1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao khi nói đến nhạc cổ điển người ta không mấy khi nói tới guitar?!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Thuongnguyen, 14/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuanpiano

    tuanpiano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------
    theo tôi,guitare it được nhắc đến khi nói về nhạc cổ điển là:
    1-Đó là một nhạc cụ của âm nhạc BÌNH DÂN,các bài bản,tác phẩm viết cho nhạc cụ này cũng là những bản nhạc mang âm hưởng dân ca dân vũ.Mà nhạc cụ của âm nhạc cổ điển chỉ nằm gọn trong bộ GIÂY-GÕ-HƠI-ĐỒNG-GỖ và một số những nhạc cụ khác như đàn HARPER,PIANO.những nhạc cụ này là phương tiện chủ yếu để thể hiện những tác phẩm âm nhạc HÀN LÂM-BÁC HỌC.
    2-Vì GUITARE là một nhạc cụ dân gian tuy rất độc đáo nên kỹ thuật trình tấu-âm sắc riêng của cây đàn này cũng rất khác biệt nên khó có thể xếp vào một BỘ (HỌ) nhạc cụ nào kể trên để cùng ensemble.Nó được trình tấu với dàn nhạc giao hưởng ở một cương vị khác-người kể truyện-người bạn tâm tình(trong các concerto cho guitare và dàn nhạc),tuy nhiên những tác phẩm thể loại này rất tiếc là không nhiều.
    3-Nói đến âm nhạc cổ điển là người ta nói về âm nhạc BÁC HỌC-HÀN LÂM.Vậy nên không chỉ cây đàn guitare mà harper,harmonica k được nói đến nhiều la vì những nhạc cụ này là nhạc cụ của nền âm nhạc BÌNH DÂN-DÂN GIAN,các tác giả hầu như k viết cho các nhạc cụ này.
    Tuy nhiên theo tôi,được nói đến ít hay nhiều không quan trọng bằng thái độ đối với nhạc cụ này như thế nào.
    Cây đàn guitare là một trong những sáng tạo tuyệt diệu của nhân loại,còn rất nhiều thú vị và bất ngờ về khả năng phong phú của cây đàn.Những gì cây đàn guitare đem đến cho đời sống tinh thần của nhân loại chúng ta không phải là rất nhiều trong hành trình tìm đến CHÂN-THIỆN-MỸ hay sao?. Vậy nói ít hay nhiều liệu có quan trọng?
  2. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    To chị Cellist: người ta nói "Dao sắc không gọt được chuôi" nên em không bao giờ bình luận về Piano, nhưng bây giờ chị là người chơi Cello nói về piano thì em rất cảm ơn vì chị đã đứng ở vị trí khách quan mà nói về nhạc cụ này. Những người học nhạc cụ nào đó như chị-cello, em-piano hiểu rõ nhạc cũ của mình nhưng không bao giờ nói ra, chính vì lẽ đó. Khi người ta so sánh các nhạc cụ người ta mới thấy hết được khả năng, thế mạnh và thế yếu của mỗi cái. Cello có âm vực phủ rộng cả trầm trung và cao nên có một sự năng động về khả năng biểu hiện những sắc thái gắn liền với vị trí âm vực của giai điệu. Âm vực thường thấy nhất của Cello khi chơi độc tấu đó là âm vực trung - những đoạn cao là những đoạn kĩ thuật khó nên không thể suốt từ đầu đến cuối tác phẩm mà cello cứ chạy mãi trên ấy được [đấy là theo những tác phẩm cho cello mà em đã nghe, còn làm sao em hiểu rõ bằng chị được]- vì âm vực trung có âm thanh rất mềm mại, ấm áp và "tròn trịa". Âm vực trầm chủ yếu sử dụng khi cello giữ bass trong tứ tấu dây chẳng hạn. Điều đó có nhiều ngoại lệ trong các tác phẩm kĩ thuật cho cello nhưng có một điều mà em chắc đó là trong dàn nhạc giao hưởng, bè cello không đủ trầm để giữ bass nên phải có contrabass để tăng độ bass - có thể thấy sự khác nhau đó trong chẳng hạn đoạn coda Chương I Giao hưởng số 5 C minor Op.67 của Beethoven.
    À chị cellist à, trong Chương IV Sonata cho Cello số 3, A major, Op.69 của Beethoven có đoạn sau khi cello chơi chủ đề 1 thì piano nhắc lại trong khi đó cello giữ bass, âm hưởng thật kì diệu - em rất thích đoạn ấy chỉ có điều em chưa bao giờ được chơi với một cello thôi. Nhìn thoáng qua những tác phẩm cho violin hoặc cello với piano của Beethoven có nhiều đoạn tưởng như chúng đệm cho piano nhưng thực ra đó là những sáng tạo về phối hợp nhạc cụ thiên tài của ông, rất đáng khâm phục trong khi lại có người lại cho rằng vai trò của piano chỉ nên là người đệm - đây là hoà tấu thính phòng cơ mà!
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    To anh tuanpiano:
    1. Dàn nhạc giao hưởng gồm các nhạc cụ chia làm 4 bộ:
    Bộ dây [Strings] - cái này có thể gây tranh cãi về chính tả đây, ngay cả trong nhạc viện cũng ghi là Bộ giây - nhưng các xuất bản hiện nay về âm nhạc cổ điển và dịch đúng thì phải là Bộ dây.
    Bộ kèn gỗ [Woodwind]
    Bộ kèn đồng [Brass] - hai bộ trên được gọi chung là nhạc cụ hơi [Wind]
    Bộ gõ [Percussion]
    Harp, piano, guitar nếu xuất hiện với tư cách là nhạc cụ dàn nhạc thì không được xếp vào bộ nào cả, còn saxophone thì được xếp vào Bộ kèn gỗ do quan hệ họ hàng với các nhạc cụ kèn gỗ, dù nó không được làm bằng gỗ.
    2. Harp không phải là nhạc cụ bình dân[theo từ của anh chứ em không có ý miệt thị các nhạc cụ đó như mọi người dễ tưởng] và không phải không được nhắc đến nhiều trong nhạc cổ điển. Nhiều các tác giả lớn từ thời kì Baroque, Cổ điển đến Lãng mạn và Hiện đại đều viết tác phẩm cho harp như Handel, J.S. Bach, Mozart, Schubert, Tchaikovsky, Berlioz, Debussy...
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  4. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Có một quan điểm khác về vị trí của saxophone :
    saxophone có dăm gỗ như nhưng thân làm bằng kim loại do đó nó "lưỡng tính" vì vậy không nằm trong bộ nào. Những người yêu âm nhạc cổ điển một cách hơi bảo thủ cho rằng âm thanh của saxophone hơi lả lơi quá .
    Trường hợp của bạn nói là của flute - hoàn toàn bằng kim loại nhưng dựa vào âm thanh nên được xếp vào bộ gỗ
  5. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn anh vndrake đã phản hồi ý kiến của em!
    Cũng có thể coi saxophone không thuộc bộ nào cũng được. Vì nó được sáng chế bởi nghệ nhân làm kèn Aldophe Sax [nên mới có tên là Saxophone, nghĩa là kèn của Sax hoặc đại khái thế]. Ông ấy là người chế tạo những kèn rất tốt, ngoài ra ông còn đóng góp công lớn trong sự phát triển của các kèn thuộc họ Clarinet nhờ sáng tạo ra hệ thống phím bấm mới mà bây giờ hầu như tất cả các Clarinetist đều phải biết [tất nhiên có một số hệ thống khác cũng được sử dụng nhiều]. Một phần vì thế mà Saxophone có họ hàng rất gần với Clarinet, tất cả những người chơi Saxophone thường cũng chơi cả Clarinet. Về cấu trúc của hai loại kèn này cũng khá giống nhau, đặc biệt là các Clarinet trung và trầm có hình dáng rất giống Saxophone. Khi mới sáng chế Saxophone cũng làm bằng gỗ [hình như thế, để em check lại đã]. Thậm chí có cả một cái kèn "lai" giữa Sax và Cla cơ. Tất nhiên có thể có ai đó vặn lại là Sax cũng có nhiều loại, ở đây em chỉ nói tới Alto Sax là cái thường gặp nhất thôi.
    Sax được sử dụng trong nhạc cổ điển bởi các nhạc sĩ cuối thế kỉ XIX và thế kỉ XX như Wagner và nhất là các nhạc sĩ Mĩ. Còn tại sao các nhạc sĩ trước đó không sáng tác cho chúng là vì lúc đó Sax chưa được phát minh, có thế thôi.
    Còn về flute thì nó được xếp vào Bộ gỗ vì nó tham gia vào dàn nhạc rất sớm [từ thời kì Trung Cổ và Phục Hưng], lúc đó nó làm bằng gỗ. Sau này vì nếu làm bằng gỗ thì gây ra khó khăn cho nhạc công vì độ nặng, vấn đề phát âm và hệ thống phím bấm nên mới được chuyển sang làm bằng kim loại. Tất cả các nhạc cụ bộ gỗ đều trước đây chỉ làm bằng gỗ nhưng bây giờ đều có thêm các chi tiết như phím bấm,... làm bằng kim loại.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 08/09/2003
  6. hemuon_vg

    hemuon_vg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    UI cha ôi!!
    Chả hiểu sao bây giờ mình mới chú ý đến cái chủ đề hay ho này. Hồi xưa nhìn thấy đọc thoáng quá ko để ý, tiếc quá. Thôi, better late than never, tôi sẽ viết từng đoạn một nêu ra ý kiến của mình , đứng trên quan điểm của một người yêu ghita, chơi ghita. Sẽ cố gắng để có những ý kiến thật sự khách quan, với tinh thần đóng góp, xây dựng
  7. hemuon_vg

    hemuon_vg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0

    Tại sao guitar, mà cụ thể là thông qua Sergovia, đã cố gắng để leo vào toà nhà nhạc cổ điển? Và tại sao, cho đến giờ, khi nói đến nhạc cổ điển, người ta không mấy khi ( chúng ta chỉ nói tới những người biết nhạc cổ điển thôi - cụ thể là nhạc cổ điển Ý - Đức - Áo - Hung ) hoặc không bao giờ nói tới guitar- với tư cách như là một nhạc cụ của nhạc cổ điển?
    Trước khi đi vào câu hỏi của bạn Cellist, tôi muốn phân tích 1 tẹo ảnh hưởng của cấu tạo các loại nhạc cụ đến tính xã hội của nó. Ở đây tôi muốn phân tích 3 loại nhạc cụ : ghita, piano, và violon. Đặc điểm của cây đàn ghita là cấu tạo, gọn, nhẹ, tính năng đa dụng. Do đó nó có mặt ở khắp nơi, vô cùng phổ biến, trong các cuộc picnic, tụ tập, hội hè. Violon cũng nhẹ thật, nhưng rõ ràng ko thể đa dụng bằng ghita. Đã bao giờ bạn thấy trong các cuộc đi chơi, 1 người kéo violon còn một người hát chưa nhỉ? hi`hi`. (Tôi không có ý chê violon nhé, tôi chỉ phân tích để thấy sự khác nhau giữa các loại nhạc cụ thôi). Piano lại khác nữa, phần vì piano rất nặng, cho nên ko cơ động, phần vì đắt xiền nên từ xa xưa cũng như bây giờ, piano vẫn hầu như chỉ dành cho giới quý phái và nhiều tiền. (Cái này chắc đã quá rõ tôi không cần phân tích thêm).
    Theo thói thường , những cái gì phổ biến thì thường ko cao siêu, cái gì hiếm thì cao siêu, quý phái. Cây đàn ghita len lỏi vào mọi ngóc ngách, mọi lứa tuổi, tầng lớp ( trừ những thế kỷ trước, ghita bị tầng lớp quý tộc miệt thị ). Hình ảnh về cây ghita có 1 cái gì đó rất bình dân. Còn khi nói đến piano, violon..thì người ta tưởng tượng ra 1 cái gì đó quý phái, sang trọng, cái kiểu cảm giác " được xem nhưng cấm sờ vào hiện vật ". Phải chăng đấy cũng là một khía cạnh khiến cho ghita được quan niệm là nhạc cụ đệm hát, hoặc những tay rock tóc dài, kỳ dị v.v., còn phàm là piano hay violonthì phải là hình ảnh của một quý ông, quý bà trong bộ comple hoặc váy đầm sang trọng?
    (còn tiếp)
  8. tomboy0403

    tomboy0403 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay quá ta.
    Nhưng em đọc mỏi mắt quá(vì nhìn nhiều vào màn hình ko tốt cho mắt mà).Em rất muốn tìm tài liệu nói về âm nhạc cổ điển,không biết có hiệu sách nào ở Hà nội bán,mong các bác chỉ dùm.
    Em biết chắc là các thành viên của Club chưa chắc đã biết hết,hiểu hết về nhạc cổ điển,...
    Mà cho em hỏi là có tạp chí Âm nhạc cổ điển không ạ?
    Nếu không có thì tại sao club chúng ta không cho ra những cuốn tạp chí như thế nhỉ?Vừa để cho mọi người thích nhạc cổ điển hiểu thêm về nó,cho những người muốn tìm hiểu về nhạc cổ điển mà trc đó có thể họ ko biết tý gì,và cho cả ngân sách (quỹ)của Club được cải thiện chứ(vì hình như club chúng ta chưa có quỹ ),và cho những người ít lên mạng cũng biết được thông tin về thể loại nhạc này và biết về club của chúng ta,cho những người cận thị như em đỡ mỏi mắt khi đọc...
    Tất nhiên,để làm được như vậy thì có rất nhiều khó khăn và trở ngại.Mong các bác quan tâm.

    when love it not madness,it is not love
  9. hiep_si_lang_du

    hiep_si_lang_du Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Em cũng muốn góp vui vào forum. Thấy các bác hào hứng vậy em cảm thấy là nền âm nhạc cổ điển sắp phát triển mạnh rùi....vui quá...phát khóc lên được ấy chứ
    Em lên đây í ới mấy câu, gọi là "dấy máu ăn phần " góp vui thôi.
    Em là em ủng hộ ý kiến của bác tomboy...vì nó khả thi và có ích cho những người yêu âm nhạc. Không biết bac ninja_in_mask đã tiến hành tiến tỏi vụ đi gặp mặt hôm Chủ Nhật (3/10) đến đâu rùi mà chẳng thấy ý kiến ý kèo gì về đề nghị này thể hử?
    Em thấy bac TuminhTran nói rằng:
    ""
    "Dao sắc không gọt được chuôi" nên em không bao giờ bình luận về Piano,"
    Tiếc quá, nếu bác là một người sành sỏi về piano thì cứ lên tiếng chứ sao lại nói thế. Bác mà lên tiếng về piano thì còn gì bằng nữa, bác nói sai (phiến diện) chắc chắn có người lên tiếng còn bác nói đúng thì anh em càng kính phục và cảm ơn bác lém lém .....em mà vote thì em vote cho bác 50* chứ chẳng phải 5* đâu!!. Khi thị hiếu âm nhạc cổ điển đang bị mai một thì những lời bình luận (ko phải là ) sẽ giúp cho nền âm nhạc tốt lên thôi. ( Em lăng nhăng dài dòng quá...sodi...sodi,
    =============
    Theo ý kiến của em, phải thừa nhận rằng guitar đúng là đã từng được coi là một dụng củ âm nhạc rẻ tiền và thấp kém của dân digan nhưng cái đó xưa lắm rùi......Nhờ Segovia guitar đã có chỗ đứng trong toà nhà nhạc cổ điển .....trẻ (vì có tiếng nói sau violon, piano)....nhưng mà khỏe phết ......
    Chắc chắn guitar cũng được xem là một nhạc cụ cổ điển. Bác nào ko tin, em tìm sách em post lên thì các bác cứng họng ( Nhờ bác Cellist làm một cuộc phỏng vấn một GS âm nhạc nào đó rùi post lên phát cho anh em tin ).
    Thật đáng tiếc, có ít những bản giao hưởng có guitar tham dự nên mới dẫn đến câu hỏi hơi sai lầm của bác Thương Nguyễn như vậy, nhưng ko sao, câu hỏi của bác đã trở thành một chủ đề thú vị rùi
    ===========
    Các bác ơi, tiếp tục đi, em phê câu nói sách vở của bác palaloma :
    Tôi kính trọng và say mê tiếng vĩ cầm sang trọng, hùng tráng mà tha thiết, tiếng dương cầm tinh tế trong sáng, tiếng thụ cầm huyền ảo như vọng xuống từ thiên đường. Nhưng hơn tất cả, tôi yêu tiếng đàn guitar, bởi luôn có gì thân thuộc gần gũi đi thẳng vào trái tim khiến đôi khi tôi phải xúc động đến tận đáy lòng.....
    Vì vậy, tiếp tục chúng ta sẽ càng hiểu biết hơn về những gì mà ta chưa biết (nghe chuối nhẩy)
    Please, COME ON
  10. zima

    zima Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Với kiến thức về âm nhạc cổ điển của bác MOD này thì chả trách làm sao mà Box này càng ngày càng lèo tèo và kém chất lượng. Dẹp đi cho sớm chợ. NG... xuẩn hết chố nói ( sorry, nhưng đấy là tất cả những gì tôi muốn nói

Chia sẻ trang này