1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao học sinh Singapore đứng đầu thế giới trong các kỳ thi test trong truong nhưng lại ít kẻ thàn

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Những điểm em nêu ra đây, vô tình trùng hợp với một số điểm mà bộ truởng bộ giáo dục của Singapore đã trả lời cho những nguoi dân Singapore khi họ nêu ra câu hỏi này ! Rất là khá, vote 5* cho em .
    Thật quả là đúng khi ta thấy các tay giật giải nobel, hoặc những nguoi thành công nổi tiếng trong các lãnh vực đều là nguoi Mỹ hoặc Tây, dù không phải Tây Mỹ thì chắc chắn không phải là những nguoi đoạt điểm perfect trong các kỳ thi contests . Các nhà lãnh đạo giáo dục của Singapore đã giải thích đại khái là:
    "Chúng tôi rất khó mà test đuoc sức sáng tạo trong các kỳ thi contest. Chính sự sáng tạo, tò mò và suy nghĩ độc lập là sức đẩy sau này trong cuộc đời sự nghiệp của các sinh vien học sinh"
    Các tay lãnh đạo của Sing cũng thú nhận, dù họ có cố gắng cách nào cũng không thể khắc phục được sự khác nhau về culture của 2 phái truong Tây Mỹ và Á Đông . Chính ông bộ truong này, có con đi du học bên Mỹ từ thủa bé . Khi con ông về lại Singapore để học . Ông cho vô truong Sing chứ không phải là truong theo kiểu Mỹ . Ông bảo :
    "Con tôi đứng lên giữa lớp để phát biểu theo ý nó về một vấn đề mà nó nghĩ là thầy giáo không đúng . Cả lớp đều cho đó là một hiện tượng không respect nguoi lớn tuổi, pushy & demanding !"
    Thật ra thì đó là thuong tình ở bên Mỹ này .
    Rốt cuộc, ông phải "kứu" con ông ta ra khỏi truong Sing và cho nó tiếp tục theo học dạy theo kiểu Mỹ .
    Ông giái thích, culture bên Mỹ cho phép con nguoi ta có những suy nghĩ rất độc lập, dù có phải chống đối với chính quyền . Lại dạy cho con nít từ thủa bé các sức sáng tạo . Tức là, đứa bé được tự do xây dựng thế giới của chúng theo ý của chúng . Nguoi lớn chỉ đưa ra một guide line mà thôi . Rất là tôn trọng quyền làm nguoi của chúng , quyền suy nghĩ sáng tạo , nhất là tránh không để chúng có cảm tuong là "inferior" .
    Ngay những đứa trẻ phá phách nhất trong lớp, họ không thể bắt chúng phạt đứng ngoài lớp 1 mình nữa . Chuyện giáo dục ở Mỹ là 1 chuyện 1001 đêm khác xa với giáo dục bên Á Đông . Bên Mỹ, rules có vô số là rules, nhưng là rules cho thầy cô giáo ! Không phải cho hoc sinh . Cô thầy giáo phảI nói như vầy, phải làm như vầy , ect , chứng rules cho học sinh thì cực kỳ đơn giản .
    Thí dụ đơn giản, bạn có để ý, các thầy cô giáo bên Mỹ thuong nói : "Are you with me ?" sau khi giảnh cho bạn 1 vấn đề gì đó chẳng ? Thay vì nói "Do you understand me ?" . Đó là vì tôn trọng học sinh, không muốn chúng cảm thấy là chúng ... ngu hoặc chậm hiểu .
    Văn hóa chúng ta , cổ điển và khép kiến . Có cái hay, nhưng trong ngành giáo dục, nó chính là cái làm sức sáng tạo bị trì trệ đi với những áp đặt theo kiểu Khổng Mạnh thời xưa !
    Ở bên Châu Á, thầy cô là vua trên bục gỗ . Thuyền còn nhớ không quên đuoc đó là câu tự hào của một ông thầy dạy Thuyền lớp 2 bên VN . Ông ta có vẻ rất tự hào về câu đó vì cứ lập đi lập lại khi ngồi một mình nhìn học sinh làm bài tập .
    Còn bên Mỹ này, học sinh là thuong đế trong lớp học ! ĐÚng vậy, học sinh là nguoi trả tiền để đi học mà .... Không có học sinh sinh vien, thầy cô sẽ bị thất nghiệp .
    Có cái hay và cái dở . Nhưng đoan chắc, đa số hoc sinh sinh viên bên Mỹ dù làm test không cao nhưng ra đời chẳng thua ai cả .
    Academic skills vì vậy rất là khác xa với working & living skills !
    Các test các exams muôn đời không thể test đuoc các khả năng cúa creativity của curiosity của tính độc lập trong suy nghĩ cả !
    Để Thuyền kiếm lại bài báo đó và post nguyen văn lên đây . Bài báo rất hay . KHi đó, mấy nguoi ngồi đợi trong phòng mạch bác sĩ truyền tay nhau đọc và đều công nhận như vậy .
    Các bạn cứ tự nhiên thảo luận tiếp . Các ý kiến của các bạn mang lại những quan điểm từ các khía cạnh khác nhau, không phải là không đúng hoàn toàn đâu . Tất cả đều đúng ở những trường hợp của riêng chính nó !
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 03:37 ngày 16/01/2006
  2. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Trời ! Sao anh Lan delete hết đi, uổng công post bài của anh quá vậy ? Đừng sợ chuyện lạc đề . Tụi em thông cảm sự đãng trí của anh mà ... hihi Từ từ rồi tụi em sẽ move bài của anh qua đúng topics cho anh . Anh đừng xóa, uổng công sức mình post bài lên lắm anh à !
  3. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Nhưng Bọn sing khôn lắm, biết người biết ta đấy, biết thiên thời địa lợi nhân hoà . Họ biết là do điều kiện lịch khách quan họ không thể nào sánh vai với các ông anh cả nên họ quay ra lợi dụng tận cùng ưu thế địa lợi và thiên thời để phát triển cái ngành Service
    Trong lúc các Cty lớn Tây phương tìm đường vào làm ăn và lập căn cứ ở ĐNÁ thì Sing đã biến cái đảo tí hon của họ thành thiên đường cho việc xâm nhập này; họ biến thành phố thành 1 TP sạch đệp và nhiều màu xanh, vệ sinh, hệ thống luật pháp nghiêm minh, bộ máy hành chánh ngắn gọn giúp các nhà đầu tư trong thụ tục giấy tờ , họ lại có chế độ ưu đãi các Cty nước ngoài nhất là các ngân hàng
    Cảng container Sing có lẽ chỉ thua có cảng contaner HK, và sân bay QT của Sing lại là điểm đến từ thế giới bên ngoài . Phần đông các văn phòng đại diện cho các Cty nước ngoài đều nằm ở Sing, sau đó từ sing họ chi phối các văn phòng đại diện nhỏ hơn nơi các nước láng giềng
  4. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Hồi tiếp (feedback) là một trong những tiến trình căn bản nhất trong tự nhiên. Nó hiện diện trong hầu hết các hệ thống động, kể cả trong bản thân sinh vật, trong máy móc, giữa con người và máy móc ? ;
    Tuy nhiên, khái niệm về hồi tiếp được dùng nhiều trong kỹ thuật. Do đó, lý thuyết về các hệ thống tự điều khiển (automatic control systems) được phát triển như là một ngành học kỹ thuật cho việc phân tích, thiết kế các hệ thống có điều khiển tự động và kiểm soát tự động.
    Rộng hơn, lý thuyết đó cũng có thể áp dụng trực tiếp cho việc thiết lập và giải quyết các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, không những cho vật lý học, toán học mà còn cho cả các ngành khác như: sinh vật học, kinh tế học, xã hội học, ?
    Hiện nay, hệ thống tự điều khiển đã đảm đương một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của công nghệ mới. Thực tế, mỗi tình huống trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta đều có liên quan đến một vài loại điều khiển tự động: máy nướng bánh, máy giặt, hệ thống audio-video ... ;
    Trong những cơ quan lớn hay các xưởng sản xuất, để đạt hiệu suất tối đa trong việc tiêu thụ điện năng, các lò sưỡi và các máy điều hoà không khí đều được kiểm soát bằng computer. Hệ thống tự điều khiển được thấy một cách phong phú trong tất cả các phân xưởng sản xuất : Kiểm tra chất lượng sản phẩm, dây chuyền tự động, kiểm soát máy công cụ.
    Lý thuyết điều khiển không thể thiếu trong các ngành đòi hỏi tính tự động cao như : kỹ thuật không gian và vũ khí, người máy và rất nhiều thứ khác nữa.
    Ngoài ra, có thể thấy con người là một hệ thống điều khiển rất phức tạp và thú vị. Ngay cả việc đơn giản như đưa tay lấy đúng một đồ vật, là một tiến trình tự điều khiển đã xãy ra.
    Quy luật cung cầu trong kinh tế học, cũng là một tiến trình tự điều khiển ?
    ----------------------------------------------------------------------------------
    CƠ SỞ TỰ ĐỘNG HỌC Giáo viên: PHẠM VĂN TẤN
    http://www.dec.ctu.edu.vn/cit/gtrinh/tdhoc/lythuyet/ch_1/chuong1.htm

  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tớ cũng thích vấn đề điều khiển học. Không chỉ máy móc là đối tượng của điều khiển học mà các vấn đề xã hội và tự nhiên cũng là đối tượng của nó. Ví dụ sự tự cân bằng của tự nhiên là một quá trình tự điều khiển/tự điều chỉnh. Ta vẫn hay gọi là quá trình cân bằng sinh thái. Trong kinh tế cũng vậy, Sự Tự Điều Chỉnh cân bằng giữa Cung và Cầu của thị trường nếu biểu diễn trhành đồ thị nó giống như một dao động phi tĩnh hình sin tắt dần. Việc con người can thiệp vào là phá vỡ hàm quan hệ giữa cung và cầu (nền kinh tế tập chung theo kế hoạch là một ví dụ cho sự can thiệp thô bạo của con người vào hàm quan hệ này). Việc Con người nên làm là rút ngắn thời gian dao động đi mà thội.
    Tớ không có gì nhiều để trao đổi cùng bác lan0303 về vấn đề này nhưng ta thử bàn về thuật ngữ feedback bôi vàng trên kia mà bác gọi là hồi tiếp. Tôi thì hay gọi nó là phản hồi. Nghe hồi tiếp thấy nó không quen và dường như người dịch thuật ngữ đó bám không nhiều vào ngữ cảnh của từ feedback. Feedback là cấp ngược trở lại, phản hồi lại. Feedback signal, feedback bar, feedback spring...là những thuật ngữ kỹ thuật mà tôi hay dịch là tín hiệu phản hồi, thanh phản hồi hay lò xo phản hồi. Nếu dịch là tín hiệu hồi tiếp, thanh hồi tiếp...thì tôi thấy hơi ngượng làm sao ấy. Hay là tôi đã dùng quen phản hồi rồi?
    Tuy nhiên, phản hồi hay hồi tiếp đều là cái vỏ (ngôn ngữ) của khâu...feedback trong điều khiển học. Vấn đề là người dùng đã hiểu được thế nào là phản hồi/hoặc hồi tiếp.
    Có thể nói ở VN việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt hơi khá lung tung. Cùng một từ nước ngoài mà người dịch thế này, kẻ dịch thế khác. Một ví dụ cho sự lung tung này là trường hợp phản hồi/hồi tiếp. Mà tại sao chúng ta không đi đến thống nhất dùng chung một thuật ngữ nhỉ?
  6. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    HiHi! Bác LevanT57 nói gần đúng sự thật:
    Trích Từ điển Toán học Anh - Việt, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật In lần thứ 2 ?" 1976, (Tập thể hiệu đính: Phan Đức Chính, Lê Minh Khanh, Nguyễn Tấn Lập, Lê Đình Thịnh, Nguyễn Công Thuý, Nguyễn Bác Văn; Tiểu ban duyệt: Lê Văn Thiêm, Phan Đình Diệu, Trần Vinh Hiển, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Đình Trí, Hoàng Tuỵ):
    - feedback (điều khiển học) Sự liên hệ ngược.
    Trích Từ điển Tin học Anh - Việt, cu?a Công ty Cô? phâ?n Tin học LẠC VIỆT 1994-2002. Do Cục Ba?n Quyê?n, Bộ VHTT nước Cộng hoa? Xaf hội Chu? nghifa Việt Nam cấp số: N.195/VH/BQ nga?y 12/09/2000. Chương tri?nh phâ?n mê?m na?y được Luật pháp Việt nam va? quốc tế ba?o hộ.
    - feedback (tin học) Thông tin pha?n hô?i.
    Trích Từ điển Điện tử & Tin Học Anh - Việt, Phạm Văn Bảy, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật In lần thứ 2 ?" 1990
    - feedback: Sự hồi tiếp, Sự hồi dưỡng, Sự pha?n hô?i, Sự liên hệ ngược.
    Tuy nhiên, phản hồi hay hồi tiếp đều là cái vỏ (ngôn ngữ) của khâu...feedback trong điều khiển học. Vấn đề là người dùng đã hiểu được thế nào là phản hồi/hoặc hồi tiếp.
    Thân!
  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    SCADA NHƯ LÀ NẰM MƠ GIỮA BAN NGÀY!
    Có một số lãnh vực không phải do nền giáo dục ở Việt Nam kém, mà là do ... những yếu tố khác, như ngành SCADA, tự động hoá, ..., kỹ sư VN không có điều kiện tiếp cận nó; ví dụ WWTP-BH.II khi không còn gì để mất người ta mới gọi đến mình, có thể là do giá trị công trình riêng phần thiết kế kỹ thuật của nó gần 1tỷ VNĐ; sau khi sửa chữa xong, thấy được chỗ yếu nhất trong việc điều hành của nhà máy, mình có đề nghị Công ty Mẹ nó cho phép kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ tự động hoá của ĐHBK.TPHCM đến thực tập - làm việc, nhưng không được đồng ý! => kỹ sư tự động thất nghiệp là đúng rồi!; (Công ty Mẹ là công ty phát triển hạ tầng KCN nhưng lại không có bộ phận tự động hoá - thì làm sao mà anh biết hết giá trị mà anh đang có, đừng nói đến việc anh sử dụng có hiệu quả nó!, tôi không tiện nêu ra hết ở đây, nói ít hiểu nhiều).
    Có nhiều chế độ điều khiển tự động:
    - Trực tiếp (On-line).
    - Gián tiếp (Off-line).
    - ...
    Điều khiển SCADA cũng hay, nhà máy WWTP-BH.II trước khi "ngừng hoạt động theo chế độ tự động" nó đã kịp ghi lại tình trạng của mình; do vậy khâu chuẩn đoán và khắc phục cũng khá nhanh (khi thiết kế nhà máy người ta đã tiên liệu và có chương trình khắc phục, vấn đề không khắc phục được là VN "có sáng kiến khi vận hành", "sáng kiến nầy lại được nhà nước VN khen thưởng, thật là không hiểu nổi", không biết ai mới là người trên "chín tầng mây"?)
    Xem "Nhà máy WWTP-BH.II bị tai nạn" tại http://www3.ttvnol.com/kysu/484918/trang-12.ttvn
    HiHi! cứ lo mà có "sáng kiến tự mày mò" đi có thưởng đó mấy Bác.
    Heuristic: Là phương pháp tiếp cận bằng cảm tính, mang tính kinh nghiệm, dùng trong phương pháp "thử và sai" để giải quyết tương đối các bài toán khó. (đối lập phương pháp tiếp cận bằng thuật toán - Algorithmic).
    Lắt léo là ở chỗ nầy, khi nào được dùng Heuristic và khi nào phải dùng Algorithmic!.
    CHÚ Ý: KHI LÁI XE NGƯỜI TA KHÔNG ĐƯỢC PHÉP "CÓ SÁNG KIẾN TỰ MÀY MÒ" VÌ CÓ THỂ "GÂY TAI NẠN CHO BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG".
    Xin mời các Bác vận hành nhà máy Điện Nguyên Tử qua Việt Nam chúng em học tập về việc "mày mò có thưởng"!
    CÒN TIẾP!
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 05:57 ngày 20/01/2006
  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Không biết khả năng creative thinking có liên quan như thế nào đến Thế Giới Quan và Nhận Thức về lịch sử, Chính Trị của con người , vì tuy người Mỹ có cách giáo dục rất thiên về phát triển creative thinking nhưng về hai khâu trên thì xo với dân Âu có lẽ dân Mỹ hơi kém
    Điển hình là trường hợp hai cuộc chiến tại Trung Đông năm 90 và 2003: người dân trung bình của Âu Châu hầu như đồng nhất một nhận định và lên án các chính quyền của các thế lực phương tây tham gia vào 1 cuộc chiến vô nghĩa để bảo vệ quyền lợi cho giới tài phiệt Dầu Khí
    Đa số người dân ở các nước tham chiến như Ý, Tây Ban Nha hay Anh đều lên án chính quyền của họ
    Ngược lại và có lẽ do bị chính quyền Mỹ phong toả các khả năng thông tin đại chúng nên người mỹ có vẻ như bị tẩy não và mất hết khả năng suy nghĩ độc lập, thái độ của người mỹ rất ngây ngô trong vấn đề này
    Điển hình là tên lính quèn Pháp tham gia cuộc chiến vùng vịnh năm 90 đã lên án trước báo chí chính quyền Pháp tham gia 1 cuộc chiến tranh vô nghĩa , ngược lại thì dân VN di cư sáng Mỹ rất nhiều thanh niên tình nguyện đi trận sang Irak và chết bên ấy. Có lẽ 1 phần vì tiền nhưng đổi mạng để làm giàu cho bọn tài phiệt như ông Bush đã từng trốn đi lính sang VN thì đúng là quá uổng .
    Bọn lính âu có bị bắt phải trận sang iriak đi thì họ phải đi thôi nhưng sẽ không bao giờ thấy các trường hợp tình nguyện ra đi vì "lý tưởng" như các thanh niên Mỹ cả ...
  9. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Trong bài "Sáng Tạo (Creation)", cố Giáo Sư TẠ QUANG BỬU có liên hệ hai nền giáo dục Việt ?" Mỹ tôi xin trích đăng để chúng ta cùng đọc và suy nghĩ; tôi đề nghị đọc phần nầy một cách có phê phán, vì thành thật mà nói nhìn "Vấn đề Học Tập" dưới góc độ "Điều Khiển Học" thì trong bài có "một đôi điều" bản thân tôi cũng ? "không hiểu hết ý"của giáo sư.
    ==================================================================
    Trích bài SÁNG TẠO (CREATION)
    ==================================================================

    ?????
    Tôi xin phép không dịch từ test sang tiếng việt, để giữ ý nghĩa chuyên môn của nó. Các nhà tâm lý học của ta có cách đánh giá theo tôi là khá chính xác nên tôi không sợ bị hiểu lầm.
    ?????
    Người ta không phân biệt thông minh với sáng tạo, vì cả hai khái niệm nầy đều là điều kiện ?ocần? của nhau, nhưng không có cái nào là ?ođủ?. Trong một thời gian dài, trong tâm lý học thực nghiệm, người ta chỉ có test về thông minh.
    ?????
    Từ những năm 1950, ở Mỹ đã ra một số bộ (Battery) test bao gồm năm test kinh điển về thông minh và năm test về sáng tạo. Họ đã thử các bộ đó trên một số khá đông học sinh cấp hai (nam và nữ).
    ?????
    Tôi không có những tài liệu từ 1970 về về sau. Kết quả thử test W.K (Walach và Kogan) nầy, ta có thể phân các cháu ra làm bốn loại:
    A) Loại mạnh về thông minh và mạnh về sáng tạo;
    B) Loại mạnh về thông minh nhưng yếu về sáng tạo;
    C) Loại yếu về thông minh nhưng mạnh về sáng tạo;
    D) Loại yếu về thông minh và yếu về sáng tạo.

    Đồng thời người ta cũng điều tra ghi chép về:
    1) Một số nét về tính tình, sở thích, nguyện vọng của từng loại;
    2) Thái độ trước việc bị thử của từng loại;
    3) Thái độ của cha mẹ, thầy bạn đối với từng loại.

    Tuy đây mới là kết quả sơ bộ và chỉ vì một loại hoạt động là thành tích học tập ở trường phổ thông, nhưng có thể nêu lên một số điểm chung như sau:
    - Các cháu sáng tạo thường tò mò, tinh nghịch, hay thấy mặt khôi hài (humour) của sự vật, v,v? Các cháu không quan tâm lắm đến thành tích thi cử, thử test và tương lai hơi xa.

    ?????
    - Thầy cô, cha mẹ thường thích loại A vì các cháu nầy đạt được những thành tích học tập xuất sắc.
    - Giữa loại B và loại C, thầy cô thường thích loại B hơn loại C.
    - Giữa loại C và loại D, thầy cô thường thích loại D hơn loại C.

    Loại C cần một không khí thoải mái, không gò bó, làm cho các em ít bị mặc cảm, ít có cảm tưởng bị lép vế và được phát huy tài năng của mình, không sợ thành kiến nầy nọ.?????
    Tuy thời gian nghiên cứu chưa lâu, tuy đối tượng cũng như nội dung test bị hạn chế vào các trường phổ thông cấp hai ở Mỹ, nhưng cũng đủ cho ta thấy rằng nhà trường kinh điển không phát huy mà còn ức chế sức sáng tạo.
    ?????
    Sau khi đọc bài nầy, những nhà khoa học ?" kỹ thuật sẽ rút ra những kết luận cần thiết.
    Với tư cách là một người đã nhiều năm làm công tác quản lý, tôi chỉ xin nêu lên một số điểm mà tôi cho là chưa được chú ý đúng mức.
    ?????
    Tuy giờ giang sơn đã thu về một mối, đất nước ta đã sạch bóng quân thù ngoại xâm, nhưng cái bảo thủ, cái cũ vẫn đang rất mạnh và rất ngoan cố, cho nên việc cố gắng giải phóng sức sáng tạo vẫn là cuộc đấu tranh lâu dài và không kém phần gian khổ.
    ?????
    Theo tôi, việc khuyến khích sáng tạo phải bắt đầu từ nhà trường phổ thông. Phải nói là nhà trường phổ thông của ta cũng chưa khuyến khích đầy đủ sự sáng tạo của trẻ em. Những đức tính như tò mò, tinh nghịch, thiên về khôi hài thường bị thầy cô và cha mẹ phản đối, thậm chí trừng phạt. Truyền thuyết về Trạng Quỳnh là một hình thức của quần chúng để phát hiện và phản đối khuynh hướng khe khắc nầy.
    ?????
    Đến bậc đại học, sau khi các học viên đã qua các test ở phổ thông, qua các kỳ thi năng khiếu của từng môn, thì việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo là một phương hướng tốt. Ta có những người thầy mà sư phạm sáng tạo khá rõ (Phan Đức Chính, Hoàng Tụy, Đàm Trung Đồn) và đã có các bộ sách giáo khoa như bộ Landau và Lifschitz mà sư phạm sáng tạo đã thể hiện khá rõ, tôi thấy nên dịch và phổ biến các giáo trình nầy. Môn nào cũng có loại sách nầy, và tiếng nào cũng có, nên tổ chức việc chọn và dịch chúng, ít nhất là để làm sách tham khảo cho thầy và trò.
    Ra khỏi trường đại học, vào chế độ nghiên cứu sinh hoặc làm cán bộ khoa học ?" kỹ thuật của các ngành thì việc tổ chức tiếp tục học là điều mà người quản lý phải quan tâm. Học suốt đời để sáng tạo suốt đời là phương hướng chống tiêu cực theo tôi có hiệu lực nhất. Việc trước tiên là tổ chức thông tin khoa học đầy đủ kịp thời và rẻ tiền. Theo tôi những bộ thông tin như Referat new journal, Express informatic, v,v? cần được có mặt ở các thành phố lớn, để sử dụng. Tất nhiên trên cơ sở vốn ngoại ngữ đã được cung cấp ở phổ thông và đại học, người cán bộ khoa học phải tự mình trang bị thêm cho đủ vốn tiếng Anh, Nga, Đức, Pháp. Có vẻ khó, nhưng nếu ta thật sự yêu ngành và yêu nghề thì học khá nhanh và khá tốt để đọc, nghe, nói, dịch một cách có ích rồi giỏi dần theo yêu cầu của công tác.
    ?????
    Tổng kết bắt đầu từ các sự việc (fait) người thật việc thật, chứ không phải từ những tư tưởng và suy ra những sự vật.
    Công tác tổng kết rất quan trọng. Các nhà bác học lớn đều đã cố gắng hình thức hoá, toán học hoá công tác nầy.
    ?????
    ==================================================================
    Trích bài "Sáng Tạo (Creation)" của Giáo Sư TẠ QUANG BỬU đăng trong tạp chí Nghiên Cứu Nghệ Thuật số 6 (41) 1981.
    ==================================================================

    (sẽ đăng tiếp việc "hình thức hoá", "toán học hoá" đã diễn ra như thế nào - Lan0303)
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 06:36 ngày 22/01/2006
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tôi tiếp lời bác Lan0303: Cho nên trong chiến tranh người VN ta đánh DU KÍCH giỏi và ta vẫn thường tự hào về điều đó. Không dè ta mang cả tư duy của cách đánh du kích, tâm lý của thế hệ đánh du kích vào trong thời bình...áp dụng cách nghĩ phi tiêu chuẩn, không theo NGUYÊN TẮC vào các cuộc chơi đã được tiêu chuẩn hóa rồi cho đó là sáng tạo mà không ngờ rằng điều đó giống như sự gian lận của người chơi trong canh bài.
    Đúng như bác Lan0303 nói, "KHI LÁI XE NGƯỜI TA KHÔNG ĐƯỢC PHÉP "CÓ SÁNG KIẾN TỰ MÀY MÒ" VÌ CÓ THỂ "GÂY TAI NẠN CHO BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG"."
    Người Việt sống thiên về tình cảm nên trong giáo dục trọng về giáo dục đạo đức. Nếu cứ duy trì được như vậy thì cũng tốt nhưng tiếc thay bi giờ người ta bỏ bê mảng giáo dục đạo đức do vậy sản phẩm của ngành rốt cuộc là có rất nhiều CHÍ PHÈO. Tính cách CHÍ PHÈO chỉ làm cho mọi thứ giậm chân tại chỗ.
    NgườiTây sống theo CƠ GIỚI LUẬN, Nhận thức thiên về tư duy phân tích, ứng xử xã hôi theo NGUYÊN TẮC nên sản phẩm giáo dục của họ nếu có khuyết tật thì sẽ trở thành kẻ phá hủy.
    Giữa 2 týp người, Chí Phèo và KẺ PHÁ HỦY thì tôi vẫn thích tuýp thứ 2 hơn. Họ mang danh phá hoại nhưng chí ít thì tuýp người này cũng góp phần làm thay đổi thế giới.
    Giáo Dục của ta tạo ra các sản phẩm giỏi xử lý tình huống, trong khi đó ở nước ngoài thì các ứng xử trong xử lý tình huống, dù có thông minh đến mấy, chỉ là HẠ SÁCH.
    Khi một cây cầu gẫy, người ta tìm cách khắc phục, chống đỡ tạm thời. Thế nào trong việc xử lý ấy cũng có sáng kiến. Thế là người ta tung hô sáng kiến ấy, nào là báo cáo, nào là khen thưởng, nào là đăng ký trở thành một đề tài khoa học theo kiểu CÁCH XỬ LÝ CẦU GẪY DO BỊ...BỚT NGUYÊN VẬT LIỆU...

Chia sẻ trang này