1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao đường sắt ở nước ngoài ko có khe co giãn như VN?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi checkmilu, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ý của tôi là nếu đường sắt không phải là đường thẳng thì kiểu gì sự trượt dọc của ray cũng bị cản trở, do đó sinh ra biến dạng và ứng suất trong ray! Bạn không phải khen hay đâu, không hay sao người ta làm đến mấy trăm năm rồi?
  2. thanhvuone

    thanhvuone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của bác. Nhưng tui nghĩ không phải như thế:
    1. Khi vào đường cong: Đối với ôtô có bộ vi sai, nhưng đối với tàu hoả lại không có bộ vi sai đó mà hai bánh xe được gắn liền với trục( ở đây chỉ là tương đối, do mối ghép bánh xe và trục là mối ghép chặt). Sở dĩ toa xe có thể đi qua được đường cong là vì: Mặt lăn bánh xe là hình côn( ngoài thì nhỏ, trong thì to) nên giúp cho toa xe thông qua được.
    2. Về mài mòn của mặt lăn bánh xe và đường ray: Khả năng chịu mài mòn của đường ray tốt hơn mặt lăn bánh xe. Vì bánh xe mòn có thể thay thế, tiện lại được( việc này được làm dễ dàng, thuận lợi). Còn nếu ray mà bị mòn nhanh hơn thì :
    -) Không đảm bảo được về an toàn
    -) Việc thay thế ray là phức tạp, chạy tàu sẽ bị gián đoạn.
  3. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bánh tàu hỏa bé ngoài to trong nhưng không phải hình côn đâu nhé. Phần gờ bên trong là để dẫn hướng cho bánh thôi. Chính vì vậy khi đi đến khúc cua sẽ nghe thấy tiếng rít do ma sát giữa gờ này và cạnh của ray.
    Còn về mài mòn, cả bánh xe lẫn ray đều cứng nhưng bánh xe thì bị mài suốt ngày còn ray chỉ bị mài khi tàu chạy qua nên đương nhiên ray mòn ít hơn. Tuy nhiên với lượng tàu quá lớn thì ray cũng mòn nhanh lắm (tin vịt: đường tầu điện ngầm của hãng virgin (UK) tại London chỉ dùng ray trong 1 năm. Có một đội thay ray theo kiểu cuốn chiếu, thay hết ray trong 1 năm)
  4. thanhvuone

    thanhvuone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Bánh xe tàu hoả có gờ bánh xe để dẫn hướng thì đúng rồi. Nhưng về mặt lăn bánh xe thì có hình côn( bạn có thể nhìn trực tiếp)
    - Bạn nói tàu chạy liên tục trên ray thì đúng rồi.Do đó khi thay một đoạn nào đó thì tàu qua đó phải dừng lại đến khi thay xong, việc này có phải làm gián đoạn đoàn tàu không? Việc chậm tàu sẽ làm thiệt hại về kinh tế, khách đi tàu sẽ bị chậm giờ theo kế hoạch, ngoài ra còn nhiều cái khác nữa, ....
  5. c27vr

    c27vr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy các bác bàn về ray và bánh xe tàu hoả nhiều tôi thấy cũng vui vui xin tham gia mấy câu. Về ray thì như các bác đã bàn, tôi cũng thống nhất một số quan điểm nhưng giờ tôi không nói đến ray ma nói đế bánh xe. Về bánh xe thì mặt lăn được tạo bởi 2 phần côn, phần trong gần lợi bánh có hình côn 1/20 có nghĩa là cách ra 20 mm thì lõm xuống 1mm dùng để ổn định trên đoạn đường thẳng, còn phần côn ngoài 1/17 dùng để khi tàu vào đường cong thì bánh ngoài sẽ tiếp xúc với ray phần gần lợi bánh có đường kính lớn còn bánh trong sẽ tiếp xúc với ray phần ngoài có đường kính nhỏ, như vậy chênh lệch đường kính vòng lăn(tức là chu vi tính trên 1 vòng quay trục bánh) sẽ tương ứng với chu vi đường cong tương ứng giữa 2 ray để bánh xe không bị lết, tránh hiện tượng trượt bánh gây mòn vẹt bánh xe. Chúc các bác tham gia diễn đàn vui ve!
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Sao bác học nhiều về đường sắt mà bác nói bậy thế!
    Làm sao mà tương ứng được nếu có 2 đường cong có bán kính khác nhau? Mục đích của phần bánh xe vát côn lớn là để tiếp xúc với má ray và tạo ra lực hướng tâm cho chuyển động cong thôi. Xin khẳng định lại lần nữa là vào đường cong là bánh của toa có xuất hiện trượt.
  7. thanhvuone

    thanhvuone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy Bac Dangiaothong noi không hợp lý tý nào cả!
    Trong đường săt họ đang muốn hạn chế tình trạng trượt bánh xe, thế mà bác nói là truợt khi vào đường cong thì không được rồi!
    Phần mà tiếp xúc với má ray đó là phần lợi bánh xe.
    Còn tuong ứng với hai bán kính khác nhau: nó đã là hình côn rồi đáy thôi.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác học thêm ít hình học rồi vào đây em bàn với bác!
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tàu điện ngầm không hoạt động 24/24 đâu.
  10. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    càc bàc như thĂ?y bòi xem voi Ắy

Chia sẻ trang này