1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao đường sắt ở nước ngoài ko có khe co giãn như VN?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi checkmilu, 01/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. checkmilu

    checkmilu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Tại sao đường sắt ở nước ngoài ko có khe co giãn như VN?

    Tại sao đường sắt ở nước ngoài ko có khe co giãn như VN?
    Đi tàu ở VN cứ nghe cành cạch liên khi các bánh xe va vào khe co giãn giữa các thanh ray. Ở nước ngoài, các thanh ray được hàn chết nên tàu chạy êm ru. Tại sao? công nghệ gì? Bạn nào biết giải thích hộ cái.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nước ngoài là nước nào bác ạh . Nước ngoài như Lào, Cam và cả Tàu thì cũng thế thôi. Bác cho biết "nuớc ngoài" của bác để tìm công nghệ cho dễ
  3. checkmilu

    checkmilu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi viết ko rõ, "nước ngoài" ý là những nước phát triển. Năm 2003, Tớ có dịp đi xe lửa khắp châu Âu từ Đức sang HàLan, Pháp, Italia, đến bây giờ sang Úc học đi xe lửa cũng thấy đường ray của họ đều hàn liền vớ nhau, không có khe co giãn như ở VN mình.
  4. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0

    Hiện giờ Việt Nam vẫn phải nhập ray từ nước ngoài. Khẩu độ mỗi ray là 12,5 m. Về nguyên tắc là phải tạo khe hở giữa các khẩu độ để các khẩu độ có thể giãn nở nhiệt mà không cựa nhau gây cong vênh hoặc vặn ray.
    Bạn Checkmilu nói có cơ sở. Ngay bên TQ người ta có công nghệ hàn ray đặc biệt. Có xe chuyên dụng. Mục đích thì như bạn nói, tuy nhiên vẫn phải có khe hở. Chẳng qua chỉ tăng khẩu độ ray dài hơn thôi. Hình như là 30m thì phải. Còn ở phương tây thì tôi không rõ. Với lị thép ray của họ có hệ số giãn nở vì nhiệt thấp, thành ra với khẩu độ dài nhưng khe hở rất nhỏ.
    Chúc các bạn vui, khoẻ, có ích.
  5. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Có thể là do thép tốt hơn, hệ số dãn nở thấp hơn. Ngoài ra còn công nghệ chèn vật liệu gì đó choán chỗ các khe hẹp, như giữa các nhịp cầu vẫn hay chèn cao su vậy. Công nghệ của họ cao hơn, nhưng ko thể tránh dãn nở nhiệt, bởi vậy chỉ có thể là họ xử lý các khe hẹp tốt hơn để tàu ko bị vấp khe như nhà mình thôi!
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Theo chỗ tôi được biết là họ có 1 loại thép đặc biệt có hệ số dãn nở theo nhiệt độ gần như với nền đường, nhưng khi lắp ray, họ vẫn có 1 khoảng cách nhỏ và dùng một hợp kim mềm hơn đổ kín chỗ đó làm cho ta không nghe tiếng lịch kịch khi tầu chạy nữa. Ở mấy nước phát triển công nghệ này bắt đầu khoảng từ những năm 80, đầu những năm 90 tuỳ từng nước.
  7. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Quan trọng là toa tàu nữa. Giảm sóc tốt sẽ giảm rung rất nhiều. Hơn nữa nếu khe hở giữa các thanh ray được cắt vát chứ không vuông góc cũng sẽ giảm rung rất nhiều.
    Còn muốn hàn cứng lại thì phải tìm được thứ có hệ số dãn nhiệt âm và lắp sao cho cân bằng giữa 2 thành phần dãn và co cũng là một vấn đề vì thép thường không phải thanh nào cũng giống nhau.
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản là nhiệt độ bên đó chỉ có giảm chứ không có tăng so với lúc bạn đi, vì nó đã nở hết rồi.
    Sang mùa đông khi bạn không có ở đó nữa các thanh ray sẽ co lại và sẽ hở ra.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Kính thưa các bác ạ:
    1. Có đường sắt không mối nối.
    2. Đường sắt này có thể chế tạo từ ray 12.5m thông thường, hàn liền lại bằng phương pháp hàn nhiệt nhôm.
    3. Chấp nhận giãn nở nhiệt của ray khác với của môi trường ngoài. Vì đất đá ở các địa điểm khác nhau tuỳ theo thành phần khoáng vật mà có hệ số giãn nhiệt khác nhau.
    4. Khi nhiệt độ thay đổi, ray sẽ không giãn nở tự do mà bị nền đất hạn chế. Sự hạn chế này sinh ra ứng suất nhiệt trong ray. Vì vậy tính toán đường sắt không mối nối rất phức tạp, ray vừa chịu uốn, vừa chịu nén, quan trọng hơn là tính được lực nén trong ray bằng bao nhiêu, cộng thêm bài toán ổn định của thanh chịu nén, nhất là thanh cong (ray trên các đoạn đường cong). nước ta các thầy trường em nói chuyện này rồi nhưng làm thì chưa ai dám đâu các bác ạ!
  10. checkmilu

    checkmilu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã tham gia ý kiến. Tớ đã tìm ra câu trả lời: họ áp dụng công nghệ "pre-tension technology" tức là thép căng ứng lực trước tương tự trong xây dựng nhà và cầu (đã áp dụng ở VN). Cụ thể các thanh ray được kéo căng một lực 300 tấn trước khi hàn. Tin mừng là VN cũng đang khởi động tuyến tàu cao tốc thống nhất do Nhật tài trợ và cũng sẽ áp dụng công nghệ này.

Chia sẻ trang này