1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao HSSV không thích học triết ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DANKOVN21, 12/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tại sao HSSV không thích học triết ?

    TH là khoa học của mọi khoa học.
    TH rất tốt cho tư duy đặc biệt là quá trình nhận thức, rất tốt cho độ tuổi hoàn thiện nhân cách.

    Tại sao cách bạn trẻ qua lưng với TH ?

    Đã là khoa học thì bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Cuộc sống bây giờ thay đổi nhanh đến chóng mặt. Các kết quả nghiên cứu của KHTN, KHXH ... được công bố ngày càng nhiều nhưng TH đã không tự thay đổi theo để bắt kịp? Không ai giám nói trước điều gì về tương lai? Phải chăng chúng ta đã không còn nắm được những quy luật của tự nhiên, những quy luật của cuộc sống.

    Những câu được coi như nền tảng, như tiên đề của TH đã không còn tính hiệu quả trong tư duy và xưa cũ:
    Duy tâm hay duy vật...?
    Quả trứng hay con gà...?
    Tôi tư duy...?
    Không ai tắm hai lần...?

    Hay là phải 40 tuổi mới thấy đúng, mới quay lại học TH?
    Hay giáo dục, hay tại ông thầy dạy triết ...?
    Bỏ qua sai lầm của giáo dục, sai lầm của thầy dạy triết (nếu có)
    Tôi đề nghị những ai đọc nhiều, những ai uyên bác trong việc nghiên cứu TH hãy đề ra những câu nói, những tiên đề TH trong thời đại mới, trong thế kỷ 21!

    Chậm hiểu nên rất mong được chỉ giáo!

    Vì dòng máu Việt.
    Hãy đưa vấn đề để bọn trẻ Việt chúng tôi tư duy cho đúng cách.

    Bài viết có gì sai xin được lượng thứ!
  2. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tôi có 2 nhận định về câu hỏi của bạn.
    1) Bạn dùng cụm từ "HSSV" hàm ý 80-90% HSSV trở lên. Tuy nhiên hầu như chẳng có môn nào có thể được 100% số HSSV yêu thích. Vì vậy, nếu có 20-30% HSSV yêu thích triết thì tôi đã coi là 1 tỷ lệ thành công rất cao bởi vì môn triết là môn tư duy trừu tượng - ko như bóng đá (kể cả bóng đá cũng ko đạt 100% yêu thích);
    Hơn nữa thời buổi này môn triết cũng như các môn khác phải cạnh tranh với các môn cần học để kiếm việc như tiếng Anh, tin học hoặc các loại giải trí như chat, game, film...để giành quỹ thời gian của HSSV. Đây có thể là tình trạng chung trên thế giới.
    2) Giữa ko thích học triết và ko thích cái cách người ta dậy môn này là 2 vấn đề khác nhau. Vì triết là môn trừu tượng và khó nên cách dậy cũng phải rất đặc biệt.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ai cũng chọn cho mình 1 thái độ, cởi mở hay khép kín an phận. Đó chính là TH. Người phương Tây đến VN thường nhận xét mỗi người VN là 1 triết gia.
    Tôi nghĩ TH là môn học không cần giấy bút hay thầy dạy. Bạn có thể "triết" qua tục ngữ, thành ngữ hoặc những câu chuyện dân gian, qua tin tức thời sự. Lựa chọn cho mình 1 lối sống cũng là Triết.
    Người ta, nhất là HSSV, thấy TH quá "cứng" là do mấy ông "triết gia chuyên nghiệp" quá chuyên chú vào bản chất (tôi tạm gọi là "tính danh từ") của mọi sự vật sự việc. Như thế thì 1 triết gia chuyên nghiệp giống như 1 thứ "hạt nhân" vậy, rất khó phá vỡ hạt nhân này. Và cũng rất khó kiểm soát khi nó "vỡ".
    Việc đi sâu vào bản chất của sự vật sự việc sẽ làm mất đi một số tính chất của sự vật, sự việc đó. Ví như bạn sẽ chẳng đếm xỉa đến tính chất hóa học của các nguyên tố nếu cứ bàn về phản ứng hạt nhân vậy. Khi bạn chưa biết đến MỨC ĐỘ của vấn đề thì hãy cứ tìm cách tiếp cận vậy. Cách tiếp cận như vậy tôi gọi là "tiếp cận bằng phó từ".
  4. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Em thi đề mở, đến ngày mở ra chép vô, khỏi suy nghĩ.
    Học được và hiểu được mới ghê
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đấy tôi nói có sai đâu. Cái triết học mà bạn đang học chính là "triết học danh từ" (chỉ cốt lấy danh thôi). Và cái triết học bạn học để đi thì là "triết học phó từ" (do mù mờ mất phương hướng nên mới thoát nhanh ra vậy). Vậy nên tôi đề xuất 1 phương án, đó là nghiên cứu triết học phó từ.
    Trước hết xin hỏi bạn câu này :
    BẢN CHẤT CỦA LUẬT PHÁP LÀ GÌ ?
    BẢN CHẤT CỦA THAM NHŨNG LÀ GÌ ?
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    ...
    Viết ra rất nhiều câu nhưng lại đặt dấu: hỏi chấm, thật sự rất khó để đối thoại. Thà cứ coi nó là câu khẳng định mà tranh luận còn hơn. Cần gì phải tuyệt đối chính xác mà phải thận trọng thế? Cứ để thoải mái coi ... Miên man, lung lung, không rõ ràng là cái bệnh rất nguy hiểm.
    Khi mà tự nhiên cũng như cuộc sống ngày càng khó hiểu, thay đổi không ngừng. Ta không dám nói trước về tương lai, thì hãy giữ một thái độ khách quanh nhất trong nhận định, trong suy nghĩ. Khách quan nhất là gì:
    - Đừng tin vào bất cứ học thuyết nào khi nó chưa được khẳng định, kiểm nghiệm bằng thực tế.
    - Đặt câu hỏi nghi ngờ lại mọi giá trị được coi là truyền thống.
    - Hãy nhìn tự nhiên, nhìn cuộc sống dưới con mắt khách quan nhất có thể, con mắt của tự nhiên, như một đứa trẻ (tự nhiên nhìn tự nhiên), nó dám đặt mọi câu hỏi: ... là cái gì? tại sao ... ? ... ntn ? ...
    Hãy bắt đầu lại từ đầu nếu không muốn bị mất phương hướng.
    Bắt đầu bắt ... Đầu suy nghĩ
    vì sao ... Vì sao lung linh.
  7. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Đời lắm lúc đâu có ngờ !!!!
    Nếu bác muốn em nói ra bản chất thì cũng được, em nông cạn không thích tranh luận về những mảng đề tài làm ...già đầu óc trẻ con của mình. Có cả đống bài ở trên, từ dở hơi biết bơi cho đến triết lý thâm thúy bác đều hổng quote, lại canh ngay cái bài của kẻ đã từng cúp liên tục trong suốt 20 tuần học triết , đời đúng là đáng ngẫm thật.
    BẢN CHẤT CỦA LUẬT PHÁP LÀ GÌ ?
    BẢN CHẤT CỦA THAM NHŨNG LÀ GÌ ?
    Là cái đầu biết tính toán của con người.
    Em không học hành nhiều, với em, mọi căn nguyên đều bắt nguồn từ con người. Và mọi tai họa đều từ miệng mà ra ^祸Z口?? . Bác có thể có lý khi nói như thế, khi phân tích như thế. Nhưng em thực tế lắm, ở trường dạy sao em nói vậy cho khỏe. Không đôi co và cũng chẳng thèm cãi nhau chi cho phiền. Chỉ khi cần và thực sự cần thì ...tính tiếp.
    Em kính bác hạ hỏa
  8. baby2005

    baby2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì chủ íu là do đội ngũ giáo viên có khả năng truyền đạt ko được tốt lắm (khả năng trình độ chuyên môn kém cũng có thể) và khả năng thẩm thấu của người nghe cũng ko tốt. Mà chính xác là môn này khó hiểu quá
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Học triết để làm quái gì thế không biết?
    Hỏi tại sao HSSV không thích học triết thì phải hỏi tại sao lại có người thích học triết? Đó là câu hỏi cơ bản của triết học
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Trước hết hãy hỏi xem các thầy có thực sự thích dạy những điều các thầy đang dạy không đã!!!
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 15/12/2005

Chia sẻ trang này