1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao Hồ Gươm lại có tháp rùa?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi chumkhengotbk, 06/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chumkhengotbk

    chumkhengotbk Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/12/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    Mình không dám chắc Tháp Rùa có phải là di tích lịch sử hay không?

    Luật di sản văn hóa định nghĩa di tích lịch sử là các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học.

    -
    Chiếu theo định nghĩa trên thì Tháp Rùa thuộc loại công trình xây dựng nhưng mình không tìm thấy (dựa theo trích dẫn của ngphuongxa84 ở trên) giá trị văn hóa, lịch sử, hay khoa học cụ thể của Tháp Rùa đứng tư cách là một công trình :|

    -
    Mình chỉ đặt câu hỏi người ta giữ lại tháp Rùa làm gì? Vì về mặt kiến trúc Tháp Rùa giống như một ngôi mộ - nằm giữa thủ đô - về mặt hữu dụng cũng không có tác dụng gì? về mặt Văn Hóa, Khoa Học, Lịch Sử lại càng không có đóng góp?
  2. quencuoc

    quencuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì tháp rùa không có giá trị về mặt nghệ thuật, thẩm mỹ, hay kiến trúc gì cả.
    Về giá trị lịch sử, văn hoá cũng là số 0.
    có lẽ chỉ có giá trị là một mở đầu của truyền thuyết, có thể coi nó như một sự đồn đại, hoang tưởng gì đó mà để lâu lâu theo thời gian sẽ được nâng cấp lên thành truyền thuyết. có lẽ nó được nâng cấp hơi sớm.
    Giống như truyèn thuyết về nguồn gốc con rồng cháu tiên của dân tộc Việt là bắt nguồn từ sư ấu trĩ mông muội của người thời xưa, cái truyền thuyết hiện đại này sẽ nảy sinh sự mù mờ và dốt nát của người ngày nay.

    Chuyện trả gươm có lẽ sự thật là như sau: vua Lê văn Lợi cùng các quan đi thuyền trên hồ để dạo mát, hồi ấy hồ còn lắm rùa, nổi lên, vua bèn rút kiếm bảo các quan là để ta chém 1 con làm đồ nhậu, ai ngờ chém hụt, kiếm báu rơi mịa xuống hồ mất tăm, rùa cũng lặn đi. Mất cả chì lẫn chài. vua ngượng lắm. các quan bèn chữa thẹn cho vua, bịa ra là rùa thần nổi lên đòi trả kiếm. Đổi tên hồ thành Hoàn kiếm.. Cấm không ai được nói chuyện vua bị bẽ mặt. Từ đó thành truyền thuyết hồ Hoàn kiếm.
  3. minh386

    minh386 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Bài viết:
    2.171
    Đã được thích:
    5
    toàn hỏi những câu buồn cười
  4. khongaihet01

    khongaihet01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    3.029
    Đã được thích:
    1
    Hoàn toàn đồng ý với bạn từ đầu chí cuối [r32)][r32)][r32)]
  5. minh03092005

    minh03092005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    2.725
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chán với sách vở du lịch, lịch sử của VN. Toàn khái niệm trừu tượng. Giả thiết một tên tay sai Pháp mang xương cha mẹ hắn ra hồ có vẻ không hợp lắm với bọn Pháp, mà hợp với bọn Tầu hơn.

    Chưa rõ ý nghĩa lịch sử của Tháp Rùa, nhưng rõ ràng là nó làm đẹp cho hồ Gươm.

    Không biết cái tháp ấy ngày xưa thế nào mà có sách báo của ta còn bẩu thời Pháp có tượng bà đầm xòe (nữ thần Tự do) trên đỉnh tháp
  6. ngphuongxa84

    ngphuongxa84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    0
    Bạn không đọc kỹ rồi. Ở đây người ta ghi chép là "tên tay sai của giặc Pháp" chứ không phải là "tên tay sai người Pháp"
    Thêm tài liệu về Tháp Rùa từ trang wikipedia để mọi người so sánh ngẫm nghĩ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tháp_Rùa
    Ở phía dưới có cái ảnh có hình "tượng bà Đầm Xòe" trên đỉnh tháp (mỗi tội hơi mờ) .
  7. springbirth

    springbirth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2008
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc của Tháp rùa đến nay vẫn chưa chắc chắn được thế nào là chính xác. Chuyện "tay sai Pháp có ý định chôn hài cốt cha mẹ ở đó nhưng không được" thực chất chỉ là truyền thuyết dân gian nên thực sự không đáng tin. Theo các sách cổ do người Pháp viết khi nghiên cứu về Hồ Gươm thì tại Gò Rùa trước kia có một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ, vào khoảng năm 1877 có một Bá Hộ bỏ tiền bạc ra xây dựng lại với hình dáng tương đối giống với ngày na

    Trả lời cho câu hỏi của chủ top về việc giữ lại Tháp Rùa làm gì, mình xin trích lời của Ông Nguyễn Vinh Phúc "Ngọn tháp này không có lịch sử vẻ vang, không có giá trị kiến trúc song đã thành một biểu tượng của Hồ Gươm và hơn thể, của cả Hà Nội. Vì trên một trăm năm nay nó đã trở thành quá quen thuộc với mọi người...đã trở thành một bộ phận hữu cơ của Hồ Gươm, là một phần của tâm hôn Hà Nội"

    Về chuyện tượng Nữ Thần tự do trên nóc Tháp Rùa thì có nguồn gốc như sau: Năm 1887, Pháp tổ chức cuộc triển lãm khá lớn tại Hà Nội, ngoài các đồ công nghệ thì có một tượng Nữ Thần tự do bằng đồng nhỏ bằng 16 lần bức tượng tại Mỹ. Sau triển lãm tượng được đặt ở vị trí vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay, dân HN khi đó gọi là tượng Bà đầm xòe. Năm 1890, Pháp cho dựng tượng Paul Bert tại vị trí vườn hoa Lý Thái Tổ nên tượng Bà đầm xòe được chuyển lên nóc Tháp Rùa, tuy nhiên người dân HN phản ứng nên tượng lại được chuyển về vườn hoa Cửa Nam. Đầu năm 1945, khi chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim lên năm quyền, trong quá trình xóa dần những ảnh hưởng của Pháp thì tượng Bà đàm xòe đã bị phá hủy.
  8. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0
    cái tháp xấu vật, trông bô nhếch, theo tớ khuân cái tượng Lê Thái Tổ bên bờ bên kia ra đặt đấy oách hơn
  9. bhp46171

    bhp46171 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.830
    Đã được thích:
    0
    đại khái là như thế này, mình quên mất tên cái lão đó rồi, nz mà lão biết chỗ đó có vị trí đẹp, nên khi bố lão qua đời, lão mang đến đó chôn vì lão đc biết nếu chôn đc ở đó thì sẽ đc thịnh vượng mấy đời. Nz trong lúc đem chôn có người nhìn thấy, nên đợi lão ý đi xong, họ đem lấy vứt đi. Sáng hôm sau lão đây ra xem thấy ko còn hài cốt của bố nữa, ***g lộn lên đi tìm nz ko thấy, vì thế lão điên quá, ông mày ko ăn đc thì chả thằng nào ăn đc, thế là mời 1 lão ở bên Tàu về xây cái tháp đấy để yểm chết vị trí đó luôn. vì thế trong cái giới thiệu ko nói đến cái tháp rùa vì nó cũng ko phải mang ý nghĩa tốt đẹp j. Cái này là mình đọc đc ở sách lâu rồi, ko nhớ là quyển j. Lão đấy là 1 lão quan lại thời fong kiến thì phải, tự nhiên ko thể nhớ đc tên, thêm nữa là tháp rùa ko có liên quan j đến sự tik trả kiếm của Lê lợi cả "D. Vì tháp rùa có lịch sự như thế, mà zờ đây nó lại là biểu tượng của HN, nên ko ai lại đi "vạch áo cho người xem lưng cả", nếu nó có ý nghĩa có giá trị j đó thì đã đc viết đầy trong sach rồi [:P]

    ttvn dạo này ko viết đc chữ "nồng nộn" (bull**** thật, thế là lần sau phải viết sai chính tả để ko bị duyệt thành ***
  10. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Chuyện tháp rùa chẳng có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gì có thể là đúng, nhưng lại chẳng thể lấy đó làm lý do để dẹp nó đi, tại vì nó tồn tại ở đó lâu quá rồi, nhiều người quen với sự hiện diện của nó, khó mà đập đi được
    Cái này giống như sao thuốc lá độc hại như thế mà vẫn cho người ta sản xuất, cho người ta hút? đơn giản là quá nhiều người đang nghiện cái thứ đó :D không phải nói dẹp là dẹp được

Chia sẻ trang này