1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao lại gọi là "Chiến tranh cục bộ"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ngakimi, 13/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngakimi

    ngakimi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại gọi là "Chiến tranh cục bộ"?

    Chữ "cục bộ" có nghĩa là gì?
  2. aobip

    aobip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    2.587
    Đã được thích:
    0
    chiến tranh tại 1 khu vực, không lan rộng
  3. nuhoncuagio

    nuhoncuagio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    1.151
    Đã được thích:
    1
    Bạn thử tham khảo nhé .
    Giai đoạn 1965?"1968
    Đây là giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam mà người Mỹ gọi là Chiến tranh cục bộ. Ngay tên gọi "chiến tranh cục bộ" đã cho thấy tính phức tạp rất dễ bùng nổ của tình hình mà Tổng thống Lyndon B. Johnson phải giải quyết. Một mặt quân đội Hoa Kỳ phải can thiệp vũ trang nhằm quét sạch lực lượng Quân Giải phóng; mặt khác, họ phải kiềm chế chiến tranh trong phạm vi Việt Nam, không để nó lan ra ngoài vòng kiểm soát, đụng chạm đến khối Cộng sản để có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh như Chiến tranh Triều Tiên. Chính phủ Hoa Kỳ đã thành công trong việc kiềm chế, nhưng việc đó làm họ không thành công trong mục tiêu bình định lực lượng Quân Giải phóng. Các đồng minh lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Liên Xô, Trung Quốc cũng quyết tâm theo đuổi giúp cho nước này chiến đấu chống Hoa Kỳ. Họ thấy đây là cơ hội rất tốt để làm Hoa Kỳ sa lầy tại Việt Nam. Trong lúc đó, các cường quốc này vươn lên và tranh chấp ngôi vị lãnh đạo thế giới.
    Việc các lực lượng quốc gia hoan nghênh đưa quân đội Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam đã phần nào đẩy lui lực lượng cộng sản và mở ra một hy vọng chiến thắng nhưng, đồng thời, từ đó chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn phải tham khảo ý kiến của đồng minh Hoa Kỳ trước khi ra quyết định. Họ hiếm khi đưa ra chính sách lớn, họ còn thậm chí không được tham khảo ý kiến về quyết định của Mỹ năm 1965 đưa một lực lượng lớn quân vào tham chiến trên bộ.[80]
    Và có thể vào http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam đọc để hiểu rõ hơn.
  4. tuxedo1893

    tuxedo1893 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/01/2010
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    0
    tên 1 kế hoạch chiến tranh do Mỹ thực hiện khi tấn công VN
  5. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    chiến tranh cục bộ là chiến lược chiến tranh do mỹ đề ra với nội dung: huy động số lượng lớn lực lượng viễn chinh của quân đội mỹ cùng các quân đồng minh { cấp này yếu hơn " chiến tranh tổng lực"} để tham chiến.
    các cấp bậc này dựa theo vai trò của quân đội mỹ trong chiến tranh.
    đặc biệt: quân mỹ chủ yếu hỗ trợ và tham mưu.
    cục bộ: quân mỹ chủ yếu tham chiến và thực hiện vai trò chủ lực.
    ngoài ra còn có chiến tranh tổng lực: nước mỹ huy động toàn bộ nhân và vật lực cho cuộc chiến. chiến tranh VN chống mỹ xâm lược là chiến tranh tổng lực
  6. ngakimi

    ngakimi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người đã trả lời. Nhưng vấn đề ở đây, là mình muốn hỏi tại sao lại dùng từ "CỤC BỘ", vì theo mình hiểu, cục bộ là chỉ xảy ra ở 1 khu vực nhỏ, nhất định. Nhưng thực tế là ko phải vậy.
    Còn chiến tranh đó như thế nào thì mình đã biết.
  7. kikovn

    kikovn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    "Cục bộ " nôm na là oánh tay bo , không chơi kéo bè kéo cánh ( đồng minh )
  8. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Chính xác rồi. giai đoạn này (65 - 68) Mỹ rút kinh nghiệm không muốn làm lôi kéo cả phe xh.cn như trong chiến tranh Triều Tiên nên giai đoạn này chúng dùng cả quân miền Nam và lính Mỹ và áp dụng các chính sách cả về ngoại giao lẫn quân sự sao cho phe ta không nhẩy vào. Chỉ đánh tay bo, nhưng cũng không thắng được bộ đội ta.
  9. poisonwind

    poisonwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    1
    Nhưng cuối cùng thì TQ cũng đổ quân vào bắc Việt đấy thôi .Ko nhớ rõ là năm nào .Việc TQ đổ quân vào làm Mỹ sợ có 1 kịch bản Triều Tiên xưa . Đây cũng là 1 điểm mấu chốt trong chiến tranh Việt Nam.
  10. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Cục bộ đúng là chỉ xảy ra ở 1 khu vực nhỏ, nhất định. Trên thực tế so với tình hình chiến tranh lạnh lúc đó thì chiến tranh gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới Lào, Campuchia có thể coi là một khu vực nhỏ so với chiến tranh toàn thế giới rồi. Trong giai đoạn này, lục quân của Mỹ chỉ tập trung tác chiến tại dưới vĩ tuyến 17, tìm và diệt quân giải phóng miền Nam, miền Bắc chỉ ném bom phá hoại. Bộ binh của Mỹ không dám Bắc tiến là vì sợ chạm chán với quân đội Trung Quốc, biến thành chiến tranh trên diện rộng. Chứ không Mỹ dồn quân đánh ra Hà Nội thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Chia sẻ trang này