1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao lại ko có nhiều nguời thích nghe nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi thien_tran, 15/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn vào đây để tìm hiểu! http://www9.ttvnol.com/forum/ncd/864555.ttvn
    Nhạc cổ điển là một loại âm nhạc chỉ dành cho những bậc sau:
    +Bậc thượng trí , có trình độ cao hay ở cấp độ tri thức cao, thích cái hay và cái đẹp thuần khiết, lại thanh tao, thực chất nhân bản và tuyệt đỉnh của say mê và nghệ thuật
    +Những người yêu âm nhạc cổ điển hay có chơi một loại nhạc cụ nào đó trong giàn nhạc, hiểu biết về nhạc cổ điển cũng như sự thi vị của những nốt nhạc và tâm hồn âm nhạc
    +Những người hết sức bình thường, và thậm chí có thể là những người rất yếu đuối, thuộc vào địa vị thấp kém, bé nhỏ trong xã hội, nhưng trong con người, lại có trái tim với dòng máu ấm áp tình cảm ở mọi chuyện trong cuộc sống và tâm hồn thật tốt lành và dễ rung cảm trước cái đẹp, thật đẹp đẽ và hiền hòa của những giai điệu, những giai điệu có thể làm rung động tới trái tim của họ lần thứ 3 khi chỉ mới thưởng thức nhạc cổ điển lần thứ 2!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 00:04 ngày 04/05/2007
  2. acloudyday

    acloudyday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Theo thiển ý của tớ thì ít người nghe nhạc cổ điển vì nó đòi hỏi người nghe phải để tâm nhiều hơn thì mới thưởng thức được cái đẹp của nhạc. Và dĩ nhiên càng có nhiều kiến thức về nhạc giao hưởng, càng nghe nhiều thì lại càng thấy nó hay. Chính vì thế mà nhạc hòa tấu (kiểu Richard Clayderman hay Yanni etc.) tuy khá gần với nhạc cổ điển nhưng có nhiều người nghe hơn vì nó dễ "thấm" hơn, và do đó người ta xếp nó vào loại "easy listening"...
  3. thuhuong2007

    thuhuong2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích nghe nhạc cổ điển, từ hồi còn nhỏ lắm. Hồi đó tôi làm sao mà có được những kiến thức, hiểu biết về nhạc cổ điển để có thể nghe và hiểu theo góc độ của những người am hiểu chuyên môn về lĩnh vực này. Đã là sở thích, theo tôi, cũng không cần mô phạm đến mức phải tìm hiểu sâu về sở thích đó, bạn vẫn có thể thích nghe nhạc cổ điển trong khi không hiểu gì về nó cả. Như tôi, khi nghe nhạc cổ điển, đơn giản là tôi thích mà không hiểu được vì sao. Nếu bạn thích nghe nhạc cổ điển thì cứ nghe, dần dần bạn sẽ cảm nhận nhiều hơn cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn quyến rũ của giai điệu này, còn các vấn đề tìm hiểu sâu về nó để có cách nghe, cách hiểu một cách chuyên môn hơn tôi nghĩ không phải ai cũng có điều kiện và hứng thú để làm. Chỉ nghe nhạc cổ điển theo cảm xúc riêng của mình đồng điệu với giai điệu đó, rồi tự nó có sức lay động, lan toả trong tâm hồn bạn. Tóm lại là bạn được bạn được mặc sức đắm tâm hồn mình trong một không gian nhạc cổ điển theo cách riêng của bạn, đơn giản thế thôi.
    Không có gì quá bác học đối với dòng nhạc này đâu, chỉ có sáng tác ra nó mới là mang tính bác học. Bạn không thể sáng tác được nhạc cổ điển nhưng bạn vẫn có thể thưởng thức nó bằng tất cả niềm đam mê riêng của mình.
  4. wildthing

    wildthing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Còn gì chí lý hơn lời của Fleur-de-Lys:
    Nhiều bạn đã nói: "Tôi nghe nhạc cổ điển vì tôi thấy nó hay, nó "có điều gì đó" làm tôi rung cảm, vậy là tôi thích. Đơn giản thế thôi". Hoàn toàn đúng. Nhưng nếu bạn chịu khó để tâm tìm hiểu dù một chút thôi, để biết được chính xác điều gì đã chạm được tới sợi dây thần kinh cảm giác mỏng manh xưa nay vẫn được chôn giấu kỹ trong con người bạn, thì hẳn là bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn nhiều, cảm giác về cái hay cái đẹp của bạn sẽ rõ ràng hơn
    http://www9.ttvnol.com/forum/ncd/513087.ttvn
    Mà chẳng cứ gì nhạc cổ điển, sở thích nào cũng vậy, nếu có điều kiện và hứng thú tìm hiểu thêm thì sự thưởng thức hưởng thụ bao giờ cũng trọn vẹn hơn.
  5. thuhuong2007

    thuhuong2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    Bạn à, tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn rằng nếu có điều kiện và hứng thú để tìm hiểu thêm thì sự thưởng thức hưởng thụ bao giờ cũng trọn vẹn hơn. Nhưng bạn ơi, âm nhạc nhất là nhạc cổ điển không giống như bóng đá, ca nhạc hay văn chương,... Bạn không biết gì về bóng đá, ca nhạc hay văn chương nhưng ở một mức độ nào đó bạn vẫn có thể chơi bóng đá, hát hay viết văn làm thơ nhưng với nhạc cổ điển thì không dễ dàng như vậy được. Nhạc cổ điển nó không có tính xã hội hoá cao như bóng đá, ca nhạc hay văn chương, đơn giản như các bạn ở trên đã nói, để thưởng thức đến tận cùng cái đẹp của nó cần rất nhiều điều kiện về trình độ chuyên môn hay những am hiểu nhất định về lĩnh vực này. Tóm lại là nhạc cổ điển rất kén người nghe chuyên nghiệp. Có thể có điều kiện và hứng thú để tìm hiểu về nhạc cổ điển nhưng tôi vẫn không thể hiểu nhiều hơn về nó, đơn giản là điều đó nằm ngoài khả năng của tôi bạn à.
    Cho dù vậy tôi vẫn không thôi niềm đam mê với nhạc cổ điển, vẫn thấy nó đặc biệt hay và luôn làm tôi rung động. Chỉ đơn giản vậy thôi bạn à.
  6. lilysblue

    lilysblue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    768
    Đã được thích:
    1
    Chỉ cần bạn nghe thấy hay và thích nghe là được rồi. Không phải ai cũng có khả năng hiểu và cảm thụ nhạc cổ điển một cách chính thống, nhưng có những fan như bạn thì cũng là một sự ủng hộ cho sự tồn tại và phát triển của nhạc cổ điển. Vả lại kiến thức và khả năng cảm thụ âm nhạc không phải lúc nào cũng đi đôi. Tớ nghe nói Paul McCartney của nhóm Beatles chưa bao giờ biết đọc và viết nốt nhạc, nhưng những sáng tác của Paul luôn là những giai điệu hút hồn người. Paul còn sáng tác một bản giao hưởng tên là Standing Stone, dĩ nhiên với sự giúp đỡ của những người am hiểu âm nhạc khác trong việc hoà âm phối khí cho ý tưởng nhạc của Paul. Nhưng cũng phải nói, không phải ai cũng là người có khả năng âm nhạc thiên phú như Paul.
    Hì hì, dùng Paul như một ví dụ có lẽ không chính xác lắm, vì Paul không chuyên về nhạc cổ điển, nhưng tớ chỉ muốn nói rằng những kiến thức chính thống không phải là điều kiện bắt buộc trong việc cảm thụ và thưởng thức âm nhạc, nhưng nếu có kiến thức thì sự thưỏng thức cảm thụ của mình cũng như được chắp thêm đôi cánh vậy, càng bay xa bay cao hơn. Tớ thì cũng muốn mình hiểu biết thêm, nhưng chỉ cần bạn cũng thích nghe là tớ quý rồi, coi như đã chia xẻ được tấm tình với dòng nhạc này.
  7. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Tôi nói là tuỳ bài mà. Nghe 1 bản nhạc không chỉ nghe bằng tai, phải nghe bằng mắt, bằng mũi, bằng miệng, bằng da, và bằng trực giác. Nếu đã nghe quen bạn sẽ thấy luồng tư tưởng của các tác giả cổ điển chạy thẳng vào đầu mình. Đa số các nhạc sĩ cổ điển đều có cái vênh của họ với đời. Tôi nghe, tôi hiểu và tôi không tiêu hoá được.
    Các bài nhạc cổ điển được sáng tác cho mọi người, cho thiên nhiên khi tác giả hoả mình vào vạn vật thì lại khác, đó là những bài nhạc tươi tắn hơn, cái tôi mất đi cho cái ta bất diệt. Những bản nhạc đó không bao giờ chết, và đó mới đích thực là những bản nhạc đi vào lòng người.

Chia sẻ trang này