1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao lại có hai từ NỘI CHIẾN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 19/03/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    em nghĩ nếu chỉ là như thế thì chưa đủ để ghép tội Mỹ là xâm lược ạ, âm mưu thống trị trá hình VN thể hiện rõ nhất qua việc Mỹ áp đặt ảnh hưởng của mình lên VNCH như thế nào, vì vậy muốn biết VNCH có thực sự "đủ tư cách" là một chính quyền VN chân chính hay k chúng ta hãy xét xem mối quan hệ giữa Mỹ với VNCH gắn bó cỡ nào, VNCH có thật sự độc lập trước những "ý kiến" của Mỹ hay k? hay VNCH có thực quyền của một người chủ nhà hay k?
    trình em non lắm, k đủ khả năng phân tích tài liệu của cả 2 phía, các bác cao thủ chỉ bảo hộ em ạ
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 19/03/2008
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    mình rất đồng ý với nhận định của bạn
    ngắn gọn và súc tích
  3. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Nhưng câu hỏi của bác nếu đọc kỹ thì anh em đã trả lời hết roài.
    khát vọng vươn tầm ảnh hưởng và nô dịch các nước khác sao cho có lợi với giới cầm quyền ở các nước có dã tâm là điều xưa nay không đổi
    Quan hệ giữa VNCH và USA theo em thì nó là quan hệ chủ tớ . Mối quan hệ này chính thức bắt đầu khi chủ cũ của người Quốc Gia là Pháp phải cuốn gói khỏi VN. Mặc dù ông chủ USA đã cố gắng nuôi VNCH mạnh lên trở thành 1 con hổ. Nhưng con hổ ấy mãi mãi mang lá gan chuột nhắt. Thế mà năm 65 Mẽo phải vác quân vào để cứu thằng tớ đang có nguy cơ bị quần chúng đồng khởi ở khắp nơi bóp chết, nhưng ông chủ USA vào thì rốt cuộc cũng bị dân VN đánh cho phải cuốn gói. Đến năm 75 USA chính thức phải vác những gì còn lại của thây ma tên đầy tớ về chăm sóc
  4. theduong_hn

    theduong_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Anh em nên ĐOÀN KẾT 1 lòng đi. Bắc - Nam cũng là người Việt.
    Nghe bài hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà càng thấm thía ý tứ của ông.
    Đừng để mai sau con cháu chúng ta, phải cười chúng ta, đừng để mai sau nước Việt ta vì xung đột nội bộ mà bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
    Xin các bác ngoài nước gạt bỏ chuyện cũ mà hướng về cùng nhau xây dựng Tổ quốc.
    Xin các bác trong nước đừng bới móc lịch sử, chiến tranh đâu có gì là hay ho, chiến thắng đâu có vẻ vang khi đã có bao nhiêu người phải đổ máu, bao nhiêu bà mẹ hai miền phải khóc than. Càng không vẻ vang hơn, khi nước Việt ta trở thành bãi thử nghiệm vũ khí của phe Xã hội Chủ nghĩa - phe Đế Quốc, của Liên Xô - Hoa Kỳ.
    Xin các bác!
    Vì một nước VIỆT ĐOÀN KẾT - GIÀU CÓ - PHỒN THỊNH.
  5. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Giọng văn không biết của ai
    Thế hệ nào không quên quá khứ thì thế hệ đó có tương lai
    để các thế hệ sau nghe cái giọng điệu xuyên tạc này nham nhảm thì em xin hỏi bác có được không ?
    Hay là bây giờ định không hiểu là Nội Chiến nữa mà là Xung Đột nội bộ. Xin hỏi bác thêm câu nữa xóa tên VN trên bản đồ thế giới như thế nào? Như Tàu đã làm sau mỗi lần xâm lược thành công VN cái đó có sự giúp sức không nhỏ của những đối tượng bán nước ?
    Đất nước nào cũng thế quá trình đấu tranh dưới bất kỳ hình thức nào cũng diễn ra một khi còn những kẻ có ý phá hoại và xuyên tạc
  6. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Đúng là đến hẹn lại lên ... mời các bác chịu khó log in xem topic này: http://5nam.ttvnol.com/f_533/92683/trang-12.ttvn . Từ trang 1 đến trang 11 bị lỗi nên chưa xem được, các bác rình rình mà xem, có nhiều cái hay lắm đấy
  7. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Nghe bài hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà càng thấm thía ý tứ của ông.=>Là nỗi đau chia cắt do một bên tha thiết thống nhất, còn một bên cố tình chia cắt, điển hình là luật 10/59 theo sự xúi dục của quan thầy.
    Đừng để mai sau con cháu chúng ta, phải cười chúng ta, đừng để mai sau nước Việt ta vì xung đột nội bộ mà bị xóa tên trên bản đồ thế giới
    => Làm gì mà bi quan như thế? Làm gì mà bị xóa tên trên bản đồ thế giới? Cái gì mà xung đột nội bộ? Đọc hết các bài từ đầu topic đến giờ chưa hay nhảy vào là viết, không cần đọc?
    Xin các bác ngoài nước gạt bỏ chuyện cũ mà hướng về cùng nhau xây dựng Tổ quốc..
    => Cả 2 bên đều mong muốn như thế cả, nhất là trong nước, cả CP và nhân dân đều mong muốn như vậy. Khi đi thăm MỸ, cụ Triết cũng kêu gọi khép lại quá khứ, cùng chung sức xây dựng Tổ quốc là gì? Tiếc rằng một số chiến hữu trong và ngoài nước lại cố tình không hiểu (hay do não ít chất xám, nhiều chất trắng, ít nếp nhăn trên não nên không hiểu), suốt ngày hô hào, chống phá.
    Xin các bác trong nước đừng bới móc lịch sử, chiến tranh đâu có gì là hay ho
    => Đọc lại cho kỹ các topic về Quảng Trị với Mậu Thân xem ai bới móc lịch sử nhé, ai muốn bóp méo lịch sử.
    Chiến thắng không vẻ vang khi có bao nhiêu nguời đổ máu, bao nhiêu bà mẹ 2 miền phải khóc than
    => Thế chiến thắng thế nào là vẻ vang? Nguyên nhân gây ra chiến tranh là gì? Ai gây ra? Đánh thắng đế quốc số 1 thế giới mà thấy không vẻ vang, chiến tranh 30 năm thu non sông về một mối mà không vẻ vang? Định trà đạp lịch sử thô thiển thế? Nói chiến thắng mà bao nhiêu người đổ máu, phải xem họ đổ máu cho cái gì? Đổ máu để xem đồng minh đi đốt nhà, giết, hiếp đồng bào mình mà không can thiệp thì chết không đầu thai cũng đáng. Những người mà xương thịt của họ nằm lại chiến trường, hòa vào lòng đất, máu của họ đổ xuống, hòa vào nước sông, nước suối cho hòa bình, cho thống nhất đất nước sau bao năm chia. Họ hoặc khi trở về gửi lại một bộ phận của cơ thế trên chiến trường. Những con người như thế, có gì không vẻ vang, không được kính trọng? Chiến tranh bằng súng ống thì kể cả hai bên cầm súng cao su hay súng đồi chơi bắn đạn nhựa của Tàu cũng đổ máu với thương vong. Nói gì đến súng đạn thông thường.Hiện giờ trong nước đã có công tác đền ơn đáp nghĩa với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người từng đi lính hoặc có thân nhân là lính VNCH cũng đã được đối xử công bằng hơn, nhìn nhận khách quan hơn.
    nước Việt ta trở thành bãi thử nghiệm vũ khí của phe Xã hội Chủ nghĩa - phe Đế Quốc, của Liên Xô - Hoa Kỳ.
    => Nói nhiều rồi, khỏi nhắc lại nữa, là Đồng minh giúp đỡ cho nhau không ai không có mục đích riêng tư cả, vấn đề là mức độ can thiệp của đồng minh sâu đến đâu, phản ứng khi đồng minh ngừng, rút viện trợ, tiếp tục chiến đấu, lấy vũ khí địch đánh địch, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra đến cùng, hay bô bô khóc như cha chết, sau này cuốn gói, vẫn không chịu nhận, một mực đổ lỗi thất bại như cho đồng minh, kêu là bị phản bội, bị bán rẻ (mặc dù cũng bị chính đồng minh thân thiết một thời chửi như xuka).
    Bãi thử nghiệm vũ khí thời chiến tranh lạnh không chỉ có ở VN mà còn với Ả rập - Do Thái, Cuba (vịnh Con Lợn). Nhìn một cách khác thì cuộc chiến tranh VN là một trong những cuộc đối đầu gián tiếp của hai cực Xô - Mỹ trong chiến tranh lạnh.
    Chiến tranh Việt Nam không có khái niệm là "nội chiến" hay "xung đột nội bộ". Với người Việt Nam đây là cuộc "trường kỳ kháng chiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước".
    Không biết quá khứ - mất gốc sẽ không hướng đến được tương lai. Mà càng hằn học phủ nhận quá khứ thì càng khó tiến hóa thành con người hoàn chỉnh. Biết đến quá khứ để tự hào, để tiếp nối, để biết ơn, biết trân trọng những giọt máu ông cha đã đổ xuống, để tiếp nối, xây dựng cho xứng đáng những gì ông cha đã để lại - nên hay là không?
    Được hungsheva2004 sửa chữa / chuyển vào 23:00 ngày 19/03/2008
  8. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    http://5nam.ttvnol.com/f_533/92683/trang-25.ttvn
    lý do Mỹ đánh VN và bản chất cuộc chiến VN chú tham khảo bài viết dưới đây, do một đại cao nhân của sử quốc là bác traiquay từng post:
    Trước hết với vấn đề, tại sao Mỹ đánh Việt Nam? Có thể tài liệu dưới đây sẽ làm sáng tỏ được đôi điều:
    "Ngay từ đầu năm 1953, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã nhắc đi nhắc lại: "Các nước phương Tây (gồm Mỹ) và Nhật Bản ngày càng cần nhiều nguyên liệu và lương thực cũng như thị trường cho sản xuất công nghiệp của họ. Những khó khăn về cán cân thanh toán của họ, một phần rất lớn là do kết quả của việc sản xuất nguyên liệu và lương thực ở các khu vực không thuộc đồng Dollar không tăng nhanh bằng sản xuất công nghiệp". "Tại sao Mỹ tiêu hàng trăm triệu Dollar ủng hộ các lực lượng của Pháp trong cuộc chiến Đông Dương?" Tháng 12 năm 1953 phó tổng thống Richard Nickson giải thích công khai: "Nếu Đông dương đổ, Thái Lan sẽ bị đặt vào một vị trí hầu như rất khó khăn. Đối với Malaysia giàu cao su và thiếc thì cũng vậy. Indonesia cũng không khác gì.... Việc nhắc đến thiếc, cao su, gạo, cùi dừa khô, quặng sắt, tung-xten và dầu, khi Mỹ xem xét chính sách ngay từ đầu vừa tự nhiên, vừa logic. Chừng nào còn là Tổng thống, Aixenhao không hề bao giờ quên sự phụ thuộc của đất nước ông ta vào việc nhập khẩu nguyên liệu và sự cần thiết phải kiểm soát những nguồn nguyên liệu đó." - (tr 117 - Giải phẫu một cuộc chiến tranh - Garbiel Kolko)
    Và với câu hỏi, ai đã phá hoại cuộc tổng tuyển cử hoà bình năm 1956, một cơ hội quý giá cho độc lập và thống nhất của VN trong hoà bình:
    "Trong khi đó các quan chức Mỹ tìm cách lợi dụng thời gian nghỉ ngơi mà những điều khoản của Hiệp định Geneve về chia cắt và bầu cử đưa lại, cũng như tìm cách gạt nốt sự kiểm soát còn lại của pháp đối với đời sống chính trị và kinh tế của Việt nam. CIA kết luật một tháng sau Hội nghị Geneve rằng: "Nếu cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tháng 7 năm 1956 và nếu ********* không tự phá hoại triển vọng chính trị của mình, thì họ chắc chắn sẽ thắng" -(tr129 - Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Garbiel Kolko)
    "Mỹ không chịu bỏ phiếu cho quyết định ngày 21-7-1954 của hội nghị (Hội nghị Geneve) và tuyên bố không bị ràng buộc vào các quyết định của hội nghị.....Tiếp theo là vấn đề biến sự chia cắt tạm thời của Việt nam dọc theo vĩ tuyến 17 thành một sự chia cắt vĩnh viễn bằng cách phá hoại điều khoản của hiệp định về cuộc bầu cử giữa năm 1956 nhằm thống nhất đất nước, bởi giữa tháng 5, Dalet (ngoại trưởng Mỹ) đã tuyên bố công khai rằng ông ta sẽ chống lại mọi cuộc bầu cử (thống nhất Việt Nam) trong một tương lai vô hạn định." - (tr 126 - Sách đã dẫn)
    Đến đây, tôi cho rằng, chúng ta đều hiểu bài toán với người Mỹ rất rõ ràng, cuộc chiến Việt Nam là vì nguồn lợi kinh tế cho Mỹ, và để bảo đảm được điều đó, cần phải phá hoại cuộc bầu cử mà chắc chắn rằng Hồ Chí Minh sẽ được người dân Việt Nam lựa chọn một cách tuyệt đối. Cần phải tìm ra một tay sai, và người Mỹ phát hiện ra Diệm.
    Đôi nét về Diệm, nói cho đúng, ông ta là một người có tinh thần chống cộng rất cao. Có lẽ trong các chính phủ từng tồn tại trong chế độ VNCH, chính phủ của Diệm có tính độc lập cao nhất đối với chính quyền Mỹ. Diệm xuất thân nguyên là một quan lại cũ của Bảo Đại, làm đến chức thượng thư bộ lại. Diệm đã làm việc với người Pháp trong 10 năm, do mâu thuẫn với người Pháp về dàn xếp quyền lực cho mình, ông ta từ chức. Năm 1945, ông ta thương lượng với người Nhật để dàn xếp lên làm thủ tướng, nhưng việc không thành công và người Nhật đã chọn Trần Trọng Kim. Diễn biến lịch sử nhanh chóng năm 1945, Diệm bị đặt ra ngoài lề vì không bắt kịp thời cuộc. Trong nhiều năm sau đó, ông ta sống ẩn dật tại Mỹ trong một tu viện và chờ đợi cơ hội cho mình. Có lẽ bản thân ông ta cũng không ngờ rằng sẽ có ngày mình được lên nắm quyền nhờ sự bảo trợ của Mỹ. Năm 1954, Mỹ cần một cách khốn khổ một con cờ giúp họ đảo ngược tình thế ở Nam Việt Nam và phá hoại hiệp định Giơnevơ. Diệm đã được lựa chọn vì hai lý do: Thứ nhất, do hiềm khích quá khứ, Diệm mâu thuẫn với người Pháp và ông ta được tiếng là chống Pháp (dù rằng chưa bao giờ tham gia vào phong trào đấu tranh chống Pháp). Thứ hai, ông ta là một tín đồ Thiên chúa giáo sùng đạo, vì vậy, được mặc định coi là một người có xu hướng chống cộng tự nhiên. Diệm và một số nhân vật chính trị khác của miền Nam được Mỹ đặt lên bàn cân. Trong nhiều lúc, người Mỹ đã định gạt Diệm và thay bằng một nhân vật khác. Nhờ vận may, Diệm đã chớp được thời của mình và lên nắm quyền. Sùng đạo nhưng không mê muội. Diệm rất thực tế để hiểu rằng Mỹ đưa ông ta lên không phải là để chống Pháp, bởi người Pháp thực tế đã bị chính phủ Hồ Chí Minh và Võ nguyên Giáp đánh bại, mà là để chống lại chính phủ HCM và phá hoại hiệp định Giơnevơ. Và Diệm đã thực hiện rất tốt vai trò này.
    Diệm nhanh chóng gạt Bảo Đại (lúc đó là quốc trưởng, Diệm là thủ tướng) khỏi hệ thống quyền lực. Thấy nguy cơ bị truất quyền, Bảo Đại làm một hành động tuyệt vọng là gửi một quyết định cách chức Diệm từ Pháp về nước và cấu kết với nhóm xã hội đen Bình xuyên và các đội quân giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài thân Pháp để lật Diệm. Người Pháp kín đáo ủng hộ các thế lực này nhằm mục đích gây sự rối loạn tại miền nam để mặc cả với Mỹ về khoản tiền phê chuẩn viện trợ cho kế hoạch rút quân của Pháp khỏi Việt Nam (Khoản ngân sách này được tướng tá Pháp đẩy lên cao gấp nhiều lần mức cần thiết). Người Mỹ, vì muốn có sự ổn định tại Nam Việt Nam, để hậu thuẫn cho Diệm nên đã nhắm mắt ký duyệt. Pháp có tiền, bỏ rơi tay sai cũ, các giáo phái nhanh chóng bị Diệm tiêu diệt. Theo đúng kịch bản mà Lansdale (Đại tá, sau này là trung tướng tình báo CIA) vạch ra, Diệm tổ chức một cuộc bầu cử gian lận nhằm đạt cả hai mục đích: Phá hoại hiệp định Geneve và gạt Bảo đại. Cuộc bầu cử diễn ra với một lựa chọn duy nhất cho người dân: Tín nhiệm Diệm hay Bảo Đại, không có lựa chọn thứ ba nào khác. Diệm thắng và yên tâm thành lập chính quyền. Diệm có câu nói nổi tiếng khi bị chất vấn là tại sao lại vi phạm hiệp định Geneve: " Tôi không ký hiệp định, ai ký thì người đó thi hành"
    Tiếp theo đó thì mọi việc như đã được lên khuôn. Diệm đẩy mạnh phong trào tố cộng, diệt cộng toàn miền nam, xây dựng một thể chế độc đoán gia đình trị, chủ trương giết nhầm hơn bỏ sót, lê máy chém khắp miền nam. Bãi bỏ cải cách ruộng đất mà trước đó ********* đã thi hành, hô hào Bắc tiến.... Tất cả những biện pháp của Diệm đã dẫn đến một sự phản kháng mạnh mẽ trước hết ngay từ chính bản thân những người nông dân miền nam và những người kháng chiến cũ không tập kết (Vì tin sẽ có bầu cử và thống nhất đất nước năm 1956), trong khi đó, suốt thời kỳ này, Miền Bắc chủ trương đấu tranh chính trị và giới hạn đến mức thấp nhất sự phản kháng vũ trang, và trên thực tế thì đến tận đầu những năm 1960 sự chi viện vũ trang của Miền Bắc đối với lực lượng du kích miền nam là cực kỳ hạn chế. Chính những người kháng chiến cũ và những người nông dân miền nam đã tự phát triển lực lượng của mình ngày càng lớn mạnh để chống lại chính sách tàn bạo của Diệm.
    Những chi tiết lịch sử này giờ đây không còn gì bí mật. Nó được công khai trong rất nhiều tài liệu của Mỹ và VN. Và lịch sử một lần nữa lại từ chối cơ hội hoà bình mà đáng ra Việt Nam đã có thể có sớm hơn, cũng như vào năm 1945 Truman đã ngoảnh mặt với chính phủ HCM, năm 1954- 1956, Aixenhao cũng phạm một sai lầm tương tự. Cuộc chiến không thể tránh được đã diễn ra trong hai mươi năm kế tiếp, kết thúc bằng sự tháo chạy của Mỹ tại VN và 3,5 triệu người Việt Nam đã chết.
  9. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0

    Xung đột nội bộ hồi nào vậy bác, mà muốn xoá tên Việt Nam trên bản đồ thế giới em nghĩ chả dễ đâu
    Bác bảo gạt bỏ chuyện cũ để cùng nhau xây dựng Tổ quốc à ? THế bác có bíêt mấy cuộc chíên trong forum này là từ ai mà ra ko ? Để gạt bỏ hận thù là một việc gần như ko thể, vì khi cuộc chíên tranh VN kết thúc, những người ra đi đã phải bỏ lại bíêt bao quyền lợi cá nhân, mà khi đụng chạm đến cái thứ nhạy cảm này thì người ta có thể dùng bất cứ cách gì để thọc ngoáy, nói xấu nhằm trả thù hoặc dành lại quyền lợi. Lớp sau có thể phai mờ bớt hận thù nhưng những điều mà ông bà cha mẹ dạy từ lúc còn nhỏ luôn là nhưng thứ ăn sâu vào tiềm thức, bởi vậy, em nghĩ khó lắm...hehehe...
    Mà nói thiệt, đến cái tấc đất để cắm cái cờ cho đàng hoàng cũng chả có thì làm deck gì có cái quyền kêu ca, to mồm...
    Được selene0802 sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 19/03/2008
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Theo từ điển tiếng Việt:
    nội chiến
    dt. Chiến tranh giữa các giai cấp hoặc lực lượng xã hội đối kháng trong một nước.
    Như vậy có hiểu thô thiển thì từ 1954 tới 1975 đâu phải lúc nào cũng là nội chiến.
    Nhưng xét về động cơ với từ "trong một nước" thì khí không phải.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này