1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao lại ko có nhiều nguời thích nghe nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi thien_tran, 15/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thien_tran

    thien_tran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại ko có nhiều nguời thích nghe nhạc cổ điển

    em thấy hình như số người thích nghe nhạc cổ điển càng ngày càng ít đi thì phải. Tại sao vậy nhỉ?
  2. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Có gì đâu mà khó hiểu, nhạc cổ điển không được phổ cập rồi thì nghe chán thì không thích, từ chỗ không hiểu sẽ dẫn đến chán, không nghe....
  3. bullfrog

    bullfrog Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    1.432
    Đã được thích:
    0
    Mình có ý kiến khác 1 chút. Ông cậu mình (U60) chưa hề được học nhạc lý 1 ngày nào, 1 nốt nhạc cũng ko biết đọc, nhưng rất mê nghe nhạc cổ điển, đặc biệt Tchaikopsky & Chopin. Nghe nhạc ko phải cứ "hiểu" theo nghĩa hẹp mới thấy hay, thấy thích.
    ...Có lẽ nhạc cổ điển ngày càng ít người nghe hơn vì trong xã hội ngày nay số lượng người theo chủ nghĩa lãng mạn ngày một giảm đi, và nhạc cổ điển thì lại ko phù hợp với những người thực dụng, luôn thích những thứ dễ cảm nhận, mì ăn liền, cảm giác mạnh,...
    Thường thì con đường đến với nhạc cổ điển là thích thích ở một mức độ nào đó, trước hết là những bản nhạc đơn giản, giai điệu đẹp, dễ nghe, rồi thì vì thích mà tìm hiểu nó rồi càng hiểu nhiều lại càng thích hơn... Nhưng trong xã hội ngày nay thì cái bước đầu tiên là hơi thích thích đã ko có rồi, thời gian để tìm hiểu lại càng ko có nữa.
  4. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Có một điều nữa là người thích nhạc cổ điển thực sự thì không đeo biển trước ngực hay hô hào, chê bai người khác không biết thưởng thức. Như thế thì làm sao biết được có nhiều hay ít người thực sự thích và nghe nhạc cổ điển nhỉ?
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Nhiều người thích nghe nhạc cổ điển mà không biết .
    Ví dụ, hầu hết các bài hát trước năm 1975 ở miền Bắc là soạn
    theo lối cổ điển . Nhiều bài hát tiền chiến soạn theo lối cổ điển .
    Các bài dân ca truyền thống chép theo lối cổ điển. Các đoạn
    nhạc trong các cell phone và các đoạn nhạc trích dẫn trong
    các trường hợp đều là nhạc cổ điển, chứ không phải các loại
    nhạc khác . Nói tóm lại, nhạc cổ điển được xài rộng rãi, và luôn
    luôn . Trong một ngày, ai cũng nghe nhạc cổ điển ít nhất một
    lần mà không để ý đến .
    2- Nhạc cổ điển có nhiều bài khó chơi, khó nghe, và khó thưởng
    thức. Những bài này đôi khi chỉ có người biết chơi đàn hay đang
    học chơi đàn mới có hứng thú nghe.
    Tóm lại, người nghe nhạc cổ điển những bài khó thi cũng không
    ít dần đi, mà sẽ tăng lên vì xã hội tiến lên . Những người nghe
    nhạc cổ điển những bài dễ thưởng thức và hay muôn thuở thì
    không bao giờ giảm, mà luôn luôn tăng, mà ta không để ý đến.
  6. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Hơn 1000 người ở Nữu Ước đi ngang qua, nhưng không ai biết người chơi đàn Violin là ai
    http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2007/04/04/AR2007040401721.html
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đấy là Washington DC, thủ đô Mỹ, không phải New York City
    Từ New York City đến Washington DC phải cả nghìn cây số .
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Dịch tóm gọn bài báo trên Washington Post đăng gần đây:
    Một sáng sớm tháng Giêng, vào giờ đi làm, nhạc sỹ nổi tiếng
    cả nước dưới bộ quần áo công nhân, đứng sát tường quảng
    trường L''Enfant, hạt nhân các công sở nhà nước ở thủ đô Mỹ,
    chơi Violin với hộp đàn mở, có vài đôla quẳng vào đó, chơi
    những bài nhạc cổ điển đã từng ưa thích hàng thế kỷ, do toà
    soạn báo chọn lọc để thử nghiệm, với cây đàn nổi tiếng hay
    do nhà làm đàn Ý nổi tiếng Stradivari, giá bây giờ là 3 triệu
    rưởi đôla .
    Nhạc trưởng giàn nhạc quốc gia, khi được hỏi dự đoán cuộc
    thử nghiệm, đã cho rằng, lúc ấy, hơn 1 nghìn cán bộ cao cấp
    giới trí thức sẽ đi qua, ít nhất khoảng 4 chục 5 chục người sẽ
    thấy chất lượng các bài đàn, và mấy người sẽ đứng lại nghe
    vài giây, và số tiền thu được sẽ là 150 đôla .
    Người chơi đàn là Joshua Bell, người vừa mới đây biểu diễn
    ở nhà hát lớn Boston, không còn vé bán, với giá 100 đôla một
    vé. Ông từng biểu diễn trên TV, và là vai chơi Violin độc tấu trong
    phim "Cây vĩ cầm đỏ" một bộ phim hầu hết những người yêu
    thích Violin đã từng coi qua.
    Bài đầu tiên là Chaconne, viết riêng cho độc tấu Violin, không
    có đệm đàn, người soạn nhạc là Johannes Brahms, một bài
    dài 14 phút, kỹ thuật chơi Violin khá cao .
    3 phần 4 giờ đồng hồ, không có đám đông nào xúm quanh cả .
    Chỉ có 7 người dừng chân khoảng 1 phút, và số tiền cho được
    là 32 đôla và tiền xu, trong tổng cộng 1,070 người đi ngang qua,
    ghi lại bằng máy ghi hình bí mật.
    Quay lại đĩa ghi hình, tìm lại những người đặc biệt trong đĩa, thì
    người đầu tiên cho tiền là một giám đốc, không biết nhạc, và
    người thứ hai là cậu bé Evan mới 3 tuổi, bị mẹ đi chắn ngang
    không cho nhìn nhạc sỹ để vội đưa con gửi trẻ mà đi làm .
    Người đặc biệt nhất là Picarello lúc đó đang trên cầu thang điện.
    Ông ta dừng lại đột ngột ngay khi tiếng đàn cất lên, rồi đứng lại
    ở góc đánh giầy, xuyên qua quầy bán xổ số, lắng nghe 9 phút,
    và đi làm muộn . Phóng viên gặp xin ông số điện thoại, nói rằng
    sẽ đến phỏng vấn về vấn đề chung xe đi làm ở thủ đô . Khi
    phỏng vấn, có câu hỏi, hôm ấy có gì lạ không, thì Picarello nói
    ngay, có người chơi đàn . Ông đã đi lại gần nhạc sỹ, và quẳng 5
    đôla vào hộp đàn, rồi xấu hổ mà đi. Ông thời trẻ đã từng tập
    Violin, và biết người chơi đàn và cây đàn không phải thường .
    Ông không hối tiếc đã bỏ Violin chuyên nghiêp mà thành cán bộ
    nhà nước . Ông nói, một khi đã tập Violin, nó ở mãi trong người .
    Người thứ Tư là Janice Olu cô gái đã từng chơi Violin thuở nhỏ .
    Cô nói thầm với người đàn ông đứng gần, mà người này là một
    phóng viên bí mật "Tôi thật không muốn dời đi." Người nhận ra
    nhạc sỹ là Stacy Furukawa. Cô đứng lại cách nhạc sỹ 10 feet,
    khoảng 3 mét, nghe cho đến hết, và cho ông 20 đôla. Cô không
    hiểu chuyện gì xảy ra với nhạc sỹ, và chuyện không ai đứng lại
    lắng nghe ông .
    Đọc xong đoạn dịch trên, các bạn đừng buồn khi ở ViệtNam ít
    có người yêu thích nhạc cổ điển, loại nhạc nghệ thuật của âm
    thanh.
  9. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Có thể do XH dạo này khiến người ta nhiều việc bận rộn lo toan quá, mà thưởng thức nhạc này cần thong thả, bình tĩnh thư giãn mới được.
  10. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Bác Codep bóp nhau kinh quá, em đã bao giờ đến được Huê Kỳ đâu nên em nghe Nữu Ước với cả Oa-Sinh-Tơn Di Si cứ như nhau hết cả. Thế cái nào xịn hơn hả bác?

Chia sẻ trang này