1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tại sao lại là HAI MƯƠI BẢY tuổi?

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi guillotine, 06/12/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. notatmydesk

    notatmydesk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    2.019
    Đã được thích:
    137
    36?
    45?
    54?
    63?
    72?
    81?
    90 có lẽ là chết được rồi
  2. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi (đang 26 năm được tủi) thì có một vài nguyên do khiến bạn phải thắc mắc với con số 27:
    1. Những người tự xử mình, là những người nổi tiếng, hơn nữa, là rất nổi tiếng. Còn kém chút xíu là tai tiếng.
    Thế thì, cái chết của gả, hay của ả hẳn nhiên sẽ có tiếng vang trong thinh không hơn là những người bình thường (+ với những cái chết bình thường/tầm thường ==> không có được cái "bủm" giống như mấy kẻ tự xử mà ta đang nói).
    Mà cái tiếng động kia là từ đâu ra ? - Dĩ nhiên là kết quả từ động thái Auto của chính mỗi họ. Nó gần giống như một hiện tượng tương tác trong tự nhiên, kỉu như, có sét thì phải có sấm (có thể xem như 1 dạng đắm rắm của Thiên Lôi vệy.
    2. Tại sao lại ngay ở tuổi 27 ?
    Cái này, không do họ tự quyết, mà là cuộc đời, bối - hoàn cảnh của mỗi họ biểu quyết thay họ, việc họ tạo ra tiếng động nhạy cảm kia, vào chính cái tuổi đó, có khi như vô thức mà chính mỗi họ không thể tỉnh xét, cảm thức.
    Như đã nói, vì tuỳ thuộc vào bối - hoàn cảnh.
    Mổi cả nhân trong cuộc sống ở mọi nên trên Trái đất này đều có cuộc sống riêng biệt so với mấy tỉ cá thể còn lại. Và tùy - phụ thuộc vào cuộc sống của mỗi họ, mà cuộc sống quyết định tâm lý, cá tính, năng lực, tình cảm, tinh thần, tư duy, tư tưởng của mỗi họ phát triển đến mức nào. Trong mức này, sẽ có điểm "tới hạn". Ở đây, không mói sâu vào điểm "tới hạn", bởi, sẽ dẽ lạc đề hay dẫn vấn đề cần ưu tiên đi xa, theo hướng khác.
    Có thể cho trung bình tuổi 27 là cái tuổi cực kỳ nguy hiểm trong cuộc sống của một đời người (chỉ mang tính võ đoán chủ quan thôi nhé!) cũng được...
    Vì có những trẻ, trưởng thành từ rất sớm. 18 tuổi, là tuổi thành nhân theo luật pháp, thật sự nó hoàn toàn không chính xác, mà chỉ mang tính ước lệ, cũng như việc tôi đặt tuổi cực kỳ nguy hiểm trung bình là 27 vậy.
    Có những trẻ, từ 4, 5 tuổi, thậm chí 3 tuổi đã có ý thức rồi, tiếp đó thì sẽ là nhận thức chủ quan của cá nhân, tiếp nữa... nói là theo trình tự thôi, chứ 7,8 tuổi mà đạt đến mức tiếp theo thì nên gọi Monter mất!
    Việc một đứa trẻ 3 tuổi mà đã có ý thức, tôi từng biết, ít nhất, đó là một cô bé từng rất thiết thân với tôi. Dĩ nhiên, tôi biết được qua sự kể lại của cô bé; và chínhh bản thân cô bé, khi lớn lên mới nhớ lại hồi bé của mình, chứ ngay lúc ấy thì làm sao mà hay biết được gì. Cô bé kể rằng... Ngay từ hồi 3 tuổi (không nhớ chính xác, có thể là 4), Em đã nghĩ: Sau này mình lấy chồng, một là tướng cướp, hai là chính khách.
    Kha kha kha! Tôi nghe mà giật thỏm!
    Thật ra, bản thân tôi, từ rất sớm cũng đã tự ý thức được bản thân mình, đơn giản là có ý thức thôi, chứ ý thức đó còn giản đơn lắm. Nhưng so với cô bé thì còn thua xa, khoảng chừng 4 tuổi thì phải. Tôi nói là "tự ý thức", nghĩa là hoàn toàn không đồng nghĩa với "có ký ức" nhé.
    Và việc tôi có ý thức đó, không phải là tự nhiên, mà là do có sự tác động của đối tượng khác (Mang tính tự nhiên, tôi là đối tượng bị động trong trường hợp đấy, tiếp nhận, để rồi chủ động). Cho nên, như trên, tôi nói đến bối hoàn - cảnh sống của mỗi cá thể.
    Hai chuyện tôi kể trên là đơn phương tự bạch. Còn, tin hay không thì tùy người xem, tôi chẳng có gì để chứng minh là mình nói thật được cả, mà, vốn cũng không nghĩ mình cần chứng minh để làm gì.
    Có thể mọi người cho là 3xạo, nhưng để có hướng diễn xét, nhằm có hướng trả lời cho câu hỏi của bạn kia đề ra, thì cũng tốt mà.
    Tiếp tục vần đề
    Khi một đứa trẻ quá sớm có ý thức như vậy, thì tiếp theo, sự nhận thức của nó cũng cực kỳ nhanh so với cá thể bình thường khác, rồi quanh nó, nhiều tác động từ cuộc sống, con người, sự vật xung quanh - Khi mà cái tuổi của nó, vẫn chưa kịp đủ "bản lĩnh" để là tiếp nhận, xử trí, giải quyết... Lúc này, sẽ có nhiều chiều hướng nảy sinh, nhưng chung quy là hai điểm: tốt và xâu; tích cực hoặc tiêu cực.
    Mà thường, sẽ là tiêu cưc! - Là điều xấu đối với cuộc sống của chính bản thân nó.
    Kế thừa việc sớm phát triển tâm - sinh lý, song song đó, nghiệp/nghiệt lực (bao gồm trí năng và tài năng) của mỗi đứa trẻ đấy cũng sớm phát triển. Mà nghọêp/nghiệt lực đó, lúc này cần phải xét theo hướng tích cực hay tiêu cực...
    Những đứa trẻ đấy, cũng lớn dần theo thời gian, cũng phát triển thể trạng, sinh lý bình thương như mọi con người; nhưng trong khối óc đấy, thì hoàn toàn là một-con-người-khác!
    ... Cho đến năm nó 27 tuổi!
    Khi nó 27 tuổi... Có thể trí năng của nó đã là 50 tuổi, hoặc hơn - So theo thời gian tồn tại chung của mỗi con người
    Lúc này, sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
    1. Tiêu cực - Xấu: Đánh "bủm" một cái!
    Lý do ? - Nó cảm thấy thừa mứa, chán chường sự tồn tại của chính mình. Nó cho rằng mình sống vậy là đủ, sống thêm, chả ích lợi gì, đó là tâm lý thường có ở những đứa bất đắc thời. (Là tôi chưa nói đến bất đắc chí. Bất đắt chí thì đơn thuần, dễ giải quyết hơn, không đến nỗi tự xử)
    Đấy là những kẻ thuộc dạng cuồng tín (+ thần tín!)! (Vừa hay... ngay độ tuổi 27, hehhe!)
    À, nên nhớ là không dính dáng gì tới những vụ tự xử vì 7tình, hoặc cùng quẫn, bí bách trong cuộc sống khốn cùng ==> phải tự xử.
    1,5. Có một trường hợp khác (Theo tôi, không biết có cha già nào trên thế giới bàn tới hay chỉ ra chưa), có thể cho nó ở khoảng giữa giữa item 1 & 2
    Đó là trường hợp kiểu pa Vangốc (Quá 27 tuổi, nhưng có thể có khía cạnh tương đồng với Kurt Cobain được)
    Theo kiểu xét của tôi, thì tôi cho rằng người ta nghĩ cái chết của gã xì Van thiên về hướng tiêu cực là không phải.
    Tôi có cảm giác, gã không tự xử vì cùng quẫn, vì tình ái; mà vì gã đã thoả nguyện với những gì gã đã làm. Có thể gã quá tự tín! Cho rằng mình đã đi đến mức tối cùng của hội họa (Thêm khả năng có thể là gã tự nhận biết là sự nghiệp của gã, đã đến mức tối cùng của năng lực, tinh túy cùa bản riêng bản thân gã... túm lại là gã không thể đi xa hơn những cái gã đã "đẻ" ra) Vậy thì chết cha cho nó sướng, sống làm chi nữa ?
    Đã là 1 thằng nghệ sĩ, thì sự bần cùn, nghèo đói chưa bao giờ khiến nó cảm thấy bị tủi hổ, nhục nhã với cái nhìn của người khác cả, dù cho sự thật có là đáng nhục nhã đi chăng nữa!
    Mà, còn một sự thật khác: Thằng làm nghệ thuật mà không vui lòng nổi, không sẵn sàng chấp nhận nổi một cơ cảnh bần hàn (Vì thời thế, vì thái độ nhìn nhận của nhân sinh đương thời)để sống với niềm đam mê của mình thì đấy chỉ là Ngụy sĩ, mộng vào nghệ thuật chỉ để kiếm tiền. Vậy nên, nói theo kiểu dân gian, làm nghệ sĩ chẳng khác làm đĩ là mấy! Thật ra, tính "đĩ" ở đây, trên một quan đỏêm khách quan, cởi mở, có còn mang nghĩa tích cực, nhưng tạm thời, không mói thêm... lan man quá trời rồi!
    Túm lại, như gã xì Van kia, thì theo ý kiến chủ quan, tôi không cho gã tự xử vì quẫn cực. Mà theo như luận điểm đưa ra, không thể có một thằng nghệ sĩ tìm chết vì nghèo đói, bất đắc chí được! Ngược lại, có thể gã đã cười cho người khác tìm khóc nữa là khác. Có diều, nếu quả là như vậy, xem ra, gã cũng còn khá ngây ngô... vì sao ngây ngô, xin không bàn tiếp! (vì không hứng thú lắm)
    2. Trường hợp này thì là tích cực
    Những kẻ này, thường là vượt qua được cột mốc 27... (Tự nhiên nhớ trò "Ai là triêu phú" - Nhớ Lại Văn Sâm ghê!)
    Nhưng chặng đường tiếp sau tuổi 27, sẽ là rất dài!
    Kẻ ấy, chỉ trừ "vận mệnh" sắp đặt hoặc đặc biệt may mắn, tốt số, tốt tướng (tốt làm ...luôn) không thì có thể phải là 35, 47... hoặc hơn chút... thì mới có thể công thành danh toại.
    Còn như, khắt khe hơn... Thì mức thành công ấy, chỉ mới là cột mốc đầu tiên trong "chiến lược vạch sẵn" mà hắn đã đề ra cho cuộc đời mình mà thôi...
    Với những gì đạt được, kẻ này, thường, sẽ được thiên hạ kháo nhau bằng 2 tổ từ "Thiên tài" hoặc "Vĩ nhân"
    Thật sự, thì 2 tổ đại mỹ từ ấy, là sự thừa nhận của cộng đồng công chúng mà thôi.
    Họ bị mị bởi chính họ.
    Kha kha kha!
    Thế đấy, lụm thụm vài câu
    Hi vọng giúp được gì đó cho chàng trai 27 tuổi kia
    Túm lại, là con số 27 *** có cái ý nghĩa nào sất! Đừng có tự huyễn mình
    "Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô kẩu" - Lão tử đã bảo thế, cứ vậy mà sống thôi!
    @: "Khải Ca", là anh bạn à ? Thơ hay đấy, pots típ đê!
    Từ từ chết, hê hê...
  3. Inblok

    Inblok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Nghe hay vãi lọ nhỉ :)) Nó thik thì nó chết, mình chỉ có 1 thú vui là nghe nhạc của nó và tiếc khi mà nó chết sớm, mình dek còn nhạc mà nghe nữa.
    Các bác bàn cãi làm j` cho mệt. (cái box này suốt từ xưa vẫn cứ hở 1 câu là ăn chửi 1 câu, kinh dị quá!)
  4. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0
    Ừ...
    Mà ra là mấy bài thơ mà mình xem, thấy hay, là của người ta chứ chẳng phải của chàng trai 27 tuổi này.
    Thế thì cứ tự do mà tự quyết đi, chẳ ảnh hưởng gì tới "cộng đồng nhân sinh ttvnol" đâu
    Chúc quyết í & thành kông!
    Chào tiễn biệt!
  5. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0
    Chết...
    (November 22, 2008)
    Giá mà được chết đi một lúc
    Chắc bình yên hơn một giấc ngủ dài
    Nếu được xuống địa ngục thì càng tốt
    Lên thiên đường sợ chả gặp ai
    Giá mà được chết đi một lúc
    Tỉnh dậy xem người ta khóc hay cười
    Và xem thử mình sẽ cười hay khóc
    Làm ma có sướng hơn làm người?
    Giá mà được chết đi một lúc
    Nằm im cho cuộc sống nhỏ tuông trào
    Nếu người ta tống ngay vào nhà xác
    Cứ thế mà chết cóng cũng chẳng sao...
    (Hàng sưu tầm)

    Thử đi, cho biết... Khỏi giống thằng nào viết bài này. Hắ hắ!...
  6. CARCASS712

    CARCASS712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Chúng nó chết chỉ vì chúng nó *** thấy có gì đáng sống nữa, có thế thôi .. Còn tại sao lại là 27 thì rất đơn giản, lô đề còn về được 5,6 nháy thì một lũ thăng cùng tuổi thì có gì đáng phải nghĩ, nhỉ
    Nhân loại nói chung đều có xu hướng khoác cho sự ngu dốt của mình cái áo "bí ẩn" và "trùng hợp", hờ hờ, tớ thì thích nhất cái câu trong bộ film hài gì đó của Black Jack " Tại sao cha lại liên tục chỉ trích con khi con chỉ tin vào khoa học"
  7. virusHiV

    virusHiV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0

    Đọc cái này là nhớ TAM QUỐC có mấy chú chết tuổi 36: CHU DU, BÀNG THỐNG,...
    36 = Tài Lộc
    3+6= 9
    Số đẹp
  8. btnmylove

    btnmylove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Theo như bác nghĩ thì em thấy mấy anh kia chết lúc 36 tuổi là đúng rồi.
    3+6=9 (chán) =)) =))
  9. cady666

    cady666 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Hờ hờ. Năm nay đã 26 rồi. Hờ hờ.
  10. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0
    Góp thêm 1 "thầy" đã TTVNOL Tiến Lên! nhằm năm 27 tuổi:
    [​IMG]
    Việt Nam chỉ có duy nhất một người được cả thế giới công nhận là triết gia , đó là Huỳnh Phú Sổ
    (TRÍCH DỊCH TỪ BỘ TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA UY TÍN THẾ GIỚI BỘ ENCYCLOPAEDIA BRITANNICA - ANH QUỐC)
    Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam, là người chủ trương chấn hưng Phật giáo và là người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939.
    Ông bắt đầu thuyết giảng về sự chấn hưng nền Phật giáo, chủ trương sự quay trở lại tinh thần Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa phái : Đạo của những người đã có thành quả tu tập) và nối kết với tư tưởng đại thừa thịnh hành khắp Việt Nam, Ông đề cập sâu đến cách sống mộc mạc, bền bỉ, cùng hình thức thờ cúng đơn giản và sự tự giải thoát. Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một sự kết hợp giữa đạo Phật và truyền thống thờ cúng Tổ tiên cùng với những nghi thức nuôi dưỡng đời sống tâm linh, cùng những tinh tuý của Khổng giáo và những sinh hoạt thực tiễn phù hợp bản xứ người Việt Nam.
    Bằng lời nói của mình, Ông có khả năng cuốn hút thính gỉả một cách mãnh liệt và được biết đến dưới danh hiệu Ông ?oĐạo Khùng ?o. Ông đã tiên đoán chính xác sự thất bại của Pháp trong thế chiến thứ hai và sự xâm chiếm của người Nhật ở Đông Dương.
    Sự thành công của Ông trong vai trò một vị Giáo chủ đã khiến cho những người tín đồ gọi Ông là Phật Sống.
    ----------------------------------------
    Nguyên văn bản tiếng Anh, nguồn Website : www. Britannica. com. Inc.
    Huynh Phu So.
    Vietnamese philosopher, Buddhist reformer, and founder (1939) of the religion Phat Giao Hoa Hao.
    He set about preaching Buddhish reform, advocating a return to Theravada (Way of the Elders) Buddhism, from the Mahayana (Greater ?" Vehicle) form prevalent in Vietnam, and stressing austerity, spartan living, simple worship, and personal salvation. Hoa Hao is an amalgam of Buddhism, ancestor worship, animistic rites, elements of Confucian doctrine, and indigenous Vietnamese practices.
    In speaking, he exerted an almost hypnotic influence over his audiences and became known as Dao Khung (Mad Monk). He predicted with accuracy the fall of France in world war 2, the Japanese invasion of Indochina ?
    His success as a prophet led his followers to call him the Phat Song (Living Buddha).
    TRÍCH HỒI KÝ CỦA HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ
    NGUYỄN HIẾN LÊ (*)
    Hai anh Tân Phương và Việt Châu (**) đều như tôi rất mừng khi Nhật đổ bộ lên Sàigòn, mong Nhật đuổi Pháp đi, nhưng không thích gì Nhật, không học tiếng Nhật. Tân Phương không làm chính trị, mà Việt Châu cũng vậy, nhưng Việt Châu không nhớ do một cơ hội nào được nghe Thầy Tư Hòa Hảo (tức Huỳnh Phú Sổ) xuất khẩu thành thi, lấy làm lạ, nhất là thấy Thầy như có một ma lực gì kỳ dị, thu phục được rất nhiều người, nên từ ngạc nhiên sinh ra ngưỡng mộ.
    Việt Châu bảo tôi : ?oCon người đó thật kỳ dị. Mỗi ngày ngồi xe hơi đi mấy trăm cây số, diễn thuyết hai ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệt trong hai, ba giờ ở giữa trời, trước một đám đông nông dân hằng ngàn người, ai nấy im phăng phắc như nuốt từng lời một, có kẻ khóc mướt nữa. Có lần đương diễn thuyết thì trời đổ mưa, Thầy Tư vẫn nói mà dân chúng vẫn đứng nghe dưới mưa. Lần nào diễn thuyết xong rồi cũng lên xe đi nơi khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung làm thơ. Mà ăn rất ít, toàn đồ chay. Sinh lực sao mà dồi dào thế ! Sức lôi cuốn, thôi miên quần chúng sao mà mạnh thế ?o
    Tôi cũng rất ngạc nhiên, cho là một dị nhân, và tôi bỗng nhớ tới Raspoutine thời Nicolas 2 ở đầu thế kỷ, nhưng không nói ra. Raspoutine cũng có sức mạnh phi thường, cũng cò tài thôi miên, nhưng đời sống bê bối, hình dáng ghê tởm, rõ là một nhân vật bất thường, còn Huỳnh Phú Sổ thì ai cũng phục là người nghiêm trang, đạo đức.
    (*) Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn Học 1997.
    (**) Tức Nguyễn Xuân Thiếp, Nhà thơ bút hiệu Việt Châu, người gốc Hà Tây, là anh của Học giả Nguyễn Hiến Lê, và là một đệ tử trung thành của đức Huỳnh Phú Sổ.
    ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ LÀ MỘT TRIẾT GIA VIỆT NAM (*)
    Phạm Công Thiện
    Nguyên Giáo sư triết học Đại học Vạn Hạnh Saigon
    Có lẽ không ai mà không biết Đức Huỳnh Phú Sổ là Đức Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng ít ai biết rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam. Chẳng những thế, không phải chỉ triết gia Việt Nam như bất cứ một triết gia nào xứng đáng được gọi là ?otriết gia ?omà Đức Huỳnh Giáo Chủ lại đúng là một minh triết, một thánh triết, trong mọi ý nghĩa cao siêu nhất của danh từ. Khi tình cờ đọc một bộ từ điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới, bộ Encyclopaedia Britannica, dở qua cuốn 6, trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ chiếm trên nửa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển, mấy hàng chữ đầu đã đập mạnh vào mắt tôi : ?oHuynh Phu So is a Vietnamese philosopher ? ?oHiển nhiên mấy hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải cách Phật giáo và nhà sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng chính điều xác định đầu tiên của Encyclopaedia Britannica đã làm tôi chú ý đặc biệt : ?oHuỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam ??Mặc dù tôi có thói xấu giống như Aldous Huxley là hay thích đọc tự điển như đọc tiểu thuyết (Aldous Huxley rất say mê đọc bộ Encyclopaedia Britannica), nhưng không phải bất cứ cái gì tự điển đã định nghĩa thì tôi tin ngay lập tức ; bản tính cố hữu của tôi là ngờ vực tất cả định nghĩa của tất cả tự điển và từ điển. Tuy nhiên, lúc thấy Encyclopaedia Britannica gọi Đức Huỳnh Phú Sổ là ?otriết gia Việt Nam ?othì tôi bỗng ngừng lại và bắt đầu suy nghĩ. Bao nhiêu âm hưởng bất ngờ xoáy tròn xung quanh một danh từ quen thuộc.
    Từ lâu, tôi đã có thói quen nghĩ rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một thiên tài tôn giáo dân tộc, là một đại Bồ Tát trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là tất cả những gì đáng tôn kính trong vị thế của một Giáo chủ một tôn giáo gồm nhiều triệu tín đồ ở Việt Nam. Nhưng tôi chưa nghĩ đến khía cạnh ?otriết gia ?ocủa Huỳnh Giáo Chủ. Hiển nhiên tất cả mọi Giáo chủ tôn giáo đều là triết gia ở một bình diện nào đó, và tất cả mọi triết gia ở trên tất cả bình diện đều không thể là Giáo chủ được, nếu người ta hiểu được tính thể chân chính của triết lý như là triết lý. Một triết gia có thể là một triết gia về tôn giáo với một nền tảng triết lý về tôn giáo, nhưng một nhà tôn giáo học không hẳn bị bắt buộc phải là một triết gia, và nhất là một nhà tu hành tôn giáo và nhất là một Giáo chủ tôn giáo lại không nhất thiết phải cần đến một triết lý nào cả, nhất là thứ triết lý kinh viện nhà trường. Tuy nhiên nếu triết lý được hiểu là triết lý trong tất cả mọi ý nghĩa toàn diện của triết lý thì không có ai có thể chạy thoát ra ngoài cái vòng tròn khủng khiếp của triết lý, dù triết lý được hiểu theo nguyên nghĩa Philosophia hay được hiểu theo nguyên nghĩa Minh triết Đạo lý của Đông phương. Nếu được hiểu theo nghĩa nguyên vẹn toàn diện thì Đức Huỳnh Giáo Chủ đúng là một triết gia Việt Nam vĩ đại mà chỉ có người nào nắm trọn tất cả triết lý Tây phương và đạo lý Đông phương thì mới có khả năng nhìn thấy được tất cả ý nghĩa ẩn hiện của bốn chữ triết lý Việt Nam.
    Một thanh niên Việt Nam mới 20 tuổi mà đã cưu mang tất cả sức nặng bí ẩn của đạo lý Đông phương, đã thể hiện tất cả khả tính có thể có được của tư tưởng Việt Nam, đã thể hiện trọn vẹn tất cả tinh tuý của Mật tông, Thiền tông và Tịnh độ tông, đã thành tựu oanh liệt truyền thống Thiền Lý Trần và Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam, đã nối kết lại tinh thần Phật giáo nguyên thuỷ với đại nguyện và đại hành của lý tưởng Bồ Tát trong Đại thừa, đã đốt cháy lại ngọn lửa thiêng trao truyền từ lục tổ Huệ Năng , đã gây dựng lại với hai bàn tay trắng tất cả những gì cao siêu nhất của dân tộc và của nhân loại trong sự nghiệp tư tưởng và hành động của mình, đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh và hùng khí dân tộc cho bao nhiêu triệu người Việt Nam. Một người như thế, chẳng những là một triết gia Việt Nam thôi, mà chính là minh triết, thánh triết cho cả nhân loại

Chia sẻ trang này