1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao lại có tên gọi khác nhau cho 1 từ kiểu này nhỉ: Giang Sơn-Giang San, Lã - Lữ, Mệnh- Mạng...?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi musketeer, 22/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. musketeer

    musketeer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại có tên gọi khác nhau cho 1 từ kiểu này nhỉ: Giang Sơn-Giang San, Lã - Lữ, Mệnh- Mạng...?

    Các bác cho em hỏi tại sao lại có tên gọi khác nhau cho 1 từ kiểu này nhỉ:?
    Giang Sơn-Giang San,
    Lã Bố - Lữ Bố,
    Cách Mạng- Cách Mệnh, ....

    Đặc biệt trong miền Nam rất hay dùng thế này. Có phải là do phạm húy tên vua chúa mà người ta gọi chệch như vậy không? Cám ơn các bác nhiều.
  2. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    Bởi vì mỗi vùng miền khác nhau thì sẽ có cách phát âm khác nhau , còn ý nghĩa thì không thay đổi được ~~~>>> có nhiều cách đọc
  3. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Hầu hết những thay đổi này là do phạm huý nên người ta phải đọc chệch đi.
  4. musketeer

    musketeer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác. Nếu gọi theo tên húy thì em chỉ tìm ra được 2 trường hợp đó là Mạng chuyển thành Mệnh (do trùng với tên của vua Minh Mạng). Từ thứ 2 là từ Nhậm chuyển thành Nhiệm (do trùng tên của vua Tự Đức, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Bác nào có biết các tên như Sơn thành San, Lã thành Lữ... là do húy với ai không? Cám ơn các bác nhiều.
  5. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Lai phải giải thik rồi
    SơnSan có cùng một nghĩa nhưng Sơn là từ Hán Việt còn San thì được các nhà ngôn ngữ học xếp vào loại Từ Hán Việt Việt hoá (hay Từ hậu Hán Việt), vì nó xuất hiện sau khi có âm Hán Việt .
    Từ Hán Việt Việt hoá được hình thành trên cơ sở chịu ảnh hưởng của khẩu ngữ tiếng Việt, khiến chúng gần giống với các từ Thuần Việt. Một số từ thuộc loại này thường được lấy ra làm ví dụ là: can-gan, kính-gương, cận-gần, cẩm-gấm, quả-goá, kí-ghi...
    xem thêm trong sách:Từ vựng gốc Hán trong TV của Lê Đình Khẩn (p. 61, bảng phụ lục p.365)
  6. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    Thế còn "thời" và "thì" (như kiểu Ngô Thì Nhậm - miền bắc à Ngô Thời Nhiệm - miền nam ý)
    Cái chữ bôi vàng không thắc mắc gì đâu nhưng tại nhớ ra câu chuyện thía này:
    Đi chơi ở Đà Nẵng, đã biết là từ miền Trung trở vào gọi kính là gương rùi, và cũng biết họ gọi mắt kính là mắt kiếng... Nhưng một hum, anh zai Đà Nẵng hỏi "em thấy gương của anh đâu không?" "Gương nào cơ ạ? gương soi á" "Không gương ý" "Thía nó thế nào?" "Giống như cái em đang đeo trên mặt ý" ..
    Đấy giời ạ, cứ nói là mắt kiếng có khi em còn hiểu chứ lại nói gương = kính đeo mắt thì... bó tay

Chia sẻ trang này