quan hệ hôn nhân
    -Quan hệ huyết thống
    -Quan hệ nuôi dưỡng
    Diện những người thừa kế là phạm vi những người hưởng di sản thừa kế của người chết theo qui định của pháp luật. Diện những người thừa kế được pháp luật dựa trên ba mối quan hệ như trên với người để lại di sản:
    - Quan hệ hôn nhân: Xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng.
    - Quan hệ huyết thống: Quan hệ giữa những người cùng dòng máu (Cụ với ông, bà; Ông, bà với cha mẹ; Cha mẹ với các con; Anh chị em ruột...)
    -Quan hệ nuôi dưỡng: Xuất phát từ sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa những người không cùng huyết thống hay không có quan hệ hôn nhân (Cha mẹ nhận nuôi con nuôi).

    Quyền lợi của con ngoài giá thú
    Giới thiệu một giải đáp pháp luật liên quan đến con ngòai giá thú:

    Hỏi:
    Do đặc thù của công việc, chúng tôi biết nhiều đứa trẻ là kết quả của những cuộc tình vụng trộm hoặc người mẹ là nạn nhân của những vụ xâm hại ********. Trẻ trong diện này gặp nhiều thiệt thòi. Vậy chúng tôi muốn biết quyền lợi của trẻ là con ngoài giá thú được pháp luật quy định thế nào, có phân biệt với trẻ là con trong giá thú không ?
    Hải Yến (Quận Hoàng Mai, Hà Nội)

    Trả lời:
    Con ngoài giá thú là con được sinh ra khi cha, mẹ chúng không phải là vợ chồng hợp pháp, không được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, hoặc là những đứa trẻ sinh ra do cha mẹ ngoại tình, vi phạm chế độ một vợ một chồng.
    Trẻ thuộc diện này phải chịu thiệt thòi khi sinh ra, chính vì thế nên pháp luật nước ta luôn có quan điểm đối xử công bằng và bình đẳng đối với trẻ là con ngoài giá thú. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì : Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. Tại điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định: "Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật".
    Như vậy, ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, như quyền được khai sinh, quyền được mang quốc tịch. Ngoài ra con ngoài giá thú còn được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế...
    Luật sư Phạm Thành Tài
    (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)
    Báo Hà Nội mới, Số ra ngày Thứ ba 25-12-2007
  9. BlueWish

    BlueWish Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    4.097
    Đã được thích:
    0
    Điều này chỉ đúng khi người cha ko để lại di chúc và người con đấy chỉ được hưởng phần tài sản của cha chứ ko phải toàn bộ tài sản chung của cha + người vợ chính thức. Ví dụ của chieu_quan đã tính thêm bà C (chỉ có con bà C là được thừa hưởng thừa kế, bà C ko có quyền thừa hưởng thừa kế)
  10. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    BlueWish nói chính xác. Thừa kế theo luật chỉ được áp dụng khi người cha mất mà không để lại di chúc. Nếu có di chúc thì phải theo di chúc. Dù ông ấy có để tòan bộ tài sản cho con riêng thì pháp luật cũng cho phép xem xét lại di chúc dể đảm bảo quyền lợi cho vợ, con chính thức và bố mẹ của ông ta.

Chia sẻ trang này