1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao khi nói đến nhạc cổ điển người ta không mấy khi nói tới guitar?!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Thuongnguyen, 14/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Tại sao khi nói đến nhạc cổ điển người ta không mấy khi nói tới guitar?!

    Xin phép lập một chủ đề mới nhân khi nhận được câu hỏi của Cellist, tất nhiên không chỉ dành cho riêng tôi . Bài viết đó thuộc topic Cảm xúc Violin nên có lẽ chúng ta ra đây mạn đàm sẽ thoải mái, rộng rãi hơn vậy.

    Thiết nghĩ, câu hỏi mà Cellist đưa ra dưới đây sẽ là một chủ đề rộng mở cho sự đàm luận của mọi người. Chắc rằng Cellist và mọi người sẽ không ngại ngần bớt chút thời gian chăm sóc chủ đề này đâu nhỉ?

    Part I được mở đầu bằng chính câu hỏi Cellist! Mọi người cho ý kiến đi ạ!



    Magic Blue
  2. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài viết lúc 12:33, 14/05/2003 của Cellist
    ....Người ta cần có một niềm đam mê và đủ "tính điên" để đi theo con đường của mình nhưng điều đầu tiên cần thiết để đi tiếp là phải biết tự chỉ trích mình. Vì thế, câu hỏi đầu tiên của tớ muốn dành cho các bạn ở đây, mà đa phần là dân học guitar, là:
    Tại sao guitar, mà cụ thể là thông qua Sergovia, đã cố gắng để leo vào toà nhà nhạc cổ điển? Và tại sao, cho đến giờ, khi nói đến nhạc cổ điển, người ta không mấy khi ( chúng ta chỉ nói tới những người biết nhạc cổ điển thôi - cụ thể là nhạc cổ điển Ý - Đức - Áo - Hung ) hoặc không bao giờ nói tới guitar- với tư cách như là một nhạc cụ của nhạc cổ điển?
    Trả lời được câu hỏi trên, coi như đã tiếp cận xong với nhạc cổ điển ở mức độ lý thuyết. Còn tiếp cận thực tế - tức là nghe những tác phẩm nào của nhạc cổ điển, ai chơi - thì tớ sẽ trình bày sau khi nào có thời gian.
    -----------------------------------
    Được thuongnguyen sửa vào 16:40 ngày 14/05/2003
  3. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    ngắn gọn nhá, nguồn gốc của cây ghita có từ lâu đời,
    nhưng, những người chơi ghita, sở hữu cách chơi ghita truớcđây chủ yếu là dân digan (los gitanos) (Anh Soa ơi, lịch sử ghita thế noà ý nhở ,em quên rồi ) ,những người thuộc đẳng cấp thấp trong xã hội,( khi mà nhạc cổ điển gồm các nhạc cụ... và dành cho tầng lớp quí xờ tộc châu âu)
    Âm nhạc phản ánhđời sống văn hoá, tinh thần của tầng lớp đó, Do vậy, đã là một thời gian dài, âm hưởng ghita thuộc vè tinh thần digan, và tinh thần Tâybannha, con người địa trung hải,
    cũng bởi thế , đã là một khoảng cách rất xa giữa hai ngôn ngữ,
    và bởi , một bên là ngôn ngữ của riêng ghita ,ghita cổ điển
    một bên là toàn bộ các nhạc cụ cổ điển châu Âu,
    nói về nhạc cổ điển thì phải đưa ra định nghĩa thế nào là cổ điển, và cổ điển châu Âu...
    theo cá nhân tôi, bản thân ghi ta, mang trong nó bề dày nghệ thuật, và nó vỗn đã là cổ điển, nhưng có màu sắc riêng,
    chỉ tính riêng trong bề dày nghệ thuật ghita đó, có bao nhiêu dòng ra đời, tiêu biểu là ghitarra flamenca, rồi các vũ khúc.....(không biết giả vờ không nhớ ).
    Sau này, segovia mang vào ghita âm hưởng nhạc của Bach, nhạc cổ điển châu âu, tôi không nghĩ ông ta cố gắng đưa ghi ta vào gia đình nào, bởi mỗi loại nhạc cụ có sức mạnh riêng, hơn nữa tự thân sức mạnh của ghita cũng rất đáng tự hào, ông _segovia chỉ muốn khám phá nhạc chính thống, cổ điển Châu Âu trên Tây ban cầm mà thôi.
    Được hau_k5 sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 14/05/2003
  4. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    Tiếp cận âm nhạc cổ điển, part 1: Tại sao khi nói đến nhạc cổ điển người ta không mấy khi nói tới guitar?!
    ------------------------
    đó, nghe cái tai tồ, tôi mới thấy một điểm nữa , chơi chữ thú vị:
    nói tới nhạc cổ điển , người ta ít khi nói tới ghita , ghita đã tự nlàm nên dòng: ghita cổ điển
    ai nói đi học violin cổ điển, kèn cổ điển, trống cổ điển ....
    hị, tự nó là trống, là kèn, là cả một dàn nhạc lớn, là nội tâm, là cảm xúc của người chơi rồi,
  5. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, chào ông Hậu, chào bạn Cellist,
    Câu hỏi của ông Hậu về lịch sử cây đàn ghita tôi chưa trả lời ngay được! Kiến thức và trí nhớ về lịch sử âm nhạc tệ lắm! Vả lại cũng không chuyên nghiệp. Tôi chỉ biết thưởng thức chút nhạc cổ điển, biết chơi chút nhạc cổ điển thôi.
    Từ lâu vẫn tưởng có ghita cổ điển chứ, trong tiếng Anh có classical guitar. Nay nghe bạn Cellist nói thế, bỗng giựt mình! Chẳng nhẽ mình cùng bao nhiêu người hiểu sai, dùng từ sai, khi mà ghita chẳng và chưa bao giờ được đề cập tới "với tư cách là một nhạc cụ của nhạc cổ điển"!
    Có thể so sánh ghita và các nhạc cụ khác trong dàn nhạc giao hưởng và cho rằng ghita kém cõi mặt này mặt nọ. Còn khẳng định ghita không là "nhạc cụ của nhạc cổ điển" thì e rằng hơi lạ.
    Tôi chỉ nói một ý nhỏ thôi, chưa thấy cần thiết nói nhiều thêm. Vì thú thật, đọc câu hỏi của bạn Cellist tôi cũng không rõ lắm bạn hỏi gì. Thoạt nghĩ câu hỏi này sẽ gây hứng thú và có nhiều trả lời hoặc ngược lại sẽ không được quan tâm lắm, vì có thể mọi người ở đây chưa đủ "điên" và chưa đủ "đam mê", và chưa từng bị thách thức và xem thường là không biết "nói chiện"!
    Thấy chị ThuongNguyen mang topic ra đây, viết vội vài câu
    Xin lỗi vì nói lan man, ngoài đề. Tôi sẽ trả lời với những gì mình biết về cây đàn ghita, bàn, và trao đổi học hỏi thêm về nhạc cổ điển, nếu như những khái niệm được hiểu rõ hơn như ông Hậu nói.
    Sói Ráp
  6. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Cellist cho tớ gửi lời chào thân ái và quyết thắng thay cho lòng ngưỡng mộ ( hic , mà dù sao thì cũng vote cho 5 * rùi còn gì ) . Và cũng để đính chính lại cái câu " vào NCĐ không có ai để nói chuyện , e hèm , xúc phạm anh em rồi nhớ . Thực ra tớ cũng đi lung tung diễn đàn ,thấy ng ười anh em trong các box khác ( VD như Thảo luận hay Public gì gì đó - tớ không vào làm đẹp hehe -nhưng hình như cậu lập cái topic nhạy cảm với tớ quá nên tớ chả dám nói chuyện nữa <-- túm lại là tại cậu thôi , kêuca nỗi gì )
    Tham gia bàn luận một chút , thực ra tớ chưa có tài liệu nhạc cổ điển nào trong tay cả , nên nói cảm tính một chút thôi nhớ . Tớ nghĩ rằng guitar sở dĩ không "mấy khi " (<--- nhớ nhé soirrab ) được gọi là nhạc cụ cổ điển bởi nó không xuất hiện trong các bản giao hưởng , mà dường như chỉ có giao hưởng mới được xem như cổ điển thuần nhất . Còn như mọi người vẫn gọi là classic guitar thì tớ nghĩ đó là do bạn chơi các bản nhạc cổ điển bàng cây đàn guitar thôi , giống như một kiểu chuyển soạn vậy , chứ có mấy bản viết riêng cho guitar đâu ngoài thể loại flamenco và một vài dạng cổ điển biến tấu khác kiểu như romance ấy . Tớ cũng chẳng biết phải định nghĩa thế nào là nhạc cụ cổ điển ? chơi nhạc cổ điển hay xuất hiện từ lâu đời ?

    Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ! ! !
  7. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    các cậu tranh luận buồn cười lắm, ngay cả cái đề bài của cậu xen lít cũng chẳng rõ ràng, thế mà Thương Nguyễn cứ ngoắc anh em vô
    bạn gì đẹp gia vừa xong bảo "..chứ có mấy bản viết riêng cho guitar đâu .." đừng nói thế, phải tội
    các cậu cũng bị nhầm nhọt nhạc cụ cổ điển, âm nhạc cổ điển và nhạc giao hưởng lung tung xoè ...
    quay lại cái tít ,
    tớ chỉ nhấn mạnh , gia đình nhạc cổ điển gồm cả guitarcổ điển
    nhạc giao hưởng gồm giàn nhạc giao hưởng và các laọi nhạc cụ nhiều lắm.
    . Ghita, từ truớc vốn độc lập, vì tự thân có thể tạo nên độ phong phú vô bờ bến của cung bậc cảm xúc ,
    ghita , một cái, một chú chơi, nên không kéo dài quá 15 phút đưọc, nên ngắn hơn giao hưởng thính phòng, mỗi chú thêm tí
    còn chuyện bạn xen lít bảo ghita có gắng chen chân vào ngôi nhà cổ điển : hị ,thậm ấu trĩ ,
    chả có cảm xúc nào là dành riêng cho ai,
    âm nhạc là của chung, quý tộc à, thường dân à, ai mà không yêu, không ghét , không căm hờn, ?
    hãy nghe và cảm!
  8. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Cậu nói vậy là sai rồi , đã phạm vào cái mà như hiện nay người ta vẫn gọi , đó là người Việt xấu xí rồi . Tại sao lại thiếu tính xây dựng như thế . Tớ đồng ý rằng không nên viết là " guitar cố chen chân vào ngôi nhà của Nhạc cổ điển " , nhưng đó chỉ là vấn đề ngôn ngữ mà thôi . Cellist chỉ muốn hỏi rằng " tại sao guitar vốn mang tính cổ điển và được nhiều người tập chơi ( tớ cứ nói thẳng ra là dân chơi guitar không mang tính chuyên nghiệp , có rất nhiều ở diễn đàn này ) gọi là classic nhưng lại không được đa số những nhạc sĩ ( lớn hay không lớn thì tuỳ) coi là nhạc cụ chơi cổ điển theo kiểu thuần nhất ( có thể ý này cũng không hẳn là ý của Cellist , Cellist tự xử lý nhé ) . Bạn có thể nói " Guitar độc lập và tạo nên .v...vv các thể loại độc lập . Nhưng chuyện phân loại thì là một chuyện khác , nếu không phân loại mọi thứ sẽ nhập nhèm lẫn lộn , đó là sự thật mà bạn không thể lấy cái cảm tính ra mà đánh giá được bởi vì chúng ta xem xét sự vật bằng phương pháp duy vật , duy lý chỉ là cái con người tạo ra để huyễn hoặc bản thân thôi . Việc trả lời câu hỏi của bạn Cellist , nếu không phải là bạn thì cũng sẽ có người tìm ra , có thể là tớ chẳng hạn , không phải ngay lúc này và việc bạn không giải đáp chính xác câu hỏi mà đi vặn vẹo ngôn từ thì có lẽ sẽ chẳng có bài viết nào thêm nữa vì không phải ai cũng là nhà phê bình , nhà lý luận âm nhạc cả . Đi sâu tìm hiểu một vấn đề có thể dẫn ta tới nhiều vấn đề liên quan , vậy bạn đã bao giờ thử tìm đọc lại tài liệu về lịch sử và vị trí của guitar trong âm nhạc chưa để lấy thực tế phản bác lại vấn đề của Cellist ?
    Đừng chỉ nghe và cảm , hãy sử dụng nốt các giác quan còn lại của bạn .

    Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ! ! !
  9. GiaoLongDen

    GiaoLongDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi cho tôi hỏi phát.
    Nhạc cổ điển ở đây được định nghĩa như thế nào ???
    Tôi biết là tôi chưa biết, nhưng rõ ràng là tôi chưa biết chứ không phải tôi biết tôi chưa biết có nghĩa là tôi biết
  10. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    thôi, mình sai rồi, mình sai mất rồi, hị
    mình se không chỉ nghe và cảm, hị
    ,D

Chia sẻ trang này