1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tại sao lại là HAI MƯƠI BẢY tuổi?

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi guillotine, 06/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    tại sao lại là HAI MƯƠI BẢY tuổi?

    mình hiểu rõ là tự sát không phải là một tội lỗi, nó chỉ là một sự lựa chọn mà thôi.
    mình cũng hiểu là khi người ta có quá nhiều cảm xúc, như Kurt Cobain hay Jimmy Hendrix, người ta sẽ chọn cách bùng cháy thay vì cứ phải phai đi dần dần.
    nhưng tại sao lại cứ phải chết vào lúc HAI MƯƠI BẢY tuổi? tại sao tất cả những con người ưu tú như thế đều chọn tuổi này để tự sát.
    có ai biết không ạ? vì mình thực sự đang rất cần biết.
    mình cũng đang muốn thực hiện sự lựa chọn của mình.
  2. mieeeeeo

    mieeeeeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2008
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Phần I: Những sự ra đi đầy u uất của các nghệ sĩ Rock''n''roll
    Ngay từ thời kỳ đầu tiên của kỷ nguyên progressive Rock, ý tưởng về cái chết đã có ảnh hưởng rất lớn trong các nghệ sĩ lớn, khi mà trong album Trắng của The Beatles (năm 1968), John Lennon đã bất ngờ cho ra nhạc phẩm Yes Blues có âm hưởng khác hẳn với khuynh hướng âm nhạc chung của Beatles, khi ông rên rỉ: ?o Vâng, tôi chỉ muốn chết một mình? (Yes I''m lonely wanna die). Cũng trong thập niên 60, vào thời kỳ hoàng kim nhất của nhóm The Doors, ca sĩ Jim Morrison đã gào lên giận dữ Rock is Death (Rock là cái chết) hay tội lỗi.
    Nhưng thời điểm chính xác để đánh dấu tư tưởng ?okhoái chết sớm? là tháng 12 năm 1965, với SP thứ 3 chứa bài hát My Generation (thế hệ của chúng ta), nhóm nhạc rock huyền thoại The Who đã làm bùng nổ công luận khi Roger Daltrey rống lên những lời bài hát đầy khiêu khích và uất ức: Các người chỉ muốn cố dìm chúng ta xuống sao các người không biến hết đi và đừng có chõ vào những gì chúng tôi muốn nói...? và đặc biệt ở câu kết bài hát được coi là thánh chỉ của thế hệ hippie phản chiến (mà vì nó công luận đã lên tiếng): ?oTôi chỉ mong được chết trước khi già? - I hope I die before get old. Và thế là cột mốc đã được thiết lập.
    Vị khách không mời đầu tiên lên thiên đường (hay địa ngục) thuộc câu lạc bộ chết trẻ ( xin các bạn lưu ý là bài viết này không đề cập đến những cái chết với những lý do khách quan như tai nạn hay bệnh tật) là Syd Barrette, thủ lĩnh yểu tướng của nhóm siêu tưởng Pink Floyd. Chàng trai sinh năm 1941 này được coi là một trong những kẻ khởi xướng trào lưu sống và sáng tác dựa trên những chất ảo hay chất ma tuý gây kích thích để tạo ra những nhạc phẩm nhuốm sắc màu Psychedelic. Đây là cách thông dụng nhất để các nghệ sĩ ROCK của nửa cuối thập niên 60 thường sử dụng trong lúc ?ophê phê? để tìm những ý tưởng sáng tạo mới lạ cho những tác phẩm của mình. Nếu bạn là người am tường ROCK cổ bạn sẽ tìm thấy những nét nhạc mới lạ đổi mới với giai điệu kỳ ảo và uốn *** của Pink Floyd trong nửa cuối thập niên 60 với đóng góp lớn lao của Syd. Thật đáng tiếc vào khoảng 2 tháng trước khi mất (1968), người hâm mộ đã nhận ra rõ tình trạng thảm hại cả về thể xác lẫn tinh thần của thiên tài ảo giác này khi anh ta chẳng chịu mở miệng ca hát trên sân khấu mặc cho nhạc điệu đã cất lên từ bao giờ!!!. Tháng 4, ban nhạc đã quyết định cho Syd về ở ẩn tại khu vườn riêng với mục đích mong anh thư giãn và anh đã chết tại đây khi chưa đầy 27 tuổi.
    1 năm sau, 1969, các Hippie lại phải tụ họp tại công viên Hyde Park (London) để nghe Mick Jagger đọc thơ Shelley và cùng nhóm Rolling Stones đau lòng tiễn đưa 1 nhân vật huyền thoại khác cũng ra đi vào tuổi đời còn trẻ như vậy với tình trạng cũng hệt như Syd Barrette, đó là cây ghi ta huyền thoại Brian Jones. Với mái tóc vàng và khuôn mặt ngây thơ bầu bĩnh, anh là thành viên dễ nhận ra nhất của Stones đối với người hâm mộ trong nhóm nhạc điều tai tiếng này. Sinh năm 1942, Jones được liệt vào một trong những người da trắng tiên phong chơi thể loại Blues da đen, mở rộng và hoàn thiện rock-and-roll. Cùng các thành viên trong Stones, Jones đã tạo cho mình 1 vị trí đáng nể trong giới nhạc công khi tạo ra những kiệt tác bất hủ qua ngón đàn điệu nghệ của mình tiêu biểu như Paint It Black, Heart of Stone và Time is on My Side. Tuy nhiên lối sống thác loạn cộng với ?ochế độ hút hít? đã làm gây cho anh ta những tác dụng tức thì. Có nhiều lúc các phóng viên đã phỏng vấn anh ta ngay trên sân khấu trong tình trạng mắt lờ đờ và thiếu ngủ không còn cảm giác xung quanh. Anh đã chết trong bể bơi tại nhà ở độ tuổi 26 rưỡi.
    Sự ra đi của Jones phần nào cũng khá giống James Doughlas Morrison , giọng ca đầy quyền lực của Doors, ban nhạc vĩ đại của kỷ nguyên ảo giác của nước Mỹ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khi anh giã từ cuộc sống cũng trong làn nước, chỉ khác là lần này anh chết hơi chật trội 1 chút ?" trong bể tắm! Nói đến Jim Morrison, người ta chỉ cần tổng kết bằng những từ sau là đủ: lấy quán xá làm nhà - rượu chè làm bè bạn ?" cái chết làm lẽ sống!. Vâng người ta không nhớ lấy bao nhiêu lần thiên tài khùng điên và nhiều cá tính này bí tỉ trong và ngoài sàn diễn với những lần sử dụng ma tuý cũng như ăn uống vô độ đến quá tải (lúc mất anh nặng tới 147 Kg) cộng với những trò điên loạn chưa từng thấy trong lịch sử nhạc ROCK mà tôi không tiện nhắc ra ở đây. Nhưng có lẽ cái chết đầy bí ẩn của Jim càng làm cho người hâm mộ nhân vật có tư tưởng tự huỷ hoại mình này ngày 1 cuốn hút và gây ảnh hưởng hơn bao giờ hết cho những tín đồ lẫn các nghệ sỹ thuộc thế hệ sau. Ngày nay cứ 3 tuần tại Châu Âu mà tiêu biểu là ở Đức và Pháp vẫn ra đều đều những ấn phẩm của tạp chí The Doors với mọi chi tiết liên quan đến ban nhạc và lý giải bằng mọi cách về cái chết ở tuổi 28 của Jim Morrison.
    Nổi lên cùng ban nhạc Doors, không thể không kể đến tay đàn kỳ vĩ nhất trong tất cả các nghệ sỹ chơi ghi ta trên thế giới, Jimmy Hendrix. Người nghệ sỹ da đen lắm biệt tài này đã khấy đảo mọi thời điểm và mọi chỗ trên sân khấu với kỹ xảo lão luyện mà lại hoàn toàn do tự học. Không những không giới hạn ở thể loại Blues, Hendrix còn tự mình khám phá tạo ra 1 phong cách chơi mới lạ phá bỏ mọi khuôn mẫu cứng nhắc bó buộc để 1 mình khai phá Hard ROCK. Nhưng cuộc đời ngắn ngủi và đầy bão tố của anh đã không cho phép Jimi đi đúng theo ước mơ của chính mình là 1 nhà soạn nhạc. Do những lý do khách quan cũng như việc theo đuổi lý tưởng chống tệ phân biệt chủng tộc cộng với cuộc sống bê tha và quá buông thả đã đẩy Jimi vào bước đường cung thậm chí bế tắc trong sáng tác. 20 ngày trước khi ra đi, tại đại hội nhạc ROCK trên đảo Wight, Jimi tuyên bố như sau: ?oCác bạn không đánh giá hết tài năng của tôi, tôi đâu chỉ muốn như thế này mãi nhưng nếu không thể tiến lên được thì chúng ta cùng nên hẹn gặp nhau tại thế giới bên kia và các bạn đừng lỡ hẹn!.? Ngày 18/9/1970, Hendrix đã mất trong tình trạng ngạt rượu và thuốc ngủ lẫn ma tuý khi anh chưa tròn 27 tuổi.

    Phần II: Những cái chết đầy cực đoan của các siêu sao thế hệ ROCK hiện đại
    Không phải ai cũng đồng ý rằng trào lưu Punk rock đã thống trị sàn diễn HARD ROCK trong thập kỷ 70 nhưng sự ra đời của *** Pistols đã làm rung chuyển toàn bộ quan điểm đó và theo sau nhóm này là một bè lũ của nhóm đúng chất khủng bố đầy man rợ cùng xuất hiện mà tiêu biểu là Ramones. Kể đến *** Pistols mà không đề cập đên Sid Vicious thì quá sai lầm. Anh chàng này lúc đầu nhận đánh trống cho nhóm một nhóm Punk cùng chí hướng nổi loạn với *** Pistols có tên là Siousxie and the Banshees rồi sau đó, vào năm 1976 anh ta quay ra đầu quân ra nhập *** đồng thời chuyển sang chơi Bass. Cùng với các chiến hữu Paul Cook Johnny Rotten và Steve Jones, anh đã tạo cho mình một hình thác loạn nhất trong lịch sử HARD ROCK với những buổi biểu diễn đẫm máu đầy kinh hoàng. Người hâm mộ còn nhớ có lần Vicious đã choảng cả hộp đàn bass vào đầu người xem trong lúc đang biểu diễn! hay những lần tham chiến đường phố đã gây những tác hại không lường được cho bản thân và ban nhạc. Chỉ vẻn vẹn 3 năm chơi nhạc anh đã từ giã cõi đời vào năm 1979 (27 tuổi) đúng theo tôn chỉ của cuộcc cách mạng khủng khiếp nhất của giới nhạc trẻ thích nhạc Punk phản kháng lại xã hội bảo thủ Anh thời đó: ?ohãy phá bỏ hết khuôn mẫu của xã hội khốn khiếp này?.
    Dù những lớp nghệ sỹ hippie đã ra đi như vậy nhưng các nghệ sỹ trẻ thuộc thế hệ ROCK thứ tư trong thập niên 80/90 vẫn không tìm ra cách giải quyết ổn thoả hơn ngoài lưỡi hái tử thần. Cái chết ở tuổi 27 của Kurt Cobain càng làm cho bức tranh nhạc Grunge đen tối hơn khi anh ta đã không dưới 3 lần có ý đinh về chầu diêm vương. Thật đáng tiếc là khi nhóm Nirvana đang trên đà tiến triển thì vị thủ lĩnh của họ lại xa chính vào vòng luẩn của định mệnh chết trẻ ở quy luật tuổi 27. Không còn lối thoát trong cách sống cùng những suy tưởng não nề về những bất công của xã hội tiêu thụ của lối sống thực dụng Phương Tây đã tạo cho Kurt những ý tưởng rồ dại là tự bắn vào đầu mình tại nhà riêng sau 2 lần tự tủ bất thành ở cuối 1 buổi biểu diễn tại Nhật Bản. Đây là trường hợp đầu tiên một nghệ sỹ nhạc ROCK tự kết liễu đời trai trẻ của mình bằng phương thức nhanh gọn nhất!
    Một năm sau, 1995, ?ocâu lạc bộ? lại phải thu nạp thêm 1 nhân vật khác từ bang Indiana (cũng tròn độ 27 tuổi) đó là Shannon Hoon giọng ca phù thuỷ của nhóm Blind Melon theo thể loại grunge. Cái chết trên xe tải sau khi chơi ma tuý quá liều của Hoon được giới báo chí đưa lên hàng tít quan trọng nhất trong suốt năm 95 bởi chính anh đã một thời là giọng ca bè chủ chốt cho Axl Roses trong ban Guns''N''Roses qua hai album Use your Illusion I và II và không 1 ai lại quên được hình ảnh của anh tại buổi đại nhạc hội Woodstock 1994 với trang phục đàn bà!. Nhưng điều đáng quan tâm ở chỗ Hoon đã không thoát khỏi quy luật của những kẻ đi trước khi anh phải tìm mọi thú vui trong rượu chè để giải quyết nỗi sầu đời cũng như chút nỗi niềm riêng tư vào ma tuý để cố tìm nguồn năng lượng mới. Thế là chỉ có mỗi cách chết mới làm anh ta siêu thoát thực sự!
    Thế đó những con người mà tài năng của họ thì không thể phủ định nhưng lại thiếu bản lĩnh đã không vượt được qua chính mình thì đành phải tìm đến phương pháp cố hữu như vậy, nhưng họ đã để lại những tác hại không nhỏ cho những người cuồng tín hâm mộ họ như trường hợp 2 cô bé 15 tuổi ngời Pháp mê Nirvana mới đây sử dụng cách mà Cobain ra đi để tìm sang thế giới bên kia! Như Romain Rolang đã từng nói :

    ?o Chết không phải là hết nhưng chết thế nào mới xứng đáng?.
  3. kindametal

    kindametal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Không phải là đệ tử của bác A fò đấy chứ? Thế giới này loạn hết rồi, người muốn sống thì không được sống người không muốn sống thì vẫn cứ nhan nhản. Đi nhiều trải nhiều mới thấy đời thật nghiệt ngã nhưng vẫn đáng sống.
    Maybe I just want to fly
    I want to live I don''t want to die
    Maybe I just want to breath
    Maybe I just don''t believe
    Maybe you''re the same as me
    We see things they''ll never see
    You and I are gonna live forever
    Maybe I don''t really want to know
    How your garden grows
    I just want to fly Lately did you ever feel the pain
    In the morning rain
    As it soaks it to the bone
    Maybe I will never be
    All the things that I want to be
    But now is not the time to cry
    Now''s the time to find out why
    I think you''re the same as me
    We see things they''ll never see
    You and I are gonna live forever
    We''re gonna live forever
    Gonna live forever
    Live forever
    Forever
    Live forever - Oasis
  4. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    27 là 9 nút.
    9 tuổi thì nhỏ quá.
    18 thì vừa đủ tuổi trưởng thành, chết hơi phí.
  5. Idol_Of_Everyone

    Idol_Of_Everyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    1.348
    Đã được thích:
    0
    Không biết cái này do đồng chí viết hay do cóp nhặt ở đâu , nhưng theo những gì tớ đã biết thì Syd mới mất vào năm 2006 , hưởng thọ 60 tuổi . Do đó , cái đống dài dòng bên dưới ở bài viết của đồng chí không đáng tin tưởng nữa .
    Thêm nữa , tên của Syd Barrett không có chữ e ở cuối nhé . Ông ta cũng không fải sinh năm 1941 mà là 1946 .
    ĐỒng chí có thể vào đây tham khảo http://en.wikipedia.org/wiki/Syd_Barrett
    Trên box mình có rất nhiều tín đồ PinkF , nên đã nói về PinkF , tốt nhất nên nói đúng .
    Nói chung bốc phét thì nó cũng fải nói hợp lý 1 tý , còn lôi những cái đíu ai ngửi nổi ra bốc phét như thế này thì chỉ mang tính chất gây cười .
  6. Slash

    Slash Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Làm gì mà nặng lời thế , chúng ta nên lo cho chủ topic vì anh ta đang định thực hiện điều gì đó liên quan đến tuổi 27 kia kìa
  7. GILMOUR

    GILMOUR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    3
    27 tuổi thì lo học tập, làm ăn, rồi lấy vợ báo hiếu cha mẹ đi thôi chứ còn làm gì nữa
  8. Idol_Of_Everyone

    Idol_Of_Everyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    1.348
    Đã được thích:
    0
    sorry , căn bản mình ghét nhất mấy chú đã ko biết cái j còn thích bình luận , chứng tỏ ta đây hay chữ . Syd Barrett mãi 60 tuổi mới chết mà nó liệt vào danh sách 27 tuổi xong dựa vào đấy mà bốc fét thì quả khiến ng ta bực mình .
  9. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    anh cũng thấy thế, sặc cmn mì tôm qua 2 lỗ mũi khi đọc tới đoạn chú Syd chết trẻ khi ở tuổi ... suýt 27
    có thể cái thằng già nằm trong cỗ quan mang tên Syd là hàng nhái kém chất lượng chăng? anh em gì đó của thằng Syd thật chết cách đây mấy chục năm ... trời biết!!!
    Được darkflames sửa chữa / chuyển vào 00:54 ngày 09/12/2008
  10. mieeeeeo

    mieeeeeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2008
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Ai chẳng có lúc nhầm lẫn sai sót
    Ấy có chắc rằng ấy không bao giờ sai sót nhầm lần cái j ko
    Làm j như bố tướng

Chia sẻ trang này