1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao không làm máy bay vỗ cánh như chim hay chuồn chuồn?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi giaosuq, 21/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Các bác phải công nhận 1 điều: thiên nhiên tạo ra những "bộ máy" hiệu quả cao và hoàn chỉnh, nhưng công suất quá nhỏ và bị tối ưu hóa cho từng cơ thể.
    Con voi hay khủng long đi chăng nữa, khoẻ khủng khiếp thì cũng chả thể chở hàng chục tấn hàng như cái xe tải chạy diesel thông dụng. Chưa kể tới những thứ "khủng long" như tàu biển.
    Vì thế việc chế máy bay dạng cánh đập chỉ là chế cho những ứng dụng hết sức hẹp như trinh sát hay đại loại thế.
    Lực nâng và lực đẩy trong loại cánh này hoàn toàn do hoạt động đập cánh (nó là 1 cái bơi chèo trong không khí). Do vậy các bác để ý tỷ số diện tích cánh/trọng lượng rất lớn. Để cái máy bay vài tạ theo kiểu đập cánh, cánh phải to vài chục m2 (bằng diện tích cánh cứng của máy bay vài chục tấn). Vì vậy chuyện chở nặng bằng loại này là bất khả thi.
    Nói chung, cái này nghiên cứu cho vui vậy thôi
  2. thantuonghung

    thantuonghung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    nếu máy bay vỗ cánh thì theo em tên lửa cũng phải vỗ canh chứ không tên lửa hạ "chin" quá dễ mà đôi khi chẳng cần chỉ cần khẩu 12,7m với tài nghệ của mấy cô du kích "cầu Lai Vu " thì cũng chẳng có con chim nào bay được .còn bàn cãi về hiệu suất à? không chỉ phải kiểu vỗ cánh tốt hơn mà cả về vấn đề động cơ kiểu động cơ sunh học "cơ bắp" có hiêu suất cao hơn nhiều so với Diezen chứ đừng nói đến terbin
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Vậy máy bay chiến đấu có thể thay đổi diện tích, hình dạng và góc lái của cánh thì sao?
    Khi lượn con chim xoè cánh góc cao hay cụp thấp xuống là để thay đổi chế độ bay thư giãn hay vận động. Nếu máy bay có đôi cánh mềm dẻo uốn lên uốn xuống như thế thì có lẽ người ta chẳng cần đến động cơ turbo by pass.
    Tất nhiên cánh máy bay là nơi chịu lực nặng nhất, muốn uốn éo được thì phải có một cái khung xương sống dẻo và rất khoẻ, điều khiển chính xác. Đấy là vấn đề kỹ thuật.
    50 năm trước chưa có fly by wire, điều khiển tự động và vật liệu composit thì người ta có ai nghĩ đến chuyện làm máy bay cánh ngược, dù biết rằng cánh ngược rất ưu việt. Giờ thì đã có S37 rồi đấy thôi
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Máy bay cánh ngược có nhiều mẫu trước S37 chứ bạn. Nhưng bạn để ý đến phát biểu của bác Tuất trước đây, diện tích cánh S37 khá nhỏ, lực nâng được tận dụng trên cả diện tích thân nên mới có thể áp dụng composit.
    Vấn đề máy bay có cánh đập thì vẫn cần 1 động cơ cho cái cánh ấy. Mà động cơ công suất lớn với lại hoạt động trong khí áp thấp thì lại vẫn là dạng turbin.
    Con đại bàng có thể tận dụng luồng đối lưu được, nhưng máy bay để lượn như thế cần cái cánh vài trăm m2, liệu có làm được không.
    Một điều nữa các bạn không để ý, chim chóc chỉ bay trong tầng đối lưu (tầng không khí đặc gần mặt đất) thôi, vì nó cần mật độ không khí đủ lớn mới "bơi" được. Như vậy lên tầng bình lưu, máy bay cần diện tích cánh gấp bao nhiêu lần????
    Túm lại là dù hiệu suất cao, người ta cũng chả cố chế ra cái ô tô hoạt động theo nguyên lý của con báo. Chỉ có mỗi một nỗ lực thực sự hiệu dụng, là chế tàu ngầm theo kiểu cá heo, vì các máy móc của con người hiện chưa thể vượt qua được
  5. giaosuq

    giaosuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Ngày 26 tháng 6 năm 1942, Adalbert Schmid cho bay thử nghiệm thành công máy bay vỗ cánh. Chuyến bay này được coi là chuyến bay thành công đầu tiên trên thế giới của máy bay vỗ cánh có người lái.Do đang trong thời kỳ World War II nên dự án thú vị này không được tiếp tục.
    [​IMG][​IMG]
  6. giaosuq

    giaosuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Năm 1959 Emiel Hartman dùng ô tô để kéo máy bay vỗ cánh bay lên sau đó tiếp tục bay bằng sức người. Cánh máy bay của Hartman được chế tạo với các tấm ?olông vũ? lớn và kết cấu giống như cánh chim.
    [​IMG]
  7. giaosuq

    giaosuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Năm 1993 Vladimir Toporov chế tạo và bay thử nghiệm máy bay vỗ cánh ?" loại này được kéo lên không trung và tiếp tục bay bằng sức người.
    [​IMG]
    Kazuho Kawai chế tạo máy bay vỗ cánh Kakura tại Nhật Bản năm 1980. Chưa bay được.
    [​IMG]
    Được giaosuq sửa chữa / chuyển vào 03:13 ngày 27/09/2006
  8. giaosuq

    giaosuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Năm 1980 Valentin Kiselev chế tạo thành công một số máy bay vỗ cánh điều khiển RC và dự định áp dụng thiết kế này cho 1 máy bay vỗ cánh có người lái với quãng đường cất cánh ngắn.Loại máy bay này hiện đang là hình mẫu của một số dự án phát triển máy bay vỗ cánh khá thành công khác.
    [​IMG]
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Thì em bảo từ 50 năm trước đã có mẫu cánh ngược rồi mà, nhưng ko thể điều khiển nổi.
    Ý tưởng cái cánh co duỗi như chim là nó có phần khung có khớp giống như xương sống của động vật, vừa chịu lực được lại vừa "vỗ" được. Vấn đề vật liệu.
    Hình dạng cánh ảnh hưởng đến động năng của máy bay. Chim khi bay dùng cánh để điều khiển chế độ, còn fighter thì dùng động cơ. Cánh xoè ngang và gập xuống thì thăng bằng tốt và tiết kiệm năng lượng, cánh co vào và gập lên thì vận động tốt. Làm được cái cánh như thế đối với máy bay chiến đấu thì đòi hỏi điều khiển cực kỳ phức tạp, Su35 chỉ thêm 2 canard thôi mà người đã ko lái nổi, lái từng đốt xương trong cánh sẽ rất vấn đề, làm được điều khiển điện tử có khi cánh lại còn đắt hơn cả máy bay cũng nên..
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Mấy con robot xịn nhất cũng chuyển động cứng đờ bằng các chi tiết cơ khí tự động, hoàn toàn khác với cấu tạo sinh học, có giống chút ít cũng chỉ là sự copy vụng về. Đó mới là cấu tạo bộ phận chuyển động, còn về động cơ thì nên nghĩ lại từ nguyên lý. Sinh vật nào chuyển động được cũng là "1 cục" cả động cơ, hệ điều khiển, định vị... thống nhất. Chỉ có "chim nhựa" bán bên TQ mới cần pin hay adapter, nhưng nó không thể tự copy Thực sự công nghệ của con người "lạc hậu" so với thiên nhiên cả tỷ năm và chưa thể sản xuất được 1 phần nào cơ thể sinh học nhân tạo, dù chỉ là 1 tế bào!
    Chưa làm được là vì vậy chứ không phải do nó không có giá trị ứng dụng. Một cấu tạo như vậy có thể không thích hợp với tầng không khí loãng, không thích hợp với V tính bằng nghìn kmph. Thế nhưng giả sử có 1 con "chim ưng" cắp 1 "con thỏ"=1.5 kg C4 ghé nhẹ nhàng lên vai bạn, chắc rằng gia đình bạn chỉ (may ra) có thể nhận dạng được bạn qua ADN. Câu chuyện khác rồi đấy nhỉ?
    Loài sinh vật tự xưng có trí tuệ "nhất quả đất" đã có thiết bị bay nào "phanh" và "ngoặt" gấp bằng chim chưa?

Chia sẻ trang này