1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao công ty hợp danh ở Việt Nam kém phát triển

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Golden_tulip78, 11/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    WĂ 'Ă ! Vậy thĂ CTHDanh Y ngoĂi vĂng phĂp luật ? gần bằng Đảng r"i .
    Đ Y trĂn, PhĂp Luật Y giữa, CTHDanh Y ngoĂi, NhĂn DĂn Y dư>i ? cĂng sinh hoạt tập thf ?
  2. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏI đầu tiên trong chủ đề này bàn tớI công ty Hợp danh (partnership), các bài tranh luận cũng làm sáng tỏ vấn đề, tuy nhiên lạI không đi sâu vào bản chất của tính ?otrách nhiệm hữu hạn? hay ?ovô hạn? lạI bàn tớI công ty hợp danh có phảI pháp nhân hay không? Xin một chút góp ý vớI cái nhìn từ nguyên lý.
    Khi bắt tay vào kinh doanh, đầu tiên ngườI ta phảI nghĩ đến tiền bạc, gọI là vốn liếng. Để có nó nhà đầu tư phảI:(i) tự bỏ tìên túi ra mà làm một mình; (ii) rủ rê ngườI khác cùng góp vốn vào. Vì đồng tiền đi liền khúc ruột nên khi nói đến bỏ vốn là nói đến quyền điều hành , gọI cho văn vẻ là quyền quản trị. Một mình bỏ tiền, thì tự mình quản trị, khi hùn hạp thì phảI chia xẻ. Chính vì điều này nó hình thành hai loạI hình cơ bản trong kinh doanh.
    LoạI hình cho ngườI nắm toàn quyền được gọI là ?olàm chủ một mình? (entrepreneurship - gọI là mô hình A). Khi chia nhau quản trị là ?ohùn hạp? (partnership - gọI là mô hình B). Vì dựa trên nguồn gốc góp vốn, nên loạI hình kinh doanh nói lên cách góp vốn.
    Chính quyền là ngườI quản lý trật tự xã hộI nhìn thấy hai loạI hình kia khi hoạt động sẽ tạo ra nợ nần, trong luật gọI là ?otrách nhiệm pháp lý? (liability) td: mua nguyên liệu phảI trả tiền, thuê thợ phảI trả công ? và câu hỏI về trách nhiệm được đặt ra: Ai chụI trách nhiệm? mức độ như thế nào? Có nghĩa là pháp luật, thoạt đầu, quan tâm đến trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh. Theo như thế thì pháp luật đầu tiên bảo rằng ?oai gây ra trách nhiệm, phảI bồI thường?. Cái nhìn tiên khởI trong luật kinh doanh không phân biệt ngườI chủ và cơ sở kinh doanh độc lập, giống như bạn mua một chiếc taxi; chiếc xe và bạn là hai thứ riêng biệt; nhưng luật coi cả hai như là một. Luật cũng chẳng phân biệt nhiều ngườI bỏ tiền hay 1 ngườI, cứ gây ra trách nhiệm là chịu chung cả lũ . Đấy là ý niệm ?otrách nhiệm vô hạn? (unlimited liability) trong kinh doanh; điều đó có nghĩa là cơ sở sập tiệm thì mọI ngườI phảI gánh chung vớI nhau (joinly and serverbally liability).
    Theo thờI gian, nhu cầu sản xuất phát triển, vớI quan niệm sản xuất nhiều thì giá thành rẻ nên chủ doanh nghiệp cũng bung ra mở rộng cơ ngơi, và cần vốn, nhưn quy định ?otrách nhiệm vô hạn? kia vẫn lù lù làm mọI ngườI ớn khi hùn hạp. Nhận ra việc này nên luật pháp khắc phục bằng cách giảm bớt ?otrách nhiệm vô hạn?kia.
    Năm 2000 BC, các thương nhân đã biết góp tiền đóng tàu đi buôn, nếu thuyền chìm thì ngườI góp tiền chỉ mất tiền hùn vào con tàu. Thế kỷ 15, toà án Anh trừu tượng hoá chuyện con thuyền kia đã đưa ra ý niệm ?otrách nhiệm hữu hạn? (limited liability). Tách biệt ?ongườI bỏ vốn? và ?ocơ sở?; giống như thương nhân ở trên bờ; con thuyền ở dướI nước vậy. Cơ sơ giống như con thuyền - gọI là ?opháp nhân? (legal entity), vậy nếp pháp nhân nợ thì lấy tiền của nó mà trả. LoạI hình này là biến thể của B- gọI là B1, luật của ta gọI là công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên B1 chỉ bó gọn trong một số ngườI vớI nhau (closely held coporation), nhưng khi cần vốn và phát triển thì ? lạI là vấn đề, vì thế luật pháp phảI thay đổI cho ra một hình thức nữa lài ?oai cũng có thể hùn hạp và bán phần hùn ấy cho ngườI khác?, hình thức B2 hình thành , gọI là công ty cổ phần (public limited liability corporation). B1 và B2 khác nhau ở cách thức gọI vốn.
    Từ loạI hình B ban đầu, nay thay đổI thành B1 và B2 để giúp gọI vốn cho dễ . Tuy nhiên, chính B cũng thay đổI, nó vẫn không là pháp nhân, vẫn chịu trách nhiệm vô hạn, nhưng lạI giảm bớt cái ?ovô hạn? kia bằng cách chia những ngườI hùn hạp kia thành loạI : (i) loạI nắm quyền quản trị; (ii) chỉ bỏ vốn, không quản trị. B nay trở thành B(a), ta gọI là công ty hợp danh.
    Về trách nhiệm, công ty hợp danh giảm số ngườI chịu trách nhiệm vô hạn, chỉ có những ngườI quản trị mớI chịu trách nhiệm vô hạn, còn ngườI chỉ hùn vốn thì không. Về mặt huy động vốn, nó cũng giống như B1; nhưng vì nó ?olai căng? nên nó vẫn là B(a) và không có tư cách pháp nhân. Ở Anh Mỹ, nó được gọI là ?ofirm?, không phảI là ?ocompany? . GọI như thế cho thuận tiện, chứ thực tế bảng hiệu vẫn nêu tên partner của nó, td hãng luật Baker &Mc Kenzy, White & Case ? , công ty kiểm toán: Earnst & Young ?
    (còn tiếp, nếu qúy vị không thấy chán)
  3. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0

    Thực ra, nói đến công ty nói chung hay công ty hợp danh nói riêng, ngươ?i ta pha?i biết ră?ng ba?n chất cu?a công ty la? một hợp đô?ng cu?a các tha?nh viên tạo lập nên một thực thê? kinh doanh (công ty), trách nhiệm vô hạn, hay hưfu hạn đê?u phát sinh tư? nội dung nhưfng điê?u khoa?n ma? các tha?nh viên sáng lập công ty đaf tho?a thuận với nhau.
    Cụ thê? hơn, tính Trách nhiệm vô hạn (TNVH) hay Trách Nhiệm Hưfu Hạn (TNHH) có ba?n chất như sau:
    Trong công ty đối nhân (Cty hợp danh, Cty Hợp vốn đơn gia?n...) tha?nh viên hợp danh có vai tro? như la? ngươ?i ba?o lafnh cho công ty đối với các khoa?n nợ cu?a công ty bă?ng toa?n bộ sa?n nghiệp cu?a mi?nh. Va? tha?nh viên hợp vốn (nếu có) chi? ba?o lafnh bă?ng số ta?i sa?n đaf góp va?o công ty ma? thôi.
    Trong công ty đối vốn (cty TNHH, cty cô? phâ?n?) tha?nh viên cu?a công ty chi? ba?o lafnh cho công ty bă?ng số ta?i sa?n đaf góp va?o công ty.
    TNVH hay TNHH chi? đặt ra với tha?nh viên cu?a công ty ma? không đặt ra với Công ty vi? ba?n thân công ty la? một thực thê? pháp lý (pháp nhân) do con ngươ?i tạo ra va? luôn luôn pha?i chịu TNVH.
    Pháp luật Anh Myf không coi công ty Hợp danh la? pháp nhân!!!
    Vậy câu ho?i đặt ra la? công ty hợp danh có la? chu? thê? cu?a các giao dịch Dân sự, kinh tế, thương mại không?Có thê? tự mi?nh gánh vác các nghifa vụ không?
    Pháp luật Anh Myf không nói ră?ng công ty hợp danh la? pháp nhân nhưng tư? nhưfng án lệ đaf công nhận công ty hợp danh la? pháp nhân.
    Thực ra không ba?n đến pháp nhân cufng không sao nhưng..
    Đê? hiê?u công ty la? cái gi?, tại sao lại có quan hệ ba?o lafnh tạo nên tính TNHH hay THVH cu?a các tha?nh viên công ty thi? đâ?u tiên nên hiê?u pháp nhân la? gi??
    Bực thật, ttvnol mấy hôm nay khó vào thế không biết, em muốn Post bài cũng chật vật, tróc da trầy vẩy....

  4. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng .
    Nguyen_noi là tên Việt Kiều dở hơi, đọc tiếng Việt không rành mà muốn làm ông nội, làm thày, làm người yêu... nước của người ta .
    Theo tui, việc quan trọng là ở chổ xác định trách nhiệm pháp lý . Nếu ct hop danh không là pháp nhân nhưng nếu xác đinh rõ được cá nhân hay pháp nhân nào trong cái hop danh đó chịu trach nhiem phap ly thì OK con gà đen rồi .
    TTVNOL có thể vào bằng www or www3 . Theo kinh nghiệm bản thân thì vào cái này chậm thì đổi qua cái kia có thể vào được . Có thể là họ đang làm maintenance, thế thôi .
  5. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Người chịu trách nhiệm nợ nần với B(a) chính là người hùn vốn, trênc căn bản cá nhân. Khi bị đền bù, ai bỏ bao nhiêu? như thế nào? thì chính họ phải bàn bạc với nhau trước khi thành lập gọi là partnership agreement ... . Ở Mỹ loại hình B có tên là general partnership, còn loại B(a) là limited partnership.
    B hay B(a) đều rắc rối cả, nhưng tại sao không dẹp nó đi ? có lẽ là do (i) tính chất lịch sử ?;(ii) vì sự ràng buộc của B hay B(a) về trách nhiệm cao hơn B1 hay B2 nên luật của các nước và của ta đều quy định một số nghề nghiệp như luật sư, bác sỹ, kiểm toán ... chỉ đuợc lập công ty hợp danh, để bắt họ phục vụ thân chủ chu đáo. Ngày nay, các partnership đều phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nên luật Mỹ còn cho phép B trở thành B(b) tức là cho những người hùn hạp được hưởng trách nhiệm hữu hạn luôn. Đó là limited liability partnership (L.L.P).
    Luật Doanh nghiệp của ta đã thiết lập loại hình A, B(a), B1, B2 dưới cái tên doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP. Tuy nhiên, công ty hợp danh đã không được giải thích rõ ràng, mới chỉ có cái khung, nhưng chi tiết chưa được nêu rõ, có lẽ sẽ được quy định trong các văn bản dưới luật sau này.
    Để có cái nhìn hệ thống, ta xếp thứ tự mức độ phân chia các loại hình doanh nghiệp của ta như sau:
    - Dể dàng huy động vốn thì A ít nhất, B1 và B2 nhiều nhất;
    - Quyền quản trị B2 cho ít nhất, B1, B(a) và A nhiều nhất;
    - Mức độ trách nhiệm thì B1, B2 ít hơn B(a) và A.
    Các tính chất trên thể hiện trong các điều khoản khác nhau trong luật, luật mở ra nhiều khuôn khổ kinh doanh cho người dân lựa chọn. Nhà đầu tư quan tâm đến vốn và cách quản trị của mỗi loại hình. Luật pháp quan tâm đến trách nhiệm. Luật doanh nghiệp đã giao cho người nào giao dịch với các cơ sở kinh doanh phải tự "giữ lấy mình" khi làm ăn.
  6. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    ..........................................................
  7. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Topic này ''hot'' lên rồi , hehe
    Đọc cái bài của ông thuao này cứ rối tung lên như cái nick khó đọc của ông ta vậy, cứ A rồi B loạn cả lên,
    Theo tớ, chúng ta nên tập trung cụ thể vào chủ đề là "Tại sao Công ty hợp danh ở Việt Nam kém phát triển", chứ Công ty hợp danh là gì, nguồn gốc của Công ty, ... thì chắc là nhiều người đã biết quá rõ rồi,
    Vì chưa được thò mặt ra nước ngoài bao giờ, thông tin thì bị bưng bít nên tớ rất muốn biết cụ thể về loại hình này ở nước ngoài ra sao, ở đây chắc có nhiều bác vượt biên nên biết, có thể chỉ bảo cho anh em đôi chút được chăng để có sự so sánh, vì sao ở nước họ thì phát triển, còn ta thì lại không,
    Theo tớ, thì Công ty hợp danh ở Việt Nam kém phát triển bởi một số lý do sau:
    - Do pháp luật trong nước quy định chồng chéo, mâu thuẫn, tạo ra Công ty hợp danh là một thứ hầm bà lằng (Ở Việt Nam thì những thứ như thế này nhiều lắm, ví dụ như Văn phòng luật sư, hiện nay cũng chả biết là cái quái gì), vì luật chủ yếu chỉ điều chỉnh quan hệ của cá nhân, pháp nhân nên Công ty hợp danh là loại nửa ông nửa thằng, hiện chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nên rất khó khăn trong giao dịch, chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, thuế mà,
    - Do cơ chế hoạt động không hiệu quả, như tớ đã từng nói, khi kinh doanh người ta sự nhất là rủi ro, mà tại VN cơ chế bảo hiểm nghề nghiệp chưa hiệu quả nên rất ít người lựa chọn,
    - ....
    Chắc còn một số lý do nữa nhưng lại bận phải đi sắm Tết nên stop ở đây, mong các bác tiếp tục...
  8. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    B.SH. Tớ cứ tưởng ấy là đệ tử của VS NA ở Canada chứ, dám khen sư mẫu đẹp nên bị đuổi đi, trốn sang Mỹ bán mì gõ ở Cali, phải không ?
    Hợp danh ở Mỹ thì cũng như ở VN thôi, phát triển cái giề ? Còn công ty ma ở đây thiếu gì, đâu kém ở VN, có điều là ở Mỹ mấy thằng lưu manh đa số cũng là thường dân, không có quyền nhiều, lâu lâu vẫn bị tóm . Mà ở VN cũng vẫn bị tóm vậy, nhất là trước các đại hội hay các "chiến dịch" gì đó . Không qua duyên số đâu ấy à ! chạy trời cũng không khỏi nắng . Luật này trên cả Hiến Pháp . Na NOA, xe na NOA !
    P.S. Tớ vote cho ấy 5 sao nhé vì dám giả mao. nhưng mà vải thưa làm sao che mắt thánh được . Ấy nói tiếng Việt cũng lơ lớ như tớ thôi . Tớ không có xuất cảnh trái phép đâu nhé, đi có giấy tờ hẳn hoi nhé, nhưng bị lạc trong trại 1 thời gian ngắn .
    Được MSGvovit sửa chữa / chuyển vào 05:03 ngày 27/01/2006
    Được MSGvovit sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 27/01/2006
  9. mimirau

    mimirau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tớ đang google mấy từ Tiếng Anh tự dưng thấy các bác bàn tán xôn xao quá nên cũng phải múa rìu qua mắt thợ vào góp vui một tiếng.
    I. Về Hợp danh (Partnership) ở Mỹ nói chung có 4 loại (nói chung là vì các bang có thể có quy định khác nhau, ví dụ California không công nhận loại hình LLLP, ngược lại ở nhiều bang như Arizona, Colorado, Delaware thì lại công nhận). Đó là
    1. (General) Partnership: Các Bên hợp danh (Partners) góp vốn, góp công, cùng quản lý. Các Bên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về hành vi của Hợp danh và hành vi của bên hợp danh kia khi bên hợp danh kia thực hiện hành vi đó nhân danh Hợp danh trong quá trình hoạt động bình thường của Hợp danh (as long as such copartner was apparently carying on partnership business in the ordinary course). Hợp danh không đóng thuế mà thu nhập từ Hợp danh phân bổ cho các Bên hợp danh, sau đó các Bên hợp danh sẽ đóng thuế thu nhập cho toàn bộ thu nhập của mình;
    2. Limited Partnership (LP) : trong loại hình này có 2 loại Bên hợp danh:
    (i) General Partner: Quản lý việc kinh doanh và chịu trách nhiệm cá nhân (personally liable) về các khoản nợ của Hợp danh;
    (ii) Limited Partner: chỉ góp vốn và chia lợi nhuận, không quản lý do đó không chịu trách nhiệm về nợ của Hợp doanh ngoài phạm vi vốn góp. Nếu Limited Partner tham gia quản lý thì bị mất lợi thế này.
    Công ty Hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 1999 của nước mình có thể xếp vào loại này
    3. Limited Liability Partnership (LLP) Các Bên hợp danh cùng tham gia quản lý như nhau (giống General Partnership) nhưng chịu trách nhiệm hữu hạn. Ví dụ ở California, chỉ có 3 ngành (3A) là Architecture, Attorney và Accountant được thành lập theo loại hình này
    4. Limited Liability Limited Partnership (LLLP). Giống LP ở chỗ có 2 loại Partner khác nhau, nhưng tất cả các partners đều chịu trách nhiệm hữu hạn. Loại hình này tương đối mới ở Mỹ. Như tớ được biết thì năm 2005, Singapore đang xem xét công nhận loại hình này, không biết bây giờ đã được thông qua chưa.
    II. Tớ không biết là Luật Doanh nghiệp mới 2005/2006 công nhận tư cách pháp nhân của Công ty Hợp danh. Phải cập nhật ngay mới được.
    III. Theo tớ một lý do Công ty Hợp danh ở nước mình không phát triển lắm (tớ chưa có số liệu nên không kết luận được) là do bà con thấy công ty TNHH và công ty cổ phần làm dễ hơn. Với lại khi thành lập công ty, mấy bác tư vấn đưa ngay cho 2 cái mẫu điều lệ CTCP hoặc TNHH, chọn lấy một thì ai còn biết Hợp danh là cái gì. Còn Công ty Hợp danh chủ yếu là Luật hình như là vì Pháp lệnh Luật sư bắt buộc Công ty Luật phải thành lập dưới hình thức công ty Hợp danh. Các bác tra cứu lại cho chính xác.
  10. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các vấn đề phải hiểu từ nguyên lý của nó, thì sẽ có câu lời, nếu chỉ hỏi những không biết nguyên lý thì cũng ắt tẩu hoả nhập ma như bạn thôi. Tập trung câu hỏi theo chủ đề này ? nó giống như bạn hỏi "con chó này gầy thế ?" thay vì tìm câu trả lời, nó là giống gì ? thức ăn của nó là gì ... thì lại loanh quanh câu hỏi "boxer" hay "berger" có xem là chó không ? rồi tỏ vẻ thông minh "nó đi 4 chân thì , ắt là chó rồi "

Chia sẻ trang này