1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao dân Thái Bình hay dính vào những ??osự kiện lớn??? thế nhỉ?(Thông tin thu nhặt về sự kiện nă

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Ural, 16/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Ai dám nhận là mình xấu xí?
    Phan thị Vàng Anh
    Bạn đã đi Đà Lạt chưa? Đã đến Sài Gòn chưa? Đã về những làng Bắc bộ chưa?
    Nếu chưa, thì bạn nên đi. Bạn nên đi sớm.
    Đi trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.
    Đi trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.
    Đi trước khi thành phố lớn muốn tạo những dấu chân hiện đại khổng lồ, dẫm lên chính những khẩu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hô hào trước đó.
    Cách đây mới ba năm thôi, thành phố Hồ Chí Minh của tôi linh đình tổ chức kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Những ảnh cũ được đem ra, món ăn khẩn hoang nấu lại, nhà nhà nghe tên ông Nguyễn Hữu Cảnh, người người nghe lại những địa danh xưa: Gò Cây Mai, đình Thông Tây Hội, kinh Tàu Hủ với bến Bình Đông...
    Bến Bình Đông, thì năm nay, khi Sài Gòn bước vào tuổi thứ 303, người ta sắp dẹp nó, để mà làm đại lộ Đông Tây. Cụ Nguyễn Đình Đầu đã phải kêu lên trên báo Tuổi Trẻ: "Xin giữ lấy cảnh quan của Sài Gòn sông nước trên bến dưới thuyền". Bạn phải đi qua khu vực này, thấy được vẻ đẹp (bị bỏ phí của nó) bạn mới hiểu được tiếng kêu của cụ. Thật chẳng khác nào lời kêu cứu và khẩn nài; không biết ví thế này có quá không, nhưng như tiếng kêu của cụ bà Sài Gòn, sau lễ thượng thọ phải nài xin con cháu đừng ném đi cơi trầu cũ với di ảnh cụ ông... Bến Bình Đông, với hai bên bờ là nhà cổ, xưởng xay lúa, là những thứ mà cái túi "vốn cổ" của chúng ta chẳng có nhiều, nhất đây lại là cái thứ hữu hình, bằng nước, bằng gạch, bằng kiểu nhà, cách sinh sống; chứ không phải những thứ lù mù truyền thống, phục hồi lại mỗi nơi một màu cờ phướn và một kiểu đuôi nheo.
    Thế nhưng, nếu đại lộ Đông Tây đi qua, số phận cảnh trên bến dưới thuyền rất Nam Bộ xưa của bến Bình Đông sẽ chẳng khác gì số phận rêu trăm tuổi của tháp Rùa. Giải tán một khu vực thật chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thôi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình đã phá tan chỗ trú ngụ của hàng trăm năm lịch sử có đeo đuổi được những người ký quyết định không?
    Và những người đó là ai? Họ nghĩ gì trong đầu nhỉ? Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách gì đây? Bằng cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"? Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa?
    Thử tưởng tượng hai mươi năm sau thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày hôm nay lên bưu ảnh. Và sẽ có những người chỉ cho con cái mình mà nói: "Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi qua, đẹp lắm." Và có những người sẽ không dám chỉ tay vào ảnh mà nói: "Cái khu này chính bố đã ký quyết định đập đi."
    Tôi lại đọc báo Tia Sáng, có bài của tác giả Vũ Khánh về tiếp thị một hình ảnh Việt Nam. Vậy đấy, cứ rành mạch liệt kê cái vốn ít ỏi của mình ra rồi khai thác triệt để thì khéo lại thành giàu có. Tác giả kể ra, chúng ta có áo dài, có nón, có phở, có nem. Nghe dễ chịu như nghe một người nói đơn giản: "Tôi là thợ may. Lương tôi đủ sống. Tôi thích mặc áo xanh". Một người như vậy cũng hấp dẫn lắm chứ! Cái mộc mạc của họ, cái nghề của họ, sở thích của họ không giống anh, không giống tôi. Việc gì cứ phải thổi phồng lên những gì mình không có, để rồi phá bỏ những cái (tuy ít mà) quý giá của mình?
    Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người.
    Chúng ta nói dối nhiều quá. Dối ở chỗ có nhiều việc chúng ta nói một đằng và làm một nẻo. Chúng ta nói, tôi là người có văn hóa và thích chơi đồ cổ, nhưng có con chuột chạy qua là chúng ta (quyết) ném chuột đến vỡ cả bình quý. Chúng ta cung kính ào ạt cho một lễ hội 300 năm Sài Gòn, rồi sau đó thì sẵn sàng thực thi một dự án có phá bỏ những phần cổ kính của Sài Gòn 303 tuổi. Chúng ta không tiếc cả kho tính từ mỹ miều cho cái Chùa Một Cột, nhưng lại tiếc một cái cột bằng gỗ cho nó, khiến bao nhiêu khách phương xa phải chưng hửng. Chúng ta biết mình nghèo mà cứ huênh hoang là mình giàu.
    Mà trong khi đó, có đứa con nào dám trách mẹ nghèo! Ừ, nước của tôi là thế đấy, nhưng mà chúng tôi tự hào, để tôi cho anh thấy: Cha ông để lại có một chút của (cẩn thận mở gói ra), chúng tôi gìn giữ còn được thế này đây (thấy vẫn còn nguyên), và chúng tôi sẽ giữ cho con cháu (cẩn thận gói lại). Anh cười thì mặc anh!
    Ông Bá Dương, tác giả người Trung Quốc, có viết một đoạn thế này: "Đã nhiều năm nay, tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi: ''''Người Trung Quốc Xấu Xí''''. Tôi nhớ quyển sách ?oNgười Mỹ Xấu Xí? sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển sách ?oNgười Nhật Xấu Xí?. Tác giả là Đại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài đại sứ này (sau khi viết cuốn sách đó) liền bị cách chức. Đấy có lẽ là cái khác nhau giữa Đông phương và Tây phương..."
    Nhưng ở Trung Quốc, người ta đã in "Người Trung Quốc Xấu Xí" của ông Bá Dương.
    Và không phải vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn là xấu hơn. Trái lại.
    Còn ở xứ Việt ta?
    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/b]
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 15:05 ngày 06/09/2003
  2. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Những khu vực như vậy thì phải có tiềm năng du lịch thì mới có cơ hội ngỡ ngạc được.Nếu không có tiềm năng du lịch thì làm sao có thể để nguyên được.Như ngày xưa,thành trì Hà Nội bị phá hết sạch còn để cái gì đâu.Điều đơn giản là nó không tạo ra tiền,cái mà người ta rất cần,rất cần.Nếu chúng ta biết giữ gìn thì chắc còn giữ được khối thứ rồi đấy.Bây giờ cũng chỉ còn được khu phố cổ Hội An,1 chút thành Huế.,thêm mấy cái lăng nho nhỏ nữa...Và cái quý nhất là Quốc Tử Giám.Nơi mà ngày xưa còn bỏ hoang,may là không phá đi đó.
    Nói về Thái Bình thì ngoài 1 địa điểm khá nổi tiếng là chùa Keo(Được xây từ thời Lý)thì cũng chẳng còn giữ được cái gì nữa.Chùa Keo lại là 1 nơi thuộc 1 xã cũng xa thị xã.Vì thế lợi thế của Thái Bình là cứ vô tư xây,vô tư làm đi.
    Theo ý kiến của bác thì chúng ta cùng nói về "Người Thái Bình xấu xí"chứ ạ.Khó nói lắm bác ơi.Để dân tỉnh khác nhận xét thì còn biết được,chứ chính dân Thái Bình nhận xét 1 lúc là loạn hết lên.Vì cái này có thể là xấu,nhưng mình nghĩ à "tốt" và ngược lại.Quan niệm phạm trù về tốt và xấu khá lẫn lộn.Nhưng có 1 đặc điểm khá rõ ràng"Đó là Thái Bình là 1 tỉnh thuần nông và người Thái Bình làm ăn rất nhỏ con,không dám đầu tư nhiều".
  3. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Những khu vực như vậy thì phải có tiềm năng du lịch thì mới có cơ hội ngỡ ngạc được.Nếu không có tiềm năng du lịch thì làm sao có thể để nguyên được.Như ngày xưa,thành trì Hà Nội bị phá hết sạch còn để cái gì đâu.Điều đơn giản là nó không tạo ra tiền,cái mà người ta rất cần,rất cần.Nếu chúng ta biết giữ gìn thì chắc còn giữ được khối thứ rồi đấy.Bây giờ cũng chỉ còn được khu phố cổ Hội An,1 chút thành Huế.,thêm mấy cái lăng nho nhỏ nữa...Và cái quý nhất là Quốc Tử Giám.Nơi mà ngày xưa còn bỏ hoang,may là không phá đi đó.
    Nói về Thái Bình thì ngoài 1 địa điểm khá nổi tiếng là chùa Keo(Được xây từ thời Lý)thì cũng chẳng còn giữ được cái gì nữa.Chùa Keo lại là 1 nơi thuộc 1 xã cũng xa thị xã.Vì thế lợi thế của Thái Bình là cứ vô tư xây,vô tư làm đi.
    Theo ý kiến của bác thì chúng ta cùng nói về "Người Thái Bình xấu xí"chứ ạ.Khó nói lắm bác ơi.Để dân tỉnh khác nhận xét thì còn biết được,chứ chính dân Thái Bình nhận xét 1 lúc là loạn hết lên.Vì cái này có thể là xấu,nhưng mình nghĩ à "tốt" và ngược lại.Quan niệm phạm trù về tốt và xấu khá lẫn lộn.Nhưng có 1 đặc điểm khá rõ ràng"Đó là Thái Bình là 1 tỉnh thuần nông và người Thái Bình làm ăn rất nhỏ con,không dám đầu tư nhiều".
    [/QUOTE]
    Hè hè!
    Đồng chí là người biết nói chuyện đấy. Không như những người khác, nghe chê một cái, nhảy dựng cả người lên
    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm!
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 06/09/2003
  4. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Cái quan trọng nói đúng hay nói sai thôi.Chê đúng và khen đúng thì chẳng sao.Nhưng chê sai thì bị ăn chửi là ''Đất biết gì cũng nói",khen sai thì bị bảo là "Thằng xu nịnh".Nhưng khổ nỗi lời khen nó kêu du dương,sướng tai lắm các bác ạ,nhiều lúc biết là khen đểu đấy nhưng vẫn sướng,biết là chê đúng đấy nhưng vẫn cú.Em cơ bản cũng nếm mùi mấy lần rồi lên mới thấm.
    Sự kiện lớn của dân Thái Bình thì có mấy sự kiện sau cũng khá nổi.
    - Tiếng trống năm 30,nhân dân Tiền Hải vùng lên theo tiếng gọi của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
    - Tỉnh đạt được 5 tấn/ha.Đã đi vào giai thoại với lời bài hát"Chị hai năm tấn quê ở Thái Bình".
    - Một sự kiện nữa ở những năm 90,chắc các bác cũng biết rồi chứ gì.Vấn đề này nếu bác nào biết xin nói lên đây,anh em ta cùng thảo luận.
    Còn những con người khác thì chúng ta lên nói ở chủ đề"Những người con Thái Bình".
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Một sự kiện nữa ở những năm 90,chắc các bác cũng biết rồi chứ gì.Vấn đề này nếu bác nào biết xin nói lên đây,anh em ta cùng thảo luận.
    Cái này đã được đề cập ở box LSVH (hay Thảo luận?), thấy hay hay tôi đã copy vào HDD: ( đã bị khoá)
    ***********************
    Sự kiện đêm 26 rạng ngày 27/6/1997 ở xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình như một hồi chuông báo động khiến chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận lại về hậu phương vững chãi của chúng ta để có những suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề nông thôn, nông nghiệp, nông dân trong sự nghiệp Ðổi mới và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp.
    An Ninh là lá cờ đầu của huyện Quỳnh Phụ, và cũng có thể nói là lá cờ đầu của Thái Bình, một điển hình tiên tiến đã từng là quê hương của phong trào 5 tấn trước đây và hiện nay luôn luôn là lá cờ đầu của nhiều phong trào quần chúng chiếm lĩnh đỉnh cao thành tích về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng v.v... Gần đây Thái Bình càng nổi bật trong việc triển khai chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt với 4 công trình lớn : Ðiện, Ðường, Trường, Trạm cùng tiến hành đồng thời và thu được những thành tích lớn, tạo ra một diện mạo khang trang đẹp đẽ của một tỉnh lúa đồng bằng sông Hồng mà khách tham quan có thể ngồi trên ô tô đi khắp các xã trong tỉnh trên con đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đã rải nhựa hoặc lát gạch phẳng lì !
    Ấy thế rồi, đêm 26, rạng 27/6/97 hàng ngàn nông dân nổi dậy đập phá chậu cảnh tường hoa, bàn xa lông tiếp khách, bát đĩa dùng liên hoan và chiêu đãi, kính tủ bàn của trụ sở ủy ban xã, một tòa nhà uy nghi, lộng lẫy vừa xây tốn hơn 800 triệu đồng. Rồi sau đó, dân kéo đi đập phá 8 ngôi nhà của bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch ủy ban, cán bộ địa chính và các bậc chức sắc khác nhau của xã (chỉ có một nhà của một người dân làm việc nấu nướng phục vụ hội nghị và khách của xã). Sau đêm hỗn loạn, giận dữ, đốt phá, sáng mai hoạt động của xã lại bình thường, người ta lại vẫn ra đồng họp chợ, đi lại chuyện trò vô tư !
    Ba ngày sau sự kiện nói trên, theo yêu cầu của Tổ nghiên cứu Ðổi mới của Thủ tướng Chính phủ, đoàn cán bộ xã hội học chúng tôi về xã An Ninh, được bí thư Ðảng ủy tiếp tại trụ sở mà kính vỡ, mãnh bát đĩa vỡ, chậu cảnh vỡ vẫn ngổn ngang, kể cả một tượng Bác Hồ bằng thạch cao trắng bị vỡ vẫn nằm ở góc bàn trong hội trường và theo lời của bí thư Ðảng ủy xã thì "Hiện trường vẫn được giữ nguyên" như để nói lên tính phản loạn không thể dung tha được và cần phải trấn áp ngay của vụ bạo động 26-27/6/97.
    Vấn đề gì đã diễn ra ở đây ? Nguyên nhân vì đâu ? Hậu quả ra sao ? Diễn biến sắp tới sẽ thế nào ? Cần có kiến nghị gì đây từ sự tiếp cận xã hội học. Ðó là vấn đề đặt ra cho chúng ta, ba nhóm nghiên cứu gồm 10 người.
    Một nhóm về ở ngay trong lòng điểm nóng : xã An Ninh gồm 4 người (1 Phó giáo sư, Phó tiến sĩ, Trưởng phòng xã hội học nông thôn, 1 bí thư chi bộ và là trợ lý của Viện trưởng, 1 Phó tiến sĩ Trưởng phòng tổ chức và đào tạo cán bộ, đảng viên, 1 nữ cán bộ nghiên cứu của phòng xã hội học nông thôn, đảng viên).
    Một nhóm gồm ba cán bộ, do một Phó giáo sư, Phó tiến sĩ và là Phó viện trưởng phụ trách khoa học dẫn đầu, một cán bộ nghiên cứu, Phó phòng xã hội học nông thôn, một cán bộ trẻ (cả hai đều là người quê ở Thái Bình, đang có họ hàng ở Thái Bình) đi theo tuyến rộng, dọc theo đường Hà Nam, Nam Ðịnh, qua Tiền Hải, vòng về thị xã, qua Ðông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Kiến Xương để tìm hiểu âm vang và độ nhiễm cảm của các sự kiện bạo động trong tỉnh.
    Một nhóm xuất phát sau một tuần, đến huyện Thái Thụy nơi có điểm nóng Thái Thịnh để đo sự diễn biến sau sự kiện An Ninh và dư luận quần chúng về các giải pháp của chính quyền Tỉnh đã áp dụng. Nhóm này gồm một Phó giáo sư, ba Phó tiến sĩ đều là đảng viên, trong đó có một chuyên gia đã từng có công trình nghiên cứu sâu về nông thôn và về Thái Bình, đang làm luận án Tiến sĩ sẽ bảo vệ tại Pháp về đề tài nông thôn Việt Nam.
    Ðồng thời với các nhóm đi khảo sát tại Thái Bình, Viện trưởng Viện Xã hội học đã giao nhiệm vụ cho một Phó tiến sĩ phó trưởng phòng Xã hội học dân số và gia đình đang cùng với các cán bộ triển khai một đề tài nghiên cứu về hộ kinh tế gia đình và địa vị của người phụ nữ kết hợp khảo sát thêm về chủ đề như nhóm nghiên cứu sâu ở Thái Bình đang làm, hiện triển khai tại Hải Hậu, Nam Ðịnh. Cũng như thế, sau khi kết thúc nghiên cứu ở Thái Bình một tuần, Viện trưởng Viện Xã hội học đã trao nhiệm vụ cho một đoàn nghiên cứu tại 10 xã trong 3 tỉnh (Hà Nam, Nam Ðịnh, Ninh Bình) về đề tài biến động dân số thu thập thêm tư liệu về chủ đề như đã nghiên cứu ở Thái Bình, người phụ trách này là một nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ ở Mỹ về dân số, là đảng viên, kết hợp với đồng chí bí thư chi bộ đã từng nghiên cứu ở Quỳnh Phụ, Thái Bình cùng tiến hành, và cũng chỉ hai đảng viên này thu thập số liệu để báo cáo trực tiếp cho Viện trưởng. Công việc đang được triển khai và sẽ bổ sung vào báo cáo tổng kết này.
    Bản báo cáo tổng kết này là dựa trên các tư liệu thu thập được qua phỏng vấn sâu, quan sát trực tiếp, các văn bản của tỉnh, huyện, xã (băng ghi âm ghi lời người được hỏi và tập hồ sơ ghi lại nội dung đã thu vào băng) cùng với 8 báo cáo của các cán bộ đi khảo sát và sơ kết của nhóm khảo sát. Vì đây chỉ là thông tin được thu thập qua phỏng vấn, chuyện trò và lời người kể có thể là người trong cuộc, người chứng kiến, người nghe kể lại không khỏi bị khúc xạ theo lăng kính chủ quan, cho nên các số liệu, (cho dù ghi thành con số) cũng chỉ có ý nghĩa phỏng chừng, tương đối khác với thống kê và báo cáo chính thức của người có trách nhiệm ở địa phương. Người viết báo cáo, trong trường hợp có dẫn ra các số liệu cũng là để gợi lên tình huống, không mang tính biểu đạt thật chính xác.
    (còn tiếp)
    Kiên
  6. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    I. Tổng quan về các sự kiện dẫn đến sự bùng nổ ở Thái BìnhNhững ngày cuối cùng của tháng 6 năm 1997 đã cho thấy tính nghiêm trọng của một loạt những sự biến đã xảy ra ở một phần lớn các vùng nông thôn tỉnh Thái Bình. Ðã có tới 5 (Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy) trên 7 huyện và thị của tỉnh có phản ứng và khiếu kiện của nông dân về những vấn đề dân chủ và công bằng xã hội trong nông thôn. Nội dung chủ yếu của những khiếu kiện này tập trung xung quanh việc đòi thanh tra và công khai hóa việc phân chia ruộng và nhất là việc thu và chi những khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã và huyện) thu của nông dân trong những năm qua để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông thôn, chủ yếu là các công trình : Ðiện - Ðường -Trường -Trạm.
    Xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó đặc biệt là các công trình Ðiện - Ðường -Trường -Trạm là một chủ trương đúng đắn của tỉnh, rất hợp với nguyện vọng của dân. Người dân Thái Bình nói chung rất tự hào về hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện và liên xã của họ.
    Ðiều đáng nói ở đây là các công trình này đã được thực hiện trong 5 năm qua với một tốc độ và nhịp điệu quá nhanh. Do đó các khoản thu từ nhân dân cũng tăng nhanh chưa từng thấy. Năm 1991, tỉnh chủ trương chỉ đảm bảo cho 65% các hộ trong tỉnh có điện dùng vào năm 1995. Nhưng cuối năm 1992 đã có 70% số hộ (báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh, tháng 10 năm 1992) và năm 1996, 100% số hộ trong tỉnh đã có điện dùng, toàn bộ đường tỉnh đã được nhựa hoặc xi măng hóa hết và 2/3 số trường học trong tỉnh đã là nhà cao tầng. Nguồn vốn để chi cho các công trình này chủ yếu lấy từ các nguồn trong tỉnh.
    Trong ba năm 1988 - 1990, tổng số vốn đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật là 39,5 tỉ đồng, trong đó 9,5 tỉ là do Trung ương cấp, 30 tỉ là từ huy động ngân sách trong tỉnh. Nhưng phần vốn huy động từ sự đóng góp của nhân dân và tập thể cũng rất lớn. Ngoài ra, các quỹ giao thông xóm xã cũng ra sức phát triển. Có nơi còn chủ trương "cứng hóa kênh mương" để tăng nhanh các nguồn thu từ nhân dân (Thái Thụy). Phải chăng các khoản thu này là quá lớn so với khả năng đóng góp của người nông dân Thái Bình vốn chỉ có nguồn thu từ hạt thóc là chủ yếu ? Cơ cấu thu nhập của tỉnh vào năm 1991 cho thấy 81% là thu từ nông nghiệp.
    Các khoản thu này lên tới chừng trên dưới 35 khoản, thay vì 14 khoản theo quy định của huyện và 7 khoản theo quy định của tỉnh. Ðiều cần lưu ý là các khoản thu và chi này đã không được sử dụng một cách công khai và dân chủ. Các khoản thanh toán được công bố lại cho thấy có dấu hiệu của sự lạm dụng công quỹ, bởi nó vượt quá xa các định mức chi phí trên thị trường (giá của các công trình xây dựng thường cao gấp nhiều lần giá trị thực tế của chúng). Một chiếc cống thoát nước do chính quyền xã xây đã quyết toán tới 21 triệu đồng, nhưng khi dân đập đi xây lại thì chỉ mất 7,5 triệu đồng (Xã Quỳnh Hồng). Trong khi đó, một số cán bộ chủ chốt ở một số địa phương lại có biểu hiện giàu lên nhanh quá mức bình thường trong năm năm qua, cùng với sự giàu lên trông thấy qua nhà cửa, các phương tiện sử dụng trong sinh hoạt là những nét xa hoa kệch cỡm về lối sống của một số người dễ dàng gây phản ứng trong quần chúng.
    Nhân dân một số địa phương đã có đơn khiếu kiện lên xã, huyện, thậm chí cả tỉnh với các hình thức hợp pháp, từ đưa đơn có nhiều chữ ký cho một người đi gặp các cấp lãnh đạo có thẩm quyền (Tiền Hải, xã Ðông Trà), tới việc tập trung vài chục hay vài trăm người trước cổng ủy ban tỉnh từ cuối năm 1996. (Quỳnh Hội : tháng 10/1996, 700 người lên tỉnh 2 đêm 1 ngày để trình đơn khiếu kiện, sau đó là đợt 2, với 1.500 người, đòi thanh tra lại đất 5% vào tháng 4/1997). Người ta ước tính có chừng 120/260 xã trong tỉnh có biểu tình đưa đơn và từ chỗ đi lẻ tẻ, dần dần hình thành tổ chức quy mô hơn, người ta cho rằng có chừng 40 cuộc biểu tình lên tỉnh được tổ chức có quy củ và trật tự.
    Những cuộc khiếu kiện này thường được tiếp đón một cách không nhiệt tình. Cách trả lời thường là sự im lặng kéo dài, hoặc lờ đi, hoặc cho thanh tra công khai nhưng kết luận không có gì. Những vấn đề này, thực ra, đã nảy sinh từ những năm 86 - 90 song cách giải thích chính thức của các cấp chính quyền từ xã, đến huyện, đến tỉnh về những sự kiện trên thường cho đó là "những biểu hiện tiêu cực nảy sinh do một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền tham nhũng, đè nén dân, làm mất uy tín của Ðảng và Nhà nước. Mặt khác cũng là do một số người lợi dụng việc mở rộng dân chủ trong quá trình đổi mới và những khó khăn đang gặp phải đã có hành động cực đoan quá khích, thậm chí tiếp tay cho địch, gây rối nội bộ, nói xấu Ðảng và Nhà nước. Những cách giải thích này không thuyết phục được quần chúng, nhất là vì nó chưa đưa ra được những giải pháp có hiệu quả thiết thực.
    Từ tháng 5 năm 1997, những sự biến xảy ra dồn dập hơn, mãnh liệt hơn, và có chiều hướng sử dụng bạo lực từ cả hai phía, để răn đe hoặc để giải quyết những vấn đề đang tồn tại.
    Sự xuất hiện của cảnh sát cơ động dường như đã đặt các cuộc biểu tình hợp thức vào tình thế bế tắc. Xu hướng bạo lực ngày càng có khả năng trở thành hiện thực. Sự kiềm chế và tính tổ chức ở những người biểu tình càng giảm sút thì các sự biến xã hội càng khó kiểm soát. Người ta chứng kiến một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội thực sự trong nhiều xã và huyện của nông thôn Thái Bình.
    Ngày 11 tháng 5 năm 1997, theo lời ước đoán thì có khoảng 2000 nông dân Quỳnh Phụ thuộc trên dưới 36 trong 38 xã của huyện đã tham gia vào cuộc biểu tình từ xã lên tỉnh bằng xe đạp và sau đó ở lại tỉnh 2 ngày 1 đêm, gây ảnh hưởng lớn trong toàn tỉnh. Cũng theo lời kể lại thì trong khi cuộc biểu tình này đang cố gắng thể hiện thái độ nghiêm túc và thận trọng trong việc bày tỏ nguyện vọng của đông đảo nhân dân trong huyện, thì ở trước trụ sở ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, cuộc tập trung của nhân dân nhiều xã trong huyện, cứ đông dần lên vì người các nơi ùn ùn kéo đến, có người ước lượng là có đến 1 vạn (?) người. Khi đám đông đã đến quy mô như vậy, chỉ cần một hành động quá khích là có thể dẫn đến những bùng nổ không sao kiềm chế được. Theo lời người kể lại, thì do cách xử sự thiếu khôn ngoan và không thỏa đáng của một số người đại diện cho quyền lực nhà nước, dân phẫn nộ đã dùng bạo lực, phá trụ sở công an huyện, tấn công bằng gạch đá vào lực lượng an ninh có trang bị xe phun nước và chó béc- giê. Trước 500 công an, với 3 xe vòi rồng, dùi cui lá chắn, dân bảo nhau chuẩn bị nếu bị phun nước thì cả đàn ông, đàn bà sẽ cởi hết quần áo ra tắm. Công an ném 10 quả lựu đạn cay, dân phá hỏng một xe vòi rồng trong tiếng kêu : "thế này thì dân chết mất" lại có tiếng "thà chết còn hơn sống khổ". Công an được lệnh không đánh lại dân. Nhưng khi trời tối, dân phát hiện có công an mặc thường phục trà trộn vào đám đông quần chúng. Thế là diễn ra cảnh bi hài, dân hô: "cứ xem thằng nào đi giày da, sờ vào bụng thằng nào to tức là không phải dân, nhằm vào nó mà nện". Công an bị thương 9, 10 người, dân bị thương vài chục. Công an bị thương được đưa vào bệnh viện, nhưng dân bị thương thì không vào vì sợ bị phát hiện nên khiêng về làng tất.
    Dẫn đến cuộc bạo động này là chuyện dân bao vây Viện kiểm soát huyện Quỳnh Phụ đòi thả hai người đánh kẻng tập hợp dân, đã bị bắt. Cuộc xô xát này, cho dù không để xảy ra tử vong song đã là bước ngoặt dẫn đến những sự biến sau này ngày càng bạo liệt hơn, bạo lực nhiều hơn và ngày càng mang tính trả thù hơn là đấu tranh hợp pháp.
    Ðiều đáng lo ngại nữa là các huyện khác trong tỉnh đều coi cuộc đấu tranh này của người dân Quỳnh Phụ đã trở thành mô hình cho cách đặt vấn đề và phương thức đấu tranh của họ. Một mặt, những người khởi xướng cuộc khiếu kiện, rồi biểu tình bày tỏ sự nhiệt thành với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, giữ gìn sự trong sáng của Ðảng, bảo vệ sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân do Ðảng và nhà nước phát động. Mặt khác họ kêu gọi tinh thần cố kết cộng đồng làng xã vốn tiềm tàng trong đầu óc của mỗi người dân để buộc mọi người phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng theo cách nghĩ và cách làm của họ. Chẳng hạn như : ai không đi biểu tình, khiếu kiện thì tùy, nhưng nhà có người chết đừng có gọi dân khiêng, có cháy nhà đừng gọi người dập lửa. Phương thức đấu tranh ấy, chính là sự quay trở về với "lệ làng", mà buộc "phép vua" trước đây đã phải thua. Một khi mà kỷ cương, phép nước do những cán bộ xã, huyện và cả tỉnh đại diện đã không yên được lòng dân, thì tính tự phát của lệ làng, của đám đông có tổ chức hay không có tổ chức, dẫn đến sự manh động, là điều không thể tránh khỏi.
  7. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Bước chuyển từ "đối thoại" sang "đối đầu" đã thực sự chia rẽ một bộ phận lớn nhân dân với chính quyền địa phương và lực lượng bảo vệ trật tự là công an. Xu hướng manh động của những người nông dân mất bình tĩnh với sự tham gia của những trẻ em vị thành niên và những người kém kinh nghiệm xã hội đã được thổi bùng lên bởi các phần tử cực đoan quá khích và những thành phần bất hảo trong xã hội, điều ấy cũng không có gì lạ.
    Ví dụ như, người ta kể lại rằng, ngày 8 tháng 6 năm 1997, chừng 300 thanh niên tuổi từ 13 đến 17 đã trói chủ tịch và bí thư xã Quỳnh Hoa, dong lên huyện dưới trời mưa mà không cho đội mũ. Họ phá cổng ủy Ban huyện làm Chủ tịch huyện phải bỏ chạy. Họ la hét và hạ nhục bằng những câu hỏi khiêu khích : vì sao mà "giàu lên nhanh thế", vì sao mà "chóng béo" đến thế.
    Khoảng 10 ngày sau là sự kiện lên đến cao trào bằng việc đốt phá đêm 26 rạng 27/6/97 tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ. Rồi sau Quỳnh Phụ, một loạt các huyện khác đã nổ ra đấu tranh dưới nhiều hình thức kể cả biểu tình, khiếu kiện như ở Ðông Hưng (xã Ðông Cường) lẫn tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng. Người ta cho rằng tại ba xã Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc của huyện Thái Thụy là đỉnh cao của những cuộc tấn công bằng bạo lực. Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy. Những người còn lại đã phải dùng hình thức tự vệ bằng vũ khí và sự hỗ trợ của họ hàng, người cùng xóm gắn bó với họ.
    Sau những bùng nổ đó, huyện, tỉnh (và có thể cả Trung ương) đã có những giải pháp, thêm vào đó, khung cảnh khủng bố và sự phá phách của những phần tử quá khích cũng đã làm cho nhiều người phải suy nghĩ lại về mục tiêu và phương thức của những cuộc đấu tranh đang diễn ra. Sự trấn áp những phần tử quá khích và những lời hối lỗi của họ trên màn ảnh truyền hình địa phương được đưa liên tục có thể cũng đã răn đe những hành vi bạo lực, manh động. Trong nhân dân cũng đã có người nhận ra hành động "luồn gió bẻ măng", có thể thấy rằng đám đông đã bị lợi dụng bởi những kẻ cực đoan, những kẻ muốn đục nước béo cò, trả thù cá nhân, thậm chí những hành vi lưu manh, cướp bóc. Tình hình tạm lắng xuống, song những nguyên nhân đẩy tới sự khủng hoảng và bùng nổ vừa qua vẫn còn nguyên, nếu chưa nói là đây đó, nơi này nơi khác được nung nấu thêm ! Màn kịch bạo lực dường như đã đi quá những giới hạn có thể chấp nhận cả từ phía chính quyền lẫn từ phía nông dân, hậu quả xã hội thật nặng nề.
    Ðể tỉnh táo giải quyết hậu quả nặng nề này đòi hỏi một sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, mổ xẻ phân tích để dám cắt bỏ ung nhọt, thuốc thang bổ dưỡng cho cơ thể xã hội lành mạnh với một đường lối đúng, giải pháp đúng.
    Câu hỏi đặt ra là, bằng cách nào đây để giải quyết những mâu thuẫn đã tích lũy nhiều năm ở nông thôn mà không phải sử dụng đến bạo lực ? Ðể trả lời câu hỏi này, việc đánh giá lại những sự biến vừa xảy ra một cách khách quan, tỉnh táo và thực sự cầu thị là tiền đồ quan trọng nhất.
    Phải chăng là, không thể quy mọi nguyên nhân của các sự biến trên cho những kẻ quá khích, cực đoan hay những tên lưu manh chỉ thèm trả thù, cướp bóc và đập phá. Bởi lẽ nếu đúng là bọn này thì chúng không có uy tín, không có lẽ phải, không có khả năng tập hợp nông dân trong những cuộc biểu tình hợp pháp, nghiêm túc và đầy ý thức chính trị như vừa qua. Nếu đúng như câu chuyện được kể lại thì với một tập hợp trên dưới hai ngàn người, từ hơn 30 xã trong huyện, tập hợp ở một địa điểm và thời điểm bí mật đã được định trước chắc chắn là một hoạt động có tổ chức chặt chẽ và có sự chỉ huy thống nhất. Người ta kể lại rằng họ diễu hành hàng đôi bằng xe đạp lên tỉnh để tránh những trục trặc và ách tắc giao thông do họ gây ra hoặc do hoàn cảnh đưa lại. Cứ khoảng từ 30 đến 50 người lại có một người chữa xe đạp để tránh những trục trặc kỹ thuật. Ðến trụ sở ủy ban tỉnh, họ ngồi thành hàng trên vỉa hè, tuyệt đối không bẻ cây, vứt rác, làm mất trật tự, trị an nơi họ có mặt. Họ kiên nhẫn chịu đựng sự căng thẳng, mệt mỏi trong 2 ngày 1 đêm chỉ để đưa được lá đơn khiếu nại tới tay ông chủ tịch tỉnh. Ðã có biết bao giai thoại về cuộc biểu tình này chỉ để tỏ lòng khâm phục trình độ tổ chức của người lãnh đạo và ý thức tổ chức của những người tham gia. Ở những cuộc biểu tình này tuyệt nhiên không có xung đột, đụng độ nào cho dù có sự hiện diện của cảnh sát dã chiến (chỉ có xung đột ở huyện, xã).
    Người ta cho rằng ở các cuộc biểu tình này có sự tập hợp đông đảo các tầng lớp nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, từ người già, trẻ em, phụ nữ, tới những cựu chiến binh, đảng viên, cán bộ về hưu vốn đã từng lăn lộn, chiến đấu và hy sinh xương máu của mình qua hai cuộc kháng chiến. Nếu thế thì phải chăng, tính quần chúng rộng rãi của cuộc đấu tranh này cho phép nhìn nhận rằng đây là một phong trào xã hội, chứ không phải là những mâu thuẫn cục bộ, càng không là sự phản loạn chống lại chế độ.
    Sự tham gia của đông đảo các đảng viên, các cựu chiến binh, những người về hưu, một lực lượng xã hội có trình độ nhận thức chính trị và xã hội tương đối cao trong nông thôn càng giải thích rõ tính chất và quy mô của cuộc đấu tranh của nông dân trong sự biến vừa qua và có lẽ chưa tắt hẳn.
    Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực mà điển hình là cuộc đấu tranh chống tham nhũng và sự mất công bằng, mất dân chủ trong nông thôn, lực lượng này có vai trò rất quan trọng. Bởi vì, họ không chỉ là nạn nhân trực tiếp của những tệ nạn cường hào, tham nhũng mà còn là những người có khả năng nhận biết. Chính vì thế, họ dễ trở thành những người khởi xướng và lãnh đạo cuộc đấu tranh mà chúng tôi đã nói ở trên.
    Qua tìm hiểu các cán bộ xã, thấy rõ một điều là họ biết rất rõ những ai đứng đằng sau các cuộc tấn công vào bộ máy cán bộ lãnh đạo đương quyền. Nhóm chủ yếu phát động là những cán bộ trước cũng làm cán bộ nhưng nay không còn đương chức nữa. Thuộc về nhóm chủ yếu này ở một số nơi có cán bộ hưu trí, những người tương đối có trình độ cả về học vấn, tổ chức, còn sức lực nhưng thiếu việc làm. Cũng không nên quên rằng, Thái Bình, với đặc điểm đất chật, người đông, có một số lượng rất lớn người đi thoát ly làm cán bộ và nay về hưu. Ðược đảm bảo tương đối về đời sống, và cũng có hiểu biết, có nhiều thời gian những người thuộc nhóm này thường hay đề xuất ý kiến trong đời sống nông thôn.
    Cũng chính vì vậy, cách đưa tin của đài truyền hình Thái Bình làm cho người ta nghĩ rằng bọn "côn đồ" xúi giục, nay bọn chúng đã bị bắt và ăn năn hối lỗi và nhận tội thì những người nhẹ dạ cả tin và manh động theo đuôi bọn quá khích đã nhận ra sai lầm. Cách đưa tin đó hình như không đạt được mục đích, mà ngược lại, trong khía cạnh nào đó lại như tích tụ thêm sự phẫn nộ.
    Sau 10 năm tiến hành công cuộc Ðổi mới, rõ ràng là đời sống vật chất của mọi tầng lớp nông dân đã được nâng lên, nông thôn đã từng bước chuyển mình. Thái Bình lại càng nổi trội lên với bao lá cờ đầu, bao nhiêu vẻ khang trang, nề nếp. Vậy cái gì đã lôi kéo nông dân vào một cuộc đấu tranh dữ dội và rộng khắp như vậy ? Theo chúng tôi có lẽ không chỉ đơn thuần là lý do kinh tế. Những khiếu kiện kinh tế chỉ là điểm xuất phát khi một số cán bộ xã bị nghi ngờ có hành vi tham nhũng lại tự cho mình cái quyền tự phán xét, tự hợp thức hóa những quyết định đáng nghi ngờ của họ. Những người này tự cho họ là đại diện cho Ðảng bởi họ chính là bí thư hay các đảng ủy viên quan trọng của đảng bộ, tự cho là đại diện cho Chính quyền nhân dân, khi họ là chủ tịch hay các phó chủ tịch, trưởng thôn, tự xem là đại diện cho pháp luật khi họ là chủ tịch hay các thành viên của Hội đồng nhân dân xã. Những người này triệt để sử dụng các thiết chế hiện hành đang bị quan liêu hóa để hợp thức hóa những quyết định của họ thay vì trực tiếp tham khảo, lắng nghe ý kiến của nhân dân, dần dần một bộ phận những người có quyền lực này xa lạ và đối lập với dân.
    Một khi mà sự việc đã diễn ra đến tình huống như vậy thì ở những nơi này, nội bộ Ðảng bị chia rẽ vì phe cánh và quyền lợi, mất dần sức sống, không còn uy tín. Chính quyền rơi vào nguy cơ mất mối liên hệ với các tổ chức quần chúng. Giữa dân với Ðảng và Chính quyền mất dần kênh liên lạc vốn có. Người ta phải sử dụng đến các hình thức khiếu kiện vượt cấp để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của họ. Khi mọi hình thức đó không đi đến kết quả thì xung đột nổ ra dưới mọi hình thức. Các phần tử cực đoan quá khích có cơ hợi để đưa cuộc đấu tranh nhanh chóng đi đến bế tắc bằng các hình thức bạo lực và sự trả thù.
  8. Bural

    Bural Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Đã "bẩu" mà, dân Thái Bình máu lắm. Bom thư mới manh nha ở Việt Nam, chừng 5-6 vụ thì dân Thái đã chơi 1 vụ.
    Công an Hà Nội đã bắt được sát thủ "bom quà"
    19:18'' 06/11/2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nguyên nhân ban đầu của vụ giết người bằng "bom quà sinh nhật" xảy ra tại Sóc Sơn, Hà Nội được xác định bắt nguồn từ chuyện ghen tuông tình cảm. Hung thủ khai nhận hành vi cố ý giết người chiều 31/10 vừa qua là để "trả thù tình".


    Mặc dù các dấu vết và tang vật còn lại tại hiện trường rất hạn chế nhưng các cán bộ, chiến sỹ PC16 Công an Hà Nội đã lần ra những sát thủ nguy hiểm gây 3 án mạng. Đó là cặp "uyên ương" Ngô Mạnh Hùng, sinh năm 1971, quê Quỳnh Phụ, Thái Bình và Lại Thị Kiều Lan, sinh năm 1977, quê ở Thái Nguyên.
    Hùng từng đi bộ đội và ra quân năm 1995, sau đó về công tác ở Công ty tư vấn khảo sát xây dựng tại Thị xã Bắc Kạn. Đầu tháng 9/2003, Hùng quen biết Lan và hai người có quan hệ tình cảm yêu đương. Trước đây, Lan và anh Viện (chồng chị Nhàn - người đã chết rất tang thương trong vụ án cùng đứa con gái 2 tháng tuổi) yêu nhau nhưng không nên chuyện vợ chồng. Hai người chia tay từ lâu và không còn quan hệ, đi lại. Lan không ngờ sau đó lại gặp một người có máu ghen tuông chết người như Hùng. Y luôn cho rằng Lan vẫn nhớ nhung anh Viện, vẫn gặp gỡ anh Viện... Những tấm ảnh, những dòng nhật ký mà Lan còn giữ lại về anh Viện khiến Hùng sôi máu ghen mù quáng. Y quyết trả thù tình...


    Sau nhiều lần thăm dò nơi ở của anh Viện tại khu tập thể Quân đội tại xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hùng đã tự chế ra quả "bom quà". Với kiến thức về vật nổ từ thời còn trong quân ngũ, Hùng đã khéo léo tạo ra quả "bom quà" có tính sát thương khá lớn. Loại thuốc nổ được cài trong chiếc radio được xác định là loại thuốc pháo dân gian thường thấy. Lan cũng bị lôi kéo vào cuộc trả thù dã man vì bản thân cũng nổi ghen khi thấy anh Viện yên bề gia thất cùng người vợ trẻ. Chiều 31/10, hai sát thủ đèo nhau bằng xe máy Wave Alpha đến khu tập thể Quân đội Lữ đoàn 971 trao cho gia đình anh Viện món quà định mệnh.
    Vụ nổ đã khiến anh Thắng (em trai anh Viện) chết tại chỗ. Chị Nhàn và cháu Hoài Anh cũng bị tử vong sau đó. Em Thơ (em họ anh Viện) bị thương nặng. Tin từ BV Xanh-Pôn cho biết, hôm qua các bác sỹ đã phải khoét bỏ hai mắt của em vì không thể cứu chữa được nữa do chấn thương quá nặng. Gia đình em Thơ rất nghèo hiện ở tại xã Kim Lũ - xã nghèo nhất của huyện Sóc Sơn.
    11h trưa hôm qua (5/11), Công an Hà Nội đã bắt được hai sát thủ Hùng - Lan tại khu tập thể Tổng Cò, thị xã Bắc Kạn. Đây là nơi Lan đang ở trông nhà cho Hùng trong thời gian y đi học lớp ĐH Tại chức Thuỷ Lợi.
    Tại cuộc gặp thông báo kết quả ban đầu điều tra vụ án chiều nay, cán bộ PC16 (Phòng CSĐT) Công an Hà Nội khẳng định vụ nổ xảy ra chắc chắn không phải khủng bố như nhiều nguồn dư luận bung ra mấy ngày qua.
    Tùng Duy

  9. Cafe_chieu_thu_bay

    Cafe_chieu_thu_bay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua iem về TB, nghe cô nói ở TB mới vớt đc 1 cái bao tải dưới sông lên, bên trong là một...xác người ko có đầu.có ai biết gì về chuyện này ko ạ?

    Vì sao lại chia tay...Vì sao chẳng trở về...
    Vì sao ngừng mê say...Vì sao chẳng mãi mãi..
    .
  10. THUOCDANGGIATAT

    THUOCDANGGIATAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    ----------------------
    Hỏi thì cứ phải hỏi thôi, để biết cho sáng tỏ mà, mình nghĩ vậy đó các Thái bình gia ạ.
    Kể hầu các bạn một câu chuyện trích tuè tiểu thuyết: Chiến tranh không phải trò đùa của Khuắt Quang Thuỵ , không biết có đúng chính xác tên nữa không đây ! đại ý là:
    Trong một buổi tập trung chỉnh đốn, Chính trị viên phát biểu:
    - Các đồng chí thân mến, chúng ta đã đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và tiêu diệt bọn diệt chủng POLPOT, nay chúng ta lại được Lịch sử giao cho một sứ mệnh thiêng liêng là chống lại bọn bành trướng bá quyền nước lớn Bắc Kinh, chúng ta có thể sẽ phải hi sinh, vất vả gian lao nhưng nhất định thắng....
    Một chiến sỹ binh nhì cuối hàng lẩm bẩm:
    - Tiên sư cái thằng cha Lịch sử ...
    - Sao lại nói vậy? Đồng chí nói gì thế,????
    - Thì tại sao ông ta không giao sứ mệnh thiêng liêng ấy cho thằng nào mà cứ giao cho chúng ta????
    ......................

Chia sẻ trang này