1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao đường sắt ở nước ngoài ko có khe co giãn như VN?

Chủ đề trong 'Xây dựng' bởi checkmilu, 01/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. checkmilu

    checkmilu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Tại sao đường sắt ở nước ngoài ko có khe co giãn như VN?

    Tại sao đường sắt ở nước ngoài ko có khe co giãn như VN?
    Đi tàu ở VN cứ nghe cành cạch liên khi các bánh xe va vào khe co giãn giữa các thanh ray. Ở nước ngoài, các thanh ray được hàn chết nên tàu chạy êm ru. Tại sao? công nghệ gì? Bạn nào biết giải thích hộ cái.
  2. HT1986

    HT1986 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Đường sắt nước ngoài có khe co giãn, tôi đã quan sát hệ thống đường sắt ở một số nước phát triển CÂ (Pháp, Ý, HL....) và phát hiện là nó cũng có khe co giãn, nhưng đoạn ray liền khá dài (cỡ 50 - 80m) và khe co giãn của nó cũng rất nhỏ và được thiết kế đặc biệt.
    Tiếng ồn còn phụ thuộc và chất lượng nền đường nữa, chất lượng toa xe ... mà ở nước họ, các yếu tố này hơn ta nhiều
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Khe co giãn của đường ray xe lửa thì ở đâu cũng phải có, nếu không thì đường ray sẽ bị phá huỷ khi môi trường thay đổi nhiệt độ.
    Cái bạn đang nói là khe nối giữa các thanh ray. Các thanh ray sau khi SX thì người ta phải vận chuyển tới công trường, nên nó không thể quá dài vì nó phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển.
    Giữa các khe nối này thường có khoảng cách nhất định để đảm bảo việc thi công được thuận tiện trong phạm vi dung sai cho phép. Ngoài ra các khe nối này còn có tác dụng như khe co giãn như đã nói ở trên. Tuy nhiên với mật độ 11,7m (đây là chiều dài ray tiêu chuẩn, tuy nhiên có một số loại khác được SX dài hoặc ngắn hơn con số trên theo yêu cầu của khách hàng) có một khe thì về góc độ co giãn là không cần thiết phải nhiều như vậy. Mặt khác các khe nối gây tiếng ồn lớn khi chạy tầu. Ngoầi ra các chỗ nối thường hay bị hư hỏng nên phải tốn chi phí bảo trì thường xuyên. Đấy là chưa nói chuyện bị mất cắp...
    Vì vậy nên sau khi lắp đặt người ta sẽ hàn liền các chỗ nối này lại với nhau thay vì bắt bu lông như bạn thường thấy ở VN. Cố nhiên cách vài trăm mét (tuỳ theo biên độ giao động của nhiệt độ môi trường xung quanh) người ta vẫn phải làm khe co giãn. Nhưng các khe co giãn này có thể có hình dáng khác với các mối nối thông thường. Người ta thường chọn khe co giãn theo kiểu vát tên một phía.
    Đường sắt ở VN hiện tại cũng đã được hàn liền ở một số đoạn. Hình như ở Thanh Hoá thì phải?

Chia sẻ trang này