1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao khi nói đến nhạc cổ điển người ta không mấy khi nói tới guitar?!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Thuongnguyen, 14/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dragon_blanc

    dragon_blanc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    0
    đơn giản là vì guitar hiện đại lúc nào cũng sờ sờ trên tivi ,còn cổ điển thì........
    nhạc guitar cũng kén người nghe nữa,và người đánh thì chưa chắc thể hiện được cái hồn của bản nhạc,vì thế nên nhạc guitar ít được nhắc đến khi nói về nhạc cổ điển
    khi nói về nhạc cổ điển thì đa số người ngoài nghề thường liên tưởng đến hình ảnh (1 ông nhạc trưởng đứng quơ<cây>trước 1 dàn nhạc)nguyên văn lời bạn gái em!!!vậy mới biết dân việt nam mình ít người thích nhạc cổ điển
    yeu khong phai la` i. trong qua^`n 1 đo^'ng,đuo.c chua?
  2. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Em Thương ơi,sao em lại dùng cần câu tôm để câu cá mập vậy?
    Ý kiến của tôi về ghita,giao hưởng..v.v...và âm nhạc nói chung là:hãy cứ nghe đi ,nếu thích rồi sẽ nhận thấy gì đó...
    Mọi người thường hay nhầm giữa cổ điển(trường phái )và kinh điển(hạng,loại,kiểu).Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng nhạc kinh điển có 1 quá trình phát triển lâu đời theo kiểu tích tụ nên thể hiện rất rõ sự chặt chẽ,thống nhất ,có những qui tắc chung không phân biệt địa lý.Thậm chí yêu cầu từ cách đi đứng sắp xếp trong dàn nhạc,cách ra sân khấu ,cách chào v.v...
    Tôi không bàn về việc ghita có phải là nhạc cụ kinh điển hay không .Vì nhiều khi ranh giới về cách đánh giá rất nhỏ và chịu sự chi phối cảu chủ quan. Tuy nhiên, các bạn hoc, nghe và chơi ghita đều có thể nhận thấy rằng có rất nhiều trương phái Ghita :Anh, Đức,Tây Ban Nha...Mỗi trường phái đều có những mặt mạnh và dấu ấn riêng.Nhưng đàn ghita từng được nhiều người biết đến với tên gọi Tây Ban Cầm không phải vì ghita có xuất xứ từ Tây Ban Nha mà vì những nghệ sĩ ghi ta Tây Ban Nha đã thể hiện được một thế mạnh rất lớn của cây đàn Ghita.Đó là )]phongh cách lửa và tính ngẫu hứng.[r22
    Thương ơi là Thương ! Cảm ơn anh đi !
  3. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Em Thương ơi,sao em lại dùng cần câu tôm để câu cá mập vậy?
    Câu nói rất hay, rất chí lý! Không phải nịnh hót! Mà là cảm nhận rất chân thật! Cũng có thể do tôi đọc nhiều bài của anh Tóc Đen và cảm phục những đóng góp của anh!
    Có lẽ chị Thưong Nguyễn cũng thấy vấn đề này, nên chỉ là giới thiệu là : part one!!!! Tiếp cận âm nhạc cổ điển! Hơi bị kiêu! Hơi bị to tát với câu hỏi không mấy cân xứng. Chắc phải còn dài dòng! Tôi không bắt bẽ ngôn từ nhưng, đây không phải là một topic nhỏ!!!! Thảo luận vấn đề gì thì cũng phải dùng ngôn ngữ. Ngôn ngữ cao siêu quá, mang tính triết học quá, đến nổi giới 'bình dân' không hiểu thì liệu có nên xem xét lại? Trả lời một câu hỏi duy nhất, xem như nắm được lý thuyết "nhạc cổ điển"! Còn tiếp cận thực tế: Thì... chờ vậy.
    Hãy nghe đi, và hãy cảm nhận! Những cảm xúc của các các bạn về violon rất hay. Rất đáng trân trọng, và đáng cảm phục. Thú thật tôi học hỏi rất nhiều qua các trao đổi ấy. Ví dụ: cách lên dây của cello khác với violon, điều này lâu nay tôi không biết. Cứ lầm tưởng các nhạc cụ thuộc bộ dây như violon là giống nhau cả, khác ở âm vực thôi. Nhưng, nhận xét về ghita của các bạn có hơi chủ quan quá!
    Xin hãy nhìn nhận, thảo luận cách công bằng. Tôi không biện minh cho ghita, điểm yếu của nhạc cụ này nếu có thì một người yêu nhạc cổ điển thật sự sẽ nhìn nhận được, sẽ thấy được, đánh giá cách công bằng, chứ không miệt thị, khinh rẻ. Đừng vì nhac cụ nầy mình yêu thích mà đánh giá sai lệch vị trí của nhạc cụ khác. Đừng vì có điều kiện nghe nhạc ở nước ngoài mà đánh giá thấp nghệ sĩ Việt Nam. Hãy trân trọng những gì các nghệ sĩ Việt Nam đã làm được trong một điều kiện hết sức khó khăn, trong tình hình chung của cả nước. Sorry là nói điều này ở đây! Cũng vì đọc nhiều và kỹ các topic khác trong box này đặc biệt là cảm xúc violin.
    Không nhận được nhiều thảo luận thì thôi chờ xem được hướng dẫn xem phải nghe tác phẩm nào, ai chơi vậy! Để được tiếp cận phần nào thế giới âm nhạc cổ điển!
    Xin lỗi vì lại nói chuyện không đâu! Chưa phải là "trả lời câu hỏi" được đặt ra.
    Sói Ráp
  4. Lapaloma

    Lapaloma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Dạ hôm nay mới trông thấy cái topic hay ho này, là mầm non âm nhạc của Việt guitar em xin mạn phép tham gia một ít ý kiến.
    Guitar xuất thân từ con nhà nghèo, và gắn liền với những vũ hội dân dã, với những bàn tay ưa lao động, khác với violon hay piano ra đời là để được những bàn tay quý tộc nuột nà thoa dầu hạnh nhân nâng niu. Đáng lẽ với một xuất thân như thế, guitar không bao giờ được giới thượng lưu và âm nhạc cổ điển của họ biết đến. Nhưng sức sống của guitar cũng thầm lặng mà mãnh liệt như chính âm thanh sâu lắng đầy sức quyến rũ vốn là đặc thù của cây đàn này. Lỗ tai con người là một cơ quan cảm giác hết sức tinh vi và nhạy cảm, nó giúp con người ta đón nhận và phân tích những âm thanh tuyệt vời nhằm thoả mãn nhu cầu nuôi dưỡng tâm hồn. Sự chọn lọc tự nhiên ấy không dán mác quý tộc hay dân thường, mà nương theo những cảm xúc người nhất. Vậy là hàng loạt những tên tuổi lớn ra đời gắn liền với cây đàn guitar: F. Sor, Paganini, Carulli, Carcassi, Tarrega, Barrios...chính những nghệ sĩ này đã khơi dậy sức sống của guitar, khiến nó thay da đổi thịt. Người ta buộc phải thừa nhận guitar có âm thanh tinh tế và khả năng diễn tấu phong phú không thua kém bất cứ loại nhạc cụ nào trong dàn nhạc cổ điển. Nếu bạn nghi ngờ điều này, tốt nhất hãy tìm nghe những bản Fuga - một thể loại phức điệu do Tarrega chuyển soạn từ các tác phẩm của Bach.

    Nhưng vì sao những tác phẩm hoà tấu cho guitar và dàn nhạc cổ điển vẫn hiếm hoi như thế? Ngoại trừ một số bản được biết đến của Carcassi và Paganini viết cho guitar hoà tấu cùng dàn nhạc, các tác phẩm nổi tiếng về guitar chủ yếu là bản độc tấu. Điều này hoàn toàn không phải vì những lí do hình thức vốn là hạn chế của nhạc cổ điển. Xin nói hơi dài dòng một chút, vì nhạc cổ điển ban đầu vốn là độc quyền của giới quý tộc, thậm chí là quý tộc của Áo- Đức- Hung- Ý, nên cũng chú phải chú trọng về hình thức cho xứng đáng với giới khán giả phù hoa bóng bẩy của mình. Bạn cứ thử diện quần Jeans đến nhà hát Opera, thế nào cũng có ngay một trịnh trọng viên ăn mặc nuột nà thơm lừng như bông hoa Lys bọc giấy trang kim bước đến lịch sự xoay bạn về hướng lối ra, nếu không thế thì bạn cũng sẽ không sống nổi trong vòng 5 phút với những ánh nhìn lịch sự chết người từ xung quanh. Vì ít nhất hình thức của bạn đã vi phạm vào văn hoá NGHE và XEM nhạc cổ điển... Vâng, hoàn toàn không vì lí do hình thức, vì bất chấp xuất thân không mấy danh giá thì hình dáng cây đàn guitar và tư thế ngồi của nghệ sĩ guitar cổ điển đều tao nhã và tuyệt đẹp, hoàn toàn xứng đáng đứng trong dàn nhạc cổ điển. Lí do để guitar tự tách mình thành một thể loại cổ điển riêng biệt là vì chất nhạc đặc trưng khó hoà trộn vào âm thanh các nhạc cụ khác... hoặc cũng có thể vì các nghệ sĩ chưa tìm ra cách phối nhạc hợp lí mà thôi. Khi độc tấu, guitar cổ điển mới thực sự phát huy toàn bộ thế mạnh và vẻ đẹp của mình.

    Không bao giờ nên nói rằng guitar đã " cố gắng leo vào toà nhà nhạc cổ điển", vì nó thể hiện sự hạn hẹp và chút gì đó ngạo mạn trong suy nghĩ. Không những thế, điều đó vô tình hạ thấp giá trị đích thực của nhạc cổ điển- giá trị tôn vinh cái đẹp, nuôi dưỡng ước mơ và tâm hồn con người.

    Mà tranh cãi nhiều như vậy để làm gì, khi mà cho đến giờ, guitar đã thực sự khẳng vị trí của mình trong thế giới âm nhạc cổ điển, đã có chỗ đứng xứng đáng với mình trong trái tim người yêu nhạc cổ điển. Người ta không mấy khi nhắc đến guitar khi nói về nhạc cổ điển, đơn giản vì người ta quen với ý nghĩ rằng, tự thân guitar đã là một thể loại riêng biệt, là guitar cổ điển. Với riêng mình, tôi nghe nhạc cổ điển trước khi tập chơi guitar. Tôi kính trọng và say mê tiếng vĩ cầm sang trọng, hùng tráng mà tha thiết, tiếng dương cầm tinh tế trong sáng, tiếng thụ cầm huyền ảo như vọng xuống từ thiên đường. Nhưng hơn tất cả, tôi yêu tiếng đàn guitar, bởi luôn có gì thân thuộc gần gũi đi thẳng vào trái tim khiến đôi khi tôi phải xúc động đến tận đáy lòng.
    Được lapaloma sửa chữa / chuyển vào 20:19 ngày 19/05/2003
    Được lapaloma sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 19/05/2003
  5. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Guitare vẫn được xếp trong thành phần của các dàn nhạc giao hưởng đấy chứ chỉ mỗi tội không thuộc vào bộ nào thôi. Nhưng mà những nhạc cụ không vào bộ của dàn nhạc giao hưởng khác còn có Sacxophone, harp, piano...
    Mà đàn harp và piano ai bảo là không cổ điển. Riêng Guitare có hản một dòng nhạc Guitare cổ điển thì tại sao lại nói không nhắc đến guitare khi nói đến nhạc cổ điển được.
    "Tò nhâm" rồi
  6. hacmieu

    hacmieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0

    Hẹ hẹ không biết cái bác Sergovia nào nào vô danh lại muốn đưa guitar vào toà nhà nhạc cổ điển nhể?
    Em chỉ biết có bác Segovia thôi! Hé hé!
    Được hacmieu sửa chữa / chuyển vào 02:31 ngày 20/05/2003
    Được ninja_in_mask sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 27/05/2003
  7. Tuanbeat

    Tuanbeat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2002
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    0
    Bác hắc miêu ơi đừng chơi trò bắt giò nữa ai lại thế?
  8. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Mọi người bàn nhiều về vấn đề này rồi, em chỉ nói thêm thôi.
    Thứ nhất, tất cả các nhạc cụ được sử dụng bởi nhạc sĩ cổ điển được gọi là nhạc cụ cổ điển. Có tác giả viết cho guitar => guitar là nhạc cụ cổ điển. Nhạc sĩ cổ điển là nhạc sĩ sử dụng phương pháp sáng tác của nhạc cổ điển. Tất cả các nhạc sĩ guitar mà mọi người nói đều là nhạc sĩ cổ điển.
    Thứ hai, không được phép phân biệt chủng tộc giữa các nhạc cụ, vì chúng không có tội tình gì. Cách biệt giữa chúng là do lịch sử mà chủ yếu là do tầng lớp quí tộc, không phải do các nhạc sĩ, vì các nhạc sĩ cổ điển càng về trước địa vị càng gần với một người phục vụ cho quí tộc. Hiện nay các nhạc cụ bình đẳng, không nên giữ những định kiến về cách biệt giữa các nhạc cụ.
    Thứ ba, không phải không có tác giả viết các tác phẩm cho dàn nhạc và cả guitar trong lịch sử [mọi người đã nhắc đến]. Guitar không được nhắc đến khi nói về nhạc giao hưởng, thính phòng[không được kết luận là toàn bộ nhạc cổ điển như nhiều người đã nói], vì một sự thật là số tác phẩm thuộc các thể loại đó có guitar không nhiều, nếu không nói là rất ít. Nguyên nhân của nó là vì lịch sử như đã nói. Những tác phẩm cho guitar cũng cực kì phong phú, nhưng hầu hết đều cho guitar độc tấu hoặc song tấu, vì vậy được xếp riêng, cũng giống như nhạc cho piano độc tấu hoặc song tấu.
    Thứ tư, nếu đứng từ phía nhạc sĩ, hầu như tất cả các nhạc sĩ đều cần có một kĩ năng là chơi piano, ít người chơi thêm hoặc chỉ chơi nhạc cụ khác, đây là do yêu cầu của công việc của họ. Sáng tác cho các nhạc cụ "tự hoà âm"[đây không phải thuật ngữ] như guitar, lute, mandolin, harp, accordeon cực kì khó, rất vất vả nếu nhạc sĩ không chơi giỏi nhạc cụ đó. Các nhạc cụ trong dàn nhạc không thuộc nhóm nhạc cụ đó,chúng hầu như chỉ chơi 1 bè, [piano, guitar không nằm trong thành phẩn dàn nhạc thông thường] vì thế có dễ dàng hơn cho họ trong sáng tác. Nhưng mọi người đều biết, điều đó không có nghĩa viết cho các nhạc cụ dàn nhạc độc tấu là dễ như trở bàn tay. Chẳng hạn như ví dụ Mendelssohn viết concerto cho violin, ông không là người chơi violin, nên concerto đó không có nhiều đoạn có kĩ thuật cao, còn Brahms cũng vậy, Violin concerto của ông thì các đoạn kĩ thuật là nhờ nhạc sĩ rất thân với một nghệ sĩ violin giỏi nên mới có. Song các tác phẩm được đánh giá là kiệt tác đó bị các anh chị bên Cảm xúc Violin chê ỏng chê eo thì mọi người biết thế nào đấy [Nếu không vì kính trọng thì chắc các anh chị ấy cũng chê nốt cả Violin concerto của Beethoven rồi]. Mọi người nên nhớ, thời đó các nhạc sĩ lớn rất ít biết đến các nhạc cụ dây gẩy. Nên chuyện họ ít sáng tác cho guitar không phải lỗi của họ. Các nhạc sĩ hiện nay thì lại vì độ khó của việc sáng tác cho các nhạc cụ đó, riêng đối với nhạc cụ dây gẩy còn do âm lượng bé-khó cho việc hoà tấu nên họ cũng ít sáng tác cho chúng [Tưởng tượng một nhạc cĩ không chơi guitar viết tác phẩm cho guitar mà sáng tác như là cho piano chơi thì guitar làm sao đánh nổi, vì có những chồng âm mà guitar không thể bấm được, các guitarist thừa biết điều này]. Tình hình đó cũng đúng với accordeon. Nếu mọi người cho là guitar bị cách biệt với toàn bộ nhạc cổ điển, thì accordeon còn cách biệt và bị phân biệt đến mức nào? Em chưa từng nghe một tác phẩm hoà tấu thính phòng nào có accordeon, trong khi guitar vẫn còn có, còn concerto cho accordeon thì đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay [có một cái được chị Quỳnh Trang chơi trong cuộc thi tài năng âm nhạc châu Á]. Song không một nghệ sĩ nào dám coi guitar, accordeon không phải nhạc cụ cổ điển. Mọi người nên nhớ!
    PS: Harmonica cũng là nhạc cụ cổ điển, có một cái concerto cho nó được Villa-lobo viết. Còn dạy nó thì theo em biết chỉ có ở nhạc viện Tschaikovsky ở Nga thôi.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 16/08/2003
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 20:09 ngày 16/08/2003
  9. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ặ ! cĂi chỏằĐ 'ỏằ này có tỏằô bao giỏằ vỏưy mà bÂy giỏằ mơnh mỏằ>i 'ỏằc. Tiỏc quĂ, không tham gia 'ặỏằÊc tỏằô 'ỏĐu.
    Chưnh Beethoven tỏằông nói rỏng : õ?oGhi-ta thỏằc chỏƠt là mỏằTt dàn nhỏĂcõ?.
    Còn Paganini thơ khỏng 'ỏằi Paganini thơ bỏằn violon còn phỏÊi gỏằi ghi-ta là Lỏằ?nh bà ( mỏằTt lỏằ?nh bà cỏằĂ nhặ Nguyên phi ỏằả Lan cỏằĐa Viỏằ?t Nam mơnh ỏƠy )
    Mỏằi ngặỏằi còn nhỏằ> trong 'oỏĂn dỏĂo 'ỏĐu cỏằĐa aria Smith trưch opera õ?o Ngặỏằi 'ỏạp thành Perthõ? cỏằĐa Bizert không ? Bizert phỏÊi dạng tiỏng piano 'ỏằf mô phỏằng tiỏng ghi-ta. Nỏu mà dạng ghi-ta 'ỏằf dỏĂo 'ỏĐu và 'ỏằ?m cho aria 'ó thơ chỏc phỏÊi hay hặĂn nỏằa.
    Chỏc chỏn rỏng cĂc nhỏĂc sỏằạ khĂc câng ẵ thỏằâc 'ặỏằÊc khỏÊ nfng cỏằĐa ghi-ta song cóc dĂm viỏt cho ghi-ta vơ cóc giỏằi kỏằạ thuỏưt ghi-ta !!! ( HặĂi bỏằ
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlâ de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe oạ je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  10. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề tại sao tại sao.v.v. thì mời các đồng chí cứ tiếp tục tự tìm hiểu nếu thích. Tớ chỉ đưa ra đây một ý kiến của một người bạn, cũng coi như để trả lời ( không trực tiếp ) chủ đề này.
    Theo ý của anh ấy, thì điểm mạnh của các nhạc cụ như Guitar, Saxophon là khả năng tạo ra bầu không khí. Tức là nó có khả năng kích thích đám đông ngay tức khắc, tạo ra một bầu không khí sôi nổi, ấm áp, hào hứng .v.v. Ngược lại, chúng kém khả năng đào sâu về tâm hồn, các mặt của cảm giác hơn các nhạc cụ kinh điển của nhạc cổ điển như piano, violin. Âm thanh của violin phần nào cũng rất mạnh về mảnh tạo ra bầu không khí, nhưng nó còn một sức mạnh khác là chiều sâu và sự dữ dội do âm thanh cao vút và sự liên tục đặc trưng. Tuy nhiên, nhạc cụ hoàn hảo nhất về mặt âm nhạc chính là Piano. Piano là thứ nhạc cụ thể hiện được nhiều chiều về tâm lý, tư tưởng, tình cảm nhất mặc dù âm thanh của nó không thiên về một vẻ tình cảm dễ nhận thấy nào như sự ấm áp nồng nàn của guitar, tiếng be be lắt léo đầy sức sống của saxophon hay tiếng mượt mà da diết của violin...
    Nói thêm: điều tớ viết ở trên về piano không có nghĩa ám chỉ rằng Chopin là nhạc sĩ viết nhạc cho piano lớn nhất. Chopin rất giỏi, nhạc của ông ấy viết cho piano được nhiều người yêu thích nhất ( tớ cũng mê ), nhưng âm nhạc của ông ấy chỉ là một sự đào sâu các cảm xúc cá nhân không bao hàm nhiều tư tưởng xã hội, nhân bản mà tớ cảm thấy trong nhạc Beethoven.
    -----------------------------------

    Học là biển khổ, quay đầu là bờ.

Chia sẻ trang này