1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao không gọi các danh từ riêng tiếng Trung Quốc giống như các nưóc khác trên thế giới??

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi quoctang, 22/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quoctang

    quoctang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2008
    Bài viết:
    886
    Đã được thích:
    0
    Tại sao không gọi các danh từ riêng tiếng Trung Quốc giống như các nưóc khác trên thế giới??

    Trong khi thi toàn thế giới và trong đó có cả người trung quốc dùng phiên âm quốc tế để gọi tên danh từ riêng như tên người, tên địa danh nhưng chúng ta vẫn giữ những phiên âm đó như thể những chủ thể ấy vẫn ở đâu đó trên đất nước ta, những con người ấy vẫn ở đâu đó trong cõi việt này, thậm chí khi viết và phiên âm như vậy ngay cả người bản xứ cũng không hiểu
    ví dụ

    Thượng hải-----------------Shanghai
    Hàng châu------------------Hangzhou
    hải nam----------------------hainan
    đặng tiểu bình--------------deng xiaoping
    Hồ cẩm đào-----------------Hu jintao
    lý liên kiệt --------------------Li Lien-chieh

    Tại sao chúng ta có thể viết và gọi tên các danh từ riêng của nghiều hệ ngôn ngữ khác viết và phát âm (có thể gần đúng 100%) nhưng riêng tiếng hoa lại cho một "đặc ân" là việt hoá hoàn toàn- mất hẳn tính ogizin của nó đến cả nguwòi bản địa ở đó cũng không nhận ra mà chỉ có nguwòi việt nam nhận ra mà thôi

    Có nên chăng trong sách giáo khoa cũng như trong các phương tiện thông tin đại chúng nên trả tiếng hoa về theo đúng nguyên bản của nó giống như các nước khác trên thế giới.
    Liệu việc này là lợi hay hại??

    Được Planck sửa chữa / chuyển vào 03:34 ngày 24/01/2009
  2. 200tuoi01

    200tuoi01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2008
    Bài viết:
    2.307
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ gắn liền với lịch sử. Các nguyên âm và phụ âm của 2 ngôn ngữ thường không khớp nhau. Vì vậy, việc phên âm chỉ giải quyết được một phần. Rất nhiều người học tiếng Anh nghiêm túc, nhưng khi phát âm thì Tây cứ trố mắt lè lưỡi vểnh tai mà vẫn không nghe ra.
    Bạn có biết vì sao phim của Trung Quốc mà vẫn có phụ đề tiếng Tàu chạy ở màn hình không?
    Là vì phim thì tiếng Bắc Kinh. Người miền Nam Trung Quốc và nhưng nơi khác phải đọc phụ đề mới biết diễn viên nói gì. Không có phụ đề là lõm bõm câu được câu mất.
    Các cụ nhà mình Việt hóa để dễ học chữ hơn, chủ yếu để nghiên cứu văn bản. Vì thế mới phát âm là Thượng Hải, Bắc Kinh. Các phụ âm của tiếng ta và tiếng Tàu khác nhau rất nhiều. Thanh điệu cũng vậy. Nếu quyết tâm nói cho giống Tàu thì chính dân Tàu cũng chịu.
    Không chỉ có Việt ta đọc tiếng Tàu kiểu đó. Người Tàu cũng vậy. Họ không đọc là co ca co la như ta mà dọc gần như khứa khấu khửa lưa. Spain thì đọc là Xi Pan Nhá. Việt Nam thì đọc là Giuê Nán. Chả sao cả.
    Đến lượt người Tây cũng vậy. Bọn Anh chịu chết không đọc được là Max - cơ - va nên nó đọc là Moscow, lệch xa hàng ki lô mét nó cũng mặc kệ, hiểu ý là được. Bọn Mẽo thì có mối cái chứ Việt nam cũng nói không ra. Cứ Viết Nom Viết Nom. Thế thì new york và Nữu Ước cũng chả sao.
    Đã phát âm thì phải cực chuẩn, người ta mới nghe thấy. Còn nếu lệch chuẩn thì cứ nói tiếng ta, phần dịch đã có nhóm chức năng giải quyết. Khỏe.
    Có một điều vô cùng quan trọng, sự sai lệch phát âm thể hiện sự giao lưu có nhiều ký ức. Hai dân tộc gắn bó càng lâu đời thì sự lệch trong phiên âm càng lớn. Vì thế, người ta rất thích thú khi tên gọi của đất nước họ được đất nước kia gọi theo cách khác, nó thể hiện sự gắn bó, rằng 2 đất nước đã có ký ức hàng trăm năm. Thí dụ có những thằng Korea rất thích gọi là Hàn. Thằng Australia rất thích được gọi là Úc. Thằng Italia rất thích gọi là Ý.
    Được 200tuoi01 sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 22/01/2009
  3. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái này cũng hay:
    1. Nó giúp dân mình bớt cái quan điểm "đồng văn đồng chủng" với Trung Quốc đi. Cứ thoát khỏi quan điểm này thì người Việt mới khá được.
    2. Nó giúp người cần thông tin trên mạng có thể tìm tên người hoặc địa danh hữu quan dễ hơn.
    Tuy nhiên sẽ có những rào cản.
    - Chẳng hạn nếu ta dịch truyện Tây Du Ký ra toàn những cái tên như Sun Wukong (Tôn Ngộ Không), Zhu Bajie (Trư Bát Giới) thì khó khăn cho những giá trị văn hóa đã dính dáng tớ. Mấy quyển truyện của Quỳnh Dao mà dịch tên kiểu phiên âm thế này thì chắc chắn là các bà nội trợ không mê nổi vì nhớ tên các nhân vật cũng đủ khùng rồi.
    - Địa danh và nhân danh Trung Quốc có nhiều cách phiên âm khác nhau. Phiên âm tiếng Pháp khác, tiếng Anh khác, phiên âm quốc tế khác. Phiên âm trực tiếp từ phương ngữ (Quảng Đông chẳng hạn) cũng khác. Nếu thống nhất dùng một kiểu phiên âm thì sẽ không biết kiểu phiên âm khác.
  4. RafaelO

    RafaelO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Có sao đâu, quen gọi thế nào thì cứ dùng thế ấy. Bạn có biết cả thế giới gọi Phần Lan là Finland (hoặc Finlandia hoặc na ná như thế) nhưng người Phần Lan tự gọi tổ quốc họ là nước SUOMI. Thế giới gọi nước Hung-ga-ry là Hungary, Hungaria, Ungary nhưng người Hung tự gọi nước họ là MAGYAR. Nước Đức được gọi bằng đủ kiểu Germany, Allemand, .... nhưng họ tự gọi nước Đức là DEUSTCHLAND, có sao đâu ? Tất cả mọi người trừ người Thái đều gọi là Thailand. Biết đâu sẽ có lúc hứng lên thế giới gọi nước ta là Vietland.
    Riêng về tiếng Hán, người Việt đã vay mượn, phiên âm, sáng tạo tiếng Hán từ nhiều đời để là giàu thêm ngôn ngữ Việt gốc. Chính vì thế theo tôi sẽ không có bản dịch nào của các tác phẩm văn học cổ điển Trung Hoa (Tam quốc diễn nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Tây du Ký, Thủy Hử,...) hay hơn, được truyền tải và cảm thụ một cách chính xác hơn là các bản dịch ra tiếng Việt. Khi phát âm một từ tiếng Hoa theo cách phiên âm Hán Việt người Việt lập tức nghe được, thậm chí có thể hiểu được cả nghĩa (dựa vào vốn từ Hán Việt luôn có sẵn trong mỗi người) thì cớ chi ta phải phiên âm chính xác để rồi không có cảm xúc gì với đống từ xủng xoẻng vô nghĩa.
    Nếu bạn được mời xem bộ phim về shi-tay-mi-nhien thì chắc bạn sẽ còn chần chừ không biết có nên đi không. Chứ nếu được mời xem Tứ Đại Mỹ Nhân thì chắc sẽ nhận lời ngay.
    Tóm lại tiếng Hoa chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử, văn hóa và tâm hồn Việt nên hoàn toàn xứng đáng được hưởng "đặc ân" khi phiên dịch. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự tự tôn của dân tộc Việt, thậm chí còn ngược lại.
  5. haitotbung

    haitotbung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2005
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    1
    Cho dễ đọc.
    Không chỉ tiếng Tàu, các tiếng nước khác khi đọc chúng ta đều Việt hoá cho dễ đọc.
    Ví dụ: London đọc đúng là "Lăn đần", nhưng chúng ta cứ đọc là Luân Đôn cho nó dễ
    Texas đọc là "tích zợts" nhưng ta cứ đọc là "tếch zát" cho nó dễ.
    Bạn cứ quan trọng hóa vấn đề.
    Được haitotbung sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 22/01/2009
  6. 200tuoi01

    200tuoi01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2008
    Bài viết:
    2.307
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết ngắn và hay quá. vote
  7. madonnaqop

    madonnaqop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi phải Việt hóa tên các địa danh khác trên Thế giới nhiều hơn nữa mới đúng, đằng này chủ topic lại đề xuất ngược. Bạn có biết chúng ta đã Việt hóa nhiều địa danh lớn không:
    Washington - Hoa Thịnh Đốn
    New Zealand - Tân Tây Lan
    Phillipin - Phi Luật Tân
    HongKong - Hương Cảng
    Australia - Úc Đại Lợi
    ...
    Tên danh nhân cũng vậy:
    Napoleon - Nã Phá Luân
    Tiếng Việt ta phong phú, nhiều từ thì ta nên Việt hóa. Còn hơn phiên âm kiểu này:
    Brazil - Bờ Ra Xin: nghe mà hãi.
  8. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái này chưa chắc đúng. Bọn Hàn nó cũng y như vậy. Còn nói tên người, đất Trung Quốc đọc mà hiểu nghĩa ngay thì càng không phải là người Việt Nam mà là người Nhật.
    Bọn Nhật nó chê bọn Hàn là "Sinocentrism", tôi chưa thấy thằng Nhật nào chê Việt Nam vậy cả. Bọn Nhật nó khoái văn hóa Việt Nam lắm. Nước Việt Nam giống y như nước Nhật thời chưa được "khai sáng". Vì vậy bọn Nhật nó nhìn người Việt Nam thì nhớ tới... tổ tiên của mình
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 22/01/2009
  9. quyensg

    quyensg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Cái này mà đem ra bàn luận trà dư tửu hậu thì lắm chuyện lắm. Như ví dụ của bác thì thằng Tầu gốc cũng cóc có biết Shanghai là gì nếu nó không học tiếng Anh
    Theo mình cách dịch tốt nhất sang tiếng Việt là từ nguyên thủy tiếng địa phương chứ không phải là bản dịch từ tiếng Anh.
    Ví dụ truyên Kiều của Nguyên Du mà dịch từ tiếng Anh rồi chuyển tiếp sang tiếng Việt (thay vì từ tiếng Hán sang Việt ) thì em bó tay
    Hundreds of years of human existence,
    Prodigy and fate intertwined in conflicts,
    Mulberry fields turned into open sea,
    Enough''s been seen to melt the heart.
    Little wonder that beauty begets misery,
    For Blue Heaven''s jealous of exquisite glamour!.
    Chẳng lẽ dịch là
    "Hàng trăm năm của cuộc sống con người ....."
    ....
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đây không phải là "chúng ta" đã "Việt hóa", mà là người Trung Quốc đã Hán hóa các từ đó, và người Việt Nam thì phiên âm Hán-Việt lại các từ Hán hóa đó.
    Cái này thì không hay, mà chỉ làm rắc rối thêm.
    Tiếng Việt hiện tại là một ngôn ngữ đặc biệt khi viết bằng chữ Latin các từ có gốc Hán mà không đánh mất ý nghĩa của từ nguyên.
    Nếu một người Âu nhìn chữ Beijing thì hoàn toàn chỉ là một chữ Beijing tên riêng vô nghĩa.
    Còn người Việt Nam nhìn chữ Bắc Kinh thì không chỉ biết đó là tên riêng, mà còn có thể hiểu nghĩa là "Kinh đô ở phía Bắc". Đó là điều mà việc phiên âm hoàn toàn qua âm Latin kiểu Âu không thể thể hiện được.

Chia sẻ trang này