1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao khi nói đến nhạc cổ điển người ta không mấy khi nói tới guitar?!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Thuongnguyen, 14/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zima

    zima Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    À, tôi xin nói là tôi ko có ác cảm 1 chút nào với bạn NINJA vì tôi biết sơ sơ về bạn, cũng có cảm tình. Nhưng sau câu nói này, xin lỗi bạn, tôi mà gặp bạn thì ...
    Được ninja_in_mask sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 21/10/2003
  2. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Xin phép các bạn cho tôi tham gia ý kiến nhé:
    -Tôi đã từng có viết vào cái topic này rồi.Nhưng thú thực là cái vấn đề này nó hơi to tát với tôi và theo tôi ,còn với cả cái cô TN đã lập ra cái topic này .Vấn đề đánh giá về nghệ thuật nói chung và về âm nhạc nói riêng luôn rất khó.Nhiều khi ,những giới hạn rất nhỏ mà thậm chí cái giới hạn cũng do người ta mường tượng ra và nó khác với kiểu con số 1+1=2 .Nó khó nhưng nếu chỉ để thảo luận nhằm mục đích tìm hiểu thì tôi cho rằng ngoài những cách cảm nhận riêng thì vẫn luôn có những cái chung,những cái cơ bản.
    -Trước hết,tôi chưa từng được đọc những bài tranh luận hay chưa từng thấy có viện âm nhạc nào trên thế giới khẳng định rằng Guitare có phải là nhạc cụ cổ điển hay không.Vậy nếu bạn nào có tài liệu gì thì xin mời gửi lên để mọi người được đọc và tôi cũng sẽ phát biểu ý kiến của tôi về cái tài liệu đó.Bởi vì về quan điểm về nghệ thuật thì rất nhiều và không phải cứ ông nổi tiếng nào nói câu gì thì cũng đều chính xác.Tất nhiên chúng ta là những người tham gia vào diễn đàn nhạc cổ điển thì tôi cho rằng mọi người đều muốn tranh luận hay góp ý một cách nghiêm túc và có dẫn chứng chứ không nên nói bừa chửi bậy ở đây.
    ĐƯƠC  MƯỢN
  3. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Và đây là quan điểm của cá nhân tôi :
    - Nhìn chung tôi đồng ý với quan điểm của bạn tuanpiano.Chỉ có điều bạn đưa Harp vào nhạc cụ bình dân thì tôi cho là nhầm lẫn vô ý khi gõ bởi trước đó thì bạn đã xếp nó khác.
    -Một điều quan trọng khi chúng ta tranh luận rằng G có phải la` nhạc cị cổ điển hay không thì việc đơn giản mà có bạn đã nói rằng : Thế nào là cổ điển ? Nói đến điều này thì tôi thấy nên tra từ điển .Tôi không mang theo để gửi chính xác được .Vì vậy tôi sẽ gửi lên sau.Tuy nhiên xin nói trước rằng các bạn nên lưu ý giữa trường phái cổ điển và nhạc kinh điển.Và nói đến những thứ thuộc về cổ điển về kinh điển nói chung đều rất căn bản chuẩn mực và cân bằng.
    -Nhưng tôi xin dẫn chứng bằng thực tế :
    ĐƯƠC  MƯỢN
  4. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    -Mặc dù đàn G hay tiền thân của nó có từ rất lâu.Nhưng đến khi Segovia nó mới được chuẩn mực hơn về kỹ thuật.Những tp trước thời Segovia đã có không ít nhưng Segovia đã dùng G để thể hiện nhiều tp của trường phái cổ điển như nhiều bản Sonata hay Patita của Bach và nhiều bản nhạc rất kinh điển.Và Segovia đã có những thành công trong việc tạo nên chất cổ điển qua cây đàn G ( chất cổ điển là thế nào thì chờ tôi post định nghĩa cho nó chính xác hơn nhưng nói chung là sự cân đối ,vuông vắn .)Tuy vậy ,theo tôi thấy đặc biệt là những nốt láy hay nốt hoa mỹ thì vẫn được Segovia thể hiện một cách tự do ( tôi thấy hay ).Nhưng sau này ,kể cả các hoc trò của Segovia cũng mỗi người theo một hướng rất riêng.Còn trên thế giới thì Tây Ban Nha, Anh ,Đức là những nước mà G rất phát triển thì lại càng khác biệt nhiều.Tự các bạn thường nghe G sẽ nhận thấy.
    Có 1 người bạn hỏi tôi : Anh thấy những người chơi G hay có những " đòn riêng " để trưng trổ.Em thấy violon hay piano có những điều ấy không.? Thì xin thưa với các bạn rằng nghệ thuật luôn cần sáng tạo và tuy mỗi nghệ sĩ có những phong cách thể hiện khác nhau nhưng nếu V hay P mà có ai nghĩ ra những thứ tương tự " đòn "thì đễ bị coi là làm trò xiếc .Hay một cậu hỏi tôi rằng em nghe nói Mozart có một bản nhạc mà nhạc công phải dùng tới ngón thứ 11 tức là dùng mũi để chơi. THì xin thưa rằng thời kỳ mà Mozart được xếp vào chính là " trường phái cổ điển Viên " và với 10 ngón P đã có thể hiện được rất nhiều màu sắc về hoà thanh mà không cần phải dùng đến cái mũi đâu.Tất nhiên nếu ai muốn đùa thì cứ thoải mái mà dùng mũi .
    Hay như tại VN có chuyện 1 cậu học ĐH Kiến Trúc đoạt giải cao (hình như là giải nhất) tại kỳ thi lớn toàn quốc dành cho G .Hay thậm chí có thể có người học không chuyên chơi hay hơn người được đào tạo trường lớp .Nó còn thể hiện cả ở việc người ta tương đối dễ tự học G hơn V hay P rất nhiều.
    Bạn nào có điều kiện cũng thử xem cách tập luyện giữa G ,V, và piano thì cũng sẽ thấy sự khác biệt ( một người bạn rất yêu G và tìm hiểu nhiều vè G tự nhận xét)
    ĐƯƠC  MƯỢN
  5. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất không thích khẳng định điều này vì nhiều khi tôi thấy nó hơi tốn thời gian mà cái điều đem lại thì không nhiều.Tuy nhiên, nếu phải nói lên ý kiến cá nhân thì tôi sẽ không xếp G vào dòng nhạc cổ điển hàn lâm .Với tôi điều đó còn làm hạn chế thế mạnh của cây đàn G.Cổ điển hay không ?Không quan trọng bằng cảm xúc mà âm thanh đem lại.Hay dở không phải do nhạc cụ.Một phần do người sáng tác .Một phần do người biểu diễn.Nhưng phần lớn là do cách cảm nhận của bản thân người nghe.Nếu ai định so sánh xem Guitare ,Violon, Piano,Sax,Cla,Trompet ,Timpany hay thậm chí là kèn lá mà để đọ xem nhạc cụ nào hay hơn thì tôi thấy có thể dành cho cái câu " mọi sự so sánh đều khập khiễng ".
    ĐƯỢC  MƯỢN
    Được tocden-matden sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 17/10/2003
  6. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Còn điều này.Tôi cho rằng diễn đàn nhạc cổ điển khác các diễn đàn khác ở chổ chúng ta đều thích nghe và tìm hiểu về nhạc cổ điển.Điều đó sẽ ảnh hưởng đến cách thể hiện của mỗi chúng ta.Theo tôi việc tranh luận hay góp ý chỉ nhằm làm phong phú thêm cho hiểu biết về nhạc cổ điển.Đây không phải là chỗ để chửi nhau .Bạn zima nói mod " NGU " .Nếu người khác nhìn thấy những cái sai của bạn rồi cũng chửi bạn ngu thì đây sẽ thành cái chợ. Bạn muốn chửi nhau thì xin mời ra chợ nhé.Còn tôi có biết Nin ja.Mod này kiến thức không nhiều nhưng được cái vô tư ,nhiệt tình.Vì vậy chúng ta nên góp ý chứ không nên chủi .Còn nếu bạn zima có điều kiện thì xin mời làm mod để có thể đong góp nhiều hơn( nếu bạn có gì thiếu sót,tôi sẽ góp ý chứ tôi không chửi bạn ngu đâu.Vì ai cũng có thể sai hay nhầm cả).Cái dấu **** của bạn tôi không dám khẳng định là cái gì .Nhưng nếu nó không liên quan đến topic này thi nên tìm lấy chỗ thích hợp hơn như Seagame chẳng hạn.
    Một phần trong nhạc kinh điển là tính hợp lý !
    ĐƯƠC  MƯỢN
  7. bonghonglolem

    bonghonglolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
  8. hemuon_vg

    hemuon_vg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay tôi bận nên định tham gia mà chả viết tiếp được. Nhân đọc y kien của bạn Tocdenmatden tháy có đoạn này trùng với ý tôi muốn nói. Cổ điển hay ko cổ điển ko quan trọng. Lâu nay chúng ta cứ nghĩ dòng nhàc CỔ ĐIỂN là quý phái là bác học. Có thể không sai. Như cái từ CỔ ĐIỂN bản thân nó chả mang nghĩa quý phái hay bác họ gì. Cũng như trong triết học có 2 phạm trù Hình thức- nội dung ý mà.
    Chúng ta tranh luận làm gì chuyện ghita cổ điển hay không cổ điển. Quan trọng gì đâu. Bây giờ bạn có gọi đó là dòng nhạc LƯU MANH, là dòng nhạc KHỐN NẠN, TỒI TỆ hay gì gì chăng nữa thì vẫn thế mà. Ai yêu thì vẫn yêu, ai không thích chắc không vì thế mà thành căm thù. Tại sao cứ bắt một sự vật, một sự việc nằm trong một khuôn phép nào đó?
    Vô lý hết sức
  9. hemuon_vg

    hemuon_vg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không hoan nghênh lắm thái độ gay gắt của ZIma, nhưng thú thực là tôi hơi thất vọng về Ninja, vì nhất là Ninja còn có một bài nói đồng chí Hau_k5 là Hãy không chỉ nghe và cảm, mà còn phải dùng cả giác quan v.v. mà rõ ràng đồng chí Hậu thì hiểu biết về ghita hơn đứt bạn Ninja rùi. Công nhận con người ta ko thể biết hết mọi thứ, nhưng theo lẽ thông thường, không hiểu sao Ninja lại không suy ra được điều này : tính sáng tạo là bản chất của con người---> sẽ là vô lý hết sức nếu một người ham mê ghita hay bất cứ 1 nhạc cụ nào khi mà cầm nó trên tay, chỉ nghĩ đến chuyện chuyển soạn các bản nhạc từ nhạc cụ khác sang cho nó mà không nghĩ đến chuyện tạo ra cho nó những bản nhạc bất hủ? Tính sáng tạo của con người ở đâu??
  10. hemuon_vg

    hemuon_vg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Còn bây giờ tôi sẽ trả lời câu của Celist
    Nghệ thuật là một phạm trù không thể bắt ép, ko thể bị xiềng xích, nghệ thuật là sản phẩm của cảm hứng mà. Vậy thì, nếu Celist đam mê 1 cái gì đó, say mê nó vì là hobby, trong máu bạn, gene của bạn quy định một loại đam mê như thế, chắc chắn ko phải do bạn của bạn hâm mộ, say mê nên bạn bắt chiếc theo( kiểu như hâm mộ các ca sĩ bây giờ ý) Segovia cũng vậy thôi. Ông gắn bó cả đời với ghita vì ông yêu ghita, say mê ghita. Ông SÁNG TẠO dựa trên CẢM HỨNG với ghita chứ chắc chắn trong đầu ông không có cái suy nghĩ : " Mình yêu ghita, mình phải giúp nó nâng gjá trị bằng cách chen chân vào ngồi nhà cổ điển" hay suy nghĩ theo kiểu : " Nhạc cổ điển là nhạc cao quý --> mình yêu ghita---> mình phải giúp nó chen vào ngôi nhà cổ điển " hay là " bực thật đấy, thằng bạn mình nó đánh nhạc cổ điển bằng piano( violon) được nhiều người hâm mộ quá, nhiều fansclub quá, dưng mà mình chỉ thích ghita, đã thế ông cũng chen vào cổ điển cướp hết FAN của nó "[/size=5]Nếu ông suy nghĩ như thế thì quả thật, ko còn cái TÔI hiện hữu nữa, sẽ tực xúc phạm bản thân mình.
    Được hemuon_vg sửa chữa / chuyển vào 18:59 ngày 17/10/2003
    Được hemuon_vg sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 17/10/2003

Chia sẻ trang này