1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao lại là màu xanh

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi longlee12345, 27/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề phân biệt màu xanh này phụ thuộc vào cảm tính của tổ tiên, mình đem cảm tính (và mớ lý thuyết) của người hiện đại vào suy luận thì có khi lại rối thêm.
    Vả lại màu xanh lục với xanh lam đâu có khác nhau đến mức như xanh và đỏ nhỉ, khi pha màu bạn tạo được xanh lá cây từ màu xanh lam chứ có tạo được màu xanh từ màu đỏ đâu. Tôi thấy lý thuyết của hatbuicodoc không chắc đúng nhưng có lý. Sao mọi người không nghĩ ra thêm giả thiết mà lại phản bác nhỉ.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Dựa vào ngũ hành ấy. Nếu ai đó muốn chứng minh Kinh Dịch (mà Ngũ Hành là Hậu Thiên) là của người phương nam thì cũng có thề dựa vào ý này. Người Trung Hoa thì họ gọi khác biệt rồi("xanh" và "lục").Thế sao ta lại mượn 1 từ của họ (từ "thanh")cho cả hai màu ?.Hoặc ta có từ "lam"nhưng sao lại không thông dụng ? Chẳng ai gọi "bầu trời lam" hay "biển lam" cả,mà lại quen với những địa danh như "Lam Sơn","sông Lam"(có lẽ"Lam Sơn" là "núi cao rừng thẳm"hay sông Lam" là con sông khá sâu,nước trong nên tạo nên màu xanh biếc chăng ?)
    Theo Ngũ hành ấy, màu xanh là màu của sức sống."Xanh" không hẳn là màu sắc vì ta cũng hay dùng từ "mái đầu xanh" để chỉ tuổi trẻ...Tại sao người Việt lại gọi như thế ?
    Thêm nữa xanh nước biển(Mộc) khi trộn với 1ít vàng(Thổ=đất) thì thành xanh lá cây (đọt chuối) nghĩa là màu xanh nuớc biển vẫn chiếm ưu thế.Ngoài vũ trụ thì ta thấy quả đất xanh (da trời),về đồng quê ta cũng thấy đồng quê xanh...Nói chung màu xanh nước biển vẫn trội hơn màu xanh "lai tạp"kia .
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Không hẳn thế đâu ạ. Nóng lạnh trong màu sắc không phải do loại màu, mà là do cảm giác tạo ra với mắt.
    Gam nóng không nhất thiết là màu có gam đỏ-vàng, mà là màu gây cảm giác tác động chói, mạnh vào mắt. Gam lạnh là màu trầm, dịu mắt.
    Do đó những màu như xanh nõn chuối, xanh lam sáng, tím, xanh tươi cũng là gam màu nóng.
    Những màu như đỏ nâu, đỏ mận chín đậm cũng là gam màu lạnh.
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Theo link trên wikipedia thì rõ ràng vấn đề màu "xanh" là green hay blue trong ngôn ngữ không chỉ là vấn đề của tiếng Việt, mà nhiều ngôn ngữ khác cũng gặp phải tình trạng tương tự: Một từ dành cho cả hai sắc: lục và lam.
    Dù không chắc và cũng không có căn cứ rõ ràng, tôi nghĩ có thể điều này từ xa xưa có liên quan đến màu sắc của nước. Màu của nước sẽ gọi là màu gì? Hầu hết các mặt nước đều có một màu "xanh", nhưng cái xanh của nước là một sự dung hòa, nằm giữa và đôi khi thay đổi giữa hai sắc lam và lục, đôi khi không phân biệt được.
    Bản chất nước không màu, nhưng màu sắc khi nhìn vào dòng nước, hồ nước là một sắc riêng, mà ta chỉ có thể gọi là xanh. Màu xanh của nước không hẳn là lam, cũng không hẳn là lục. Với kiến thức quang học thời xưa, người ta chưa phân biệt chi tiết và chính xác các màu sắc như ta hiện nay.
    Từ việc dùng màu xanh - màu nước xanh - từ "xanh" được dùng phổ biến dần ra, nhưng cũng không rõ ràng giữa lam và lục. Còn khi cần để chỉ rõ màu khác biệt thì phải thêm thành xanh lá cây, xanh da trời, xanh nước biển.
    Hiện tượng từ "thanh" trong tiếng Hán cũng tương tự. Thanh là từ chung nhất, có thể là thanh thiên, cũng có thể là thanh lâm, thanh hải...
    Và nếu chữ "thanh" là màu xanh thêm chấm thủy thì trở thành "thanh" nghĩa là nước trong (thanh thủy) chứ không phải nước xanh nữa.
    Do đó tôi nghĩ có thể nguyên nhân của thanh - xanh không phân biệt rõ lam và lục là từ Màu của Nước.
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chẳng hạn như với bức ảnh này, chụp nước biển rõ ràng, nhưng đâu có màu "xanh nước biển" như mọi người vẫn hiểu?
    Vậy màu này sẽ gọi là màu gì? Màu lam, màu lục? Hay đơn giản là màu xanh ??
    (Nên nhớ ngôn ngữ ra đời rất sớm, trước khi người ta phân biệt được chính xác và chi tiết các loại, cấp độ của sắc)

    [​IMG]
  6. netcraft

    netcraft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Đúng là như thế này à ? Bây h tớ mới biết, thanks, cứ tưởng giống như là mabun nói.
  7. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Về bản chất thì "nước" vốn là "không màu sắc, không mùi vị" như...."không khí" thôi, múc nước vô 01 cái xô/ thau/.... thì ai dám nói nước biển "xanh" hơn nước sông, nước hồ,....?
    Nếu không quan tâm đến hàm lượng muối (NaCl) trong nước thì trông "nước" nào chẳng giống "nước" nào.
    Nước biển có hàm lượng muối cao nên người ta gọi là "nước mặn" thì đã đành. Nước mưa, nước sông, suối,.... có ai cho đường/ bột ngọt vô đâu mà người ta vẫn gọi là "nước ngọt"? Chỉ vì nó không "mặn" như nước biển thì gọi là "ngọt" ?
    Người ta nhìn nước biển/ sông / hồ có cảm giác "xanh" là do trong biển/ sông / hồ có những loại tảo, trong đó có chứa diệp lục nên tạo ra cảm giác "xanh" với mắt người nhìn.
    Từ đó sẽ thấy các loại xanh, đỏ , tím, vàng,... hay mặn, ngọt,.... đều do cảm tính hết. Người ta cảm giác thế nào thì nghĩ ra một từ gì đó có tính qui ước để diễn tả cái cảm giác của con người mà thôi, cái cảm giác đó không làm thay đổi bản chất những cái mà người ta cảm nhận được.
    "ngôn ngữ ra đời rất sớm, trước khi người ta phân biệt được chính xác và chi tiết các loại, cấp độ của sắc" , nhưng cũng không thể sớm hơn được sự xuất hiện của loài người, càng không thể sớm hơn sự tồn tại của trời, đất, cỏ cây, hoa lá,.... Right?
    Mấy người bán sơ-mi chỉ gọi đơn giản : áo màu "biển" / màu "lá cây" / màu "hoa cà" / màu "mận chín"/ màu "gà con".... chứ chẳng cần có cả "nước" hay "xanh" / "tím"/ "đỏ" / "vàng"/... gì cả. Người mua chưa cần nhìn thấy những chiếc sơ-mi đó, cũng tự hình dung được màu của chúng hết.

  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi thì nghĩ mabun đúng. Màu sắc không những gây ra cảm giác tâm lý về nóng lạnh mà thực sự chúng có thể gây cảm giác nóng lạnh cho giác quan, nghĩa là tuỳ màu sắc mà nhiệt độ bề mặt hay bên trong vật được sơn phủ sẽ khác nhau. Điển hình nhất là màu đen...Người ở các vùng sa mạc lại thích phủ khăn choàng màu trắng là do màu này phản quang...Nói chung tôi nghĩ các màu đậm tích nhiệt, còn màu nhạt thì bức xạ chúng nhanh hơn...
    Thí nghiệm nếu bạn đem hai vật màu đậm và nhạt ra ngoài trời nắng thì vật màu sẫm sẽ nóng nhanh và nóng lâu hơn vật màu nhạt...
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    TT lại đi xa quá rồi. Màu sắc nóng lạnh không phải nằm ở chỗ bức xạ. Nói như Tran_thang thì màu đen là màu nóng nhất, vì màu đen là màu hấp thụ nhiệt nhiều nhất, không phản xạ tia nhiệt.
    Có ai nói màu đen là gam màu nóng bao giờ?
    Tốt nhất là các bạn hỏi trực tiếp những người học Mỹ thuật, học vẽ ấy, đó là những người được học hành bài bản về gam màu nóng - lạnh. Chứ cứ ngồi mà suy đoán mò lại không có chuyên môn thì dễ thành nói mò lắm.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thì ta cứ ...mò tiếp về màu sắc vậy. Như chỗ tớ trước có cô em rất xinh, hỏi sao má em lúc nào cũng hồng mà chẳng hề dùng son phấn gì cả ? Em nói em có thói quen thích ăn xôi, sáng nào cũng ăn xôi, mà ăn xôi thì rất "nóng". Đấy em vốn có nước da trắng, lại cộng thêm cái đo đỏ của huyết cầu bên trong thì hẳn ai cũng thấy đúng là em Hồng...

Chia sẻ trang này